1.2.1 Mặt tự nhiên của hàng hóa - Giá trị sử dụng: Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần, nhu c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa/viện Đào tạo Tiên tiến, CLC và POHE
-*** -BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
ĐỀ BÀI: Lý luận về giá trị hàng hó và vận dụng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước
Việt Nam hiện nay
Họ và tên SV: Nguyễn Ngọc Linh Lớp: Kinh tế đầu tư CLC 64
Mã SV: 11223602
Mã học phần LLNL1106(222)CLC_18 GVHD: PGS.TS Tô Đức Hạnh
Trang 2Hà Nội , tháng 4 năm 2023
MỤC LỤC I Lý luận về giá trị hàng hóa: 1
1 Hàng hóa 1
1.1 Khái niệm: 1
1.2 Các thuộc tính của hàng hóa 1
1.2.1 Mặt tự nhiên của hàng hóa - Giá trị sử dụng: 2
1.2.2 Mặt xã hội của hàng hóa - Giá trị 3
1.2.3 Mối quan hệ giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của hàng hóa: 4
1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: 4
2 Lượng giá trị của hàng hóa: 5
2.1 Lượng giá trị hàng hóa: 5
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa 6
2.3.1 Năng suẩt lao động 6
2.3.2 Cường độ lao động 7
2.3.3 Tính chất phức tạp của lao dộng 7
II Vận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước8 1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 8
1.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam: 8
1.2 Hạn chế tồn đọng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay: 9
1.3 Đánh giá chung: 10
III Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước: 11
1 Tổng quan các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 11
2 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước: 12
2.1 Về phía các doanh nghiệp, 12
2.2 Về phía Nhà nước: 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3I Lý luận về giá trị hàng hóa:
1 Hàng hóa
1.1 Khái niệm:
Theo quan điểm của Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động mà có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa được biểu hiện dưới hai dạng: vật thể hữu hình ( bàn, ghế, tủ,…) hoặc phi vật thể (phần mềm, phát minh, sáng chế, website,….) Sản phẩm của lao động chỉ trở thành hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường Nếu sản phẩm được sử dụng dưới dạng tự cung tự tiêu thì sẽ không được coi là hàng hóa như khi ta trồng rau trong vườn nhà và tự sử dụng rau ấy trong các bữa cơm gia đình
Có những thứ là cần thiết, là nhu cầu của con người nhưng không phải là sản phẩm của lao động như nước, không khí, cũng không được coi là hàng hóa, trừ khi con người chế biến thành các chai nước và đem bán trên thị trường
Song có những thứ không phải là sản phẩm của lao động nhưng muốn tiêu dùng nó phải thông qua trao đổi mua bán Đó được gọi là hàng hóa đặc biệt, có thể kể đến là đất đai,
1.2 Các thuộc tính của hàng hóa
Vấn đề đặt ra ở đây chính là tại sao hàng hóa lại có thể trao đổi với nhau, nói cách khác, tại sao hàng hóa lại có giá trị trao đổi? Để giải quyết vấn đề này phải hiểu được hai thuộc tính của hàng hóa Theo Mác dù khác nhau về mặt hình thể (vật thể hay phi vật thể) thì mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
Trang 41.2.1 Mặt tự nhiên của hàng hóa - Giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu trong tiêu dùng, sản xuất) Ví dụ như là gạo sẽ có giá trị
sử dụng là để ăn, quần áo có giá trị sử dụng là để mặc,
Giá trị sử dụng có đặc điểm là do thuộc tính tự nhiên về lý học, hóa học của các yếu tố cấu thành nên vật quyết định Hóa nào cũng có ít nhất một giá trị sử dụng, nhưng khi khoa học phát triển, người ta càng tìm thấy những thuộc tính mới của sản phẩm và sử dụng chúng cho những mục đích khác nhau Ví dụ như than đá, trước kia ta chỉ biết tới việc dùng than đá làm chất đốt, nhưng ngày nay người ta thấy rằng than đá còn có thể sử dụng làm nguyên liệu trong một số ngành công nghiệp hóa chất, dùng để làm chất dẻo, làm sợi nhân tạo, hay cấu thành nên một bộ phận lọc nước, mặt nạ chống độc, Chính công dụng đó (tính có ích đó) cấu thành nên giá trị sử dụng của hàng hóa hay nói cách khác chất lượng càng tốt thì giá trị sử dụng càng cao, và giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi và chỉ khi tiêu dùng vật phẩm
Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay mọi kiểu tổ chức sản xuất Ví dụ như gạo có giá trị sử dụng là để ăn, và công dụng này tồn tại vĩnh viễn từ trước đến nay bất kể chế độ thời đại nào Giá trị sử dụng của hàng hóa tạo thành nội dung của của cải vật chất
Và hơn nữa, giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua, tức là giá trị sử dụng cho xã hội Ví dụ ta bán một con bò, thì con bò đó thuộc quyền sở hữu của người mua và người mua ấy có quyền sử dụng con
bò theo mục đích sử dụng của họ
Trang 51.2.2 Mặt xã hội của hàng hóa - Giá trị
Muốn tìm hiểu giá trị thì phải đi từ giá trị trao đổi – là quan hệ tỉ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dung khác loại nhau
Ví dụ, ta có mối quan hệ trao đổi 1 mét vải = 10 cân táo Để có được
sự trao đổi như vậy, Mác đã nghiên cứu về hàng hóa và chỉ ra các loại hàng hóa dù khác nhau về kết cấu vật chất hay giá trị sử dụng thi giữa chúng vẫn
có một điểm chung nhất nằm ngay trong hàng hóa: đều là sản phẩm của lao động, tức là một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để sản xuất ra giá trị
sử dụng trong quan hệ trao đổi đó Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu ngay bên trong hàng hóa chính là cơ sở để trao đổi và đây được gọi là giá trị của hàng hóa Bởi vậy ở ví dụ 1 mét vải = 10 cân táo, ta có thể nói hao phí lao động của người dệt vải bằng với hao phí lao động của người trồng táo hay thời gian lao động xã hội cần thiết để dệt ra 1 mét vải bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng ra 10 cân táo
Như vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Thực chất trao đổi hàng hóa với nhau chính là trao đổi lượng lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó với nhau
Về mặt bản chất kinh tế, trao đổi hàng hóa chính là trao đổi hao phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa Có thể nói bản chất xã hội của sản xuất hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau, do những người này hợp tác, thỏa thuận với nhau
Giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại ở một giai đoạn, ở nền kinh tế hàng hóa mà không tồn tại ở nền kinh tế tự nhiên hay nên kinh tế tự cấp tự túc
Trang 61.2.3 Mối quan hệ giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của hàng
hóa:
Giữa giá trị và giá trị hàng hóa tồn tại mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất mà vừa mâu thuẫn với nhau Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa
Về sự thống nhất, hai thuộc tính này tồn tại trong cùng một hàng hóa
và phải có đủ hai thuộc tính này thì sản phẩm mới được coi là hàng hóa Trong đó giá trị là nội dung, là cơ sở quyết định giá trị trao đổi còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa trong trao đổi mà thôi
Về sự mâu thuẫn, trước khi thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa
phải thực hiện giá trị của nó, nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng Có thể nói người sản xuất làm ra sản phẩm với mục đích là giá trị, là lợi nhuận, ngược lại, mục đích của người mua lại
là giá trị sử dụng Nhưng để có giá trị sử dụng trước hết phải thông qua lưu thông, tức là trước hết phải thực hiện giá trị hàng hóa, sau đó mới có thể tri phối giá trị sử dụng Vậy nên mâu thuẫn ở đây chính là quá trình thực hiện giá trị sử dụng và giá trị là hai quá trình khác nhau về không gian và thời gian, quá trình thực hiện giá trị diễn ra trước và trên thị trường, quá trình thực hiện giá trị sử dụng diễn ra sau và trong tiêu dùng, nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất
1.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Lao động cụ thể là lao động có ích biểu hiện dưới một hình thức chuyên môn cụ thể nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng , công cụ riêng, phương pháp riêng, kết quả riêng Do đó tạo
nên giá trị sử dụng của hàng hóa.
Trang 7Dù lao động sản xuất hàng hóa có nhiều hình thức biểu hiện cụ thể khác nhau nhưng với mọi lao động đều có điểm chung nhau đó là hao phí sức lao động tức là hao phí về cả thể lực và trí lực của người sản xuất hàng
hóa Do đó tạo nên giá trị của hàng hóa.
Lao động cụ thể và trừu tượng phản ánh tính tư nhân và tính xã hội của sản xuất hàng hóa Trong đó, lao động cụ thể chính là lao động của từng người bởi vậy thể hiện tính tư nhân của sản xuất hàng hóa, song lao động đó phải được xã hội chấp nhận tức là bán được và có lãi, điều này thể hiện tính xã hội của sản xuất hàng hóa Bởi vậy mà có thể nói trong sản xuất hàng hóa thì lao động tư nhân luôn mâu thuẫn với lao động xã hội Và
đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa
2 Lượng giá trị của hàng hóa:
2.1 Lượng giá trị hàng hóa:
Chất giá trị hàng hóa chính là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Ta có thể nói giá trị của ô tô thì lớn hơn giá trị của xe máy, trong khi giá trị của xe máy lại lớn hơn giá trị của xe đạp, bởi ta đang so sánh mặt lượng của giá trị hàng hóa Do đó, về mặt chất, giá trị của hàng hóa do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, thì về mặt lượng, lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất sản phẩm tạo ra, và lượng tiêu hao ấy được đo bằng thời gian lao động (bao gồm ngày, giờ, phút ) Tuy nhiên có nhiều người cùng sản xuất một loại hàng hóa như nhau nhưng do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề, năng suất lao động khác nhau nên thời gian hao phí
để sản xuất ra hàng hóa là khác nhau Ví dụ như cùng sản xuất ra một cái
áo nhưng có người làm trong 5 giờ, có người làm trong 6 giờ, có người chỉ cần 4 giờ Bởi vậy lượng giá trị hàng hóa không được quyết định bởi thời
gian lao động cá biệt mà được quyết định bởi thời gian lao động xã hội cần
thiết.
Trang 8Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất
ra hàng hóa với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình, kĩ thuật trung bình và điều kiện bình thường Thông thường thì thời gian lao động xã hội cần thiết do chính thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường quyết định
2.2 Kết cấu lượng giá trị hàng hóa
Lao động sản xuất xã hội là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và máy móc, thiết bị nhà xưởng) và sức lao động,
trong đó giá trị tư liệu sản xuất gọi là lao động cũ hay lao động quá khứ còn sức lao động là lao động sống hay lao động hiện tại Nhưng lao động
sản xuất hàng hóa luôn có tính hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trìu tượng, trong đó lao động cụ thể chuyển và bảo toàn giá trị tư liệu sản xuất vào sản phẩm một lượng bằng lượng giá trị lao động cũ trong khi lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới là bằng giá trị của lao động hiện tại cộng thêm giá trị thặng dư, cũng được kết tinh trong sản phẩm hàng hóa
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa
2.3.1 Năng suẩt lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa Do vậy giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống khi năng suất lao động tăng lên
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, trình độ quản lý, quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện tự nhiên
Trang 9Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ giá thành sản phẩm Tăng năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu nêu trên Có thể nói, tăng năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Năng suất chính là thước
đo hiệu quả nhất trong việc tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu
2.3.2 Cường độ lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của hoạt động lao động trong sản xuất
Việc tăng cường độ lao động làm tổng số hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí cũng tăng lên tương ứng Song, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trình độ tay nghề, công tác tổ chức và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao động Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không
có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng việc tăng năng suất lao động
2.3.3 Tính chất phức tạp của lao dộng
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ mà vẫn
có thể thao tác được Đây là lao động mà bất kì người nào có khả năng lao động đều có thể làm được ví dụ như nghề phát tờ rơi, tạp vụ,
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua đài tạo theo yêu cầu của những chuyên môn nhất định ví dụ như luật sư, bác sĩ,
Trang 10Trong cùng một đơn vị thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo
ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đon được nhân bội lên Muốn sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng tốt đòi hỏi lao động kết tinh trong đó phải phức tạp, tỉ mỉ Vì vậy, tay nghề của lao động rất quan trọng
Khi người lao động có trình độ cao hơn, đồng nghĩa lao động phức tạp kết tinh trong hàng hóa tăng lên, làm cho sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đây là một trong những điều kiện để tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thế giới
II Vận dụng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhà nước
1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam:
1.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam:
Sau 3 năm đại dịch Covid, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến đổi lớn song nhờ đường lối của Đảng và Nhà nước tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%, đóng góp 95,91%
Về sử dụng GDP quý I/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,52% Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hiện đã ngang bằng với thời điểm trước dịch Covid-19