1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào phạm trù quy luật mâu thuẫn

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào phạm trù quy luật mâu thuẫn
Tác giả Nguyễn Hoàng Nam, Bùi Tiến Tùng, Trịnh Huy Quang, Yu Chia Min, Trương Đăng Quang
Trường học Triết học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các MĐL.❖ Vị trí của quy luật: “hạt nhân" của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của sự vận động,

Trang 2

Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận vào phạm trù quy luật mâu thuẫn

Lớp: Triết học – BK01

Nhóm: 13

Trang 3

Mục lục

❖ 1 Danh sách thành viên

❖ 2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn

❖ 3 Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển

❖ 4 Mâu thuẫn là động lực của sự vận động

❖ 5 Ý nghĩa của phương pháp luận

❖ 6 Ví dụ khi liên hệ từ đời sống

Trang 4

1 Danh sách thành viên

1 Nguyễn Hoàng Nam 20231076M 23A-EM-QLKTCN.KT

2 Bùi Tiến Tùng 20231058M 23A-IT-KHDL-E

3 Trịnh Huy Quang 20231057M 23A-IT-KHDL-E

4 Yu Chia Min 20231079M 23A-MS-KHVL

5 Trương Đăng Quang 20231166M 23A-MI-TT

Trang 5

2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn

❖ Mặt đối lập (MĐL) là các mặt có những đặc điểm, những thuộc tính những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại khách quan Ví dụ: trong 1 nguyên tử sẽ có điện tích âm và điện tích dương

❖ Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL

❖ Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều

có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các MĐL

❖ Vị trí của quy luật: “hạt nhân" của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của

sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

❖ Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những khuynh hướng, MĐL, từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân chúng Sự thống nhất và đấu tranh từ các MĐL tạo ra xung lực nội của sự vận động, phát triển, và dẫn tới mất đi cái cũ thay thế bởi cái mới

Trang 6

2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn (tiếp)

Nội dung quy luật

❖ Sự thống nhất của các mặt là sự ràng buộc, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các MĐL, sự tồn tại của mặt này là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia

và ngược lại:

1) Các MĐL nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, MĐL này lấy MĐL kia làm tiền đề Chỉ

là tương đối và tạm thời

2) Các MĐL tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn

3) Giữa các MĐL có sự tương đồng

❖ Đấu tranh của các MĐL là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của các MĐL Sự đấu tranh của các MĐL có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các MĐL

❖ Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các MĐL tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới

Trang 7

2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn (tiếp)

Tính chất

Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng,

không phải đem từ bên ngoài vào

Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

Tính đa dạng, phong phú: mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, mỗi

loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật

Trang 8

2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn (tiếp)

Phân loại

- Căn cứ vào quan hệ giữa các MĐL đối với sự vật được xem xét, mâu thuẫn được phân loại thành:

Mâu thuẫn bên trong: sự qua lại giữa các MĐL của cùng một sự vật (ví dụ: mâu

thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa)

Mâu thuẫn bên ngoài: mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác (ví dụ: mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN

là mâu thuẫn bên ngoài)

- Căn cứ vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được phân loại thành:

Mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật

Mâu thuẫn không cơ bản: mâu thuẫn đặc trưng cho một phương tiện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật

Trang 9

2 Lí thuyết về quy luật mâu thuẫn (tiếp)

Phân loại

- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, mâu thuẫn được phân loại thành:

Mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó

Mâu thuẫn thứ yếu: mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối (ví dụ: mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân trong giai đoạn 1940-1943)

- Căn cứ vào các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn trong xã hội được phân loại thành:

Mâu thuẫn đối kháng: mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những

xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ: mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư sản)

Mâu thuẫn không đối kháng: mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với

Trang 10

3 Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển

● Sự thống nhất, đấu tranh các MĐL chính là hai xu hướng tác động khác nhau MĐL

○ Trong quá trình phát triển và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của MĐL không tách rời nhau

● Đấu tranh của MĐL được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển

○ Khi bắt đầu, mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập

○ Khi hai MĐL có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ

đó mâu thuẫn được giải quyết Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi

● Sự phát triển là cuộc đấu tranh các MĐL

○ Khi có thống nhất của các MĐL thì sẽ xuất hiện đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các MĐL không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn

○ Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các MĐL quy định về tính thay đổi và tính ổn định của sự vật Do

đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Trang 11

● Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân nó, luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các MĐL làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng Chúng có vị trí, vai trò nhất định đối với

sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng

● Sự thống nhất của các MĐL gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật Khi nào các MĐL còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại Vì vậy, thống nhất

có tính tương đối

● Trong khi các MĐL thống nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không ngừng diễn

ra Đấu tranh giữa các MĐL làm cho bản thân các MĐL đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các MĐL xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời

⇒ Vì vậy, đấu tranh có tính tuyệt đối.

4 Mâu thuẫn là động lực của sự vận động

Trang 12

● Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động, phát triển: Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các MĐL nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau Sự khác nhau

đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt Khi hội đủ những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận động và phát triển

⇒ Tóm lại: mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các MĐL là nguồn gốc của sự vận động

và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời

Ví dụ: Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt tranh chấp nội

bộ để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên

4 Mâu thuẫn là động lực của sự vận động (tiếp)

Trang 13

5 Ý nghĩa phương pháp luận

3 ý nghĩa lớn:

● Tôn trọng mâu thuẫn: Trong hoạt động nhận thức, cần tìm ra thể thống nhất của các MĐL trong SV, HT; trong hoạt động thực tiễn, tìm ra những phương thức, phương tiện,… có khả năng giải quyết mâu thuẫn thúc đẩy SV phát triển

● Phân loại mâu thuẫn, phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể để tìm ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó

● Nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các MĐL, không điều hoà, nóng vội hay bảo thủ

Trang 14

5 Ý nghĩa phương pháp luận (tiếp)

Phân tích sâu hơn:

● Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó

● Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng MĐL trong mâu thuẫn

và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những phương pháp để giải

quyết mâu thuẫn

● Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các MĐL, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa

Trang 15

6 Ví dụ

Mao Trạch Đông – Cố Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong cuốn “Bàn về thực tiễn, bàn về mâu thuẫn” (1966), đã đưa ra lý thuyết về bản chất của mâu thuẫn như một quy luật phổ quát, và có nhiều ví dụ về bản chất vận động của chủ nghĩa tư bản, về sự phát triển của cách mạng Trung Quốc và sự chuyển đổi của Quốc dân Đảng (QDĐ) và Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như sau:

❖ Đầu tiên, trong giai đoạn chuyển giao giữa chủ nghĩa tư bản của thời kỳ cạnh tranh tự do

sang chủ nghĩa đế quốc, không có sự thay đổi nào về bản chất giai cấp hay bản chất xã hội của hai giai cấp đối kháng trong hệ thống tư bản, cụ thể là giai cấp vô sản và tư bản

❏ Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gia tăng, và xuất hiện những

mâu thuẫn mới như mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền và tư bản phi độc quyền, mâu thuẫn giữa các cường quốc thuộc địa và các thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước tư bản mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển không đồng đều Từ đó chủ nghĩa tư bản tự do đã chuyển hóa thành chủ nghĩa đế quốc để giải quyết những mâu thuẫn trên

❏ Chủ nghĩa của Lenin là chủ nghĩa Marx của thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách

mạng vô sản chính xác bởi vì Lenin và Stalin đã giải thích chính xác các mâu thuẫn này và đã đề ra lý thuyết và chiến lược đúng đắn của cách mạng vô sản để giải quyết

Trang 16

6 Ví dụ (tiếp)

❖ Thứ hai, quá trình của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc, bắt đầu từ Cách

mạng Tân Hợi (1911), cũng có thể chia thành nhiều giai đoạn Cụ thể, cuộc cách mạng trong giai đoạn lãnh đạo của giai cấp tư sản và cuộc cách mạng trong giai đoạn lãnh đạo của giai cấp vô sản đại diện cho hai giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác nhau;

⇒ Nói cách khác, sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của cuộc

cách mạng, đã tạo ra một sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các giai cấp, tạo ra sự bùng

nổ lớn lao trong cuộc cách mạng nông dân, đem lại tính toàn diện cho cuộc cách mạng chống

đế quốc và phong kiến, tạo ra khả năng chuyển từ cuộc cách mạng dân chủ sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, v.v Tất cả những điều này đều không thể xảy ra trong giai đoạn cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản

Trang 17

6 Ví dụ (tiếp)

❏ Dù không có sự thay đổi nào đã xảy ra trong bản chất của sự mâu thuẫn cơ bản

trong quá trình tổng thể, tức là tính cách mạng dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến của tiến trình cách mạng (điều ngược lại là bản chất bán thuộc địa và bán phong kiến), tuy nhiên, quá trình này đã trải qua một số giai đoạn phát triển trong hơn 20 năm Trong thời gian này, nhiều sự kiện lớn đã diễn ra - thất bại của Cách mạng Tân Hợi (1911) và việc thành lập chế độ của các quân phiệt Bắc Dương, việc hình thành mặt trận thống nhất quốc gia đầu tiên và cuộc cách mạng 1924-27,

sự tan rã của mặt trận thống nhất và sự phản bội của giai cấp tư sản đổi phe sang bên phản cách mạng, các cuộc chiến tranh giữa các quân chủ mới, cuộc cách mạng nông dân, việc thành lập mặt trận thống nhất quốc gia thứ hai và cuộc kháng chiến chống Nhật

❏ Những giai đoạn này được đánh dấu bởi các đặc điểm riêng biệt như sự gia tăng đối

kháng giữa một số mâu thuẫn (ví dụ: Cuộc chiến Cách mạng Nông dân và sự xâm lược của Nhật Bản vào 4 tỉnh Đông Bắc), sự giải quyết một phần hoặc tạm thời của các mâu thuẫn khác (ví dụ: sự tàn lụi của quân phiệt Bắc Dương và việc tịch thu ruộng đất của địa chủ), và sự xuất hiện của một số mâu thuẫn mới (ví dụ: xung đột giữa các quân phiệt kiểu mới, và việc các địa chủ lấy lại đất sau khi cách mạng để

Trang 18

6 Ví dụ (tiếp)

❖ Thứ ba, bản thân QDĐ và ĐCSTQ cũng có nhiều chuyển hóa Trong giai đoạn mặt trận

thống nhất đầu tiên, Quốc dân Đảng đã thực hiện đường lối của Tôn Trung Sơn về việc liên minh với Liên Xô, hợp tác với Đảng Cộng sản và hỗ trợ nông dân và công nhân; do đó QDĐ có tính cách mạng mạnh mẽ, là sự liên minh của các giai cấp trong cuộc cách mạng dân chủ Tuy nhiên, sau năm 1927, tự nó đã biến thành phe đối lập và trở thành một khối phản động của các địa chủ và đại tư bản Sau Sự biến Tây An (1936), QDĐ bắt đầu kết thúc nội chiến và hợp tác với ĐCSTQ để cùng chung đối kháng chống đế quốc Nhật

⇒ Về Đảng Cộng sản Trung Quốc:

❏ Đảng đã dũng cảm lãnh đạo cuộc cách mạng 1924-27 nhưng lại bộc lộ sự non nớt trong

việc hiểu biết về bản chất, nhiệm vụ và phương pháp của cuộc cách mạng, từ đó dẫn đến hậu quả gây ra sự thất bại của cuộc cách mạng

❏ Sau năm 1927, ĐCSTQ đã dũng cảm lãnh đạo Cách mạng Nông dân và tạo ra quân đội

cách mạng và các cơ sở cách mạng; tuy nhiên, Đảng đã mắc lỗi mạo hiểm đã gây ra những tổn thất rất lớn cho cả quân đội và các khu vực cơ sở

❏ Kể từ năm 1935, Đảng đã sửa chữa sai lầm và trưởng thành hơn trong việc lãnh đạo mặt

trận thống nhất mới chống lại Nhật Bản Ở giai đoạn hiện tại, ĐCSTQ là một đảng đã trải qua sự thử nghiệm của hai cuộc cách mạng và đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu hơn

Trang 19

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 02/04/2024, 06:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w