1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY

38 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN    BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đề tài TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ VÀ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HOÁ HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY Nhóm : 4 Lớp học phần : 232_HCMI0111_18 Giảng viên hướng dẫn : Ngô Thị Huyền Trang Hoàng Thị Thúy Hà Nội - 2024 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA .5 1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 5 a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa 5 b Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác 6 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa .9 a Văn hóa là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cách mạng .9 b Văn hóa là một mặt trận 10 c Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân 11 3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới .11 CHƯƠNG 2: VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG 14 1 Khái niệm 14 2 Đặc điểm và vai trò của văn hóa học đường 15 a Đặc điểm 15 b Vai trò 16 3 Các yếu tố của văn hóa học đường 16 a Quy tắc ứng xử .17 b Gương mẫu 17 c Tự nhận thức 18 d Môi trường học đường 18 4 Nguyên tắc của văn hóa học đường .19 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY 20 1 Thực trạng xây dựng văn hóa học đường hiện nay 20 a Thực trạng văn hóa học đường hiện nay 20 b Thực trạng xây dựng văn hóa học đường hiện nay 22 2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa học đường hiện nay 27 PHẦN KẾT LUẬN 32 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .33 2 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn tới cô Ngô Thị Huyền Trang và cô Hoàng Thị Thúy - giảng viên học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang tới cho chúng em những buổi học với những kiến thức đầy ý nghĩa của môn học cũng như đã hướng dẫn nhóm em hoàn thiện bài thảo luận một cách tốt nhất Tuy vậy, do vốn kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn chế trước biển rộng tri thức của môn học Mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài thảo luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện hơn Nhóm em xin chân thành cảm ơn! 3 PHẦN MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là người lãnh đạo vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của sự kiên trì, tinh thần hy sinh và lòng yêu nước Suốt những năm hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ như những “cánh chim không mỏi” trên bầu trời đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mang đến cho nhân dân cơm no áo mặc mà Người còn để lại cho nhân loại cả một kho tàng tri thức Những tư tưởng và lí luận của Hồ Chí Minh có giá trị cốt lõi đối với sự tồn tại và phát triển của một quốc gia mà Người đã từng nhấn mạnh “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” Tư tưởng về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại Người coi văn hóa là nguồn gốc, là nền tảng của sự phát triển mỗi quốc gia Đặc biệt trong thời đại hiện nay khi kinh tế và chính trị đã và đang được phần nào ổn định thì văn hóa của một quốc gia nói chung hay của một thế hệ nói riêng đang ngày càng được quan tâm Trong đó, văn hóa học đường đóng một vai trò không nhỏ ảnh hưởng đến văn hóa chung của một quốc gia vì học đường là nơi sản sinh và đào tạo ra nhiều thế hệ nối tiếp nhau Khi nghiên cứu về văn hóa học đường, cũng phải đi từ tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa để thấy giá trị thực tiễn trong tư tưởng và thấm nhuần tư tưởng vào trong đời sống của nhân dân Kết cấu phần nội dung bài thảo luận: Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Chương 2: Văn hóa học đường Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa học đường hiện nay 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 1 Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác a Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa - Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa: (1) Tiếp cận theo nghĩa rộng: tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người; (2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp: đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng; (3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn: bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền núi); (4) Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt" - Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm nhấn mạnh ý nghĩa của văn hóa Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" - Bối cảnh xuất hiện: thời gian và không gian đặc biệt, khi UNESCO chưa thành lập, cả nước đang tập trung cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đây là quan niệm văn hóa duy nhất theo nghĩa rộng Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí 5 Minh có bàn đến văn hóa nhưng theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội b Quan điểm Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau:  Trong quan hệ văn hóa với chính trị: - Dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ, bị đàn áp, thì văn hóa cũng bị nô lệ, không thể phát triển Theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn Để văn hoá phát triển tự do thì phải làm cách mạng chính trị trước Ở Việt Nam, tiến hành cách mạng chính trị, thực chất là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển - Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa "Văn hóa ở trong chính trị" tức văn hóa phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa", hoặc đường lối kháng chiến toàn diện, thi đua trên mọi lĩnh vực, là với ý nghĩa như vậy Theo đó, một phong trào văn hóa cách 6 mạng, văn hóa kháng chiến đã diễn ra rất sôi động, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến kiến quốc Tóm lại, Hồ Chí Minh cho rằng, nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển  Trong quan hệ với kinh tế: Từ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng - Người cho rằng, "cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được" Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã tổng kết: Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta" - Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Tóm lại, sự phát triển của chinh trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa  Quan hệ văn hoá với xã hội: Theo Hồ Chí Minh, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển - Người nói: “xã hội thế nào, văn hóa thế ấy” Văn học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn không thể phát triển được 7 - Phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa  Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: - Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam Về nội dung: là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Về hình thức: cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ Phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hường nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người - Về tiếp thu văn hóa nhân loại: Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa Do đó, Hồ Chí Minh luôn chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Mục đích tiếp thu: làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu: toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khía cạnh 8 Tiêu chí tiếp thu: học cái hay, cái tốt Phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại 2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam, của Phương Đông và Phương Tây, của truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc a Văn hóa là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cách mạng  Văn hóa là mục tiêu của cách mạng: - Văn hóa là kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đổ chế độ xã hội cũ, xã hội thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) tốt đẹp là mục tiêu của văn hóa Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó văn hóa cùng với kinh tế, chính trị, xã hội là các mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam - Theo Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát - là quyền sống, quyền tự do quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của người dân về các giá trị trong chân - thiện - mỹ; là xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, con người có điều kiện phát triển toàn diện Cách mạng XHCN ở nước ta, theo Hồ Chí Minh là phải “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”  Văn hóa là động lực tinh thần, được thể hiện ở các phương diện: 9 - Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự lực, tự chủ, tự cường Trong đó, tư duy biện chứng, độc lập, sáng tạo, của cán bộ, đảng viên là động lực dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng đúng đắn - Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng - Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, nâng cao hiểu biết của con người, hiểu biết về quy luật phát triển của xã hội, đào tạo ra cán bộ, con người mới - nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách mạng - Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ Đạo đức được Bác coi là cái gốc của người cách mạng, muôn việc thành hay bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức hay không - Văn hóa pháp luật, đảm bảo dân chủ, kỷ cương, phép nước, trật tự xã hội b Văn hóa là một mặt trận - Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống kinh tế - xã hội, quan trọng ngang các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa - Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của các hoạt động văn nghệ, báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật 10

Ngày đăng: 24/03/2024, 08:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w