1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương việt nam

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vì vậy, so với chính quyền trung ương, chính quyền địa phương là bộ máy nhà nước hoạt động trong phạm vi đơn vị hành chính nhất định, gắn với phạm vi lãnh thổ ở địa phương đó, do nhân dâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Tiểu luận môn học

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Đề tài: Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa Chính quyền trung ương và Chính quyền địa phương Việt Nam

NHÓM 3:

Tp Hồ Chí Minh – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 1

PHẦN NỘI DUNG 222

1 Lý luận chung về phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương 2

1.1 Chính quyền địa phương 2 1.2 Phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam 5

2 Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay 9

2.1 Phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhìn từ tình huống thực tiễn cụ thể 9 2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 11

3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong thời gian tới 13

KẾT LUẬN 161616

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1717 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chính quyền địa phương ở Việt Nam là bộ phận hữu cơ của bộ máy nhà nước, gắn bó mật thiết với chính quyền trung ương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước Trong nhiều thập kỷ qua, cùng với sự lớn mạnh của nhà nước cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chính quyền địa phương cũng không ngừng được củng cố, từng bước được đổi mới và phát triển, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước Tuy nhiên, thực tiễn phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước hiện nay cho thấy, vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở nước ta đã bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, có lúc dẫn đến trì trệ, đòi hỏi cần phải đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động để phát huy hết tiềm năng, lợi thế, tranh thủ được thời cơ, thu hút nhiều nguồn lực phục vụ nhu cầu phát triển của mỗi địa phương

Trước thực trạng đó, những năm gần đây, chủ trương phân cấp phân quyền được Đảng, Nhà nước chú trọng và được thể chế hóa thông qua các văn bản pháp luật Tiêu biểu là Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Luật Tổ chức CQĐP năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức CQĐP năm 2019, Nghị quyết số 21/2016/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước (QLNN) giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Và, mới đây là thể hiện trong Nghị quyết số 99/2020/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực Đây được xem là những định hướng, quy định theo hướng mở, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương tự chủ trong việc đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và theo quy định của pháp luật

Để tìm hiểu thêm về thực tiễn vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam hiện nay nhằm nâng cao hiểu biết của bản thân, xét trong bối cảnh một nhà nước pháp quyền, nhóm tác giả chọn đề tài:“Vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Việt Nam” làm bài tiểu luận môn học Những vấn đề cơ bản về nhà nước pháp quyền

Bố cục của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì bao gồm hai phần nội dung chính: 1 Lý luận chung về phân cấp, phân quyền giữa cấp chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

2 Thực tiễn vấn đề phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương Việt Nam hiện nay

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

1 Lý luận chung về phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương

1.1 Chính quyền địa phương

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương

Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về chính quyền địa phương Điều này do sự khác biệt về thể chế chính trị, lịch sử hình thành và phát triển các đon vị hành chính ở các quốc gia Điểm chung để nhận diện chính quyền địa phương chính là “cách thức tổ chức quyền lực gắn với cộng đồng dân cư nhất định mà không phải là chính quyền trung ương” Chính quyền địa phương gắn bó mật thiết với chính quyền trung ương để thực hiện các chức năng đối nội (chủ yếu), đối ngoại của nhà nước Vì vậy, so với chính quyền trung ương, chính quyền địa phương là bộ máy nhà nước hoạt động trong phạm vi đơn vị hành chính nhất định, gắn với phạm vi lãnh thổ ở địa phương đó, do nhân dân địa phương thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

Ở Việt Nam, đơn vị hành chính được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” (Khoản 1, Điều 110) Chính quyền địa phương đều được thành lập ở các đom vị hành chính của nước Việt Nam (Khoản 1, Điều 111) để “tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên” (Khoản l, Điều 112)

Chính quyền địa phương được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở địa phương để thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương Theo nghĩa hẹp, chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở địa phương nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương Theo đó, chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương tổ chức ra để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đưực giao theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, được tổ chức theo ba cấp của đơn vị hành chính: chính quyền cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã Khảo sát các văn kiện của Đảng và các quy định pháp luật cho thấy, khái niệm chính quyền địa phương được hiểu là cơ quan nhà nước được tổ chức ở các đơn vị hành chính địa phương, gồm: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, hoặc chính quyền địa phương ở một cấp đơn vị hành chính chỉ có cơ quan hành chính

Trang 5

(Hiến pháp năm 1946) nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, nếu coi chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì chưa đầy đủ, không phù họp và không phản ánh sự phát triển của pháp luật về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân Chính quyền địa phương không chỉ gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân mà còn có các cơ cấu của Hội đồng nhân dân và cơ cấu của ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của pháp luật

Nhìn chung, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi bàn về chính quyền địa phương mặc dù có lúc quy định cụ thể về Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân hoặc không quy định nhưng đều nhất quán nội hàm của khái niệm chính quyền địa phương bao gồm Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, hoặc cơ quan quản lý hành chính được tổ chức ở các đơn vị hành chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Như vậy, chính quyền địa phương ở Việt Nam là bộ phận hữu cơ của bộ máy nhà nước, gắn bó mật thiết với chính quyền trung ương trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước Cho nên, mô hình chính quyền địa phương ở Việt Nam “không thừa nhận” mô hình tự quản địa phương mà nhiều nước trên thể giới áp dụng (như mô hình tự quản địa phương ở nhiều nước Liên minh Châu âu (EU) theo Hiến chương tự quản của EU), nhưng trong quá trình vận hành, chính quyền trung ương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm đảm bảo tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của chính quyền địa phương trong quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội theo thẩm quyền nhất định Chính quyền địa phương ở Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương, được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Chính quyền địa phương là một bộ phận hữu cơ hợp thành của bộ máy nhà nước được tổ chức ở các đơn vị hành chỉnh phù hợp với đặc điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc bỉệt; thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vỉ lãnh thổ địa phương theo quy định của pháp luật

1.1.2 Nhiệm vụ của chính quyền địa phương

Tuỳ thuộc vào từng mô hình chính quyền địa phương ở nông thôn hay đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương sẽ có những quy định cụ thể khác nhau Nhìn chung, pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương thể hiện trên các lĩnh vực như sau:

Một là, tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn địa phương

Hai là, quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền,

Trang 6

phân cấp theo quy định của pháp luật

Ba là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền

Bốn là, kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương cấp dưới Năm là, chịu sự kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Sáu là, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn

Như vậy, khác với mô hình tự quản địa phương ở nhiều nước trên thế giới, chính quyền địa phương ở nước ta có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế, có sự kết hợp giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích của cả nước

1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương là những quan điểm, tư tưởng chi phối, định hướng quá trình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương Các nguyên tắc này được đặt trong chỉnh thể thống nhất với hệ thống các nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuy nhiên, quá trình thực hiện các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đặt ra những yêu cầu và nội dung khác so với các nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nhìn chung, chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; - Nguyên tắc tập trung dân chủ;

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; - Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;

- Nguyên tắc công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; - Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số; - Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể ủy ban nhân dân kết họp với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân;

- Nguyên tắc phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa trung ương với địa phương; - Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng

1.1.4 Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

Trang 7

Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định Trên cơ sở đó, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay được xác định như sau:

- Mô hình chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chỉnh quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã

- Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn

- Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo gồm chính quyền cấp huyện và cấp xã

- Mô hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

1.2 Phân cấp, phân quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam

1.2.1 Nguyên tắc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương

Phân cấp cho chính quyền địa phương

Theo Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi 2019) quy định về phân cấp cho chính quyền địa phương như sau:

- Căn cứ vào yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho chính quyền địa phương Hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

- Việc phân cấp phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phân cấp, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan nhà nước phân cấp và cơ quan nhà nước được phân cấp

- Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp

Trang 8

- Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã phân cấp

Phân quyền cho chính quyền địa phương

Việc phân quyền cho chính quyền địa phương theo Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015(sửa đổi 2019) quy định như sau:

- Việc phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong luật Trong trường hợp này, luật phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác

- Chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền

- Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp chính quyền địa phương

- Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương phải bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và phù hợp với các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương

1.2.2 Các quy định về phân cấp, phân quyền hiện nay

Việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương (CQĐP) được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các văn bản luật chuyên ngành (như lĩnh vực đất đai, ngân sách, giáo dục )

Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã định hướng ưu tiên phân cấp trong các lĩnh vực: quản lý quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển; quản lý ngân sách nhà nước; quản lý đất đai, tài nguyên và tài sản nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công; quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức

Về phân biệt nội dung quản lý nhà nước (QLNN) ở đô thị, nông thôn, quy chế đặc thù cho một số đô thị đặc biệt đã được thể chế hóa khi sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Pháp lệnh Thủ đô, Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 về

Trang 9

phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh Đối với đô thị đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh dựa vào khả năng đảm nhận các nhiệm vụ, Chính phủ đã trao sự tự chủ cho UBND Thành phố về quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà đất và hạ tầng kỹ thuật đô thị, ngân sách, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức

Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”

Khẳng định nguyên tắc phân cấp, phân quyền tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ và phát huy tính chủ động sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương” và một số nội dung phân cấp quan trọng, tạo cơ sở đẩy mạnh phân cấp hợp lý trên các lĩnh vực Chính phủ tập trung vào hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng chiến lược, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, nâng cao năng lực hiệu quả chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra, tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật Chính phủ thống nhất quản lý quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, quyết định đầu tư công từ ngân sách trung ương, chỉ ủy quyền cho chính quyền tỉnh trong trường hợp cần thiết

Chính phủ thực hiện việc phân cấp, phân quyền theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất của Trung ương; Chính phủ phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ QLNN thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với điều kiện và khả năng của CQĐP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ngành, lĩnh vực, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, tinh thần sáng tạo của CQĐP Tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Việc phân cấp theo nguyên tắc bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ Nhân dân; tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành và của chính quyền cấp tỉnh; phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm quyền,

Trang 10

rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; đảm bảo tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Đồng thời, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn; phù hợp khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý các ngành, lĩnh vực; tăng cường trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của bộ, ngành Trung ương đối với việc thực hiện phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để người dân tham gia QLNN

Nghị quyết số 99/2020/NQ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực đã đề ra mục tiêu phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp CQĐP đảm bảo phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, khai thác tối đa các tiềm năng của địa phương Mỗi cấp CQĐP có thể thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước ở cấp trên, nhưng dựa trên cơ sở một việc không giao quá hai cấp hành chính quản lý dựa trên cơ sở những điều kiện thực hiện nhiệm vụ tương ứng, dựa trên sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước ở cấp trên đối với chính quyền địa phương

Nghị quyết số 04/2022/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đề ra mục tiêu phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền và trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương gắn với hoàn thiện thể chế, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan có thẩm quyền, nhất là người đứng đầu, tăng cường kiểm soát quyền lực bằng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Nghị quyết 04/2022/NQ-CP đã có sự phân định giữa phân quyền, phân cấp về ngành, lĩnh vực tách thành hai nhóm trong nội dung, cụ thể: 1) Hoàn thiện các quy định phân quyền quản lý nhà nước giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực (11 ngành, lĩnh vực); 2) Hoàn thiện phân cấp giữa Chính phủ với các bộ, ngành theo ngành, lĩnh vực (6 ngành, lĩnh vực) và hoàn thiện phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương theo ngành, lĩnh vực (14 ngành, lĩnh vực) Trên cơ sở xác định rõ các nội dung định hướng phân cấp, phân quyền, và xác định rõ các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống

Ngày đăng: 09/04/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w