1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài tìm hiểu quy luật giá trị và sự vận dụng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá dịp tết nguyên đán 2024

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 53,09 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ SỰ VẬN DỤNGTRONG VIỆC ĐIỀU TIẾT SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG

HÀNG HOÁ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024

Hà Nội, 10/2023 MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

2.SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG HÀNG HOÁ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 Ở VIỆT NAM63.VẬNDỤNGQUYLUẬTGIÁTRỊTRONGVIỆCĐIỀUTIẾTSẢNXUẤTVÀLƯUTHÔNGHÀNG HOÁ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024 10

3.1.Vận dụng quy luật giá trị trong việc điều tiết sản xuất 10

3.2.Vận dụng quy luật giá trị trong việc lưu thông hàng hoá 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị Có thể thấy ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị

Nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu và vận dụng đúng quy luật giá trị vào thực tế, bài tập lớn của em với đề tài “Tìm hiểu quy luật giá trị và sự vận dụng trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá dịp Tết Nguyên Đán 2024” sẽ tập trung nghiên cứu về việc vận dụng quy luật giá trị trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá của các doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam cho những tháng đầu năm 2024 trong tình hình nền kinh tế và chính trị thế giới hiện nay có nhiều biến động.

Trong quá trình thực hiện đề tài, em không tránh khỏi mắc phải những hạn chế và sai sót Vì vậ y, em rất mong muốn nhận được những góp ý, nhận xét từ phía cô để đề tài nghiên cứu của em có thể hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

NỘI DUNG1 Tìm hiểu quy luật giá trị

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con ngườithông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình) Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy, lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.

C Mác viết: "Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy".

Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

Sau khi nghiên cứu về hàng hóa sức lao động, C.Mác tiếp tục hoàn thiện quy luật giá trị khi ông đưa ra lý luận về nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có s ản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.

Yêu cầu chung của quy luật giá trị: việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ

sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt củamình, nhưng giá trị của hàng hóa không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá

Trang 5

biệt của từng người sản xuất hàng hóa, mà bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vìvậy, muốn bán được hàng hóa, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điềuchỉnh làm sao cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà xãhội chấp nhận được.

Trong lưu thông, hay trao đổi hàng hóa cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, có nghĩa là trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá.

Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại Trên t hị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền Sự tác động của các nhân tổ này làm cho giá cả hàng hóa tr ên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó Sự vận độn g giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt độn g của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị p hát huy tác dụng.

Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường Trong nền kinh tế hàng hoá, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung cầu Nếu ở ngành nào đó khi c ung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì n gười sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuy ển dịch vào ngành ấy tăng lên Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàn g hóa giảm xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn Tình hình ấy buộc người sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao.

- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua giá cả trên thị trường Sự biến đ ộng của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.

Như vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về ki nh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hóa.

Trang 6

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động thúc đ

ẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nhưng do điều kiện sản xuất kh ác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có h ao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hóa ở thế có lợi, sẽ thu được lãi cao Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn Để giành lợi thế trong cạnh tranh và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình, sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.

Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành

người giàu, người nghèo.

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.

Những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

2 Sản xuất và lưu thông hàng hoá trong dịp Tết Nguyên Đán 2024 ở Việt Nam

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác

với các nước Đảng ta đã đưa ra quan điểm "Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nề

n kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước" Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nước ta chịu tác động của nhiều nhân t

ố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tấ

Trang 7

t cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90 % dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tần g kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo r a môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

Năm 2018Năm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022

TỐC ĐỘ TĂNG GDP THEO GIÁ SO SÁNH MỘT SỐ NĂM (%)

Nguồn: Ấn phẩm Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới

Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt liên tục trong thời gian dài (42 năm), đứng hàng đầ u thế giới (chỉ thấp thua kỷ lục 45 năm do Trung Quốc hiện nắm giữ) Do đại dịch Covi d-19 xuất hiện năm 2020, bùng phát năm 2021, nên 2 năm này tốc độ tăng thấp chỉ bằng trên dưới một nửa mấy năm trước, nhưng vẫn nằm trong nhóm nước đứng hàng đầu thế giới có tốc độ tăng trưởng dương Đặc biệt năm 2022, tăng trưởng GDP theo mục tiêu tă ng 6-6,5%, nhưng ước thực tế đã có tốc độ tăng rất cao, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đ ã vượt qua 8% Tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm, thủy sản tăng 3,36 %; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản năm 2022, mặc dù tăng thấp nhất trong 3 nhóm ngành, nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng một số năm trước dịch và cao hơn tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2016-2021 Điều đó chứng tỏ, nông, lâm nghiệp - thủy sản là bệ đỡ cho cả nước, khi 2 nhóm ngành còn lại gặp khó khăn và tạo tiền đề cho 2 ngành này bước vào giai đoạn phục hồi tăng trưởng, giúp cho tốc độ tăng chung phục hồi Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng năm 2022 tăng khá cao so với 2 năm trước (2020 tăng 4,38%, 2021 t ăng 3,58%); tăng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân năm thời kỳ 2016-2021 (7,78% s o với 6,86%).

Trang 8

TỔNG GDP TÍNH BẰNG USD THEO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ĐƠN VỊ: TỶ USD)

Nguồn: Ấn phẩm Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới

Nếu tính theo tỷ giá thực tế năm 2022 GDP của Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đ ến nay, tăng 70,6% so với năm 2015, bình quân một năm tăng 7,93%, một tốc độ tăng k há cao Nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương (chênh với tỷ giá thực tế của năm 202 0 là 2,44 lần), thì năm 2022 sẽ đạt 997 tỷ USD.

Cơ cấu GDP của Việt Nam chuyển dịch theo hướng tỷ trọng của nông, lâm - thủy sản gi ảm, công nghiệp - xây dựng tăng (trong đó của công nghiệp chế biến, chế tạo (là tiêu chí của nước công nghiệp) đã tăng tương ứng 34,27% và 20,96% của năm 2015, lên 38,26 % và 24,76% năm 2022); dịch vụ dù bị giảm do 2 năm đại dịch, nhưng chiếm tỷ trọng c ao nhất trong 3 nhóm ngành Điều đó là phù hợp với định hướng của kế hoạch, chiến lư ợc của Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới.

Hàng năm, Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1) tháng Giêng â m lịch trên toàn nước Việt Nam Đây cũng là khoảng thời gian nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hàng hóa sẽ tăng cao so với các thời điểm khác trong năm Theo Tổng cục Thống k

ê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 ước đạt 544,8

nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 435,4 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, hàng may mặc tăng 27%; đồ d

Trang 9

ùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 23,8%; lương thực, thực phẩm tăng 17,9%; ph ương tiện đi lại tăng 14,8%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 7,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 1/2023 ước đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước Một số địa phương có tốc độ tăng cao là Đà Nẵng tăng 83,6 %; Kiên Giang tăng 47,4%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 43,4%; Hà Nội tăng 32,4%; Quảng Ninh tăng 29,8%; Thừa Thiên - Huế tăng 27,4%.

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 1/2023 ước đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 113,4% so với c ùng kỳ năm trước, một số địa phương tăng mạnh: Hải Phòng tăng 541,5%; Đà Nẵng tăn g 387,1%; Tiền Giang tăng 380,2%; Lào Cai tăng 196,3%; Hà Nội tăng 113,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 98,7%.

Cùng với đó, sức mua của người dân trong dịp Tết tăng khoảng 8-10% so với tháng thư ờng và tăng tương đương so với dịp Tết năm trước, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và tron

TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI THÁNG 01/2023 SO VỚI THÁNG TRƯỚC

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023), Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la mỹ tháng 01 năm 2023.

Trang 10

TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM CPI THÁNG 01/2023 SO VỚI CÙNG KỲ NĂM TRƯỚC

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2023), Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la mỹ tháng 01 năm 2023.

Cũng trong năm 2023, bối cảnh quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp; khó khăn, thách thức tiếp tục nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, hậu quả của dịch COVID-19 còn kéo dài; cạnh tranh chiến lược gia tăng; xung đột tại Ukraine còn phức tạp Kinh tế thế g iới tiếp tục xu hướng tăng trưởng giảm, lạm phát có chững lại nhưng neo ở mức cao, ph ục hồi chậm, cả tổng cung và tổng cầu khó khăn Do vậy, nhiều thị trường lớn của Việt Nam đều gặp khó khăn về tăng trưởng Các vấn đề liên quan năng lượng khi nguồn cun g dầu thô thu hẹp, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đặt ra.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cũng đang thể hiện bức tranh thị trường ảm đạm Tại họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh trong tuần đầu tháng 7/2023, theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, sáu tháng đầu năm, thành phố ghi nhận có 82.589 lao động nghỉ việc, làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp So với cùng kỳ, con số này tăng 5.066 người Nguyên nhân chính là doanh nghiệp gặp khó khăn tron g hoạt động sản xuất, kinh doanh dẫn đến giảm giờ làm, thiếu việc.

Trên bình diện cả nước, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay số lao động bị mất việ c trong quý II/2023 là 217.800 người Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lao động thuộc các ngành dệt may (16,8%), da giày (14,1%), sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (14, 8%), chế biến gỗ (6,1%)…

Trang 11

Khảo sát mới đây của Tổ chức Tư vấn quản trị rủi ro PwC cho thấy, người tiêu dùng Vi ệt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình Cụ thể, 62% người tiêu dù ng có xu hướng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết do lo ngại về giá cả gia t ăng; 54% dự kiến sẽ cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ; 13% dự định cắt giảm chi tiêu mặt hàng tạp hóa và thực phẩm…

Việc người tiêu dùng giảm sức mua đã dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh, tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh Việc người tiêu dùng không chỉ cắt giảm chi tiêu những mặt hàng xa xỉ, mà còn tiết kiệm trong mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hằng ngày đã làm suy giảm sức mua trên thị trường, ảnh hưởng t rực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp.

Để thích nghi với tình hình mới, ngoài trông chờ hỗ trợ từ Chính phủ, các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng cần nắm vững nội dung, cơ chế hoạt động của quy luật giá trị trong nền kinh tế, từ đó vận dụng vào các lĩnh vực một cách đúng đắn để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nướ c ta.

3 Vận dụng quy luật giá trị trong việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá dịp Tết Nguyên Đán 2024

3.1 Vận dụng quy luật giá trị trong việc điều tiết sản xuất

Trong khoảng hai năm gần đây, nền kinh tế thị trường ở nước ta có nhiều sự thay đổi về kinh tế vĩ mô, dẫn đến điều kiện tài chính của các hộ gia đình bị ảnh hưởng, khiến ngườ i tiêu dùng Việt Nam hiện nay có cái tâm trạng lo lắng nhiều hơn Mối quan tâm của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm giảm nhẹ trong khi lo lắng về thu nhập, c hi phí và việc làm ổn định tăng nhanh

Mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vữn g được trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí Để có lợi nh uận, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản x uất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động

Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị t rong hoạch toán kinh tế

Đánh giá thị trường Tết Nguyên Đán 2024, công ty Mỹ Hảo đưa ra dự đoán tình hình ki

Ngày đăng: 04/04/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w