1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn thành phần quản trị rủi ro tài chính oceanbank, đại tín và cb

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SƠ LƯỢC ĐẠI ÁN OCEANBANK Theo cáo tr ng, trong quá trình hoạ ạt động, tại Oceanbank đã xảy ra nhi u vi ph m pháp ề ạluật nghiêm tr ng trong viọ ệc cho vay, huy động ti n gề ửi, chi lãi s

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH * * * BÀI TẬP NHÓM Môn thành phần: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH OCEANBANK, ĐẠI TÍN VÀ CB Giảng viên hướng dẫn : HỒ CÔNG HƯỞNG Lớp học phần : FIN307_231_1_D03 Năm học: 2023 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ LỜI MỞ ĐẦU 1 SƠ LƯỢC ĐẠI ÁN OCEANBANK 1 2 HẬU QUẢ 3 2.1 Đối với thủ phạm 3 2.2 Đối với Oceanbank 3 2.3 Đối với nền kinh tế 3 2.4 Đối với xã hội 5 3 PHÂN TÍCH 5 3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự việc 5 3.1.1 Khủng hoảng tài chính nội địa 5 3.1.2 Chính sách tiền tệ và lãi suất của Nhà nước 6 3.1.3 Các hoạt động, hành vi của tội phạm 6 3.2 Diễn biến 6 3.2.1 Sự việc phát sinh như thế nào? 6 3.2.2 Tại sao không được phát hiện? 9 3.2.3 Cuối cùng nó được phát hiện như thế nào? 10 3.2.4 Rủi ro nào dẫn đến sự việc này? 11 4 CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12 4.1 Cho các nhà đầu tư cá nhân 12 4.2 Cho tổ chức 12 4.3 Cho Nhà nước 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Thành viên Mã số sinh viên Công việc Mức độ hoàn Nội dung: 3.1.1, 3.1.2 thành 18 Hoàng Minh Hiếu 030137210193 Câu hỏi tương tác: 2 100% 100% Kịch: Hà Văn Thắm 100% H - Mih Niê Nội dung: 3.2.2, 3.2.3 100% 45 030137210287 Câu hỏi tương tác: 1 100% Kịch: Thẩm phán 100% Nội dung: 3.2.1, 3.2.4 47 Nguyễn Khánh Phương 030137210414 Câu hỏi tương tác: 1 (Nhóm trưởng) Kịch: Nguyễn Việt Hà Tổng hợp Word, PPT 67 Nội dung: 2.2, 3.2.3 Nguyễn Ngọc Hoài Câu hỏi tương tác: 1 Thương 030137210529 Kịch: Kiểm sát viên Tương tác 8 câu hỏi củng cố nội dung Nội dung: 3.1.3, 3.1.4 68 Nguyễn Ngọc Anh Thy 030137210657 Câu hỏi tương tác: 2 Kịch: Phóng viên Nội dung: 1, 2, 4 72 Nguyễn Thị Bảo Trang 030137210555 Câu hỏi tương tác: 1 Kịch: Luật sư Tổng hợp Word LỜI MỞ ĐẦU Đại án Oceanbank, một trong những vụ án tài chính nổi tiếng tại Việt Nam, đã làm nổi bật sự phức tạp và khó lường của các hoạt động gian lận trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính Sự cố này đã dẫn đến một loạt các cuộc điều tra và phiên tòa hấp dẫn, bóc trần một mạng lưới rộng lớn của các hoạt động không đúng luật, tham nhũng, và sự vi phạm nghiêm trọng đối với quy định ngân hàng và tài chính Việc tiếp cận cổ đông chi phối và quản lý OceanBank đã tiết lộ một loạt các hành vi đáng ngạc nhiên, trong đó có việc sử dụng tài sản của ngân hàng cho mục đích cá nhân, huy động vốn vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước, và việc giao dịch gian lận với sự hợp tác của nhiều bên liên quan Tất cả những điều này đã đặt ra câu hỏi về sự đạo đức và tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng và tài chính ở Việt Nam Bên cạnh đó, vụ án OceanBank cũng nêu lên những thách thức đối với các cơ quan chức năng và hệ thống kiểm soát tài chính trong việc phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gian lận quy mô lớn Cuộc điều tra này đã yêu cầu sự cống hiến và kiên nhẫn của các cơ quan chức năng, các luật sư, và các chuyên gia tài chính để làm sáng tỏ sự thật và đảm bảo công lý Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào vụ án OceanBank để hiểu rõ hơn về các chi tiết quan trọng và hệ quả của vụ án này đối với hệ thống ngân hàng và tài chính tại Việt Nam 1 SƠ LƯỢC ĐẠI ÁN OCEANBANK Theo cáo trạng, trong quá trình hoạt động, tại Oceanbank đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng; gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho OceanBank và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Tháng 11/2012, ông Hà Văn Thắm (Chủ tịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương) cùng với Nguyễn Văn Hoàn (Phó Tổng giám đốc Ngân Hàng Đại dương) đã giải quyết cho Phạm Công Danh (Chủ tịch công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) thông qua công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế quy trình cho vay gây thiệt hại cho Oceanbank hơn 343 tỷ đồng tiền gốc chưa tính hơn 200 tỷ đồng tiền lãi ở thời điểm ngày 21/10/2014 Ngoài ra, Hà Văn Thắm còn bị buộc tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí của khách hàng gây thiệt hại cho Oceanbank và khách hàng gần 69 tỷ đồng, chi trả ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống Ngân hàng Đại dương, cố ý làm trái gây thiệt hại hơn 1500 tỷ đồng, sử dụng cá nhân gây thiệt hại số tiền hơn 278 tỷ đồng 1 Hình 1: Tóm tắt đại án OCEANBAN 2 Document continues below Discover more fQroumản: trị rủi ro tài hcinsh FRMd02 Trường Đại học… 146 documents Go to course ÔN TẬP TRÁC NGHIỆM LÝ LUẬN… 77 88% (8) VỤ BÊ BỐI VÀ GIAN LẬN CỦA Enron 12 100% (1) Ch16 Monetary system - good place 46 Quản trị 100% (1) dự án Ch11 Measuring the cost of living 29 Quản trị 100% (1) dự án Chapter 3 Financial documents 40 Quản trị rủi 100% (1) ro tài… Qth - chương 1 2 HẬU QUẢ 2.1 Đối với thủ phạm Quản trị 100% (3) 35 Hà Văn Thắm (45 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank): chhuọncg thân tội Tham ô tài sản; 19 năm tù tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” gây hậu quả nghiêm trọng; 20 năm tù tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; 18 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” Tổng hợp hình phạt là chung thân Về dân sự, tòa buộc ông Thắm bồi thường cho OceanBank hơn 29 tỷ đồng Nguyễn Xuân Sơn (55 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank): tử hình tội “Tham ô tài sản”; chung thân tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; 17 năm tù tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” gây hậu quả nghiêm trọng Tổng hợp hình phạt là tử hình 2.2 Đối với Oceanbank Trong vụ án, ông Thắm là người chủ mưu, giữ vai trò chính gây thiệt hại trực tiếp cho Oceanbank hơn 104 tỷ đồng, hơn 343 tỷ đồng về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, thêm sai phạm trong hoạt động cho vay hàng nghìn tỷ đồng của các đối tượng tại OceanBank, gần 69 tỷ đồng bị thiệt hại bởi hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, hơn 1.576 tỷ đồng bị thiệt do cố ý làm trái OceanBank có nợ xấu gần 15.000 tỷ đồng, âm vốn điều lệ gấp 2,5 lần Thiệt hại theo từng giai đoạn Phiên tòa sơ thẩm lần 1: Ngày 19/05/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định: Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm tội “Tham ô tài sản”, số tiền 49.320.796.000 đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phiên tòa sơ thẩm lần 2: Ngày 28/08/2017: Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng Giai đoạn 2 của vụ án: Ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho nhà băng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, ông Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp Nhà chức trách còn nghi ngờ ông Thắm có hành vi tạo dựng 45 hợp đồng khống với 20 đối tác để rút tiền sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho OceanBank 118 tỷ đồng 2.3 Đối với nền kinh tế Dưới sự điều hành của Hà Văn Thắm và đội ngũ Ban Giám đốc, nợ xấu tại thời điểm 31/3/2014 của ngân hàng là 14.923 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và lỗ lũy kế là hơn 10 ngàn tỷ đồng, gần bằng 250% vốn chủ sở hữu Tức là âm vốn chủ sở hữu gấp 2.5 lần OceanBank đã bị 3 thua lỗ nghiêm trọng không còn giá trị vốn của chủ sở hữu; dẫn đến toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng vốn góp của PVN (là số vốn của Nhà nước giao cho PVN quản lý) tại OceanBank đã bị mất hoàn toàn khi Ngân hàng Nhà nước phải mua lại bắt buộc OceanBank để khắc phục các hậu quả thiệt hại nặng nề của OceanBank gây ra Hành vi của các bị cáo trong vụ án này đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế tài chính và hoạt động ngân hàng Thiệt hại cho Nhà nước: Hành vi sai trái của các bị cáo đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với Oceanbank và các cổ đông của ngân hàng buộc Ngân hàng Nhà nước phải mua lại với giá 0 đồng và giải quyết những hậu quả mà các bị cáo gây ra Việc mua lại ngân hàng đòi hỏi một khoản đầu tư lớn từ ngân quỹ quốc gia hoặc vốn ngân sách Nhà nước Số tiền này có thể được sử dụng để mua lại cổ phần của các cổ đông tư nhân trong ngân hàng hoặc để tái cấu trúc nợ của ngân hàng Thiệt hại tài chính xảy ra khi phải chi tiền để mua lại cổ phần của các cổ đông tư nhân với giá cao hơn giá trị thực tế của ngân hàng Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ phải đầu tư thêm vào việc tái cấu trúc ngân hàng, cải thiện quản lý, và giải quyết các vấn đề tài chính và pháp lý liên quan đến ngân hàng Những nguồn lực và ngân quỹ phải được dành cho việc này, và chi phí quản lý ngân hàng có thể tăng lên Mất cân đối trong hệ thống ngân hàng, tác động xấu đến tình hình kinh tế của đất nước: Việc các bị cáo làm trái quy định của Nhà nước và gây ra các hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng đã tạo ra tác động xấu đến tình hình kinh tế của đất nước Việc các bị cáo cung cấp các khoản vay không đảm bảo điều kiện và không đúng mục đích đã dẫn đến mất cân đối trong hoạt động tài chính và góp phần làm gia tăng rủi ro tài chính của hệ thống ngân hàng Hành vi cho vay không đảm bảo điều kiện và không đúng mục đích đã tạo ra một mô hình hoạt động không bền vững trong Oceanbank Các khoản vay được cấp dựa trên quan hệ cá nhân và lợi ích riêng, thay vì dựa trên khả năng trả nợ và giá trị thực sự của tài sản đảm bảo Điều này dẫn đến việc nhiều khoản vay không được trả đúng hạn hoặc không được trả hoàn toàn, gây mất cân đối trong tài sản và nợ của ngân hàng Tình trạng này có thể lan tỏa sang toàn bộ hệ thống ngân hàng và tạo ra rủi ro tài chính lớn cho ngành ngân hàng Nhà nước thường áp đặt các chính sách và quy trình mới cho ngân hàng sau khi mua lại để đảm bảo sự tuân thủ với các quy định và kiểm soát nghiêm ngặt hơn Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động và chiến lược, ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận của các ngân hàng khác Oceanbank đã phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về uy tín và tài sản Sự mất đi tín dụng làm giảm khả năng huy động vốn và tạo ra lo ngại cho khách hàng và đối tác kinh doanh Điều này có thể dẫn đến tình trạng rút tiền và mất độ tin cậy vào hệ thống ngân hàng nói chung, gây ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh tế và tài chính của đất nước Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước: 4 Các hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra chi lãi suất vượt quy định và chi tiền ngoài hợp đồng cho khách hàng, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước Sự ảnh hưởng này có thể dẫn đến việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để ứng phó với tình hình không ổn định trong hệ thống ngân hàng Hành vi chi lãi suất vượt quy định cho vay và chi tiền ngoài hợp đồng đối với khách hàng đã gây ra sự mất ổn định trong thị trường tài chính Những lãi suất không được kiểm soát theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tạo ra sự biến động không cần thiết trong lãi suất và có thể dẫn đến việc tăng lãi suất trên thị trường, tạo áp lực lên việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để ứng phó với tình hình không ổn định Chính sách tiền tệ của Nhà nước phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường tài chính Hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo đã tạo ra sự mất ổn định trong hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, tác động xấu đến hiệu quả của chính sách tiền tệ Điều này có thể yêu cầu Nhà nước thực hiện các biện pháp khẩn cấp để ổn định thị trường, bao gồm việc tăng lãi suất hoặc điều chỉnh các yếu tố khác, đối mặc sự cân nhắc của cơ quan quản lý tiền tệ 2.4 Đối với xã hội Thay vì sử dụng các nguồn lực cho phát triển xã hội, các bị cáo đã bất chấp quy định của pháp luật, sử dụng các khoản đầu tư cho các mục đích tư lợi, làm chậm lại tiến trình phát triển của đất nước Đất nước bị mất cán bộ, chất xám bị “chảy máu.” Không những bị cáo từng giữ vai trò lãnh đạo phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn kéo theo hàng loạt cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp, tập đoàn bị xử lý Hành vi phạm tội của các bị cáo còn là biểu hiện của sự suy thoái về mặt đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức; là một phần của tệ nạn tham nhũng, thể hiện lợi ích cục bộ của cá nhân và các nhóm lợi ích Việc làm sai trái của các bị cáo không chỉ trái với chỉ đạo của Đảng, trái với nguyên tắc quản lý của Nhà nước, mà quan trọng hơn cả là trái với lòng dân 3 PHÂN TÍCH 3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự việc 3.1.1 Khủng hoảng tài chính nội địa Vào thời điểm xảy ra vụ án Oceanbank (đặc biệt là giai đoạn 2007-2008), thế giới đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu sau sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ Cuộc khủng hoảng này đã tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Sự biến động và không chắc chắn trong thị trường tài chính thế giới đã tạo ra một môi trường khó khăn cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài trở nên cảnh giác hơn đối với rủi ro và thường có xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam 5 3.1.2 Chính sách tiền tệ và lãi suất của Nhà nước Trong một thời gian dài, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích hoạt động tài chính và đầu tư trong nước Cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, lãi suất thấp đã tạo ra áp lực cho Oceanbank nói riêng và các ngân hàng nói chung Mức tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh đã khiến cho tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu của Ocean bank tăng mạnh buộc các lãnh đạo của ngân hàng phải chi lãi suất vượt trần trái quy định để giữ chân khách hàng Để cạnh tranh và tìm kiếm nguồn vốn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, nhiều ngân hàng ở Việt Nam, bao gồm cả Oceanbank, đã cố gắng tăng tốc việc cấp tín dụng và thu hút tiền gửi Điều này thường đi kèm với việc tăng lãi suất trả cho tiền gửi để thu hút vốn, và đồng thời giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng vay mượn 3.1.3 Các hoạt động, hành vi của tội phạm Vi phạm quy định cho vay tín dụng, cho vay không đảm bảo, và vượt quá giới hạn quy định trong việc cho Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Trung Dung vay 500 tỉ đồng Chi tiền ngoài lãi suất huy động gây thiệt hại gần 990 tỷ đồng, trong đó có ưu ái lãi suất cho khách hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, dẫn đến thiệt hại khoản tiền gần 550 tỷ đồng Thu phí trái quy định thông qua Công ty BSC, vi phạm quy định của nhà nước và gây thiệt hại cho OceanBank và khách hàng gần 71 tỷ đồng Tóm lại, những hoạt động mà ông Thắm đã làm đã thể hiện sự qua mặt pháp luật và gây ảnh hưởng đến doanh thu, nguồn vốn của Ngân hàng, gây mất lòng tin từ những cổ đông và những người tin tưởng giao quyền cho ông điều hành Gây thiệt hại và thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của Ngân hàng, đồng thời cho thấy sự quản lý lỏng lẻo của Chính sách quản lý Nhà nước 3.2 Diễn biến 3.2.1 Sự việc phát sinh như thế nào? Mối quan hệ giữa Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Ngân hàng TMCP Đại Tín, Ngân hàng TMTNHH một thành viên Xây dựng (CB) 6 Sơ đồ dòng tiền thể hiện mối quan hệ giữa những người và các cơ quan tham gia tố tụng Thời điểm đầu năm 2012, Ngân hàng Đại Tín có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng do nhóm cổ đông Phú Mỹ, mà đứng đầu là bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, sở hữu gần 85% cổ phần Từ ngày 9/2/2012 đến ngày 10/7/2012, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh tra Đại Tín Kết luận thanh tra cho thấy, thực trạng tài chính của Đại Tín là rất xấu, trong đó vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỷ đồng, lỗ lũy kế là hơn 6.000 tỷ đồng Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tụt lùi của Ngân hàng Đại Tín, được xác định do: Vi phạm pháp luật trong điều hành, quản lý: Ngân hàng Đại Tín đã bị cáo buộc thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh và quản lý yếu kém về rủi ro tài chính và tuân thủ quy định ngân hàng Sử dụng vốn sai mục đích: Ngân hàng Đại Tín bị cáo buộc đã sử dụng vốn từ khách hàng và các nguồn khác để đầu tư vào dự án bất động sản mà ngân hàng không được phép tham gia, gây ra tình hình nợ xấu và rủi ro tài chính Phát hành chứng chỉ tiền gửi giả mạo: Ngân hàng Đại Tín đã bị cáo buộc phát hành các chứng chỉ tiền gửi giả mạo để thu hút đầu tư và tiền gửi từ khách hàng mà không đảm bảo tính trung thực và đảm bảo của các sản phẩm tài chính Sử dụng vốn của khách hàng không đúng cách: Có thông tin cho rằng ngân hàng Đại Tín đã sử dụng tiền của khách hàng cho mục đích cá nhân của các quan chức tại ngân hàng, thay vì để đảm bảo tính ổn định của ngân hàng 7 Đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà Nước có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém Ngân hàng TMCP Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn cũng nằm trong số đó Do muốn thâu tóm một số Ngân hàng TMCP về Oceanbank, nên Hà Văn Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn là cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín đặt vấn đề chuyển giao lại Đại Tín cho Hà Văn Thắm Sau khi cho người vào điều hành, tiếp quản Ngân hàng Đại Tín phát hiện có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bà Phấn và các nhóm khách hàng này nên Hà Văn Thắm nảy sinh ý định chuyển nhượng lại NH Đại Tín Thời điểm đó, Phạm Công Danh đang loay hoay với ý định thành lập một ngân hàng phục vụ cho ngành xây dựng Tuy nhiên, việc thành lập mới ngân hàng không được sự chấp thuận của NHNN Cung – cầu gặp nhau, Thắm và Phạm Công Danh thỏa thuận vấn đề chuyển nhượng ngân hàng Tuy nhiên, “động lực” để cựu Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh quyết tâm thâu tóm ngân hàng này, do NH Đại Tín đang sở hữu một số bất động sản lớn, trong đó có hai “khu đất vàng” ở huyện Nhà Bè và quận 2 Theo tài liệu điều tra bổ sung, năm 2012, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đại Dương - Oceanbank) đã gặp Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng TMCP Đại Tín, nay là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - CBBank) đặt vấn đề mua lại Ngân hàng Đại Tín Khi đó, Ngân hàng Đại Tín mất thanh khoản và đang bị cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt Hứa Thị Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ (Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín) bán 254,7 triệu cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ) với giá 4,4 tỷ đồng, kèm theo đó là cam kết của Hà Văn Thắm về việc chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay cho nhóm Hứa Thị Phấn (khoảng 3.553 tỷ đồng) và hỗ trợ các dự án bất động sản tại Thủ Đức và Đồng Tháp do Phấn làm chủ đầu tư Theo thỏa thuận, Thắm được sở hữu số tài sản đảm bảo từ các khoản vay này và khoản Ngân hàng Đại Tín đầu tư khoảng 920 tỷ đồng Sau khi cử người vào quản lý, điều hành Ngân hàng Đại Tín, Hà Văn Thắm phát hiện một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi và mối quan hệ phức tạp giữa Hứa Thị Phấn và các nhóm khách hàng Sau đó, Thắm đã bán lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh với giá 800 tỷ đồng Mặc dù chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, Phạm Công Danh đã hoàn thiện các thủ tục thay đổi Ngân hàng Đại Tín sau khi bán cho Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh) thì được đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng (VNCB) Ngày 23/11/2012, theo chỉ đạo của Phạm Công Danh, Trần Văn Bình (đại diện Công ty Trung Dung) ký hợp đồng tín dụng với Nguyễn Văn Hoàn (Phó tổng giám đốc Oceanbank) vay 500 tỷ đồng 8 Hà Văn Thắm khai nhận, vì nhận thức một số rủi ro là tài sản bảo đảm chưa có sổ đỏ nên yêu cầu bổ sung biện pháp bảo đảm là phong tỏa số tiền 500 tỷ đồng tại tài khoản của Công ty Trung Dung mở tại Ngân hàng Đại Tín Công ty Trung Dung - Oceanbank - Ngân hàng Đại Tín đã ký biên bản thỏa thuận với nội dung phong tỏa tài khoản nói trên cho tới khi Oceanbank nhận được giấy tờ gốc của tài sản bảo đảm và đồng ý giải tỏa Chủ mưu Hà Văn Thắm Thao túng ngân hàng: Ông Thắm đã chủ trương giải quyết cho Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Trung Dung của Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng VN vay 500 tỷ đồng Việc này vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng, cho vay không đảm bảo, vượt quá giới hạn quy định, các tài sản đảm bảo khoản vay không có thật thậm chí không có tài sản… Hà Văn Thắm nhận tài sản đảm bảo của Công ty Trung Dung cho khoản vay từ Oceanbank chỉ là 482 triệu đồng Bản chất việc vay mượn này là nhằm cho Phạm Công Danh thanh toán khoản tiền mua cổ phần tại Ngân hàng TMCP Đại Tín Cụ thể, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém Muốn thâu tóm các ngân hàng này, ông Thắm gặp bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng TMCP Đại Tín) nhằm gây sức ép, buộc bà Phấn phải chuyển cổ phần cho mình Tháng 2.2012, bà Phấn ký hợp đồng, bán số cổ phần tương đương 84,9% vốn điều lệ của Đại Tín cho Hà Văn Thắm với giá hơn 4.400 tỉ đồng Huy động lãi suất: Hà Văn Thắm chủ trương và chỉ đạo cho các thuộc cấp chi trả lãi ngoài huy động vốn góp cho các khách hàng với số tiền lớn trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất Mặt khác, để huy động vốn từ Tập đoàn dầu khí VN (PVN), ông Thắm đồng ý chi tiền ngoài hợp đồng tiền gửi cho Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí VN Thắm và Sơn đã bàn bạc, thống nhất đề ra chủ trương "thu phí" của khách hàng thông qua Công ty CP BSC, là công ty con của Thắm và triển khai tổ chức thực hiện 3.2.2 Tại sao không được phát hiện? Hà Văn Thắm cho thành lập một công ty “sân sau” với tên gọi Công ty CP BSC Việt Nam Cuối năm 2008, PVN ký thoả thuận trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của OceanBank, ông Nguyễn Xuân Sơn được PVN cử làm Tổng giám đốc của ngân hàng này Thắm và Sơn bàn bạc và thực hiện kế hoạch về việc OceanBank phải chi thêm khoản “chăm sóc khách hàng” ngoài lãi suất tiền gửi, khi huy động vốn từ PVN Để có nguồn tiền chi “chăm sóc khách hàng”, Thắm đã sử dụng công ty CP BSC của mình, thực hiện ký hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng vay vốn tại OceanBank 9 Để có tiền chi chăm sóc khách hàng, Hà Văn Thắm đã sử dụng Công ty BSC thực hiện việc ký các hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng vay vốn tại Oceanbank Đồng thời, giao cho Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó TGĐ Oceanbank) triển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ thu phí tại các khối nghiệp vụ thuộc h ội sở và chi nhánh, phòng giao dịch đối với khách hàng vay vốn để chuyển vào tài khoản của Công ty BSC Phương thức được thực hiện là Công ty BSC sẽ vay tiền của Oceanbank Hết thời hạn hợp đồng, khách hàng thanh toán cho Công ty BSC tiền đã vay cộng thêm một khoản phí dưới hình thức mua lại tài sản, bất động sản đã bán cho Công ty BSC Tiền chênh lệch này, cựu Chủ tịch ngân hàng sử dụng vào việc chăm sóc khách hàng Với phương thức hoạt động trên, việc sử dụng công ty BSC để ký 721 hợp đồng dịch vụ khống và 80 hợp đồng mua bán bất động sản, đã gây thiệt hại cho OceanBank và khách hàng gần 70 tỷ đồng Và với cương vị người đứng đầu ngân hàng, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Ban giám đốc Oceanbank giải quyết cho vay không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản đảm bảo, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay và quy trình, thủ tục vay của Oceanbank, trực tiếp gây thiệt hại cho Oceanbank số tiền 500 tỷ đồng 3.2.3 Cuối cùng nó được phát hiện như thế nào? Chiều 24/10/2014, Ngân hàng Nhà nước thông báo đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, nên đã đình chỉ quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng này với ông Thắm Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Thắm để điều tra về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, theo Điều 179 Bộ luật hình sự Trước đó, qua kiểm tra tại OceanBank, thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát hiện có một số khoản vay có dấu hiệu gây mất vốn của ngân hàng Trong đó, có việc cho vay sai quy định, cho vay các khoản tiền lớn không có thế chấp tài sản Những sai phạm này được Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra để tiếp tục điều tra làm rõ Và Bộ công an xác định, vào 11/2012, Công ty TNHH Thương mại Trung Dung đề nghị OceanBank cho vay tiền để thực hiện các dự án Sau khi Công ty này đề nghị vay vốn đầu tư, dù không có các khoản thế chấp đảm bảo cho khoản vay, ông Hà Văn Thắm vẫn ký các quyết định cho doanh nghiệp này vay Và vụ việc này vẫn được cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành điều tra làm rõ cặn kẽ hơn Chứng cứ về lừa đảo tài sản: Cơ quan điều tra đã tập trung vào việc tìm kiếm chứng cứ về việc Hà Văn Thắm và các quan chức khác tại OceanBank đã sử dụng các biện pháp lừa đảo 10 để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin sai lệch về tình hình tài chính của ngân hàng để thu hút đầu tư và tiếp tục hoạt động mà không phải báo cáo các rủi ro thực sự Sự tham ô tài sản: Các quan chức tại OceanBank, trong đó có Hà Văn Thắm, được cáo buộc đã sử dụng quyền lực của họ để tham ô tài sản của ngân hàng Điều này bao gồm việc sử dụng tiền của ngân hàng cho các mục đích cá nhân, chẳng hạn như mua bất động sản và tài sản cá nhân Ngân hàng Đại Dương là ngân hàng cổ phần, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là cổ đông và đối tác chiến lược với số góp vốn 20% tương đương 800 tỷ đồng Từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, Nguyễn Xuân Sơn đã bàn bạc và thống nhất với Hà Văn Thắm đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức "thu phí" của khách hàng thông qua Công ty BSC, trái quy định của Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Xuân Sơn đã nhận tổng số tiền hơn 69 tỷ đồng từ Công ty BSC Hà Văn Thắm đã bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh, thông qua Công ty Trung Dung vay khoản tiền 500 tỷ đồng không đảm bảo điều kiện vay vốn theo quy định Phạm Công Danh đã chỉ đạo Trần Văn Bình - Tổng Giám đốc Công ty Trung Dung và đã bàn bạc với Hứa Thị Phấn đưa tài sản thế chấp không đúng để được vay khoản tiền trên, số tiền này đã chuyển để thanh toán cho khoản vay của nhóm bà Hứa Thị Phấn Hành vi của Phạm Công Danh, Trần Văn Bình và Hứa Thị Phấn có dấu hiệu đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" 3.2.4 Rủi ro nào dẫn đến sự việc này? Hà Văn Thắm và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương – OceanBank Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Oceanbank liên quan đến nhiều loại rủi ro: Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro quan trọng nhất trong vụ án này Oceanbank đã cho vay một số lượng lớn tiền mà không có đảm bảo đủ Việc cho vay 500 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV thương mại và dịch vụ Trung Dung của Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng VN mà không có tài sản đảm bảo đủ, thậm chí không có tài sản thật để đảm bảo khoản vay Phạm Công Danh sau đó sử dụng khoản vay này để thanh toán khoản tiền mua cổ phần tại Ngân hàng TMCP Đại Tín Điều này dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng cho OceanBank 11 Rủi ro pháp lý: Hà Văn Thắm vi phạm các quy định pháp luật và luật pháp về quản lý kinh tế Việc cho vay không tuân thủ các quy định của Nhà nước và việc thay đổi cổ phần của ngân hàng mà không trả tiền cho bên bán cổ phần liên quan đến rủi ro pháp lý Rủi ro hoạt động: Hà Văn Thắm thực hiện các hoạt động không đúng quy định và không đúng mục đích của ngân hàng, cụ thể trong việc cho vay với mục đích thanh toán khoản tiền mua cổ phần tại một ngân hàng khác Rủi ro danh tiếng: Sự việc này gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng và các cá nhân liên quan Tham nhũng và vi phạm pháp luật gây ra các tác động cực kỳ xấu đến uy tín của ngân hàng và hệ thống ngân hàng Oceanbank Rủi ro hệ thống: Các hành vi tham nhũng và vi phạm quy định tại Oceanbank cũng tác động đến hệ thống tài chính và các ngân hàng khác, đặc biệt là việc này kéo dài và gây ra tổn thất lớn cho các bên liên quan 4 CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM 4.1 Cho các nhà đầu tư cá nhân Đối với đội ngũ cổ đông, chủ sở hữu Ngân hàng, lãnh đạo Ngân hàng cần tĩnh táo hơn, có chiến lược cụ thể và dài hơi hơn so với các chiến lược mang tính may rủi hiện nay Đừng vì cái lợi trước mắt, những khoản lợi “bong bóng” do khách hàng và nhân viên, nhân sự của mình vẽ nên để rồi phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả công danh sự nghiệp của mình 4.2 Cho tổ chức Ngân hàng cần thống nhất quy chuẩn chung đối với lãnh đạo Ngân Hàng, nhân sự Ngân hàng từ trên xuống dưới để hạn chế tối đa các thiệt hại có thể xảy ra cũng như có cơ chế giám sát hiệu quả hơn Hạn chế việc tuyển nhân sự, bổ nhiệm nhân sự ồ ạt không quan tâm đến năng lực và hiệu quả công việc Cần có cơ chế giám sát, kiểm tra các giao dịch có giá trị lớn, có khả năng gây thất thoát cho Ngân hàng Đối với các giao dịch đặc biệt cần có cơ chế lấy ý kiến, xác minh kiểm tra hồ sơ nhiều lần trước khi quyết định 4.3 Cho Nhà nước Ngân hàng Nhà nước cần sớm thực hiện việc kiểm tra đánh giá chất lượng nhân sự tại các Ngân hàng, các tổ chức tài chính để từ đó đưa ra các cảnh báo mang tính phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng nói chung Thường xuyên thực hiện hoạt động thanh, kiểm tra tài sản, biến động tài chính của các lãnh đạo, nhân sự Ngân hàng cũng như những người liên quan của họ nhằm có đánh giá tốt nhất về khả năng phát sinh các hành vi vi phạm, đồng thời từ đó có cơ chế giám sát hoạt động đầu tư, 12 góp vốn, mức độ tham gia và liên quan của nhân sự Ngân hàng vào các Ngân hàng khác nhau, các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch với chính các Ngân hàng Cần nhận diện rủi ro thông qua Rà soát lại hoạt động thẩm định, kiểm tra hồ sơ cho vay, hồ sơ giải ngân và các hoạt động chi khác nhằm tránh tình trạng lập hồ sơ khống Đối với các giao dịch lớn cần có cơ chế kiểm tra đặc biệt, liên kết giữa các tổ chức tín dụng, các cơ quan nhà nước để tiến hành thẩm định, kiểm tra đối chiếu trước khi quyết định giao dịch NHNN cần đưa ra những quy định rõ ràng cụ thể để cấm đoán việc chi trả vượt lãi suất qui định, cấm đoán việc chi ngoài trong các chương trình “chăm sóc khách hàng”, tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện đồng thời đưa ra những hình phạt cụ thể để răn đe kẻ vi phạm 13 KẾT LUẬN OceanBank là một ví dụ về sự vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính Hành vi của các tội phạm liên quan đã gây thiệt hại lớn cho OceanBank và khách hàng của ngân hàng Quy trình kiểm soát nội bộ và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đã bị bóp méo, cho phép các hoạt động không đúng luật kéo dài trong thời gian dài Vụ án này cũng là một bài học quý báu về tầm quan trọng của tính minh bạch, trung thực và tuân thủ quy định trong hoạt động tài chính và ngân hàng Sự không tuân thủ quy định và sự thụ động của các cơ quan chức năng đã tạo điều kiện cho các hành vi gian lận và tham nhũng phát triển Cuối cùng, vụ án OceanBank đã đặt ra câu hỏi về sự cải thiện của hệ thống kiểm soát tài chính và quản lý ngân hàng tại Việt Nam Nó cũng làm nổi bật sự cần thiết của sự minh bạch, tính trung thực và quản lý hiệu quả trong ngành ngân hàng để bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 VNEXPRESS (2020), Hà Văn Thắm bị phạt thêm 10 năm tù, truy cập tại https://vnexpress.net/ha-van-tham-bi-phat-them-10-nam-tu-4091517.html 2 Báo Lao động (2020), Mở phiên tòa xét xử vụ tham ô tài sản 400 tỷ tại Oceanbank, truy cập tại https://laodong.vn/phap-luat/mo-phien-toa-xet-xu-vu-tham-o-tai-san-400-ti-tai- oceanbank-hai-phong-831038.ldo 3 Báo Vietnamnet (2017), Tử hình Nguyễn Xuân Sơn, chung thân Hà Văn Thắm, truy cập tại https://vietnamnet.vn/tu-hinh-nguyen-xuan-son-chung-than-ha-van-tham- 401604.html 4 Báo Đại đoàn kết (2017), Toàn cảnh vụ đại án Hà Văn Thắm cùng đồng phạm tại Oceanbank, truy cập tại http://daidoanket.vn/toan-canh-vu-dai-an-ha-van-tham-cung-dong- pham-tai-oceanbank-359178.html 5 Báo Chỉnh phủ (2017), Đại án Oceanbank: Xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm, truy cập tại https://baochinhphu.vn/dai-an-oceanbank-xet-xu-ha-van-tham-va-dong-pham- 102217227.htm 6 Báo Người lao động (2020), Gây thiệt hại 106 tỷ, Hà Văn Thắm lại hầu tòa, truy cập tại https://nld.com.vn/phap-luat/gay-thiet-hai-106-ti-dong-ha-van-tham-lai-hau-toa- 20200427120501997.htm 15

Ngày đăng: 15/03/2024, 15:36

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w