GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước là sự tăng lên về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Vì thế, chính phủ các nước đều có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là thúc đẩy sự tạo lập doanh nghiệp trong giới trẻ Việc thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế, các hoạt động này thường được thực hiện tiên phong nhằm thúc đẩy các chương trình đào tạo tại các trường đại học ở châu Âu và châu Mỹ Tại Việt Nam trong thời gian qua, Chính phủ và các tổ chức cũng đã có nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp như chương trình Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, chương trình truyền hình Làm giàu không khó, hay việc thành lập Câu lạc bộ Khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt, nhằm mục đích khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức, công dân, nhà khoa học Việt Nam khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ, sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế trên nền tảng ứng dụng, phát triển, đổi mới khoa học và công nghệ, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học tại Việt Nam được thành lập năm 2014. Điều đó cho thấy rằng, hoạt động khởi nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, bởi doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 45% tổng GDP của cả nước, 31% thu ngân sách Nhà nước hằng năm và thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc trong giai đoạn 2010-2017 (Phùng Thế Đông, 2019).Chính những chương trình Khởi nghiệp tạo cơ hội cho những người trẻ tuổi phát huy tinh thần sáng tạo để lập ra những dự án khởi nghiệp thành công, đồng thời xây dựng một chương trình bổ ích về hỗ trợ các dự án có ý tưởng khởi nghiệp tốt, bao gồm các hoạt động tư vấn, đào tạo và cung cấp thông tin, hỗ trợ tìm kiếm và đặc biệt tiếp cận các nguồn vốn từ các nhà đầu tư,
Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư duy làm chủ” trong thanh niên trở dần nên quan trọng Vậy, những yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp (YDKN) của thanh niên tại cụ thể một địa phương như huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT)? Đây cũng chính là lý do đưa đến quyết định tác giả lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên tại Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm nội dung luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung xác định các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định kinh doanh (YDKN) của thanh niên huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra những gợi ý về quản trị nhằm hỗ trợ và nâng cao YDKN của thanh niên khi khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, để góp phần làm rõ hơn các lý luận liên quan đến YDKN
- Thứ hai, để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện
- Thứ ba, để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chính đến
YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
- Thứ tư, để đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao YDKN của thanh niên
Việt Nam nói chung và huyện Châu Đức nói riêng.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Những lý luận liên quan đến đến YDKN là gì?
- Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT là gì?
- Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng chính đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT như thế nào?
- Câu hỏi 4: Hàm ý quản trị đề xuất nào có thể thực hiện nhằm nâng cao YDKN của thanh niên tại Việt Nam nói chung và huyện Châu Đức nói riêng?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
- Đối tượng điều tra: Thanh niên, người trẻ tuổi có tuổi đời từ 16 đến 30 bao gồm cả nam và nữ, có bằng cấp cũng như không có tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 15/11/2019 đến
15/12/2019 Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05/2019 đến tháng 3/2020.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT, địa điểm điều tra dữ liệu sơ cấp tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc nghiên cứu các lý thuyết về quản lý, đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Châu Đức tỉnh BRVT, từ đó so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho việc đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao YDKN cho thanh niên tại đơn vị.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này gồm có phương pháp phân tích định tính, phương pháp phân tích định lượng.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, tác giả áp dụng phương pháp định tính dựa trên sự tư vấn của các chuyên gia Bằng cách tiếp cận này, tác giả thu thập ý kiến, đánh giá khách quan để hoàn thiện mô hình nghiên cứu về ý thức dân chủ của thanh niên huyện Châu Đức, tỉnh BRVT Các chuyên gia cũng đóng góp ý kiến cho việc điều chỉnh thang đo nghiên cứu và đưa ra đề xuất cải thiện ý thức dân chủ của thanh niên tại địa phương.
- Phương pháp định lượng: Tác giả tiến hành khảo sát thanh niên trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện để có được các đánh giá và ý kiến của khách quan về YDKN của họ Thời gian tiến hành điều tra: Từ ngày 15/11/2019 đến ngày 15/12/2019 Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn, tác giả hiệu chỉnh, mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, đánh giá giá trị thang đo, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định giá thuyết thống kê bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về YDKN, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý của Huyện Châu Đức tỉnh BRVT nói riêng và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung thấy được những yếu tố nào ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên, từ đó đưa ra hàm ý quản trị để khuyến khích và nâng cao YDKN của thanh niên.
Kết cấu của đề tài
Luận văn có kết cấu gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.
Trong chương này trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu tổng quát Những nội dung này sẽ giúp có cái nhìn tổng quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ sở lý luận liên quan trong chương tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về ý định khởi nghiệp
"Khởi nghiệp" là quá trình bắt đầu tạo dựng một doanh nghiệp mới Khái niệm này có nhiều chiều kích trong nghiên cứu học thuật, được xem là việc mở một doanh nghiệp mới (Krueger và cộng sự, 1944) hoặc "tinh thần doanh nhân" (MacMillan, 1991) Theo Laviolette và cộng sự (2012), khởi nghiệp đề cập đến việc tự chủ, tự kinh doanh Nghiên cứu khởi nghiệp tập trung chủ yếu vào hai định nghĩa và hai hướng chính: doanh nghiệp mới và tinh thần doanh nhân.
Hướng thứ nhất, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế lao động là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình nên gắn khởi sự kinh doanh với thuật ngữ “tự tạo việc làm” (Kolvereid, 1996) và các nghiên cứu về lựa chọn nghề nghiệp Theo hướng nghiên cứu này khởi nghiệp là lựa chọn nghề nghiệp của những người chấp nhận rủi ro, mong muốn tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình không phụ thuộc vào người khác và thậm chí thuê người khác làm công cho họ (Linan và Chen, 2006).
Hướng thứ hai, khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh gắn với thuật ngữ “tinh thần doanh nhân” Bird (1988) cho rằng khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một công việc kinh doanh mới Hay nhưGupta và Bhawe (2007) định nghĩa đây là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo ra một doanh nghiệp mới.
Theo từ điển Webster Dictionary, định nghĩa người khởi nghiệp là người tổ chức hoặc quản trị các doanh nghiệp, đặc biệt các công việc kinh doanh có nhiều rủi ro và sự không chắc chắn Bird (1988) định nghĩa người khởi nghiệp là người bắt đầu (hoặc tạo dựng) một công việc kinh doanh mới MacMillan và Katz (1992) cho rằng người khởi nghiệp là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu công việc kinh doanh có tính rủi ro Người khởi nghiệp là người tạo dựng doanh nghiệp mới và phát triển công việc kinh doanh, họ có cá tính năng động trong các hoạt động kinh tế, quản trị các thay đổi về kỹ thuật và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo dựng văn hóa đổi mới và học tập không ngừng trong doanh nghiệp.
Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa ý định theo nhiều cách Trong tác phẩm của mình, Bird (1988) định nghĩa như một trạng thái của tâm trí hướng sự chú ý của một người đối với một đối tượng cụ thể (mục tiêu), hoặc cách để đạt được điều gì đó Tubbs và Ekeberg (1991) cho rằng một ý định có thể được mô tả như là một đại diện nhận thức của cả mục tiêu mà người ta đang phấn đấu và kế hoạch hành động mà người ta dự định sử dụng để đạt được mục tiêu đó Trọng tâm của cả hai định nghĩa là vai trò của các mục tiêu và khả năng ảnh hưởng đến ý định của chúng.
Souitaris và cộng sự (2007) cho rằng YDKN có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp Đó là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tạo doanh nghiệp mới (Gupta và Bhawe, 2007) Bird (1988); Shane và Venkataraman (2000) ủng hộ quan điểm rằng hai mục tiêu chủ yếu đặc trưng cho tinh thần khởi nghiệp là thành lập các công ty độc lập mới và tạo ra giá trị mới trong các mục tiêu hiện có.
Dựa theo quan điểm này, đề tài xác định YDKN là sự thể hiện nhận thức về các hành động được thực hiện bởi các cá nhân để thành lập doanh nghiệp độc lập mới hoặc tạo ra giá trị mới trong các công ty hiện có.
2.1.2 Vai trò của ý định khởi nghiệp
Theo cách tiếp cận nhận thức, ý định chiếm vị trí trung tâm trong nghiên cứu hành vi của con người (Tubbs và Ekeberg, 1991) Theo Ajzen và Fishbein (1980), hầu hết các hành vi liên quan đến xã hội, chẳng hạn như các hành vi liên quan đến sức khỏe hoặc thành lập các tổ chức mới, đều nằm dưới sự kiểm soát của ý chí Một số học giả đồng ý với quan điểm này và đã chứng minh rằng ý định là dự đoán duy nhất, tốt nhất cho các hành vi ý chí như vậy (Bagozzi và cộng sự, 1989; Ajzen, 1991; Sutton, 1998). Điều chắc chắn là các ý tưởng kinh doanh bắt đầu bằng cảm hứng; mặc dù ý định là cần thiết để chúng trở nên rõ ràng Đồng tình với quan điểm này, Krueger và cộng sự (2000) cho rằng các cá nhân không khởi nghiệp như một phản xạ mà họ cố tình làm điều đó Do ảnh hưởng của các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp, chính trị, hình ảnh và văn hóa chưa được thiết lập (Bird, 1988), đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới được thành lập nên YDKN của người sáng lập sẽ xác định hình thức và phương hướng hoạt động của một tổ chức mới ra đời.
YDKN cũng ảnh hưởng đến hành động của các tổ chức hiện có Trong các doanh nghiệp đã thành lập, YDKN là kết quả của quá trình có chủ ý của các cá nhân theo đuổi và khai thác các cơ hội (Stevenson và Jarillo, 1986) Do đó, các tổ chức hiện tại xây dựng các YDKN với mục tiêu cuối cùng là thành công trong kinh doanh.Wiklund (1999) cho rằng các YDKN của các hướng tới việc tạo ra giá trị mới trong các tổ chức hiện có, được thực hiện thông qua các hành động sáng tạo, chủ động và mạo hiểm (Miller, 1983), có tác động đến tăng trưởng trong kinh doanh Theo cách tiếp cận tương tự, Wiklund và Shepherd (2003) về mặt thực nghiệm chứng minh rằng ý định đổi mới, chủ động và chấp nhận rủi ro sẽ nâng cao hiệu suất của một công ty.
2.1.3 Tiền đề của ý định khởi nghiệp
Các nghiên cứu khoa học thừa nhận một loạt các yếu tố chịu tác động đến sự hình thành YDKN Các nhà khoa học đã nhóm thành hai nhóm chính: Các yếu tố cá nhân và các yếu tố theo ngữ cảnh (Bird, 1988) Nhóm yếu tố đầu tiên bao gồm nhân khẩu học, đặc điểm cá nhân, đặc điểm tâm lý, kỹ năng cá nhân và kiến thức nền tảng, mạng lưới các quan hệ cá nhân xã hội Nhóm yếu tố thứ hai bao gồm tác động của môi trường và các yếu tố tổ chức.
2.1.3.1 Nhóm các yếu tố cá nhân
Nhân khẩu học: Từ những đóng góp ban đầu của Roberts (1991) về đặc điểm cá nhân của các nhà khởi nghiệp, một số bài viết đã xem xét nhân khẩu học để xác định các yếu tố tác động đến việc hình thành YDKN Hầu hết họ đã xem xét đến vấn đề giới tính và tuổi tác.
Về khía cạnh giới tính, nghiên cứu cho thấy đàn ông trưởng thành có khả năng khởi nghiệp cao gấp hai lần phụ nữ (Reynold và cộng sự, 2002) Tuy nhiên, khi xét đến lợi ích nghề nghiệp của thanh thiếu niên - những doanh nhân tiềm năng, YDKN của nữ giới thấp hơn đáng kể so với nam giới (Kourilsky và Walstad, 1998).
- Về độ tuổi, Boyd (1990) cho thấy nó có mối tương quan tích cực với YDKN Cụ thể hơn, Bates (1995) chứng minh rằng YDKN và, kết quả là khả năng kinh doanh, tăng theo tuổi tác, lên đến đỉnh cao khi mọi người bước sang tuổi 40.
Tính trạng hôn nhân đã được chứng minh có ảnh hưởng đến ý định kinh doanh (YDKN), với những người đã kết hôn có xu hướng tham gia kinh doanh nhiều hơn (Evans và Leighton, 1989) Tình trạng việc làm cũng là một yếu tố quan trọng, trong đó thất nghiệp và mất an toàn việc làm có liên quan trực tiếp đến YDKN (Storey, 1991; Ritsila và Tervo, 2002) Về đặc điểm tính cách, sự tự tin, lạc quan, kiên trì và đam mê có thể thúc đẩy YDKN (Busenitz, 1999; Cooper et al., 1988; Gartner et al., 1991; Locke, 1993) Đặc điểm tâm lý cũng liên quan đến YDKN, với các khái niệm như nhu cầu cải thiện (McClelland, 1961), chấp nhận rủi ro (Stewart và Roth, 2001; Weber et al., 2002) và thiết lập mục tiêu (Locke và Latham, 1990) được nghiên cứu rộng rãi.
Kỹ năng cá nhân và kiến thức nền tảng: Bối cảnh và kỹ năng được tích lũy bởi mỗi doanh nhân, là yếu tố dự đoán các hoạt động khởi nghiệp Roberts và Fusfeld (1981) cho rằng trình độ kỹ năng quản lý cao là yêu cầu đối với các cá nhân tham gia vào các công ty công nghệ cao Baum và cộng sự (2001) cho thấy các kỹ năng về kỹ thuật, quy trình và quản lý có tác động đến tinh thần kinh doanh Ngoài ra kiến thức nền tảng, được định nghĩa bởi Shane (1999) là kho thông tin được tạo ra thông qua trải nghiệm cuộc sống của con người và ảnh hưởng đến YDKN.
2.1.3.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài
Tác động của môi trường
Tổng quan nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu về khởi nghiệp
Nghiên cứu Driessen và Zwart (2006), về sự tác động của các yếu tố tính cách cá nhân lên khả năng khởi nghiệp Mô hình đã được các nhà nghiên cứu phát triển lên thành mô hình E-Scan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến khả năng khởi nghiệp của cá nhân và được khảo sát trên mạng internet toàn cầu Có 10 yếu tố tính cách cá nhân tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mô hình: Nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng.
Zain và cộng sự (2010) cho rằng các yếu tố tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến khởi nghiệp của sinh viên kinh tế ở Malaysia. Đối với sinh viên kinh tế tại Pakistan, Azhar (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình; các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp, năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến khởi nghiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu của Wang (2011) đã chỉ ra sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ Song song đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp của đối tượng này.
Nghiên cứu của Linan (2011) cũng đã kết luận, các nhân tố ảnh hưởng chính đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là sự sẵn sàng kinh doanh; thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và hình thành nhân viên; sự tăng trưởng; sự ưu tiên cho các công việc đối với của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.
Nghiên cứu của Ooi và Nasiru (2015) về ảnh hưởng của giáo dục về kinh doanh tới sinh viên đại học cộng đồng Malaysia Mẫu nghiên cứu gồm 235 sinh viên năm cuối đã được rút ra từ bốn trường nằm ở khu vực phía bắc Malaysia Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng cộng đồng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp.
Theo Zain và cộng sự (2010), kết quả nghiên cứu về ý định trong kinh doanh của sinh viên Malaysia cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh là do tác động bởi các thành viên trong gia đình, tham gia các khóa học về kinh doanh, đặc điểm tính cách của cá nhân Wang và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng, sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và kinh nghiệm làm việc có tác động trực tiếp đến YDKN của sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ Song song đó, nền tảng kinh doanh của gia đình, đạo đức kinh doanh cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định của đối tượng.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy khẳng định tác động của yếu tố môi trường, trải nghiệm cá nhân và các hoạt động định hướng khởi nghiệp đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học Cụ thể, các trải nghiệm cá nhân, bao gồm những trải nghiệm trong quá trình học tập, cũng đóng vai trò quan trọng Các hoạt động định hướng khởi nghiệp trong và ngoài chương trình đào tạo góp phần nâng cao sự tự tin và mong muốn khởi nghiệp của sinh viên Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với trải nghiệm cá nhân, cần tiếp tục mở rộng nghiên cứu để xác định toàn diện hơn các nhân tố tác động đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên.
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp với trường hợp sinh viên khoa Kinh tế vàQuản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại họcCần Thơ Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh hưởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến YDKN của sinh viên bao gồm: Thái độ và sự hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2015) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập từ 400 sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Kết quả, có 4 nhân tố tác động đến YDKN của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ, bao gồm: thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có ảnh hưởng mạnh nhất đến YDKN.
Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) đã xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh, gồm: Giáo dục và đào tạo tại trường Đại học, kinh nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, Tính cách cá nhân, nguồn vốn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 405 sinh viên bậc Đại học ở các ngành học khác nhau Nghiên cứu dựa trên phương pháp thống kê mô tả và mô hình cân bằng cấu trúc tuyến tính Kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố ảnh hưởng dương đến ý định khởi nghiệp của sinh viên thông qua nhân tố sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp gồm: hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, ý kiến của những người xung quanh và sở thích kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin.
Sự tự tin về tính khả thi trong khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng tăng.
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang, Cao Nguyễn Trung Cường (2017) được thực hiện nhằm mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - Luật Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 361 sinh viên (năm nhất, năm hai, năm ba, năm tư) thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện Thực hiện một nghiên cứu khám phá chúng tôi tìm thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên bao gồm: nhận thức kiểm soát hành vi, động cơ chọn làm công cho một tổ chức, môi trường cho khởi nghiệp, động cơ tự làm chủ, quy chuẩn chủ quan và sự hỗ trợ của môi trường học thuật Trong đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có tác động mạnh nhất đến ý định khởi sự doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nam (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Mẫu nghiên cứu gồm 300 sinh viên đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố được xác định là có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đó là: sự đam mê, môi trường giáo dục, hỗ trợ khởi nghiệp và nguồn vốn Trong đó, nhân tố sự đam mê và môi trường giáo dục có tác động mạnh nhất Vì vậy, nhằm đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong học sinh sinh viên trong thời gian tới, nhà nước và nhà trường cần có những chính sách cụ thể để tạo môi trường khởi nghiệp trong sinh viên hoặc những thanh niên trẻ tuổi phát triển rộng khắp và có chất lượng cao.
Nguyễn Văn Đức (2017) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận tỉnh Kiên Giang Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Thái độ khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp với mẫu nghiên cứu gồm 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn và Hỗ trợ khởi nghiệp Trong đó, nhân tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện
Vĩnh Thuận Chưa có bằng chứng khẳng định rằng có hay không sự ảnh hưởng của nhân tố Thái độ khởi nghiệp và Thị trường đến ý định khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nhằm khám phá và xác định mức độ ánh hưởng của các yếu tố chương trình giáo dục, kiến thức và kinh nghiệm, quy chuẩn chủ quan, thái độ, tính cách, nhận thức kiểm soát hành vi xuất phát từ lý thuyết hành vi hoạch định TPB Kết quả khảo sát 434 nữ sinh viên cho thấy thái độ cá nhân, chương trình đạo tạo có tác động lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
2.2.2 Các nghiên cứu về ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tiến hành lược khảo tài liệu trong và ngoài nước, có thể nhận thấy rất nhiều tác giả đã ứng dụng lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) để xác định ảnh hưởng của thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đến YDKN Tuy nhiên, những nghiên cứu về YDKN dựa trên lý thuyết hành vi dự định cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi thường giải thích được từ 60% đến 70% sự khác biệt trong ý định, khả năng giải thích này còn tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống (Karimi và cộng sự, 2014) Do vậy, để gia tăng khả năng tiên lượng của lý thuyết hành vi dự định và phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên huyện Châu Đức thông qua 6 yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và nguồn vốn.
H5: Kinh nghiệm làm việc Ý định khởi nghiệp
(Thái độ với hành vi)
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi
(Cảm nhận về khả năng kiểm soát hành vi)
H4: Giáo dục Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen, (1991); có rất nhiều nghiên cứu xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến YDKN của thanh niên ví dụ như mô hình Khan và cộng sự (2016) cho thấy “Thái độ hướng đến khởi nghiệp”,
Thái độ, theo Ajzen (1991), là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định hành vi (YDKN) của thanh thiếu niên ở Karachi "Quy chuẩn chủ quan" và "Nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi" đều ảnh hưởng tích cực đến YDKN "Quy chuẩn chủ quan" đề cập đến mức độ mà một cá nhân tin rằng những người quan trọng trong cuộc sống của họ sẽ chấp thuận hành vi của mình Trong khi đó, "Nhận thức kiểm soát liên quan đến hành vi" phản ánh niềm tin của cá nhân rằng họ có đủ khả năng thực hiện hành vi Bằng cách này, cả hai yếu tố này đều tác động đến YDKN của thanh thiếu niên, giúp họ đưa ra lựa chọn hành động phù hợp.
“Đánh giá của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi”, quy chuẩn chủ quan có thể được mô tả là nhận thức của cá nhân về các áp lực của xã hội đối với việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi hay đơn giản hơn có thể hiểu đó là nhìn nhận của cá nhân về tính hấp dẫn của ý định chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự ủng hộ của những người gần gũi như người thân, bạn bè và những người họ cho là quan trọng (Nguyễn Thu Thủy, 2015), cuối cùng nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là cảm nhận của cá nhân về việc dễ hay khó khi thực hiện hành vi, nó biểu thị mức độ kiểm soát việc thực hiện hành vi chứ không phải là kết quả của hành vi Các nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001); Krueger và Reilly (2000) cũng đều khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa của yếu tố của thuyết TPB lên YDKN Thêm vào đó, nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thu Thủy (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Phan Anh
Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đưa ra kết quả tương tự với đối tượng thanh niên tại các không gian nghiên cứu khác nhau Vì vậy, 3 giả thiết đầu tiên ứng dụng lý thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) được phát biểu như sau:
H1: Thái độ có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
Có một mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và đào tạo và hành vi, ý định kinh doanh Giáo dục và đào tạo sẽ ảnh hưởng đến mức độ đổi mới thông qua động lực, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh doanh thành công, cũng như tạo sự tăng trưởng trong quá trình phát triển (Clark và cộng sự, 1984); Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tới phân tích, lập kế hoạch và kiểm soát các quá trình (Hart, 1992) Theo Arenius và Minniti (2005), các cá nhân được đào tạo cao sẽ có nhiều khả năng để theo đuổi các cơ hội kinh doanh Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Thu Thủy (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) cũng đều đưa ra kết quả về sự quan trọng của yếu tố hoạt động giáo dục và đào tạo sẽ thúc đẩy YDKN của thanh niên Như vậy, tác giả có tin tưởng mạnh mẽ rằng một cơ sở đào tạo như trường học hoặc các khóa học có thể đóng vai trò trong bồi dưỡng tinh thần kinh doanh ở người học, cùng hoạt động thực tế tốt sẽ có một ảnh hưởng lớn đến YDKN của họ, vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H4: Giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
Thandi và Sharma (2004), đã chứng minh rằng thanh niên đã có kinh nghiệm ít nhất là 5 năm làm việc là những người chuẩn bị tốt hơn cho dự án kinh doanh so với những người có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc Các kinh nghiệm cá nhân tác động tích cực đến mong muốn và sự tự tin khởi sự kinh doanh (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016) cũng ủng hộ cho yếu tố kinh nghiệm làm việc này. Cho nên, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H5: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
Yếu tố được đưa vào trong mô hình cuối cùng đó là nguồn vốn Kumar (2016) cho rằng đa số dự án đều thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc khởi nghiệp đặc biệt về nguồn vốn hỗ trợ Trong khi đó, hầu hết các doanh nhân trẻ đều sử dụng tài trợ của cha mẹ và anh em, bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhất (Lê Quân, 2007) Nguồn vốn có ảnh hưởng đáng kể đến YDKN (Nguyễn Thị Hoa Liên (2016), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016); Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015), do đó, giả thuyết sau được đưa ra:
H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp.
Chương 2 tổng hợp cơ sở lý luận về YDKN và các yếu tố ảnh hưởng Bên cạnh đó, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Qua đó tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 yếu tố là: (1) Thái độ, (2) Quy chuẩn chủ quan, (3) Nhận thức kiểm soát hành vi, (4) Giáo dục và đào tạo, (5) Kinh nghiệm làm việc, (6) Nguồn vốn và biến phụ thuộc YDKN của thanh niên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT.
Việc tìm hiểu những nội dung này sẽ là cơ sở vững chắc cho việc lý giải các vấn đề được phân tích ở chương tiếp theo Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đi kèm.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cơ sở lý luận Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Nghiên cứu chính thức Đánh giá độ tin cậy thang đo
Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích hồi quy tuyến tính
Kết luận, hàm ý quản trị
-Thang đo chính thức -Bảng khảo sát chính thức
-Kiểm định mức độ phù hợp mô hình -Đánh giá mức độ tác động các các yếu tố
-Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
-Do tìm vi phạm các giả định Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Quy trình nghiên cứu có những bước chính sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính: Xây dựng và điều chỉnh thang đo xuất phát từ cơ sở lý luận và thảo luận nhóm với các chuyên gia.
Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ định lượng: Tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 50 thanh niên nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Từ đó, hoàn thiện thang đo chính thức.
Bước 3: Thực hiện nghiên cứu chính thức thông qua khảo sát trực tiếp số lượng lớn quan sát.
Bước 4: Với dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA với phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0.
Bước 5: Phân tích hồi quy thông qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến
Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý quản trị về YDKN của thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức.
Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu định tính là để kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu (đã được hình thành dựa trên nghiên cứu tổng quan lý thuyết) Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nhằm mục đích hiệu chỉnh các thang đo đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước đó Các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ văn phong cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu Đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ hơn ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi nghiên cứu chính thức.
3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu triển khai theo phương pháp định tính, xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo Thang đo được hiệu chỉnh thông qua thảo luận nhóm chuyên gia, bao gồm 10 chuyên gia giàu kinh nghiệm và kiến thức khởi nghiệp Các đối tượng phỏng vấn có đặc điểm riêng, cung cấp thông tin đa chiều, đầy đủ cho nội dung nghiên cứu, nhằm kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu, đồng thời hoàn thiện thang đo nghiên cứu (xem Phụ lục 1).
Thời gian tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện thảo luận nhóm trong vòng
75 phút được tiến hành tại một địa điểm thỏa thuận nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư và tập trung của cuộc phỏng vấn Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực về gia đình và chia sẻ quan điểm cá nhân về các nội dung phỏng vấn.
Kết quả thảo luận nhóm (xem Phụ lục 2) cho thấy, những người tham gia đều hiểu rõ nội dung về các yếu tố ảnh hưởng đến YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT Tất cả các chuyên gia trong nhóm thảo luận cũng cho rằng 6 yếu tố mà tác giả đã đề cập trong quá trình thảo luận là đầy đủ về nghiên cứu về YDKN trong điều kiện hiện có Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng từ thang đo hiệu chỉnh sau kết quả thảo luận nhóm Sau khi thử nghiệm để kiểm tra điều chỉnh cách trình bày ngôn ngữ, bảng câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Các thành viên của nhóm thảo luận đều thống nhất rằng khẳng định các yếu tố có tác động YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT do tác giả đề xuất và phát triển thang đo trong nghiên cứu dựa vào cơ sở lý luận các thang đo đã có từ tổng quan nghiên cứu Thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp và dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm Thang đo ban đầu được xây dựng dựa trên thang đo của các tác giả gồm Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Văn Đức (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).
Thang đo YDKN của thanh niên tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT gồm:
- Thang đo yếu tố Thái độ (mã hóa TD) gồm 4 biến quan sát TD1, TD2, TD3, TD4.
- Thang đo yếu tố Quy chuẩn chủ quan (mã hóa QC) gồm 3 biến quan sát QC1, QC2, QC3.
- Thang đo yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (mã hóa NT) gồm 4 biến quan sát NT1, NT2, NT3, NT4.
- Thang đo yếu tố Giáo dục (mã hóa GD) gồm 3 biến quan sát GD1, GD2, GD3.
- Thang đo yếu tố Kinh nghiệm làm việc (mã hóa KN) gồm 3 biến quan sát
- Thang đo yếu tố Nguồn vốn (mã hóa NV) gồm 3 biến quan sát NV1, NV2, NV3.
- Thang đo yếu tố Ý định khởi nghiệp (mã hóa YD) gồm 3 biến quan sát YD1, YD2, YD3.
Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu đề xuất
Mã hóa Nội dung biến Nguồn
Nếu tôi có cơ hội và nguồn lực, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
TD1 tôi muốn khởi nghiệp kinh doanh Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017)
Tôi rất hứng thú với việc khởi Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
TD2 nghiệp Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam
TD3 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự khởi nghiệp kinh doanh riêng (2016)
Tôi không ngại rủi ro trong kinh Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
TD4 doanh Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nam
QC Quy chuẩn chủ quan
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm các thành viên trong gia đình sẽ Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và
QC1 ủng hộ tôi cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)
Nếu tôi quyết định khởi nghiệp, Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
QC2 bạn bè sẽ ủng hộ tôi Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)
Nghề nghiệp của cha mẹ và người Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
QC3 thân trong gia đình có ảnh hưởng Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và đến quyết định khởi nghiệp của cộng sự (2016), Nguyễn Phương tôi Mai và cộng sự (2018)
NT1 và Nguyễn Thị Kim Pha (2016),
Mã hóa Nội dung biến Nguồn
NT2 Tôi biết làm thế nào để phát triển Nguyễn Phương Mai và cộng sự một dự án khởi nghiệp (2018)
NT3 Tôi có thể kiểm soát được quá Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm trình khởi nghiệp Tiên (2015)
Nếu cố gắng hết mình tôi chắc Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NT4 chắn thành công khi khởi nghiệp Tiên (2015), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)
Nhà trường và địa phương cung Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
GD1 cấp những kiến thức cần thiết về Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và khởi nghiệp cộng sự (2016), Nguyễn Phương
Mai và cộng sự (2018) Nhà trường và địa phương cung Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
GD2 cấp những kỹ năng cần thiết về (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), khởi nghiệp Nguyễn Phương Mai và cộng sự
Nhà trường và địa phương thường Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm tổ chức những hoạt động định Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và GD3 hướng về khởi nghiệp (các hội cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam thảo, hội nghị khởi nghiệp, cuộc (2017), Nguyễn Phương Mai và thi khởi nghiệp) cộng sự (2018)
KN Kinh nghiệm làm việc
KN1 Kinh nghiệm làm việc với tư cách Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự là nhân viên giúp tôi khởi nghiệp (2016)
KN2 Kinh nghiệm làm việc với tư cách Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự là quản lý giúp tôi khởi nghiệp (2016)
Kinh nghiệm giúp tôi học được Nguyễn Phương Mai và cộng sự
KN3 cách điềm tĩnh và xử lý tình (2018) huống
Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm NV2 tiết kiệm chi tiêu, làm thêm…) Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)
Mã hóa Nội dung biến Nguồn
Tôi có thể huy động vốn từ những Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm
NV3 nguồn vốn khác (địa phương, Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu cộng sự (2016) tư…)
Tôi quyết định sẽ khởi nghiệp Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị
YD1 trong tương lai Kim Pha (2016), Nguyễn Quốc Nam
(2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018)
YD2 Tôi suy nghĩ rất nghiêm túc về Nguyễn Phương Mai và cộng sự việc khởi nghiệp (2018)
Tôi có một ý định mạnh mẽ để bắt Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị YD3 đầu một doanh nghiệp Kim Pha (2016), Nguyễn Văn Đức
(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh) 3.2.1.3 Nội dung bảng khảo sát
Sau khi thực hiện xây dựng và điều chỉnh thang đo, bảng khảo sát được hình thành (xem Phụ lục 3) Cách đo lường các biến trong nghiên cứu đều sử dụng thang đo hoặc mô phỏng theo cách đo lường các thang đo đã được sử dụng và kiểm định trong các nghiên cứu trước đây có thay đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu.
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các phần sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích nghiên cứu Phần này giới thiệu ngắn gọn về thông tin tác giả, mục đích, ý nghĩa của thông tin cung cấp đối với nghiên cứu và lời cam đoan cũng như cảm ơn của tác giả.
Phần 1: Thông tin chung Phần này để xác định thêm các đặc điểm nhân khẩu và nội dung khác liên quan tới người trả lời đảm bảo đối tượng điều tra đúng yêu cầu.
Phần 2: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng tới
Cuối cùng là lời cảm ơn.
3.2.2.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát mẫu 50 thanh niên trên địa bàn huyện Châu Đức Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu nhằm mục đích xem đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên) và đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 mức độ về sự đồng ý (Mức độ 1 - Rất không đồng ý, Mức độ 2 - Không đồng ý, Mức độ 3 – Trung lập, Mức độ 4 - Đồng ý, Mức độ 5 – Rất đồng ý) nhằm loại bỏ những biến không phù hợp và đưa ra bảng khảo sát chính thức. Đánh giá độ tin cậy của thang đo sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu sơ bộ thông qua đánh giá độ tin cậy
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan Cronbach’s quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến - tổng Alpha nếu loại loại biến loại biến biến Thang đo “Thái độ”: Cronbach’s Alpha = 0,870
Thang đo “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,860
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0,853
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan Cronbach’s quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến - tổng Alpha nếu loại loại biến loại biến biến
Thang đo “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,897
Thang đo “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,771
Thang đo “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,883
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,812
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3 Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên việc loại biến là không cần thiết Do đó tất cả các biến của thang đo đều được sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA sơ bộ tiếp theo. Đánh giá giá trị của thang đo sơ bộ bằng Phân tích nhân tố khám phá
EFA Bảng 3.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett sơ bộ
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,661
Giá trị Chi bình phương 675,701
Kiểm định Bartlett cho thấy sự tương quan giữa các biến quan sát là có ý nghĩa thống kê, với giá trị p là 0,000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05.
= 0,000 < 0,05) cho thấy các biến có sự tương quan chặt chẽ với nhau trên phạm vi tổng thể Đồng thời, hệ số KMO đạt giá trị là 0,661 lớn hơn 0,5 và bé hơn 1,0 Kết quả này chỉ ra rằng phân tích nhân tố EFA là thích hợp.
Bảng 3.4: Ma trận xoay nhân tố sơ bộ
Hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Tiếp đó, ma trận hệ số tải nhân tố của thang đo sơ bộ cho thấy các giá trị hội tụ về đúng 6 nhóm yếu tố như tác giả đã đề cập trước đó Điều này cho thấy các thang đo sơ bộ là phù hợp để thực hiện nghiên cứu chính thức.
3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát lấy mẫu thuận tiện Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích kết quả dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ sốCronbach’s Alpha Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá(EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình hồi quy cũng với phần mềm SPSS 20.0.
Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng Hair và cộng sự, (1998) cho rằng, nếu sử dụng phương pháp hồi quy thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 quan sát Hoelter (1983) lại cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 và cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần hồi quy (Bollen, 1989). Để tiến hành phân tích hồi quy tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996), công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n ≥
Số mẫu nghiên cứu tối thiểu cần thiết được tính bằng công thức: 50 + 8m, trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m là số lượng biến độc lập trong mô hình Với 6 biến độc lập, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết là 50 + 8 x 6 = 98 quan sát.
Để sử dụng phân tích nhân tố EFA, cần đảm bảo kích thước mẫu đủ lớn Theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu tối thiểu nên là 50, lý tưởng hơn là 100 Ngoài ra, tỷ lệ quan sát/biến đo lường nên là 5:1, tức là tối thiểu 5 quan sát cho mỗi biến đo lường Với 23 biến quan sát, bao gồm 20 biến yếu tố biến độc lập và 3 biến yếu tố biến phụ thuộc, mẫu nghiên cứu cần có ít nhất 115 quan sát để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của phân tích.
Như vậy, kết hợp hai phương pháp xác định cỡ mẫu, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 115 quan sát Để đảm bảo độ tin cậy của khảo sát, mặc dù yêu cầu về kích cỡ mẫu chỉ là 115, tác giả sử dụng 206 phiếu khảo sát trực tiếp trên thực tế Tác giả tiến hành kiểm soát mẫu xuyên suốt quá trình điều tra để đảm bảo tính đại diện của mẫu.
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các thanh niên giới tính nam nữ có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh BRVT trong ngành nông nghiệp Đây là độ tuổi còn trẻ, năng động, có nhiều sáng tạo đổi mới được nghiên cứu phổ biến trên thế giới về YDKN (Nguyễn Thu Thủy, 2015) Để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành điều tra trên 15 xã và 1 thị trấn Khi điều tra, tác giả luôn kiểm soát cân đối cơ cấu nam/ nữ, với độ tuổi và trình độ học vấn đa dạng Tác giả đã đến tận nơi và kiểm tra bảng khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thông tin cho đến khi đủ số lượng
250 thì dừng khảo sát Các bảng câu hỏi thu thập về đầu tiên được kiểm tra thông tin về độ tuổi để đảm bảo đúng đối tượng điều tra Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của bảng khảo sát tác giả loại những phiếu chỉ chọn 1 mức độ ví dụ như chỉ đánh vào mức độ 1, mức độ 5 Kết quả có 44 bảng hỏi bị loại do không đáp ứng yêu cầu lẫn đúng đối tượng Trước đó, tác giả tiến hành điều tra sơ bộ, được thực hiện 50 thanh niên để điều chỉnh câu chữ, cách hỏi trong bảng hỏi sao cho họ dễ hiểu nhất và đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết cho khảo sát chính thức.
Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, các bảng khảo sát được tập hợp lại, sau đó tiến hành việc kiểm tra để loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ (bảng khảo sát không hợp lệ là bảng phỏng vấn có quá nhiều ô trống).
Bảng phỏng vấn hợp lệ sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 20.0 Sau đó, dữ liệu được mã hóa, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS theo 4 bước: Bước 1 là đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua Cronbach Alpha.
Các thang đo được đánh giá độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha giúp loại đi những biến quan sát không đạt độ tin cậy Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Đánh giá độ tin cậy để loại các biến rác (là những biến chúng ta nghĩ rằng có thể đo lường được khái niệm nhưng thực chất nó không có quan hệ gì với các biến đo lường khác) Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá sơ bộ thang đo, một thang đo có độ tin cậy khi nó biến thiên trong khoảng [0,6 - 0,95] Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995) Trong nghiên cứu này, vì người Việt Nam chưa được tiếp cận nhiều với các cách thức điều tra nghiên cứu định lượng kiểu này nên thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,6 được đánh giá và cân nhắc coi là tin cậy.
Khi hệ số α quá lớn (α > 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có gì khác biệt nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường.
Ngoài ra, khi kiểm tra từng biến đo lường ta sử dụng thêm hệ số tương quan biến
Total correlation, a measurement variable with a corrected item-total correlation coefficient of 0.3 or higher, is considered acceptable (Nunnally & Bunstein, 1994, cited in Nguyen Dinh Tho, 2014).
Tóm lại, trong phân tích Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy 0,6 ≤ Cronbach’s Alpha
≤ 0,95 và tương quan biến – tổng > 0,3 là phù hợp Những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 hoặc lớn hơn 0,95 và những biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh nhỏ (0,5) thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
- Các nhân tố có Eigenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, các nhân tố có
Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
- Các biến nào có hệ số tải nhân tố Factor loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại Đồng thời sự khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0,3 để tạo giá trị khác biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Altamimi, 2003) và chỉ giữ lại những biến có tổng phương sai trích (Variance Explained) phải lớn hơn 50%.
Bước 3: Phân tích tương quan
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu đưa vào phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) và sau đó là phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết Tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa các đại lượng Nếu hệ số tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có quan hệ với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính có thể phù hợp Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ Giá trị r = 0 chỉ ra hai biến không có mối liên hệ tuyến tính Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) Mặc khác nếu giữa các biến độc lập cũng có tương quan lớn với nhau thì đó cũng là dấu hiệu cho việc nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy tuyến tính đang xét.
Nguyễn Đình Thọ (2014) cho rằng trong mô hình hồi quy đa biến có nhiều biến độc lập, vì vậy với phân tích hồi quy bội, chúng ta có thêm giả định là các biến độc lập không có quan hệ nhau hoàn toàn, nghĩa là hệ số tương quan r của các cặp biến độc lập với nhau khác với 1, chứ không phải chúng không có tương quan với nhau. Trong thực tiễn nghiên cứu, các biến trong một mô hình thường có quan hệ với nhau nhưng chúng phải phân biệt nhau (đạt được giá trị phân biệt).
Bước 4: Phân tích hồi quy tuyến tính
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi quy OLS (Ordinary Least Square) tức là các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy và xem xét các kết quả thống kê có liên quan đến các biến được đưa vào trong mô hình.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ phân tích hồi quy mô hình tác động của 06 biến độc lập, trình tự phân tích hồi quy bội trong nghiên cứu này được thực hiện như sau:
- Phương pháp đưa biến vào phân tích hồi quy là phương pháp đưa các biến vào mô hình một lượt (gọi là phương pháp Enter)
- Sử dụng hệ số R 2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy
- Kiểm định độ phù hợp của mô hình
- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy bội, đó là các hệ số hồi quy riêng phần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu địa điểm nghiên cứu
Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao Dân số trung bình của huyện hiện nay khoảng 157.816 người, lao động trong độ tuổi là 101.791 người.
Hầu hết đất đai của huyện là đất đỏ, vàng và đen trên nền đất Bazan (chiếm tỷ lệ 85,8% tổng diện tích đất) thuộc loại đất rất tốt cho nông nghiệp, có độ phì cao, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây lâu năm như: Cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và các cây hàng năm như: Bắp, khoai mì, đậu các loại Đây thực sự là một thế mạnh mà huyện khác trong tỉnh khó có thể sánh bằng Một số cây trồng tuy không chiếm tỷ lệ cao, song có diện tích trồng khá lớn như cây điều, cây ăn trái, khoai mì…
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng từng bước tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, ước đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 34,9%, trồng trọt chiếm 65,1% Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng, so với năm 2010 tăng 64 triệu đồng.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn và triển khai quy hoạch chăn nuôi của huyện đến năm 2020 đã tạo thuận lợi trong việc định hướng phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Từng bước hình thành một số vùng sản xuất tập trung phù hợp với lợi thế đối với từng vùng, loại cây trồng, vật nuôi là thế mạnh nông nghiệp của huyện như hồ tiêu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng gắn với nhu cầu thị trường Các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản và hạ giá thành sản xuất cho nông dân Hầu hết cây trồng hàng năm được sử dụng giống mới từ đó cho năng suất cao; chăn nuôi gia súc, gia cầm trong chuồng lạnh,kết hợp với giống mới, kỹ thuật chăm sóc hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi.
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Trong quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi theo thiết kế nghiên cứu, đã thu được 206/250 phiếu trả lời hợp lệ Tác giả đã sàng lọc và loại bỏ 44 bản trả lời không hợp lệ, bao gồm các bảng thiếu dữ liệu quan trọng hoặc người trả lời trả lời không suy nghĩ, thiếu khách quan hoặc không hợp tác Cuối cùng, có 206 bảng được sử dụng để phân tích dữ liệu, được trình bày trong Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
STT Thông tin Tần số Tỷ lệ
Cao đẳng, trung cấp, học nghề 71 34,5 Đại học và sau đại học 63 30,6
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Về giới tính của người được khảo sát thì 61,2% phiếu là có đối tượng trả lời là nam giới, 38,8% phiếu là nữ giới Có sự chênh lệch này là sự tiếp cận dễ dàng để khảo sát đối tượng nam giới hơn so với nữ giới Thực tế cho thấy, nam thanh niên thường có xu hướng thích kinh doanh hơn so với nữ giới.
Về độ tuổi, phần lớn thanh niên được khảo sát nằm trong 2 nhóm tuổi từ 20 đến dưới 24 tuổi (chiếm 36,3%).và nhóm tuổi từ 24 đến dưới 27 tuổi (chiếm 39,3%). Đây là 2 nhóm khá trẻ, có thể chưa lập gia đình, có khả năng học hỏi, sáng tạo và đam mê kinh doanh.
Về trình độ học vấn, phần lớn thanh niên được khảo sát nằm trong nhóm có trình độ cao đẳng, trung cấp, học nghề (chiếm 34,5%) và đại học và sau đại học (chiếm30,6%) Sở dĩ đề tài muốn thực hiện trên đối tượng có trình độ khá cao như vậy nhằm xem xét vai trò của yếu tố giáo dục giúp khơi gợi, thúc đẩy ham muốn khởi nghiệp.
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho 7 thang đo (6 thang đo biến độc lập và 1 thang đo biến phụ thuộc) trong Bảng 4.2 đều có hệ số lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 và không có biến quan sát nào bị loại bỏ khiến hệ số Cronbach’s Alpha tăng Điều này chứng tỏ các thang đo có độ tin cậy và 6 biến độc lập cùng 1 biến phụ thuộc đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan Cronbach’s quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến - tổng Alpha nếu loại loại biến loại biến biến Thang đo “Thái độ”: Cronbach’s Alpha = 0,735
Thang đo “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,743
Thang đo “Nhận thức kiểm soát hành vi”: Cronbach’s Alpha = 0,800
Thang đo “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,803
Thang đo “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,630
Biến Trung bình Phương sai
Tương quan Cronbach’s quan sát thang đo nếu thang đo nếu biến - tổng Alpha nếu loại loại biến loại biến biến Thang đo “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,663
Thang đo “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,671
Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập
Kết quả kiểm định thang đo ở phần trước cho thấy trong 23 biến quan sát đều đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá EFA Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành bằng phần mềm SPSS 20.0 Kiểm định Bartlett dùng để kiểm định giả thuyết H 0 là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể còn trị số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không Trị số của KMO = 0,800 (> 0,5) lớn là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp Giá trị sig = 0,000 trong kiểm định Bartlett < 0,05 tức bác bỏ giả thiết H 0 cho rằng các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể hay nói cách khác các biến quan sát có tương quan với nhau.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,800
Giá trị Chi bình phương 123,476
Df 190 thang đo sơ bộ
Eigenvalues = 1,180 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Tổng phương sai trích bằng 63,405% > 50% đạt yêu cầu Điều này chứng tỏ 63,405% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 6 yếu tố.
Bảng 4.4: Tổng phương sai trích các biến độc lập
Thành Gía trị Eigenvalues Bình phương hệ số tải nhân tố Bình phương hệ số tải nhân tố phần sau khi trích sau khi xoay
Tổng % lũy kế % Tổng % phương lũy kế % Tổng % lũy kế % phương sai trích phương sai trích sai trích
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Tiếp đó, kết quả ma trận xoay nhân tố bảng 4.5 đã rút trích được 6 nhóm từ các biến quan sát tương ứng với 06 yếu tố tác động tới YDKN của đề tài nghiên cứu.Các biến quan sát đều tải về đúng nhân tố gốc với hệ số tải nhân tố thấp nhất là0,637 và cao nhất là 0,838 đảm bảo yêu cầu trong phân tích nhân tố như đã mô tả ở chương 3 Yếu tố Thái độ gồm các biến TD1, TD2, TD3, TD4; yếu tố Quy chuẩn chủ quan gồm các biến QC1, QC2, QC3; yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi gồm các biến NT1, NT2, NT3, NT4; yếu tố Giáo dục gồm các biến GD1, GD2, GD3; yếu tố Kinh nghiệm làm việc gồm các biến KN1, KN2, KN3; yếu tố Nguồn vốn NV1, NV2, NV3.
Bảng 4.5: Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập
Hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến phụ thuộc
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,647
Giá trị Chi bình phương 94,342
Df 3 thang đo sơ bộ
Sig – mức ý nghĩa quan sát 0,000
Bảng 4.7: Tổng phương sai trích biến phụ thuộc
Thành Gía trị Eigenvalues Bình phương hệ số tải nhân tố sau khi trích phần Tổng % phương sai trích lũy kế % % phương sai trích Tổng % phương sai trích
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả) Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo biến phụ thuộc
Hệ số tải nhân tố
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
Giống như trình tự phân tích nhân tố các biến độc lập, kết quả phân tích EFA đối với thang đo YDKN cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối quan hệ với nhau (sig =0,000 < 0,05), đồng thời hệ số KMO = 0,647 Với phương pháp trích yếu tố Principal Component và phép xoay Varimax, thang đo ý định khởi nghiệp đã trích 1 nhân tố từ 3 biến quan sát, với phương sai trích tích lũy được là 60,362%, các hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0,5 Như vậy, các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu cho các phân tích tiếp theo Yếu tố YDKN gồm các biến YD1, YD2, YD3.
Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Alpha Cronbach và giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy các thang đo được lựa chọn đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy, đảm bảo có thể tiến hành phân tích tiếp theo.
Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson là bước được thực hiện trước khi phân tích hồi quy thông qua hệ số tương quan Pearson (ký hiệu r) Mục đích chạy tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập, vì điều kiện để hồi quy trước hết phải tương quan Các hệ số tương quan trong bảng 4.9 cho thấy mối quan hệ các biến tương đối hợp lý cả về hướng lẫn mức độ Cụ thể, các giá trị hệ số tương quan đều lớn hơn 0 và nhỏ hơn 0,8; các hệ số tương quan đều có dấu dương (+) tức là quan hệ giữa các biến là thuận chiều, đảm bảo yêu cầu về mặt lý thuyết Mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập đều có ý nghĩa ở mức 1% hoặc 5%, tức là các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc và không có dấu hiệu bất thường Ngoài ra, độ lớn của các hệ số tương quan đảm bảo không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan
TD QC NT GD KN NV YD
Kết quả hồi quy
hình thành từ phân tích EFA và mô hình nghiên cứu Phương trình hồi qui tuyến tính đa biến được thực hiện trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0 Với 6 biến độc lập bao gồm (1) Thái độ (TD); (2) Quy chuẩn chủ quan (QC); (3) Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); (4) Giáo dục (GD); (5) Kinh nghiệm làm việc (KN); (6) Nguồn vốn (NV) và 1 biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YD) được đưa vào phân tích, phương pháp hồi qui được chọn là phương pháp đưa vào một lượt (Enter).
4.6.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình
Hệ số R 2 được dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu, với nguyên tắc R 2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp với tập dữ liệu mẫu.
Bảng 4.10 cho thấy mô hình hồi quy đưa ra tương đối phù hợp với tập dữ liệu mẫu với R 2 = 0537 Kết quả cũng cho thấy R 2 hiệu chỉnh = 0,523 nhỏ hơn R 2 , cho thấy mô hình đưa ra giải thích được 52,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 47,7% được giải thích bởi biến khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Bảng 4.10: Sự phù hợp mô hình
Mô R R 2 R 2 hiệu Sai số chuẩn của Durbin-Watson hình chỉnh hồi quy
1 0,733 a 0,537 0,523 0,30306664 1,859 a Biến quan sát: (Hằng số), NV, QC, KN, GD, NT, TD b Biến phụ thuộc: YD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả)
4.6.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Đề kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính thì đề tài sử dụng kết quả kiểm định F Kiểm định F trong mô hình xem xét có hay không mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập Kết quả phân tích ANOVA bảng 4.11 cho thấy giá trị F = 38,528 với Sig = 0,000 < 0,05.
Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với tập dữ liệu phân tích.
Bảng 4.11: Phân tích phương sai ANOVA
Mô hình Tổng các bình df Trung bình
Tổng 39,511 205 a Biến phụ thuộc: YD b Biến quan sát: (Hằng số), NV, QC, KN, GD, NT, TD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả) Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.
4.6.3 Kết quả phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy bảng 4.12 cho thấy, các biến độc lập bao gồm Thái độ (TD); Quy chuẩn chủ quan (QC); Nhận thức kiểm soát hành vi (NT); Giáo dục (GD); Kinh nghiệm làm việc (KN) và Nguồn vốn (NV) có hệ số Sig < 0,05 có ý nghĩa thống kê và hệ số hồi quy chuẩn hóa (β) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp (YD).
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy
Hệ số chưa chuẩn Hệ số Thống kê đa
Mô hình hóa chuẩn hóa cộng tuyến
Beta t Sig Dung sai VIF chuẩn
KN 0,140 0,052 0,136 2,670 0,008 0,902 1,109 a Biến phụ thuộc: YD
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả) 4.6.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Yếu tố Thái độ (TD) có hệ số β) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động 1 = 0,279 >0 với Sig = 0,000 < 0,05 cho thấy Thái độ có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Thái độ tăng lên 1 mức độ thì YDKN tăng lên 0,279 mức độ và ngược lại Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H 1 : Thái độ có ảnh hưởng tích cực đối với YDKN Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Anh
Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017).
Yếu tố Quy chuẩn chủ quan (QC) có hệ số β) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động 2 = 0,157 với Sig = 0,001 < 0,05 cho thấy Quy chuẩn chủ quan có tác động cùng chiều với YDKN của thanh niên Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu Quy chuẩn chủ quan tăng lên 1 mức độ thì YDKN tăng lên 0,157 mức độ và ngược lại Kết quả phân tích hồi quy chấp nhận giả thuyết H 2 : Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đối với ý định khởi nghiệp Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016), Nguyễn Quốc Nam (2017), Nguyễn Phương Mai và cộng sự (2018).
Yếu tố Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) có Hệ số β) đều mang dấu dương nghĩa là có tác động 3 = 0,232 với Sig = 0,000