HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC KHI LÀM VIỆC NHÓM, NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆCHIỆU QUẢ, TÌNH HUỐNG LIÊN QUAN CHỦ ĐỀ ĐỂ CÁC BẠN TRONG LỚP CÙNG
THAM GIA, TỪ ĐÓ RÚT RA KẾT LUẬN
Giảng viên hướng dẫn : Lê Thị Huyền Trang Nguyễn Thị Hậu – 25A4012390 Đinh Thị Thảo Hiền – 25A4012395 Đỗ Thanh Hiền – 25A4012394 Phạm Thu Huyền – 25A4010124 Trần Văn Khang – 25A4010141
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2023
Trang 2THỨ TỰ THUYẾT TRÌNH
1 Nguyễn Thị Hậu 25A4012390 Chương 1: 1.1
2 Đỗ Thanh Hiền 25A4012394 Chương 1: 1.2.1; 1.2.2 3 Trần Văn Khang 25A4010141 Chương 1: 1.2.3; 1.2.4 4 Bùi Thị Hà 25A4012122 Chương 2: 2.1; 2.2 5 Trần Minh Hà 25A4012130 Chương 2: 2.3 6 Trần Đăng Dũng 25A4011771 Chương 2: 2.4 7 Phạm Thu Huyền 25A4010124 Chương 2: 2.5 8 Trần Đăng Dũng 25A4011771 Chương 3: 3.1 9 Đinh Thị Thảo Hiền 25A4012395 Chương 3: 3.2 10 Phan Thị Định 25A4012111 Chương 3: 3.3 11 Nguyễn Thị Hậu 25A4012390 Kết luận
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Chắc hẳn rằng trong chúng ta ai cũng còn nhớ câu chuyện người ca với bó đũa được học ở cấp 1 Mặc dù lúc đấy với hình hài của một đứa trẻ, suy nghĩ còn chưa sâu sắc nhưng chúng ta vẫn ý thức được đoàn kết tạo nên sức mạnh của tập thể như câu “ Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt” trong năm điều Bác Hồ dạy mà ta thường đọc Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến khác, người ta luôn chú trọng vào phuownh thức làm việc nhóm (teamword) ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất Nước ta trước đây vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao trong tập thể Xuất phát từ sự chênh lệch trình độ tri thức, ỷ lại hay ghen tị, thiếu trách nhiệm,… Điều này thể hiện rõ trong môi trường sản xuất theo lối cũ.
Trong thời đại hiện nay, khoa học và kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc nhóm là vô cùng cần thiết Không ai có thể toàn diện mọi mặt để hoàn thành tốt mọi việc, chính vì vậy làm việc nhóm giúp tập trung những điểm mạnh của từng người để bổ sung cho nhau, lấp đi khoảng trống khuyết điểm của mỗi người để hoàn thành công việc tốt nhất Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong nhóm, nhằm mục đích hiệu quả công việc, phát triển tiềm năng cảu tất cả các thành viên Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng nhưu cuộc sống Vậy làm sao để xây dựng nên các nguyên tắc làm việc nhóm hay làm việc nhóm như thế nào để hiệu quả? Những tồn dại khó khăn, nguyên nhân gây nên thiếu hiệu quả trong làm việc nhóm và giải pháp để khắc phục nó nhưu thế nào? Những câu hỏi này sẽ được nhóm em trả lời trong các nội dung dưới đây.
Trang 4
MỤC LỤC
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC NHÓM 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
CHƯƠNG II NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 9
2.1 Xây dựng nhóm như thế nào là hiệu quả 9
2.1.1 Thành lập và xây dựng nhóm 9
2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm 9
2.2 Kỹ năng giao tiếp để làm việc nhóm hiệu quả 9
2.2.1 Tìm hiểu – Chấp nhận nhau 10
2.2.2 Lắng nghe và truyền đạt thông tin 10
2.3 Tiến hành hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả 10
2.4 Giải quyết mâu thuẫn xung đột trong nhóm 13
2.4.1 Khái niệm xung đột 13
2.4.2 Phân loại xung đột 13
2.4.3 Các cách giải quyết xung đột 14
2.5 Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm 15
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG LÀM VIỆC NHÓM HIỆN NAY 17
3.1 Thực trạng làm việc nhóm hiện nay 17
3.2 Nguyên nhân làm việc nhóm không hiệu quả 18
3.2.1 Không có sự gắn kết trong nhóm 18
3.2.2 Thiếu giao tiếp và tương tác trong công việc 18
3.2.3 Thiếu lãnh đạo, mục tiêu và định hướng 18
3.2.4 Tồn tại cá nhân ngại va chạm, lười biếng 19
Trang 53.2.5 Thiếu sự tin tưởng và tôn trọng 19
3.3 Giải pháp để cải thiện hiệu quả làm việc nhóm 19
3.3.1 Giải quyết các xung đột trong nhóm 19
3.3.2 Trách nhiệm của nhóm trưởng 20
3.3.3 Ý thức của mỗi cá nhân 22
3.3.4 Giao tiếp trong nhóm 22
Trang 6CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI LÀM VIỆC NHÓM1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Nhóm và làm việc nhóm
Nhóm là một tập hợp từ hai người trở nên, ảnh hưởng vá tác động lên nhau, cùng chia sẻ những đặc điểm tương đồng, cùng những mục tiêu quy tắc chuẩn, cùng có cảm nhận về cái chung VD1: Nhóm sinh viên tình nguyện HVNH tham gia tiếp sức mùa thi tại địa bàn thành phố Hà Nội
VD1: Nhóm giảng viên giảng dạy môn Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình khoa Quản trị kinh doanh
Làm việc nhóm là một nhóm người cùng chung sức làm việc, có cùng mục tiêu, có sự tương tác qua lại cũng như phân công công việc, nhiệm vụ rõ ràng để đạt được mục tiêu chung đề ra Trong nhóm làm việc cần có nguyen tắc ràng buộc cụ thể, có thể có hoặc không người quản lí nhóm, nhưng nhìn chung để làm việc nhóm cần có những quy định ngầm để quản lý, chi phối và ràng buộc lẫn nhau.
1.1.2 Phân loại nhóm
Nhóm được chia làm 2 loại:
Nhóm chính thức: là nhóm được hình thành và xuất phát từ một tổ chức, trên cơ sở quyết định của tổ chức đó
Nhóm không chính thức: là nhóm hình thành tự nhiên từ nhu cầu mỗi thành viên của nhóm, thí dụ như nhóm bạn bè có cùng sở thích, nhóm người có cùng mối quan tâm,
Trong một tổ chức thường tồn tại cả nhóm chính thức và không chính thức Thời gian tồn tại của nhóm cũng là một yếu tố quan trọng Có nhóm tồn tại suốt thời gian tồn tại của tổ chức, có nhóm tồn tại theo từng dự án, có nhóm thì chỉ lại hoạt động trong thời gian ngắn tính bằng phút như nhóm thực hiện cácbaif tập, trò chơi trong buổi tạp huấn
1.2 Nguyên tắc cơ bản khi làm việc nhóm1.2.1 Nguyên tắc định hướng
* Nguyên tắc định hướng: nguyên tắc này đòi hỏi nhóm phải có định hướng rõ ràng, phải xây
dựng được tầm nhìn của nhóm và sự tự tin cần thiết Việc xác định được tầm nhìn không phải là một điều dễ dàng thực hiện Hãy nhìn lên trên: Đòi hỏi nhóm phải xem xét mục đích làm việc của nhóm có đúng đắn hay không, có phù hợp với các giá trị khuôn mẫu của xã hội hay không niềm đam mê, hứng thú trong chính bản thân những cá nhân
Hãy nhìn vào bên trong: Một tầm nhìn đúng đắn sẽ khơi dậy
Hãy nhìn về phía sau: Tầm nhìn của nhóm không thể bỏ qua quá khứ phát triển của nhóm, của tổ chức Tầm nhìn đúng đắn sẽ phải gắn kết được những giá trị, kinh nghiệm quý báu trong quả khứ của nhóm
Hãy nhìn về phía trước: Tầm nhìn phải thể hiện được tương lai của nhóm.
Trang 7Hãy nhìn xung quanh: Tầm nhìn phải xác định được vị thế của nhóm trong môi trường xung quanh, phải biết kết hợp đúng đắn và tận dụng hợp lý những nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển chung của tổ chức
Trước khi bắt tay vào làm việc nhóm cũng như là hoàn thành các công việc đã được giao cùng nhau, thì nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần đặt ra mục tiêu và đích đến cụ thể dựa trên những giá trị và điểm mạnh của mỗi thành viên trong nhóm Khi đã có định hướng rõ ràng dẫn đến mọi người có thể dễ phấn đấu và làm theo xuyên suốt quá trình làm việc nhóm ấy Do có định hướng từ trước và một tầm nhìn rõ cụ thể cho cả nhóm, từ đó hiệu quả về mặt năng xuất cũng như là chất lượng và được tăng lên một cách đáng kể và dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đề ra trước ấy
Chính vì vậy, đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong khi làm việc nhóm.
Ví dụ : Phòng Marketing đang lên chiến lược thu hút thị phần cho dòng sản phẩm mới Đối
tượng khách hàng đánh vào giới trẻ có mức thu nhập trung bình Kết quả, hiệu quả chiêu thị không cao vì phạm vi đối tượng quá rộng, trong khi nhân lực lại thiếu, mỗi thành viên không có đối tượng trọng tâm để tiếp cận, dẫn đến sự lan man, thiếu hiệu quả.
Ngay sau đó, trưởng phòng marketing đã điều chỉnh lại bằng việc: Phân công nhân sự theo khu vực
Mỗi khu vực chia thành nhiều nhóm đối tượng, ví dụ: từ 15 – 18 tuổi, từ 18-25 và 25-35 tuổi Xác định nội dung trọng tâm nào về sản phẩm sẽ chia sẻ, truyền tải đến mỗi nhóm đối tượng khách hàng…
1.2.2 Nguyên tắc liên kết
* Nguyên tắc liên kết :
Để có thể xây dựng được mối liên kết bền vững trong nhóm, cần phải xác định và xử lý được mắt xích yếu nhất Mắt xích yếu chính là những thành viên của nhóm vì một lý do nào đấy không nên tiếp tục phát triển đồng hành cùng nhóm Có 3 lý do chính để xác định một thành viên nào đó không nên tiếp tục đồng hành cùng nhóm
Một số cá nhân vì lý do riêng tư nào đó mà họ không muốn tiếp tục đồng hành cùng nhóm họ không thật sự phù hợp với với mục tiêu của nhóm.
Một số cá nhân không nên tham gia vào nhóm vì mục tiêu của ở năng lực của họ Những người này có đặc điểm:
Một số cá nhân không thể đồng hành cùng nhóm, vấn đề nằm + Không bắt kịp tốc độ của những thành viên khác.
+ Không phát triển trong lĩnh vực họ đảm nhận + Không có tầm nhìn xa
+ Không thể khắc phục được những điểm yếu cá nhân + Không thể làm gì khác ngoài phân việc của họ.
+ Không tự xây dựng và thực hiện được những triển vọng trong lĩnh vực của họ Nếu một mắt xích yêu không được giải quyết hợp lý sẽ có thể dẫn đến những kết quả sau:
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ nhận ra thành viên yếu kém.
Trang 8+ Những thành viên giỏi hơn sẽ phải giúp đỡ những thành viên yếu kém.
+ Những thành viên giỏi hơn sẽ cảm thấy khó chịu với những thành viên yếu kém + Những thành viên giỏi hơn sẽ bắt đầu làm việc kém hiệu quả
+ Những thành viên giỏi sẽ nghi ngờ năng lực của người lãnh đạo.
Ví dụ: Sau 1 tháng triển khai dự án,kết quả giai đoạn đầu đã hoàn thành nhưng không có sự
vượt trội như kỳ vọng Trưởng nhóm tổ chức cuộc họp nội bộ với nội dung tổng kết giai đoạn nhưng kèm theo đó là tổng hợp những ý kiến đóng góp của các thành viên:
Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai dự án
Đóng góp ý kiến để giải quyết khó khăn mà một thành viên đang gặp phải (vì đó có thể xảy ra tiếp tục với những thành viên khác)
Cho phép các thành viên gửi email phản hồi những bất cập không tiện nói trước đám đông…
Hoạt động này giúp nhân viên cảm thấy an tâm vào đồng đội và tin tưởng vào sự lãnh đạo của trưởng nhóm, hết lòng nỗ lực vì công việc.
1.2.3 Nguyên tắc phù hợp
Mỗi thành viên đều có một vị trí thích hợp để phát huy hết khả đề năng của mình Khi một thành viên không được đặt đúng vị trí thì tinh thần của họ có thể sẽ bị suy sụp vì nhóm không tận dụng hết khả năng của họ Họ cũng có thể sẽ trở nên phẫn nộ với nhóm vì sở trường của họ không được khai thác Điều này sẽ làm nhóm mất đi ý chí làm việc tập thể, niềm tin của họ bị xói mòn Việc tổ chức, sắp xếp các vị trí cho các thành viên có ảnh hưởng lớn đến tình hình chung của cả
Để có thể đặt các thành viên vào đúng vị trí thích hợp của họ nhằm tận dụng tài năng của họ và phát huy tối đa tiêm năng của nhóm, người lãnh đạo nhóm cần nắm rõ 3 điều sau:
Hiểu rõ về nhóm: Người lãnh đạo cần phải hiểu rõ về mục tiêu của nhóm, văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển nhóm.
Trang 9 Nắm rõ tình hình của nhóm: Người lãnh đạo phải nắm rõ mỗi trường xung quanh nhóm, biết được nhóm đang ở trong tình trạng nào và cần những giải pháp gì cho sự phát triển của nhóm
Hiểu rõ các thành viên trong nhóm: Người lãnh đạo nhóm phải hiểu được người mà họ muốn chọn vào một vị trí nào đó Để xây dựng một nhóm vững mạnh người lãnh đạo cần đánh giá được kinh nghiệm, kỹ năng, tính khí, thái độ, niềm đam mê, sự tinh xảo, tính kỷ luật, mức độ cảm xúc và tiềm năng của mỗi cá nhân Qua đó để có thể giúp các cá nhân tìm ra vị trí thích hợp nhất với họ.
Về phía cá nhân, để có thể tìm kiếm được một vị trí thích hợp với mình cá nhân nên có làm theo những chỉ dẫn sau:
Tự tin: Cá nhân phải tự tin vào chính bản thân mình
Hiểu rõ chính mình: Cá nhân nên tự tìm hiểu hoặc nhờ người khác đánh giá một cách khách quan năng lực, sở trường cũng như sở đoản, thiếu sót của bản thân
Niềm tin vào lãnh đạo: Cá nhân muốn phát triển được thì nên có niềm tin vào người lãnh đạo
Cả nhân phải có tầm nhìn bao quan, toàn cảnh: Cá nhân phải xác định được vị trí của mình có ý nghĩa như thế nào với cả nhóm chứ không phải là có đem lại lợi ích gì cho bản thân không (Nguyên tắc 2)
Tự học hỏi dựa vào kinh nghiệm bản thân: Cá nhân có thể xác định được một con đường đúng đắn cho mình bằng các học hỏi, rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như thất bại trước kia.
Cụ thể: Người lãnh đạo cần phải đặc biết chú ý đến vị trí của từng cá nhân trong bộ máy của mình giả sử như đôi khi chỉ do một người bị sắp xếp sai chỗ, k phù hợp để làm công việc mà họ được giao lại ảnh hưởng để cả một đội nhóm khiến cho công việc bị đình trệ, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc chung
1.2.4 Nguyên tắc ảnh hưởng
Trang 10
Những thành viên có sức ảnh hưởng sẽ giúp nhóm giành được tiến thắng Người có sức ảnh hưởng là những người có thể tác ông lên những cá nhân khác và được hưởng ứng Người ảnh tưởng có khả năng truyền nhiệt, sức mạnh cho những người xung quanh họ.
Những người ảnh hưởng có những đặc trưng như sau:
Ví dụ: Những người có khả năng truyền cảm hứng và lan tỏa nguồn năng lượn tích cực cần được đặc biết chú ý vì chính những yếu tố tưởng chừng như không có tính chuyên môn đó lại là chìa khóa để cả nhóm đi đến thắng lợi sau cùng
Trang 11CHƯƠNG II NHẬN DIỆN NHÓM LÀM VIỆC HIỆU QUẢ
2.1 Xây dựng nhóm như thế nào là hiệu quả2.1.1 Thành lập và xây dựng nhóm
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục tiêu chung cụ thể, rõ ràng Nếu tất cả các thành viên cùng chung một mục tiêu hợp tác thì sẽ đem đến hiệu quả làm việc cao Khi thành lập nhóm cần chú ý 3 bước:
Xác định nhu cầu, động lực, mục tiêu làm việc nhóm, mỗi cá nhân cũng cần tự đánh giá xem bản thân mình có phù hợp với mục tiêu, quy định của nhóm hay không Nếu câu trả lời là có thì việc tham gia sẽ giúp bản thân và nhóm cùng phát triển.
Lựa chọn những cá nhân có tiềm năng và nhu cầu hợp tác thật sự.
Thành lập nhóm: cần tổ chức một buổi họp để thông qua điều lệ, nội quy, mục đích và nhiệm vụ của nhóm Bầu ra nhóm trưởng, thư kí,
2.1.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm Tùy theo tình hình của nhóm, ta có thể kể đến các yếu tố sau:
Xây dựng nội quy, nguyên tắc nhóm và tất cả các thành viên phải nghiêm túc thực hiện theo những nội quy mà nhóm đề ra.
Vai trò, khả năng của nhóm trưởng: nhóm trưởng là người đóng vai trò quyết định xem liệu rằng nhóm có hoạt động hiệu quả hay không Nếu nhóm trưởng có khả năng lãnh đạo tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tạo điều kiện để các thành viên hợp tác và phát triển bản thân thì mọi việc sẽ được hoàn thành với hiệu quả cao.
Sự tham gia tích cực của các thành viên: Ông cha ta vẫn thường nói: “dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức” và một nhóm muốn hoàn thành công việc thì cần sự chung tay, góp sức của tất cả các thành viên Nếu từng cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động và công việc của nhóm, có tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành tốt theo quy định nhóm đề ra thì hiệu quả hoạt động của nhóm càng cao.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của nhóm còn phụ thuộc vào các yếu tố như nội dung hoạt động của nhóm là gì, phương pháp thực hiện ra sao, vai trò của người chủ toạ thế nào
2.2 Kỹ năng giao tiếp để làm việc nhóm hiệu quả.2.2.1 Tìm hiểu – Chấp nhận nhau
Trang 12 Tìm hiểu: Việc tìm hiểu xem nhóm mình gồm những ai, quy định, mục tiêu, cách thức hoạt động nhóm là gì sẽ giúp các thành viên trong nhóm nắm bắt được thông tin của tất cả các thành viên trong nhóm, tạo sự gần gũi, thân thiện, thỏa mái trong công việc, dễ dàng liên lạc, từ đó giúp hoàn thiện công việc của nhóm một cách hiệu quả.
Chấp nhận: Mỗi cá nhân đều có ưu và khuyết điểm khác nhau Bởi vậy mà chúng ta cần đề cao, giúp phát huy điểm mạnh của người khác trong hợp tác và làm việc, không chỉ trích mà cần giúp nhau khắc phục các khuyết điểm để cùng nhau hoàn thiện hơn.
2.2.2 Lắng nghe và truyền đạt thông tin
Cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của thành viên khác Không phải cứ nói nhiều mới thể hiện mình thông minh tài giỏi mà bạn cần phải lắng nghe ý kiến của các thành viên để biết họ nghĩ gì, muốn gì, ý kiến của họ ra sao và tuyệt đối không được ngắt lời khi thành viên khác đang phát biểu ý kiến Điều đó không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với đối phương mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau.
Truyền đạt thông tin: Việc truyền đạt thông tin rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta đưa ra quan điểm, ý tưởng của mình, góp phần xây dựng cho các công việc nhóm Vì thế nên chúng ta cần nói rõ ràng, có trọng tâm, tập trung vào chủ đề và có tính thuyết phục
Bên cạnh đó, cần có những kỹ năng khác như:
Cần khéo léo, hợp tác và tôn trọng ý kiến của nhau Có rất nhiều người có quan điểm ma cũ bắt nạt ma mới, hay, người lớn tuổi là người bề trên, là người luôn đúng nên có thái độ bảo thủ, khó chịu khi những người nhỏ tuổi hơn đóng góp ý kiến với phần của mình Đây là một điều rất cần khắc phục và chúng ta cần biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của thành viên khác, biết chắt lọc, tiếp thu những cái mới, cái hay và cùng nhau hoàn thiện.
Các thành viên, đặc biệt là nhóm trưởng cần nhận biết được thế mạnh của từng thành viên để từ đó tận dụng, phát huy những thế mạnh đó để phân công công việc một cách hiệu quả, biết tổ chức, phân công công việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo thực hiện đúng thời hạn.
2.3 Tiến hành hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả
Kỹ năng làm việc nhóm là một yếu tố không thể thiếu dù bạn ở bất cứ môi trường nào Có những việc bạn có thể thực hiện được một mình, nhưng cũng có vô số việc bạn không thể hoàn thành nếu như không có sự phối hợp và hỗ trợ từ các thành viên trong một tập thể Vậy làm thế nào để phát huy được tinh thần làm việc nhóm một cách hiệu quả, để vừa có thể khai thác hết mọi thế mạnh của từng cá nhân, mà không để lại hậu quả là sự bất đồng quan điểm, hay những ý kiến mâu thuẫn kéo dài trong suốt quá trình làm việc.
Các nguyên tắc để tiến hành làm việc nhóm hiệu quả:
1 Xác định mục tiêu chung
Trang 13Xác định mục tiêu chung là điều quan trọng cần trong việc tiến hành làm việc nhóm hiệu quả Vì
lý do, tất cả các thành viên của nhóm là những cá thể khác biệt Nếu nhóm không có định hướng về mục tiêu cụ thể thì mỗi người sẽ làm theo quan điểm riêng của mình Ngoài ra, mục tiêu chung còn là cơ sở để nhóm định hình và xây dựng kế hoạch làm việc.
2 Luôn lắng nghe người khác nói
Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Một trong các kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm đó là lắng nghe Để làm việc hiệu quả, các thành viên cần có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau Trong quá trình làm việc nhóm, các cá nhân nên tích cực giao tiếp và chia sẻ ý kiến với nhau Lắng nghe chính là cách để học hỏi và thấu hiểu người khác.
3 Thúc đẩy giao tiếp giữa các thành viên
Nguyên tắc làm việc nhóm hiệu quả là tăng cường giao tiếp giữa các thành viên Giao tiếp là phương pháp để từng cá nhân bày tỏ quan điểm và cảm xúc của bản thân Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, các tổ chức nên tăng cường các buổi họp mặt, giao lưu để các thành viên gắn kết và hiểu rõ về nhau.
4 Tôn trọng ý kiến của các thành viên
Môi trường làm việc nhóm tích cực là khi tất cả các thành viên có thể thoải mái chia sẻ ý kiến Đồng thời, các quan điểm đó đều được mọi người lắng nghe và tôn trọng Điều này sẽ giúp các cá nhân gắn kết và tin tưởng nhau hơn Qua đó, mọi xung đột nhóm sẽ hạn chế và mâu thuẫn đều có thể giải quyết dễ dàng.
5 Phân công công việc rõ ràng, hợp lí
Như đã đề cập ở trên, việc xác định mục tiêu chung của nhóm là vô cùng quan trọng Hơn nữa, nhóm cần phải có kế hoạch phân chia công việc hợp lý Các nhiệm vụ nên được sắp xếp tương ứng với vai trò và năng lực của từng thành viên Điều này giúp mỗi cá nhân có ý thức trách nhiệm hoàn thành công việc.
6 Luôn đúng giờ
Đúng giờ là một trong những điều quan trọng hàng đầu khi làm việc nhóm Khi làm việc tập thể, bạn phải có trách nhiệm với công việc của bản thân và tiến độ làm việc của nhóm Đừng để người khác phải chờ đợi bạn Hãy hoàn thành công việc đúng hạn.
7 Đoàn kết với nhau
Nhóm là tập hợp các cá thể có năng lực ở các lĩnh vực khác nhau Thêm vào đó, vấn đề của một tổ chức liên quan đến các lĩnh vực riêng Do đó, các cá nhân cần tích cực hợp tác và đoàn kết làm việc để hoàn thành mục tiêu chung.
8 Tránh sự tiêu cực
Khi đã làm việc nhóm, bạn cần tránh những mâu thuẫn, cảm xúc tiêu cực cá nhân Tốt hơn hết, bạn không nên nói xấu về một thành viên nào đó trong nhóm Các thành viên cần thấu hiểu và
Trang 14thông cảm với nhau nhiều hơn Bạn cũng đừng nên đổ lỗi hay chỉ trích một sai lầm của ai đó trong tổ chức.
9 Trưởng nhóm gương mẫu, vững vàng
Trưởng nhóm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một nhóm Nhóm trưởng sẽ là người dẫn dắt và gắn kết các thành viên Leader gương mẫu sẽ giúp các thành viên tin tưởng và học hỏi.
10 Hãy dành lời khen, động viên cho nhau
Khi làm việc nhóm, bạn nên dành những lời khen cho mọi cố gắng và nỗ lực của các thành viên Điều này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm cảm thấy công sức của mình được nhìn nhận và trân trọng Qua đó, họ sẽ càng nỗ lực và cố gắng hơn.
Các yếu tố tạo nên hiệu quả làm việc nhóm:
1 Yếu tố nội tại
Là yếu tố có tính chủ quan, bao gồm trình độ và sự hợp tác của các thành viên trong nhóm, sự tuân thủ những quy chế làm việc nhóm của các thành viên, khả năng điều hành của trưởng nhóm, mục tiêu của nhóm, điểm mạnh và điểm yếu của nhóm…
2 Yếu tố ngoại tại
Bao gồm bối cảnh làm việc, môi trường và điều kiện làm việc, quy mô nhóm, sự đánh giá của tổ chức đối với kết quả làm việc của nhóm, những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố khách quan đối với công việc của nhóm
Các yếu tố làm cản trở hiệu quả làm việc nhóm:
1 Yếu tố tâm lý của các thành viên trong nhóm
Đây là mô hình thể hiện những trạng thái khác nhau của các thành viên khi bắt đầu hình thành nhóm Theo đó sẽ có những biểu hiện sau:
Sự thỏa mãn - Những thành viên có sự thỏa mãn thường có biểu hiện: + Tự ý thức cao về bản thân
+ Cho rằng những ý kiến mình đưa ra là đúng + Không để ý đến những ý kiến của người khác Sự từ chối - Biểu hiện của những người này là:
+ Ngại đưa ra ý kiến + Ngại giao tiếp
+ Tự ti mặc cảm về bản thân Sự do dự với những biểu hiện cụ thể:
+ Dễ bị chi phối vì ngoại cảnh
+ Hoài nghi về ý kiến của chính mình và của những người khác + Quá thận trọng trước những ý kiến khác
+ Thiếu dứt khoát trong sự lựa chọn và quyết định, thường phải có sự tác động mạnh Sự thay đổi - Là những người có biểu hiện sau: