KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Điểm đánh giá nội dung (70%):
Điểm đánh giá bài tập:
Hưng Yên , năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNGCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 3Họ tên sinh viên:Mã số SV:1 Nguyễn Khương Duy 12220338hoặc nội dungsơ sài, hoặc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan rằng: Những nội dung trình bày trong quyển báo cáo Dự án học tập môn Tâm lý học kỹ sư này là sản phẩm nghiên cứu của nhóm, không phải là bản sao chép từ bất kì cuốn báo cáo nào có trước Các dữ liệu, số liệu tham khảo là trung thực và được trích dẫn đầy đủ Nếu không đúng sự thật, chúng em xin chịu mọi trách nhiệm.
Trang 53.2 Phân loại tri giác 14
3.3 Các quy luật cơ bản của tri giác 14
3.3 Ứng dụng quá trình tri giác 16
4 Quá trình trí nhớ 17
4.1 Khái niệm 17
4.2 Các quá trình cơ bản của trí nhớ 17
5 Quá trình tư duy 18
5.1 Khái niệm 18
5.2 Đặc điểm của tư duy: 18
6 Tưởng tượng 19
6.1 Khái niệm 19
6.2 Các loại tưởng tượng 19
6.3 Ứng dụng của quá trình tưởng tượng 20
Trang 67.1 Khái niệm 20
7.2 Chức năng của ngôn ngữ 20
7.3 Phân loại ngôn ngữ 21
7.4 Ứng dụng của ngôn ngữ 21
PHẦN II VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT VÀ QUY LUẬT TÂM LÝ ỨNGDỤNG TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG KỸ THUẬT 24
1 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow 24
1.1 Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs) 24
1.2 Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualizing Needs) 29
2 Hiệu ứng Von Resorff 30
3 Lý thuyết Dao cạo của Occam 30
Trang 7MỞ ĐẦU
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, tìm hiểu về các
hiện tượng ý thức và vô thức, cũng như cảm xúc và tư duy Đây là một bộ môn học thuật với quy mô nghiên cứu rất sâu rộng.
Các nhà tâm lý học tìm hiểu về những tính chất rõ nét của não bộ và những hiện tượng đa dạng liên kết với những tính chất trên Ở phương diện y sinh này, tâm lý học gắn bó chặt chẽ và là một phần của khoa học thần kinh Từ phương diện khoa học xã hội, tâm lý học tìm hiểu về các cá nhân và cộng đồng bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp đặc trưng.
Trong lĩnh vực này, người có chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lý thuyết được gọi là nhà tâm lý học, hoặc có thể được phân loại thành nhà nghiên cứu xã hội, nhà nghiên cứu hành vi hay nhà nghiên cứu nhận thức Nhiệm vụ của nhà tâm
lý học là tìm hiểu vai trò của chức năng tâm thần (mental functions) trong hành vi
cá nhân hay hành vi xã hội, cùng với việc khám phá những quy trình sinh học thần kinh và sinh lý, là cơ sở của chức năng nhận thức và hành vi
Nhà tâm lý học khám phá các quy trình tâm thần và hành vi, bao gồm những khái niệm như tri giác, nhận thức, chú ý, cảm xúc, trí tuệ, trải nghiệm chủ quan, động cơ, chức năng não, và nhân cách; mở rộng ra những lĩnh vực về giao tiếp con
Trang 8khái niệm có liên quan khác Các trạng thái và hoạt động của tâm trí vô thức cũng được nghiên cứu và xem xét trong tâm lý học Nhà tâm lý học sử dụng các phương thức nghiên cứu kinh nghiệm để diễn giải mối quan hệ nhân quả và tương quan giữa những yếu tố tâm lý - xã hội Ngoài việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm và suy diễn, một số nhà tâm lý học - nhất là các nhà tâm lý học lâm sàng và tham vấn - đôi khi cũng dựa vào thông diễn học và các phương pháp quy nạp khác Tâm lý học được miêu tả như một ngành"khoa học trung tâm",với những khám phá trong ngành có ảnh hưởng đến những nghiên cứu và quan điểm của những bộ môn như khoa học xã hội, khoa học thần kinh, và y học.
Bên cạnh việc những kiến thức tâm lý học thường được ứng dụng vào việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần, nó còn trực tiếp hỗ trợ cho việc nắm bắt và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi và hoạt động của con người Dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tâm lý học có mục đích cuối cùng là mang lại ích lợi cho xã hội Phần đông những nhà tâm lý học có liên quan đến vai trò trị liệu, điều trị lâm sàng, tham vấn hoặc làm việc trong trường học Nhiều người khác thực hiện nghiên cứu khoa học về nhiều chủ đề có liên quan đến quy trình tâm thần và hành vi, thường làm việc trong những khoa tâm lý học trực thuộc các trường đại học, hoặc làm công tác giảng dạy và đào tạo tại các môi trường học thuật khác (như trường y hay bệnh viện) Một số làm về tâm lý học nghề nghiệp trong các tổ chức, công ty; hoặc trong những lĩnh vực khác như tâm lý học phát triển và lão hóa, tâm lý trong thể thao, tâm lý trong y học cộng đồng, tâm lý trong truyền thông đại chúng, tâm lý trong lĩnh vực pháp y.
Trang 9PHẦN I
ỨNG DỤNG QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC TRONG THIẾT KẾ, CẢITIẾN SẢN PHẨM KỸ THUẬT
1 Mô tả sản phẩm
- Kia Motors là nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai ở Hàn Quốc, sau Hyundai Motor Company - công ty mẹ của nó.
- Là hãng xe hơi có giá trị thương hiệu lớn thứ 5 châu Á, hạng 13 thế giới năm 2020.
- Theo công ty, tên "Kia" bắt nguồn từ chữ Hán-Hàn 起 (ki, 'nổi lên') và 亞 (a, biểu thị cho 亞細亞, có nghĩa là 'Châu Á') Nó được dịch đại khái là "Nổi lên từ Châu Á (Đông Á)"
Trang 112 Quá trình cảm giác2.1 Khái niệm
Cảm giác là một mức độ phản ánh tâm lý đầu tiên, thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức nói riêng Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh.
Cảm giác là một quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh từng thuộc tính riênglẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quancủa con người.
2.2 Các quy luật cơ bản của cảm giác
- Quy luật ngưỡng cảm giác
+ Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
Ngưỡng cảm giác là giới hạn của kích thích đủ để tác động vào các giác quan của con người để gây ra được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác có 2 loại: ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới.
Trang 12Giữa ngưỡng cảm giác phía trên đến ngưỡng cảm giác phía dưới là vùng cảm giác được tốt nhất.
- Quy luật thích ứng cảm giác
+ Để bảo vệ được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích.
Thích ứng cảm giác chính là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của kích thích, khi cường độ hoặc tính chất của kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm; ngược lại khi cường độ hoặc tính chất của kích thích giảm thì độ nhạy cảm tăng.
- Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác
Quy luật chung của sự tác động qua lại giữa các cảm giác là kích thích lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích khác, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cẩm của một cơ quan phân tích kia
Có hai loại tương phản trong cảm giác: Tương phản đồng thời và Tương phản nối tiếp
- Quy luật bù trừ cảm giác
Khả năng con người thật kỳ diệu Khi có một cảm giác nào đó mất đi hoặc kém thì tính nhạy cảm của cảm giác khác được tăng lên rõ.
Trang 132.3 Ứng dụng quá trình cảm giác
- Ngoại thất của xe Kia Carnival thật sự cá tính và khác biệt thu hút khách hàng ngay từ ánh nhìn đầu tiên với màu xanh lam chủ đạo.
- Trong thiết kế sản phẩm kỹ thuật, cần quan tâm yêu tố màu sắc Màu sắc là cái đầu tiên tác động đến nhận thức của người sử dụng, vận hành Một số kết quả nghiên cứu: Màu sắc ảnh hưởng đến 85% quyết định mua hàng của người mua Khoảng 62-90% đánh giá sản phẩm chỉ dựa trên màu sắc.
- Tại Việt Nam, bảng màu xe Carnival gồm 7 màu: Xanh xám, Xanh sẫm, Trắng ngọc trai, Bạc, Xám, Đỏ sẫm, Đen Một sự đa dạng về màu sắc, giúp người mua có thể tuỳ chọn theo sở thích, phong cách của bản thân 1 điểm cộng !
- Nhìn trực diện từ đầu xe, Kia Carnival 2023 cuốn hút, hiện đại và tinh tế hơn người tiền nhiệm Kia Sedona khá nhiều Những đường nét bo tròn bầu bĩnh trước đây nay đã biến hình trở nên dứt khoát, gân guốc và sắc cạnh.
3 Quá trình tri giác3.1 Khái niệm
Khác với cảm giác, tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là tổng thể các thuộc tính riêng lẻ, mà là một sự phẩn ánh sự vật, hiện tượng nói chung trong tổng hoà các thuộc tính của nó.
Trang 14Tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
Quan hệ giữa cảm giác và tri giác: Cảm giác là cơ sở để hình thành nên tri giác nhưng không được hiểu là tri giác là phép cộng của cảm giác.
3.2 Phân loại tri giác
- Căn cứ vào mức độ tham gia của ý thức ta có:
+ Tri giác không chủ định: Là loại tri giác tự phát, ngẫu nhiên, không có mục đích từ trước mà do sự hấp dẫn của sự vật, hiện tượng.
+ Tri giác có chủ định: Là loại tri giác chủ động, có ý thức, có mục đích từ trước, đòi hỏi ta phải có cố gắng, có biện pháp và kế hoạch tiến hành.
- Căn cứ vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng trong không gian và thời gian ta có:
+ Tri giác các thuộc tính không gian: Là sự phản ánh khoảng không tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí của các vật với nhau…).
+ Tri giác thời gian: Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực.
+ Tri giác vận động: Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian
3.3 Các quy luật cơ bản của tri giác
- Tính trọn vẹn của tri giác
Trang 15+ Là thuộc tính cơ bản của tri giác, phản ánh tương đối đầy đủ những thuộc tính cụ thể, những bộ phận cơ bản của vật và những hình ảnh về chúng được sắp xếp theo những quan hệ nhất định.
Tức là từ một vài thuộc tính, một vài bộ phận của sự vật hiện tượng, chúng ta có thể sắp xếp, có thể liên tưởng đến một sự vật hiện tượng nào gọi là tính trọn vẹn của tri giác.
Ví dụ: Nhìn hình tam giác, chữ E, số 4 chưa hoàn chỉnh…
- Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
+ Là thuộc tính cơ bản của tri giác, có ý thức gọi tên, xếp loại và thông hiểu sự vật theo kinh nghiệm của người tri giác.
Tức là khi chúng ta biết được ý nghĩa của sự vật hiện tượng chúng ta có thể xếp loại các nhóm đối tượng Ngược lại khi chúng ta biết đối tượng tri giác thuộc nhóm nào đó thì chúng ta cũng có thể suy ra ý nghĩa của đối tượng đó.
- Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Là thuộc tính cơ bản của tri giác thể hiện thái độ tích cực của chủ thể
đối tượng ra khỏi bối cảnh.
- Quy luật về tính ổn định của tri giác
Là thuộc tính của tri giác phản ánh về sự vật hiện tượng một cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi
Tức là trong mọi điều kiện, hoàn cảnh thì hình ảnh tri giác phản ánh về sự vật hiện tượng nào đó cũng không thay đổi.
- Quy luật tổng giác
Trang 16Là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, và đặc điểm nhân cách của họ.
Ví dụ: Một học sinh có tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú học một môn nào đó thì học sinh đó sẽ tiếp thu bài giảng kém.
- Ảo giác
Ảo giác là sự tri giác không đúng, sai lệch về các đối tượng thực tại.
Các nguyên nhân gây ảo ảnh tri giác: do quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng; do đặc điểm của đối tượng và bối cảnh tri giác; do đặc điểm cấu tạo của não và giác quan
3.3 Ứng dụng quá trình tri giác
- Hệ thống đèn pha thiết kế độc đáo không nằm liền khối trong cụm thông thường mà thiết kế tách rời, giúp ánh sáng tách biệt trong từng trường hợp cần cường độ sáng cao hay thấp Khi bật chỉ 1 đèn bên ngoài, mắt ta sẽ thấy đầu xe liền
1 màu đen (đèn và lưới tản nhiệt) – sự trọn vẹn của tri giác, tạo cảm giác sang
trọng, tăng thẩm mỹ.
- Đồng thời trang bị đèn tương thích thông minh tự bật tắt phân luồng ánh sáng tránh làm lóa mắt xe đi ngược chiều.
- Tuy vậy, độ sáng của đèn chưa hoàn toàn làm hài lòng được giới yêu xe, nên nhiều khách hàng đã lựa chọn độ đèn để cải thiện trải nghiệm
Trang 184 Quá trình trí nhớ4.1 Khái niệm
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhới, gìn giữ, nhận lại, và nhớ lại những gì cá nhân đã trải qua.
4.2 Các quá trình cơ bản của trí nhớ
1, Ghi nhớ: Là quá trình hình thành các dấu vết trên vỏ não tương ứng với sự vật
hiện tượng đang tác động vào con người.
- Có 2 loại ghi nhớ: Ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định
2, Giữ gìn (lưu giữ): Khả năng giữ lại những điều mà con người ghi nhớ được
trong một khoảng thời gian nhất định.
3, Tái hiện
- Nhận lại: Là làm xuất hiện lại đối tượng (chính là nhớ lại đối tượng) khi sự tri giác đối tượng được lặp lại Nhận lại sẽ nhanh và chính xác nếu hình ảnh mới trong thực tế ăn khớp với hình ảnh cũ trong óc.
- Nhớ lại: Là làm tái hiện lại đối tượng (xuất hiện lại) khi không diễn ra sự tri giác đối tượng đó.
Trang 195 Quá trình tư duy5.1 Khái niệm
Tư duy là một quá trình nhận thức lý tính phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
5.2 Đặc điểm của tư duy:
- Tính có vấn đề của tư duy: Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người Muốn kích thích được tư duy con người phải gặp tình huống có vấn đề.
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tư duy mang tính khái quát và trừu tượng
- Tư duy nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện - Tư duy mang tính khái quát và trừu tượng
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính - Tư duy gắn chặt với thực tiễn
Trang 206 Tưởng tượng
6.1 Khái niệm
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
6.2 Các loại tưởng tượng
- Căn cứ vào tính chủ định (sự tham gia của ý thức):
+ Tưởng tượng không chủ định:
Là loại tưởng tượng mà không có mục đích, ý thức không có biệnpháp cách thức mà vẫn tưởng tượng được Loại tưởng tượng này xảy rakhi ý thức, hệ thống tin hiệu thứ hai bị suy yếu, không hoạt động nhưlúc ngủ, lúc chiêm bao, hay nửa hoạt động, ở trạng thái xúc động hayrối loạn bệnh lý của ý thức như ảo giác, hoảng tưởng
+ Tưởng tượng có chủ định:
Là loại tưởng tượng có mục đích, có ý thức, có biện pháp cách thức để thực hiện tưởng tượng nhằm giải quyết ý muốn của cá nhân
- Căn cứ vào tính chất của hình ảnh tưởng tượng, người ta chia tưởng tượng thành hailoại: Tưởng tượng tái tạo và Tưởng tượng sáng tạo.
- Loại tưởng tượng đặc biệt: Ước mơ và lý tưởng là những loại tưởng tượng hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
Trang 216.3 Ứng dụng của quá trình tưởng tượng
- Đầu xe phần lưới tản nhiệt, thiết kế mũi hổ mở rộng, tạo ấn tượng mạnh với thiết kế 3D mới lạ Phần hoạ tiết bên trong được lấy cảm hứng từ các phím đàn piano độc đáo
=> Thiết kế độc đáo, phần thoát khí khiến ta liên tưởng ngay đến chiếc mũi, được hiện ra ngay trước mặt Vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng như những phím đàn.
7 Ngôn ngữ7.1 Khái niệm
Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và làm công cụ tư duy.
Ngôn ngữ đặc trưng cho từng người Sự khác biệt các nhân về ngôn ngữ thể hiện ở cách phát âm, ở giọng điệu, cách dùng từ, cách biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm…
7.2 Chức năng của ngôn ngữ
- Chức năng chỉ nghĩa
Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu để chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó … với một sự vật, hiện tượng.
- Chức năng thông báo
Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin và nhờ đó thúc đẩy,
Trang 22- Chức năng khái quát hoá
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất Vì vật, ngôn ngữ là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ.
7.3 Phân loại ngôn ngữ
Người ta chia ngôn ngữ thành 3 loại: Ngôn ngữ bên ngoài, ngôn ngữ thầm và ngôn ngữ bên trong.
- Ngôn ngữ bên ngoài:
Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác nhằm mục đích giao tiếp.
Ngôn ngữ bên ngoài gồm 2 loại: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ nói là thứ ngôn ngữ có trước Ngôn ngữ nói biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác.
Có 2 loại ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu và bằng chữ viết.
- Ngôn ngữ bên trong
Đây là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, nó hướng vào bản thân chứ không phải là phương thức giao tiếp Ngôn ngữ bên trong là vỏ từ ngữ của tư duy, của ý thức, nó có tính chất phác hoạ ra một chương trình đại thể cho hoạt động, chuẩn bị cho hoạt động, giúp con người tự điều khiển, tự điều chỉnh mình.
- Ngôn ngữ thầm
Ngôn ngữ thầm là một dạng của ngôn ngữ bên trong Ngôn ngữ thầm không phát ra âm thanh, nó mang tính cô đọng, ngắn gọn.
7.4 Ứng dụng của ngôn ngữ
KIA đã sử dụng ngôn ngữ rất thành công trong việc đổi mới chiếc logo - 6 lần đổi mới logo trong 80 năm hoạt động.
- Mỗi lần đổi mới đều có những ý nghĩa khác biệt và thành công.