tâm lý học phát triển đề tài vấn đề lựa chọn đường đời và sự phát triển tâm lý của thanh niên 18 24 tuổi

27 5 0
tâm lý học phát triển đề tài vấn đề lựa chọn đường đời và sự phát triển tâm lý của thanh niên 18 24 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tự xác định ở tuổi thanh niên “Tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của tuổi thanh niên, baogồm ý thức về bản thân như một thành viên của xã hội và sự xác định vị trí của mình tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA GIÁO DỤC

TÂM LÝ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂMLÝ CỦA THANH NIÊN (18-24 TUỔI)

Giảng viên hướng dẫn: Ts Trần Thị PhươngNhóm: 7

1 Nguyễn Lê An 3123530001 Soạn nội dung phần 6 2 Lê Phan Gia Bảo 3123530009 Làm Powerpoint

3 Hà Gia Hân 3123530022 Soạn nội dung phần 3 và 5 4 Nguyễn Thị Phương Hoa 3123530028 Soạn nội dung phần 1 và 2 5 Đào Lê Khanh 3123530035 Làm Powerpoint

6 Nguyễn Hoàng Kim Nga 3123530054 Làm Word: Soạn nội dung phần 4 7 Hồ Thị Thanh Nhàn 3123530063 Làm Powerpoint

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

4 Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình 13

4.1 Các mối quan hệ giao tiếp 13

4.1.1 Giao tiếp với người lớn 13

4.1.2 Giao tiếp với bạn bè 14

4.2 Các mối quan hệ thân tình 15

4.2.1 Tình bạn 15

4.2.2 Tình yêu 15

4.2.3 Vấn đề tình dục ở tuổi thanh niên 16

4.2.3.1 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục sớm 18

4.2.3.2 Mang thai và sinh con sớm 19

5 Sự phát triển nhận thức và hình thành thế giới quan 22

5.1 Sự phát triển nhận thức 22

5.2 Hình thành thế giới quan 23

6 Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên 26

6.1 Hoạt động học tập của thanh niên sinh viên 26

6.2 Đời sống tình cảm của thanh niên sinh viên 27

6.3 Định hướng giá trị của thanh niên sinh viên 28

Trang 3

Bài 10:

VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐỜI VÀ SỰ PHÁTTRIỂN TÂM LÍ TUỔI THANH NIÊN (18 – 23 TUỔI)

1 Sự phát triển thể chất

Ở tuổi thanh niên, sự phát triển về thể chất của con người đã đã đạtđến mức hoàn thiện: Số lượng lớn các nơ-ron thần kinh, số lượng

xi-nap của các tế bào thần kinh có chất lượng hoàn hảo đảm bảo cho khả năng liên lạc rộng khắp, chi tiết, tinh tế và linh hoạt giữa vô số các kênh.

 Hoạt động não bộ trở nên nhanh nhạy, đặc biệt chính xác so với các lứa tuổi khác.

Hệ xương, cơ bắp phát triển ổn định,đồng đều tạo ra nét đẹp hoàn mĩ ởngười thanh niên: Các yếu tố về thể lực như: sức nhanh, sức bền, độ

dẻo dai, linh hoạt đều phát triển đến mức đỉnh cao.

(Theo một số nghiên cứu thì sức mạnh tay, chân, cơ bắp của con người cósức mạnh và dẻo dai nhất vào khoảng 20 - 23 tuổi Vì thế, không quá ngạcnhiên khi đa số vận động viên thể thao đạt thành tích đỉnh cao nhất của mìnhở giai đoạn tuổi thanh niên.)

Ví dụ: Một số VĐV trong và ngoài nước sau

 Nguyễn Thị Ánh Viên - Cựu nữ VĐV, khi 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore

 Viktor Axelsen -VĐV cầu lông người Đan Mạch với thành tích nổi bật vô địch Giải cầu lông Châu Âu đơn nam: 2016 (năm 22 tuổi),vô địch Giải cầu lông Đan Mạch mở rộng đơn nam: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020,

 Hanyu Hanzuru (07/12/1994) là cựu vận động viên trượt băng nghệ thuật chuyên nghiệp người Nhật Bản thi đấu ở hạng mục đơn nam Hanyu đã đi vào lịch sử với tư cách vận động viên người châu Á đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic hạng mục Đơn nam tại Olympic Sochi 2014 Ở độ tuổi 19, anh trở thành vận động viên đơn nam trẻ nhất vô địch Olympic sau Dick Button (năm 1948) Năm 2018, tại Olympic Pyeongchang (thế vận hội mùa đông), anh trở thành người đầu tiên giành hai huy chương vàng Olympic liên tiếp sau 66 năm kể từ danh hiệu liên tiếp của Button (năm 1948 và 1952).

 Trong vài chục năm gần đây, chất lượng cuộc sống cải thiện dẫn đén chất lượng ăn uống được nâng cao

Trang 4

 Điều kiện, công cụ, phương pháp tập luyện ngày càng cải thiện (Dẫn chứng là xuất hiện rất nhiều phòng tập thể hình với những công cụ, máy móc tập luyện hiện đại, Yoga, )

 Nó lý giải phần nào cho việc các kỷ lục thể thao thế giới liên tục bị phá bỏ Thành tích của các vận động viên ngày nay thì tốt hơn nhiều so với những năm 1980.

Tuy nhiên thể chất của thanh niên cũng rất khác nhau: Bên cạnh những

người khỏe mạnh cũng có những người hay ốm đau,bệnh tật Tình trạng sức khỏe kém bắt nguồn từ:

 Sự thiếu hụt dinh dưỡng.

 Lối sống không lành mạnh, ít tập luyện  Làm việc quá sức

 Những căn bệnh mãn tính đã xuất hiện từ thời kì thước (Viêm khớp, tim mạch, ung thư, tiểu đường, )

Sự khác nhau về thể chất giữa hai giới: Nhìn chung nam giới sẽ khỏe

hơn nữ giới.

 Chân tay của nữ ngắn hơn nam  Tổ chức cơ bắp của nữ kém hơn nam  Xương, khớp và chi nhỏ hơn nam  Phổi của nam lớn gấp rưỡi nữ.

 Nam trung bình có 4,5 lít máu, ở nữ là 3,6 lít.

 Ở nam 40% trọng lượng cơ thể do cơ bắp tạo nên, còn ở nữ là 35%

(theo Don Baucum2002)

 D

o đó những đặc điểm hình thể được xem là hấp dẫn ở nam và nữ cũng khác nhau.

 Quan niệm về vẻ đẹp ở 2 giới tính qua thời gian:

Ở mọi thời đại thì vẻ đẹp cơ thể, sức nhanh, sức bền, độ dẻo dai, linh hoạt của thanh niên luôn hấp dẫn con người.

 Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kinh doanh: Các nhà thiết kế, kinh doanh, nhãn hàng thường lấy hình ảnh cơ thể lý tưởng của thanh niên quảng cáo cho sản phẩm của mình.

Ví dụ: Đại sứ thương hiệu các hãng thời trang xa xỉ: Rosé (YSL), Anya

Taylor – Joy (Dior), Zendaya (Bvlgari),… Các hãng thể thao: Neymar

Truyền thống

Nam thanh niên có vai rộng, hông hẹp, các cơ tay và chân khỏe mạnh.

Các cô gái thì có ngực và hông đầy đặn, eo thon (thắt đáy lưng ong) được coi là hấp dẫn, khéo nuôi con.

Các cô gái gầy, thon thả, chân dài cũng được coi là xinh đẹp và hấp dẫn hơn.

Trang 5

(PUMA), Michael Jordan (gương mặt đại diện của Nike cho dòng giày Air Jordan), …

2 Tự xác định ở tuổi thanh niên

“Tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của tuổi thanh niên, bao

gồm ý thức về bản thân như một thành viên của xã hội và sự xác định vị trí của mình trong xã hội đó.

 Đặc điểm:

Tự xác định xuất hiện trên cơ sở sự phát triển đến mức độ cao của ýthức: Thanh niên không chỉ ý thức về các phẩm chất và năng lực của

bản thân một cách đơn thuần như tuổi thiếu niên, mà còn ý thức bản thân với tư cách là một thành viên của xã hội: Tôi là ai, sẽ làm gì, có những mục tiêu nào, có ước mơ gì, có lập trường như thế nào trước những lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, thầy cô,…

Ví dụ: Các bạn đã ý thức được mình là ai, quan tâm về các hành động của

mình, bắt đầu viết nhật kí bằng nhiều hình thức, xây dựng bản thân theo một hình mẫu lý tưởng nào đó.

Khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai: Nhiều nhà

nghiên cứu cho rằng, cấu trúc tự xác định có liên quan tới khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai Cảm giác nối tiếc không thể quay ngược thời gian thường hay đi liền với cảm giác sợ thời gian trôi nhanh quá.

Ví dụ: Những chàng trai cô gái lúc thì thấy mình rất trẻ con, lúc thì ngược lại,

thấy mình rất già từng trải Chỉ mãi sau này họ mới dần dần có được mối liên hệ tương đối cân bằng giữa bản thân như một đứa trẻ con trong quá khứ với hình ảnh bản thân như một người bắt đầu trưởng thành trong tương lai.

Sự phát triển nhân cách: Chính khả năng ý thức được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai là điều quan trọng đối với sự phát triển nhân cách Những thanh niên tích cực vươn tới tương lai một cách có ý thức, có kế hoạch thường là những người cảm thấy hài lòng về những gì đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại Họ muốn bứt phá, vươn tới tương lai không phải vì muốn chạy trốn hiện tại, mà là vì tin rằng phía trước còn nhiều điều tốt đẹp hơn.

Ví dụ: Bạn A muốn trờ thành một bác sĩ và từ nhỏ bạn đã hay xem hoạt hình, phim ảnh về ngành này Khi lớn hơn nhiều thì bạn đã có những kế hoạch, mục tiêu cho mình để đạt được ước mơ của bạn Dù rất khó khăn nhưng bạn chưa từng bỏ cuộc kết quả là bạn đã đậu vào trường mình thích, tin rằng tương lai bạn sẽ có thể cứu chữa cho bệnh nhân.

2.1 Tự đánh giá

 Đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống của người trường thành, thanh niên thường cảm thấy háo hức và lo âu trước những nhiệm vụ và mục tiêu lớn lao phía trước Nếu không có đủ tự tin, không chấp nhận bản thân

Trang 6

thì khó có thể mạnh mẽ tiến lên trên bước đường tương lai của mình Vì vậy, việc hình thành tự đánh giá tích cực ở tuổi thanh niên là rất cần thiết.

Nhìn chung, ở thanh niên có sự ổn định dần về nhân cách: Thanh niên

chấp nhận bản thân mình hơn so với thiếu niên, lòng tự trọng của các em nhìn chung cao hơn, khả năng tự điều chỉnh hành vi và xúc cảm tăng lên rõ rệt.

Ví dụ: Ở tuổi thiếu niên, khi bị một bạn nào đó chê bai về ngoại hình

(bodyshaming) của mình các em thường sẽ nổi nóng, quát lại bạn vì lúc đó ngoại hình là thứ mà các em rất để ý và nhạy cảm Nhưng khi tới tuổi thanh niên, các bạn đã chấp nhận được bản thân mình hơn, ổn định cảm xúc hơn và không còn phản ứng thái quá như trước => việc phản ứng, giải quyết vấn đề khi bị bodyshaming ở tuổi thiếu niên và thanh niên khác nhau.

Tâm trạng của nhiều thanh niên mới lớn trở nên ổn định và tươi sánghơn: Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt nhưng đa số thanh niên

đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng vì đã qua thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, hàng ngày làm một đống bài tập, thời khóa biểu dày đặc và áp lực của những kỳ thi Bây giờ các em có thể tự lựa chọn con đường đi riêng cho mình Điều này thỏa mãn nhu cầu độc lập đang phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi thanh niên (Có thể được thể hiện qua việc các sinh viên có công việc làm thêm part-time, vừa học vừa làm thêm để kiếm tiền)

Ví dụ: Khi mới lên đại học, học xa nhà chúng ta thường sẽ có suy nghĩ vui

mừng vì cuối cùng cũng có thể sống cuộc sống của riêng mình Đó là không phải suốt ngày nghe theo sự quản thúc của cha mẹ, có thể không làm bài tập, đi chơi về trễ,

Về hình thức, những thanh niên trẻ tuổi bề ngoài trong chững chạc,

điểm tĩnh và cân bằng hơn nhiều so với tuổi thiếu niên.

2.2 Lựa chọn đường hướng tương lai

 Tuổi thanh niên, đó là thời gian lựa chọn đường đi cho cuộc đời Ở họ xuất hiện những kế hoạch và mong ước thực hiện những kế hoạch đặt ra  Bắt đầu từ nửa năm học cuối cùng của thời phổ thông, nhiều bạn trẻ đã trở

nên căng thẳng trước nhiệm vụ quan trọng là làm gì sau khi tốt nghiệp phổ thông: đi làm, học nghề, hay tiếp tục học ở bậc cao hơn.

Ví dụ: Gần những tháng sắp thi đại học thì loại trừ những bạn đã có mục tiêu,

xác định được ngành, trường mình muốn vào học thì còn rất nhiều bạn phân vân với các suy nghĩ như:

 Bây giờ gia cảnh nhà mình không được tốt thì liệu mình nên đi học tiếp đại học hay cao đẳng không?

 Mình muốn đi nghĩa vụ quân sự sau khi học hết 12 nhưng mình lại sợ quên hết kiến thức cấp 3 khi học đại học.

Trang 7

 Bản thân mình thấy mình học không tốt lắm thì mình nghỉ học đi học nghề, đi làm luôn có ổn không?

 Mình không biết bản thân mình thích gì, muốn là gì và muốn trở thành người như thế nào,

 Mình và người yêu đã yêu nhau lâu rồi, cả hai gia đình đều khuyến khích kết hôn và sẽ cho hai đứa một số vốn để làm ăn Mình có nên nghỉ học để lập gia đình sớm không?

 Liệu có nên đi du học không?

 Một số hướng tương lai của thanh niên: Gồm 4 hướng phổ biến cho cuộc sống của người trưởng thành, mở cửa cho họ bước vào tầng lớp tri thức của xã hội.

 Đồng nghĩa với việc học sẽ có công việc yêu thích và cuộc sống đảm bảo  Mở rộng mối quan hệ, có

điều kiện giao lưu và tiếp xúc với nhiều người  Phần lớn mặt bằng chung

thu nhập của những người học Đại học cao hơn so nhiều thanh niên không mong muốn.

 Mang lại thu nhập ngay  Người thanh niên sẽ cảm

 Thời gian đào tạo ngắn, chi phí đào tạo thấp, cơ hội việc làm sau khi ra trường

Trang 8

 Trong môi trường quân đội, thanh niên lại có cơ hội rèn luyện thân thể, ý trí, tính kỷ luật, tình thần đồng đội, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước.

 Giờ giấc, kỷ luật và cường độ tập luyện cao khiến nhiều thanh niên cảm thấy

 Dù là lực chọn con đường nào thì sự rèn luyện nhân cách, việc xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng, sự nỗ lực vươn lên, tính ham học hỏi đều rất cần thiết cho sự thành công của mỗi người thành niên Mỗi người sẽ có những định hướng phù hợp riêng cho bản thân và lựa chọn con đường nào tốt nhất cho mình Mỗi hướng đi sẽ có những kết quả khác nhau nhưng điều quan trọng là sự đam mê và cần nỗ lực hết sức với lựa chọn đó.

3 Chọn nghề, tìm việc và học việc

3.1 Chọn nghề

Bước vào tuổi thanh niên, mỗi người phải tự đặt cho mình việc chọn nghề để chuẩn bị cuộc sống tự lập Đây là vấn đề hệ trọng khi vào đời và là một trong những vấn đề thực tiễn đầu tiên người thanh niên cần giải quyết.

PGS TS Trần Thành Nam đưa ra năm nguyên tắc chọn nghề:

Nguyên tắc 1: Chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản

thân

Nguyên tắc 2: Chỉ nên chọn nghề mà bản thân có đủ điều kiện đáp ứng:

- Năng lực đáp ứng được các yêu cầu của nghề nghiệp.

- Tính cách phù hợp với tính chất của lao động của nghề nghiệp - Sức khoẻ phù hợp, đảm bảo với cường độ và tính chất lao động.

- Điều kiện, hoàn cảnh gia đình đáp ứng được chi phí đào tạo, nuôi dưỡng nghề….

Trang 9

Nguyên tắc 3: Chỉ chọn ngành, chọn nghề khi đã có hiểu biết đầy đủ về

ngành/nghề (điều kiện, xu hướng phát triển, môi trường, tính chất, khó khăn, thách thức ).

Nguyên tắc 4: Không chọn nghề mà xã hội không còn nhu cầu.

Nguyên tắc 5: Chọn nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là

quan trọng và có ý nghĩa.

Những thanh niên trẻ cần phải biết được khả năng, thiên hướng và tố chất của mình Đồng thời hiểu rõ những yêu cầu, nội dung, điều kiện và xu hướng phát triển của các ngành nghề trong xã hội Trên cơ sở đó lựa chọn nghề phù hợp nhất với bản thân Việc chọn nghề là một hoạt động định hướng về giá trị, định hướng cuộc sống khi con người đã thực sự có ý thức về bản thân mình Đó là dấu hiệu của sự trưởng thành qua giáo dục và tự giáo dục

Gia đình, nhà trường cũng như dư luận xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nghề của thanh niên Các nhóm bạn bè, các tập thể trong trường, trong lớp của học sinh, sinh viên cũng có tác động không nhỏ tới quyết định chọn nghề của tuổi trẻ Chính những ảnh hưởng này cũng gây một số hệ lụy không nhỏ đến quyết định chọn nghề của thanh niên Trên thực tế ở nước ta hiện nay, thanh niên 18 tuổi hầu như chưa có nhận thức đầy đủ về những lĩnh vực ngành nghề mình chọn Phần lớn các bạn chọn ngành nghề theo ý kiến của cha mẹ, gia đình hoặc theo trào lưu xã hội, chọn theo bạn bè

 Một số dẫn chứng cụ thể:

 Theo Nguyễn Thị Thu Hương, sinh viên năm 3 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kể: “Hồi nhỏ mình ước mơ sau này trở thành cô giáo nhưng khi học xong lớp 12, ba mẹ không cho mình thi vào ngành sư phạm Ba mẹ nói, mình hãy chọn trường nào ngành kinh tế mà học mới có tương lai chứ làm cô giáo lương ba cọc, ba đồng làm sao cuộc sống khấm khá nổi Giờ theo học ngành kinh tế nhưng thú thật mình không có khả năng bươn chải và nhạy bén với thị trường nên không biết sau này cuộc sống có tốt như kỳ

vọng của ba mẹ không nữa” (Theo Báo Lao Động)

 Minh Anh hiện đang là sinh viên năm 2, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - 1 trong những trường TOP về kinh tế bên cạnh Đại học Kinh tế Quốc dân hay Học viện Tài chính Tuy là sinh viên nhưng giờ đây, Minh Anh đang sống trong cảnh thức khuya dậy sớm khi vừa phải đối đầu với kì thi giữa kỳ ở trường, vừa ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới Minh Anh tâm sự: “Sau khi tốt nghiệp THPT, em và ba bạn cùng lớp quyết định cùng nhau thi vào trường Kinh tế Một phần là vì trường cũng là trường được cho là "hot" trong nhiều năm, một phần bọn em cũng muốn học cùng nhau, có thể tiếp tục chơi với nhau, sau này lại còn làm cùng ngành nữa thì rất vui Tuy nhiên học xong năm đầu tiên em cảm thấy khá áp lực, có phần buồn và chán nản vì đó không phải là ngành học mình yêu thích Em quyết định năm nay thi lại vào Đại học Y nhưng cũng rất hoang

mang vì không biết có đỗ không” (Theo Báo Tuổi Trẻ)

Trang 10

 Vì chọn sai ngành nghề mà nhiều bạn trẻ khi đi học không hạnh phúc, không nghiêm túc và đa số tốt nghiệp với bằng trung bình hoặc bỏ học Đau đớn nhất là mất niềm tin vào bản thân, tâm lý chán nản, mông lung với tương lai của chính mình , thất nghiệp, không phát triển nghề nghiệp, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc… Hay trên thực tế có những bạn chấp nhận học những ngành nghề mình không yêu thích, hứng thú nhưng khi cầm tấm bằng ra trường các bạn lại làm ở những lĩnh vực không liên quan đến ngành học của mình Thực trạng làm “ trái ngành” rất phổ biến ở hiện nay.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường hiện nay chưa hiệu quả, việc giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho con cái của cha mẹ trong gia đình hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức đã không giúp được gì nhiều cho thanh niên trong công việc quan trọng này (Phan Mạnh Hà, 2011)

3.2 Tìm việc và học việc

Ở thanh niên tuổi 18 ngoài lựa chọn bước vào cánh cổng đại học ra thì còn rất nhiều con đường khác cho các bạn không muốn cũng như gặp một số vấn đề riêng (điều kiện gia đình, học lực, ngành nghề không cần bằng đại học, ) không thể vào đại học Nhưng hầu hết thanh niên không vào đại học sẽ đi theo 2 hướng chính: tìm việc và học việc

Tuy nhiên những thanh niên quyết định đi làm luôn ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông, không trải qua đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình tìm việc:

 Không xác định và không định hình được sẽ làm công việc gì và tìm việc như thế nào.

 Xin việc theo sự giới thiệu của người quen, bạn bè, quảng cáo,…  Tỉ lệ cạnh tranh cao.

 Cạnh tranh với cả những người có kinh nghiệm, có tay nghề lâu năm  Không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động

 Một số doanh nghiệp hay người thuê sẽ yêu cầu ứng cử viên phải có kinh nghiệm, tay nghề, kĩ năng mềm,… nhưng đây lại là những điểm yếu của thanh niên mới tốt nghiệp phổ thông, chưa được trải nghiệm và tiếp xúc với các lĩnh vực công việc.

 Dễ bị người khác trục lợi và lừa đảo

 Đồng ý với những điều kiện lao động không bình đẳng: làm thử 3 tháng không lương, nếu nhà tuyển dụng “thấy được” thì sẽ kí hợp đồng tuyển dụng chính

Có thể thấy thanh niên trẻ tuổi không bằng cấp, kinh nghiệm gặp khá nhiều rủi ro trong tìm việc Chính vì vậy các bạn trẻ cần phải tìm cách khắc phục bằng

Trang 11

cách trang bị cho bản thân một số kỹ năng xã hội, học một số kiến thức và kỹ năng nghề nào đó trước khi đi làm

Đăng ký học nghề tại các trường dạy nghề để được đào tạo bài bản sau đó đi làm và dần dần nâng cao tay nghề để thành thạo hơn Thời gian học nghề khá ngắn, tầm 3 – 8 tháng tùy vào từng công việc Do đó trong thời gian trải nghiệm bạn dễ thay đổi nghề hơn nếu nhận thấy công việc chưa thật sự phù hợp, hay cũng có thể chọn những người lành nghề để học hỏi, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp mới, thực hành rèn luyện bản thân Một số ngành nghề hiện nay không nhất thiết cần đến bằng đại học hay những nghề thanh niên chọn mà các trường đại học chưa đào tạo thì việc lựa chọn học việc thay vì học đại học cũng là một hướng đi khá tốt.

Ví dụ: may vá, sửa xe, nấu ăn, làm đẹp, spa,

Ngoài học hỏi những kỹ năng, thao tác làm nghề ra thanh niên còn cần phải hiểu rõ giá trị và đạo đức nghề nghiệp Hầu hết thanh niên rất sáng dạ và nhanh nhẹn Họ có khả năng tiếp thu, lĩnh hội các tri thức và kỹ năng nghề nghiệp phức tạp nhất Điều quan trọng là yêu thích nghề lựa chọn, ham học hỏi và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp Vấn đề rèn luyện cái tâm, cái đức trong bất kỳ công việc gì bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất.

Ví dụ: về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kế toán phải giữ bí mật các thông tin

liên quan đến tài chính, thông tin ngân hàng của doanh nghiệp, cùng với mã số thuế và tài khoản ngân hàng của nhân viên Ngoài ra kế toán cũng cần tuân theo các quy tắc và thủ tục để giảm thiểu rủi ro pháp lý, thường xuyên cập nhật các quy định và chính sách mới.

Kinh doanh buôn bán thì không lừa lọc khách hàng, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

 Như vậy, trong giai đoạn tuổi thanh niên, con người chọn nghề và học những tri thức, kỹ năng, các nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề Khi tìm được việc làm rồi thì thanh niên bắt đầu giai đoạn thích ứng với công việc và môi trường làm việc mới Các phẩm chất nhân cách, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng xã hội là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với công việc mới của thanh niên.

4 Các mối quan hệ giao tiếp và quan hệ thân tình

4.1 Các mối quan hệ giao tiếp

4.1.1 Giao tiếp với người lớn

 Cha mẹ

Nội dung giao tiếp:

 Những vấn đề tương lai, đặc biệt là vấn đề lập nghiệp.

Trang 12

 Với riêng người cha, thì thanh niên thường sẽ thảo luận nhiều về những kế hoạch quan trọng và những biện pháp để đạt các mục đích đề ra, những khó khăn liên quan tới học tập.

 Với riêng người mẹ, thì thanh niên thường sẽ thảo luận nhiều về những vấn đề thường ngày của cuộc sống, thái độ, quan điểm và

những tình cảm nảy sinh (Phạm vi giao tiếp của thanh niên với ngườimẹ thường rộng hơn so với người cha)

Nguyên nhân thanh niên giao tiếp với cha mẹ:

 Mong muốn có được sự thông hiểu của cha mẹ - đây là điều có vị trí

quan trọng nhất đối với thanh niên trong bước đường tự xác định, tìmviệc cũng như tìm người yêu (Theo Kuragina I.IU., Koliuxki V.N.,2005)

 Mong muốn cha mẹ “trở thành những người bạn và những người có

thể đưa ra những lời khuyên chân thành và có ích” (Theo KuraginaI.IU., Koliuxki V.N., 2005)

 Đa số các thanh niên khi được hỏi tới đều cho rằng gia đình luôn là nơi các em cảm thấy tự tin và yên tâm hơn cả.

Ngoài ra thanh niên còn giao tiếp với những người lớn khác như: thầy côgiáo, cha mẹ của bạn thân, những người họ hàng => Thanh niên cần tới sự

giúp đỡ, sự chia sẻ kinh nghiệm và làm việc của họ.

Tác động: Giao tiếp với người lớn vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với quá

trình tự xác định và hình thành nhân cách của thanh niên, đặc biệt là giao tiếp với cha mẹ.

Lưu ý,

Mối quan hệ với người lớn tuy tin cậy nhưng vẫn giữ một khoảngcách nhất định.

Nội dung của giao tiếp rất có ý nghĩa với thanh niên nhưng đó khôngphải là trao đổi thân tình.

Giao tiếp với người lớn không thật sự giúp các em tự khám phá bảnthân hay cảm thấy gần gũi thật sự về mặt tâm lí.

Ý kiến nhận được từ phía cha mẹ, người lớn cần được các em sànglọc và kiểm tra trong giao tiếp bình đẳng với bạn bè trước khi đượctiếp nhận.

Ví dụ:

 Một số bộ phận bố mẹ có xuất thân từ những vùng quê lạc hậu, cổ hủ có thể nhờ làm mai mối, hối thúc con cái của mình kết hôn sớm/nhanh có con, có cháu…

 Một số gia đình có nguồn thu nhập chính từ công việc lao động chân tay có thể ngăn cản con/cháu không nên học cao/học quá nhiều hoặc học đại học mà giới thiệu con cháu mình nên đi làm lao động chân tay/ xuất khẩu lao động ở những nước phát triển…

Trang 13

Nên quan tâm tới những lưu ý đã được đề cập ở trên: Vì mối quan hệ giaotiếp với người lớn không phải là mối quan hệ giao tiếp thân tình (thanh niên khôngthật sự cởi mở, không thể hiện được toàn bộ “cái tôi thật chất” của bản thân) vàgiữa thanh niên với người lớn không có quá nhiều điểm chung về quan điểm sống(bởi môi trường lớn lên, hoàn cảnh sống trong bối cảnh lịch sử - xã hội như thếnào…) Thế nên nếu phạm phải những lưu ý trên thì giữa thanh niên và người lớncó thể xảy ra hiểu nhầm hoặc tranh cãi gây mất lòng không đáng có.

4.1.2 Giao tiếp với bạn bè

Nội dung giao tiếp:

 Những vấn đề về giao tiếp cá nhân thân tình, theo kiểu rãi bầy, xưng tội, thú nhận, truyền đạo.

 Những tình cảm, ý nghĩ, sở thích, đam mê của bản thân.

 Những nỗi thất vọng lớn nhất, về mối quan hệ bạn bè khác giới và về nhiều vấn đề bí mật khác.

 Về cuộc sống thực chứ không phải phác thảo về tương lai  Nguyên nhân thanh niên giao tiếp với bạn bè:

 Có được sự thông hiểu lẫn nhau, sự gần gũi nội tâm, chân tình và cởi mở.

 Khi giao tiếp với bạn bè, “cái tôi thật chất” của thanh niên mới thật sự được bộc lộ tối đa

Tác động: Giao tiếp với bạn bè có vai trò quan trọng đối với sự hình thành

cái Tôi của thanh niên Nhờ loại giao tiếp này, thanh niên dần biết chấp nhận và tôn trọng bản thân.

4.2 Các mối quan hệ thân tình

4.2.1 Tình bạn

Khái niệm: Tình bạn là mối quan hệ gần gũi, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau,

sự gắn bó và các sở thích chung Trong tình bạn, con người có thể trải lòng mình và trở thành chính mình ở một mặt nào đó (quan điểm, nhận thức, tình cảm, hành vi) Tình bạn thường nảy sinh, hình thành và phát triển trong những hoat động chung.

Đối tượng giao tiếp là những ai?

 Những người đã từng học cùng, làm việc cùng, hay cùng phục vụ trong quân đội (đa số đối với nam) Tuy nhiên, không phải ai cùng nhau hoạt động trong lĩnh vực nào đó đều trở thành bạn bè.

 Những người có những điểm giống nhau về một hoặc một số điểm trong: sở thích, tuổi tác, thành phần xã hội, giới tính, trình độ văn hoá, giá trị sống, quan điểm xã hội.

 Tình bạn có vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm của thanh niên

4.2.2 Tình yêu

Thế nào là một mối quan hệ tình yêu healthy?  Tôn trọng bản thân và đối phương

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan