Trải qua những biến động lịch sử, vai trò quan trọng của hệ thống giao thông trong sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, không thể phủ nhận đã
Trang 1Chủ đề: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luậncủa cặp phạm trù: “Nguyên nhân và kết quả” Hãyvận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn.
Trang 2MÔN: LUẬT HIẾN PHÁPĐỀ TÀI: Chủ đề 2
Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), có ý kiến đềxuất quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, theo đó, thời hạn sởhữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công
trình theo quy định của pháp luật về xây dựng Với kiến thức về Luậthiến pháp Việt Nam, hãy lập luận để ủng hộ ý kiến trênBỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘINỘI
Trang 33 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 6
4 Ý nghĩa phương pháp luận 6
II Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để giải quyết vấn đề tắc đường hiện nay 7
Phần 1: Khái niệm 7
1.1 Ùn tắc giao thông là gì? 7
1.2 Đặc trưng ùn tắc giao thông? 7
Phần 2: Thực trạng của vấn đề tắc đường hiện nay ở Hà Nội 8
Phần 3: Nguyên nhân, kết quả của tắc đường 9
1.Nguyên nhân 9
2.Kết quả 11
Phần 4: Mối quan hệ biện chứng của Nguyên Nhân – Kết quả của tắc đường 12
III Giải pháp 12
1 Đối với những nguyên nhân chủ quan: 13
2 Đối với những nguyên nhân khách quan: 14
IV Kết luận 15
V Tài liệu tham khảo 16
Trang 6MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, vấn đề tắc nghẽn giao thông đang trở thành một thách thức đáng kể, đặc biệt là tại các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội Đây không chỉ là một vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đô thị Trải qua những biến động lịch sử, vai trò quan trọng của hệ thống giao thông trong sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, không thể phủ nhận đã đóng góp lớn cho sự liên kết giữa các khu vực và giao thương hàng hoá Mạng lưới giao thông không chỉ là chiếc cầu nối quan trọng kết nối các miền, mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế và văn hóa của một quốc gia Tuy nhiên, tại các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội, vấn đề ách tắc giao thông vẫn là một thách thức lớn và chưa được giải quyết triệt để Mặc dù đã có nhiều ý kiến đóng góp, nhưng ách tắc giao thông vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào các giờ cao điểm, đòi hỏi sự đổi mới và thực hiện những giải pháp mạnh mẽ để đảm bảo giao thông diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp nào để giải quyết nạn ách tắc giao thông một cách hữu hiệu nhất? Bằng sự vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả, nhóm chúng em xin phân tích nạn ách tắc giao thông của thủ đô Hà Nội qua một số khía cạnh mà chúng em có thể nắm bắt được
I Khái niệm về cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
1 Khái niệm
- Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác - Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng hai phạm trù.
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó
- Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra, qua đó phản ánh mối quan hệ hình thành của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
Trang 7- Theo định nghĩa của B.Ratxen: Định luật nhân quả… là bất kỳ định luật nào có thể
cho chúng ta khả năng dựa trên một biến cố để đưa ra một kết luận nào đó về một biến cố khác (hay nhiều biến cố khác)
2 Tính chất
Phép biện chứng duy vật của triết học Marx-Lenin khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.
Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình.
Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.
Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu
3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là tất yếu khách quan.- Nguyên nhân là sinh ra kết quả.
- Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau.
- Sự tác động của nguyên nhân đến kết quả có thể theo hai hướng: thuận – nghịch Vì
thế các kết quả được sinh ra từ nguyên nhân cũng khác nhau.
4 Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm những
nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng.
- Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
Trang 8- Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát
huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra.
II Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân kết quả để giải quyết vấn đề tắcđường hiện nay.
Phần 1: Khái niệm.
1.1 Ùn tắc giao thông là gì?
- Giao thông vận tải là hệ thống di chuyển, đi lại của con người, bao gồm cả
người tham gia vận chuyển bằng cách đi bộ, cưỡi động vật (ngựa, voi, ) , chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hoặc các phương tiện giao thông khác, riêng lẻ hoặc cùng nhau Giao thông thường được tổ chức và kiểm soát bởi chính
- Ùn tắc giao thông là khái niệm dùng để mô tả tốc độ giới hạn của các phương
tiện tham gia giao thông, nguyên nhân chủ yếu là do mật độ phương tiện tham gia giao thông quá cao Ùn tắc giao thông thường xảy ra tại các nút giao thông hẹp, đông đúc người qua lại Ùn tắc giao thông ở thành phố Hà Nội là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt vào giờ cao điểm.
- Ùn tắc giao thông là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống
giao thông bị quá tải hay do nhiều nguyên nhân bất khả kháng Đây luôn là vấn đề nghiêm trọng của các đô thị hiện đại ngày nay.
1.2 Đặc trưng ùn tắc giao thông?
- Sau đây là một số đặc trưng của ùn tắc giao thông:
+ Ùn tắc giao thông dạng nút chai và có tính dây chuyền: ùn tắc tập trung tại các nút giao nhất định, có tính thường xuyên và nghiêm trọng nhất tại các giờ tan tàm cao điểm Khi con đường chính bị tắc thì các con đường nhỏ thông với nó sẽ bị tắc dẫn đến tình trạng tắc nghẽn diện rộng Nếu các nút giao thông bị tắc nghẽn mà không được giải quyết nhanh chóng thì cùng với dòng người đổ về nút giao thông sẽ càng bít “nút chai” hơn nữa.
+ Dòng xe đông đúc: Ùn tắc giao thông thường xảy ra trên những tuyến đường có mật độ giao thông đông đúc, đặc biệt là vào giờ cao điểm khi mọi người đến giờ đi làm đi học hay giờ tan tầm Thông thường ở Hà Nội khoảng thời gian từ 7 giờ -9 giờ sáng và 6 giờ 30 – 7 giờ 30 tối sẽ là lúc dòng xe đông đúc nhất, chật kín các làn đường, ngõ ngách Hiện tượng dòng xe chen chúc, kín kẽ, "như nêm như cối" đã trở thành đặc trưng, biểu hiện cụ thể, rõ nét nhất của ùn tắc giao thông.
Trang 9+ Giao thông chậm lại: Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của ùn tắc giao thông xảy ra Các phương tiện chỉ có thể nhích dần hoặc đứng tại chỗ khi ùn tắc kéo dài Việc các phương tiện giao thông trên đường xuất hiện với mật độ dày đặc, chật kín làn đường khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn, bị đình trệ.
+ Sự thiếu kiên nhẫn của người điều khiển phương tiện: Ùn tắc giao thông khiến người điều khiển phương tiện mất dần kiên nhẫn, và đây là nguyên nhân dẫn đến việc mọi người luồn lách, vượt đèn đỏ, vượt các phương tiện khác để có thể đi trước Tuy nhiên, việc làm này không làm cho họ nhanh hơn mà ngược lại càng khiến cho tình trạng tắc đường trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gây hại cho người khác hoặc chính bản thân mình.
Phần 2: Thực trạng của vấn đề tắc đường hiện nay ở Hà Nội.
- Hiện nay, Hà Nội đang phải đối mặt với “Chiến tranh giao thông”, đó là nhận định của các chuyên gia giao thông Nhật Bản đang làm dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội Phương tiện giao thông trên địa bàn đang tăng theo cấp số nhân, ý thức chấp hành luật giao thông tự phát, tuỳ tiện, kéo theo đó là ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng trên địa bàn Hà Nội Theo khảo sát đánh giá thì các tuyến đường chỉ đáp ứng được 30% lượng phương tiện hiện có Mật độ phương tiện tham gia giao thông luôn trong trạng thái quá tải, hiện các tuyến nút giao thông đều quá tải khoảng 200% khi Khối lượng vốn hiện tại vượt quá 7,9 triệu xe Trong đó có 1,1 triệu ô tô, 6,6 triệu xe máy và 200.000 xe điện Giai đoạn 2019 - 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân sở hữu ô tô tại Hà Nội vượt 10%/năm, xe máy vượt 3%/năm Hơn nữa, Hà Nội có tới 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác nhau tham gia giao thông Trong khi đó, diện tích đất giao thông của Hà Nội chỉ chiếm khoảng 10,3% diện tích đất xây dựng đô thị mới, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ 0,26-0,3%/năm, quỹ đất giao thông tĩnh chỉ dưới 1%, tỷ lệ hành khách sử dụng phương tiện công cộng chỉ đạt 18,5% Ùn tắc giao thông là điều khó tránh khỏi.
- Với tốc độ phát triển phương tiện là từ 10% như hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng nghiêm trọng hơn Bên cạnh đó, mức thiệt hại kinh tế do khí thải xe máy đem lại được cho là hơn 20tr USD/năm tại Hà Nội, đáng lo ngại khi mức thiệt hại chiếm 0,3-0,6% GDP của thành phố Theo khảo sát ta còn nhận thấy nhiều thực trạng về giao thông trên địa bàn Hà Nội như: Theo Sở GTVT Hà Nội, 10 năm qua đã có 36 điểm ùn tắc giao thông được "xóa sổ" Tính đến nay, Hà Nội vẫn còn hơn 30 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Tố Hữu - Lê Văn Lương…, Đường phố Hà Nội vẫn ghi nhận nhiều trường hợp người
Trang 10điều khiển phương tiện giao thông chở hàng cồng kềnh, lạng lách gây nguy hiểm các phương tiện khác, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn Nhiều va chạm giao thông dù nhỏ từ nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan cũng khiến cả tuyến đường dài hàng kilomet ùn tắc kéo dài, thậm chí dẫn đến những tai nạn đáng tiếc gây thiệt hại về cả người và tài sản Thực trạng người đi bộ trèo dải phân cách cứng, sang đường tùy tiện không đúng vạch giao thông diễn ra phổ biến, trong khi nhiều cầu vượt bộ và hầm chui ở Hà Nội bị người dân "ngó lơ" không sử dụng.
- Thông tin thêm về tình trạng ùn tắc, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo chia sẻ: Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ diện tích đất giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 20 - 26% trong đô thị trung tâm Trong đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3 - 4% Quy hoạch cũng nêu rõ tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2030 đạt khoảng 50 - 55% tổng nhu cầu đi lại.
Tóm lại đến hiện nay, ùn tắc giao thông vẫn là một vấn đề hàng đầu cần giải quyết ở thành phố Hà Nội.
Phần 3: Nguyên nhân, kết quả của tắc đường.
1.Nguyên nhân.
1.1 Nguyên nhân khách quan
Đầu tiên là do nhu cầu giao thông đường bộ ở Hà Nội rất lớn Với tốc độ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng, sự phát triển của nền kinh tế khiến Hà Nội ngày càng thu hút nhiều người dân ngoại tỉnh đền sinh sống, học tập và làm việc.
Dân số Hà Nội tăng nhanh qua các năm Tính đến đầu năm 2023, dân số Hà Nội dự kiến đạt khoảng 8,5 triệu người (chiếm khoảng 8,5% dân số cả nước) Với mật độ dân số là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước Điều này khiến cho nhu cầu giao thông ở Hà Nội là rất lớn.
Thứ hai về hạ tầng giao thông Hạ tầng giao thông chưa theo kịp với nhu
cầu giao thông Mặc dù trong những năm qua, kết cấu hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội đã được quy hoạch và đầu tư mạnh theo hướng đồng bộ, hiện đại Tuy nhiên, thực tế hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, hiện đại và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vậy nên ùn tắc giao thông vẫn là vấn đề nan giải.
1.2 Nguyên nhân chủ quan
Trang 11Thứ nhất, mạng lưới lưu lượng xe trên các tuyến đường phân bố không
đồng đều
Trên thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông khủng của thành phố mới chỉ đang trong giai đoạn sơ khởi, còn khá rời rạc và chưa phát huy được hết tác dụng Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng 7 vành đai lớn, nhưng đến nay mới chỉ có Vành đai 3 khả dĩ đã được khép kín, còn lại đều rời rạc và cần sớm được liên kết để đảm bảo lưu thông Hiện tuyến Vành đai 3 đang phải chịu áp lực giao thông cực kỳ lớn, cả từ các phương tiện quá cảnh lẫn đi - đến Hà Nội như xe khách liên tỉnh, xe tải, xe cá nhân… Trong khi đó, một số vành đai khác như 3,5; 2,5; 4; 5 lại mới chỉ được đầu tư từng phần hoặc chưa đầu tư; nhiều tuyến giao thông huyết mạch vẫn bị cắt đứt bởi rào chắn tự nhiên là sông Hồng Đa số đường đô thị có mặt cắt ngang hẹp Nhu cầu điểm đỗ xe, bãi đỗ xe tại 10 quận nội thành rất cao trong khi khả năng đáp ứng rất thấp Xuất hiện nhiều điểm đỗ xe, bãi đỗ xe không phép bên cạnh các điểm đỗ xe có giấy phép gây mất trật tự an toàn giao thông, gây ùn tắc giao thông đường bộ.
Thứ hai là về thói quen, ý thức của người tham gia giao thông và sử dụng
dịch vụ giao thông vận tải đường bộ Thói quen sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của người dân cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông Theo số liệu của ngành chức năng, hiện nay, Hà Nội có trên 7.860 nghìn phương tiện các loại Trong đó, ô tô là trên 1.073.000; xe máy, mô tô các loại 6.602.000; xe máy điện 184/471 phương tiện Qua theo dõi cho thấy, mỗi năm Hà Nội tăng 390.000 phương tiện; mỗi tháng tăng 32.750 phương tiện; mỗi ngày tăng 1.100 phương tiện các loại
Với số lượng phương tiện trên, đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ùn tắc giao thông đường bộ ở nhiều tuyến đường trong nội đô thời gian qua Với phương tiện công cộng: Trên địa bàn Hà Nội hiện có 153 tuyến xe buýt, trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội vận hành hơn 80 tuyến buýt với gần 1.100 xe 70 tuyến xe buýt còn lại do 10 doanh nghiệp khai thác Và khi dịch vụ xe buýt công cộng được đưa vào sử dụng với mục đích hạn chế các phương tiện cá nhân nhưng giờ đây do nhu cầu sử dụng quá nhiều, xe buýt trở nên quá tải và tại các điểm dừng của xe buýt tạo ra sự ách tắc.
Ngoài ra ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông trên địa bàn Hà Nội còn chưa cao cũng là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông Tình hình vi phạm Luật giao thông đường bộ, trong những năm vừa qua các vụ vi phạm TTATGT có chiều hướng gia tăng một cách đáng kể cả về số luợng và
Trang 12tính chất mức độ Có thể nói, tỷ lệ đối tượng tham gia giao thông trên đường có vi phạm Luật GTĐB là đáng kể, tập trung vào một số lỗi chính là: đi sai phần đường, dừng đỗ sai quy định, đi quá tốc độ, chuyển hướng không có tín hiệu báo trước, vượt đèn đỏ.
2.Kết quả
Ùn tắc giao thông có thể có những hậu quả dài hạn đối với môi trường và xã hội, bao gồm:
Ô nhiễm môi trường kéo dài:
Ùn tắc giao thông thường dẫn đến tăng cường tiêu thụ nhiên liệu và khí thải từ phương tiện giao thông, góp phần vào sự gia tăng của ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn trong thời gian dài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và môi trường Ùn tắc giao thông xảy ra khi xuất hiện lượng lớn các phương tiện giao thông, khi các phương tiện tăng đồng nghĩa với việc gia tăng một lượng lớn khí thải gia ngoài môi trường khiến ô nhiễm không khí Bên cạnh đó, có một số thành phần ý thức kém thải rác ra đường khi đang tham gia giao thông Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường vẫn sẽ tiếp tục khi ùn tắc giao thông không được cải thiện.
Giảm Năng Suất Kinh Tế:
Ùn tắc giao thông dẫn đến mất thời gian di chuyển, làm giảm hiệu suất làm việc của người lao động Sự trễ tràng và không hiệu quả trong di chuyển làm giảm năng suất lao động hàng ngày Ùn tắc giao thông giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chi phí và thách thức từ ùn tắc giao thông có thể làm giảm khả năng đầu tư vào các dự án phát triển mới và hạn chế cơ hội mở rộng kinh doanh Ùn tắc giao thông có thể ảnh hưởng đến hạ tầng kinh tế, đặt ra thách thức về việc duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng vận tải Các khu vực gặp ùn tắc giao thông có thể trở nên ít hấp dẫn với nhà đầu tư do khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và lợi ích tài chính.
Cảm giác an toàn kém:
Ùn tắc giao thông thường đi kèm với sự chen lấn và áp đặt giữa các phương tiện, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông Người tham gia điều khiển các phương tiện và người đi bộ giao thông sẽ có cảm giác lo lắng và mất an toàn khi đối mặt với tình trạng giao thông không kiểm soát Cảm giác không an toàn từ việc phải đối mặt với áp lực và nguy cơ tai nạn có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sức khỏe tinh thần Việc phải đối mặt với tình trạng giao thông không dễ dàng và không an toàn