1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các thông số kỹ thuật tiêu biểu của động cơ và các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của động cơ

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Thông Số Kỹ Thuật Tiêu Biểu Của Động Cơ Và Các Chỉ Tiêu Kinh Tế Và Kỹ Thuật Của Động Cơ
Tác giả Cù Văn Thắng, Lê Viết Thắng, Võ Đức Tài, Hoàng Văn Hải, Lê Quốc Hoàn, Vũ Minh Dũng, Phạm Minh Duy
Người hướng dẫn TS. Phạm Tuấn Anh
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Nguyên Lý Động Cơ Đốt Trong
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 482,41 KB

Nội dung

Đối với động cơ diesel, chỉ không khí được nén trong xilanh thôngqua kỳ nén, sau đó nhiên liệu cao áp được phun vào bằng kim phun,gặp nhiệt độ thích hợp, nhiên liệu bốc cháy ngay lập tức

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ

**********

BÁO CÁO BÀI TẬP VỀ NHÀ TUẦN 11 Học phần: Nguyên Lý Động Cơ Đốt Trong Mã học phần: CNOT028 Lớp/Nhóm môn học: KTCN.CQ.04 Giảng viên HD: TS Phạm Tuấn Anh NHÓM 3: Cù Văn Thắng mssv: 2125102050006 Lê Viết Thắng 2125102050205

Võ Đức Tài 2125102050246

Hoàng Văn Hải 2125102050204

Lê Quốc Hoàn 2125102050690

Vũ Minh Dũng 2125102050133

Phạm Minh Duy 2125102050024

Bình Dương, ngày 22 tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 4

BẢNG TIẾNG ANH 5

THÔNG TIN NHÓM 5

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁO 6

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ 7

a.nhiên liệu 7

b Quá trình đốt cháy nhiên liệu 8

c Thành phần và kết cấu động cơ 8

d Sức mạnh: công suất và mô-men xoắn 9

e Hiệu suất nhiệt của động cơ 10

f Tuổi thọ động cơ 11

g.Phanh động cơ 11

h.Phanh xả 12

k.Phanh nhả nén 12

CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ 13

Chỉ Tiêu Kinh Tế 13

1 Hiệu Suất Nhiên Liệu 13

2 Mô-men Xoắn và Công Suất 13

3 Tuỳ Chỉnh và Linh Hoạt 13

4 Độ Bền và Tuổi Thọ 14

5 Chi Phí Sản Xuất và Bảo Dưỡng 14

Chỉ Tiêu Kỹ Thuật 14

1 Loại Nhiên Liệu 14

Trang 3

2 Hệ Thống Làm Mát và Dầu Nhớt 14

3 Hệ Thống Khí Thải và Tiêu Chuẩn Khí Quyển 14

4 Trọng Lượng và Kích Thước 14

XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 15

1.Khái niệm chung 15

2.Đường đặc tính tốc độ ngoài 15

a Đối với động cơ xăng 17

b Đối với động cơ diesel Động cơ diesel có buồng cháy thống nhất 17 Khảo sát đường đặc tính ngoài 19

a Vùng làm việc ổn định của động cơ 19

b Hệ số thích ứng K 19

c Khảo sát đường cong công suất N e 20

d Khảo sát đường cong M e 20

e Khảo sát đường cong ge 21

g Đối với động cơ diesel 21

4 Đường đặc tính tốc độ cục bộ hay đường đặc tính bộ phận 22

5 Đường đặc tính phụ tải 23

6 Đường đặc tính tải của động cơ diesel 25

7 Các đường đặc tính điều chỉnh 26

a, Đặc tính điều chỉnh theo thành phần hỗn hợp 27

b, Đặc tính điều chỉnh theo góc đánh lửa sớm 28

c Đặc tính điều chỉnh theo lượng phun nhiên liệu 29

QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM ĐO CÁC ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NGOÀI VÀ KHÍ THẢI CỦA ĐỘNG CƠ 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

hình 1 1.đường đặc tính ngoài của động cơ 16

hình 1 2.đường đặc tính ngoài của động cơ diesel 21

hình 1 3.Đường đặc tính cục bộ 23

hình 1 4.Đặc tính phụ tải của động cơ 25

hình 1 5.đường đặc tính phụ tải của động cơ diesel 26

hình 1 6.đặc tính điều chỉnh theo thành phần hỗn hợp 27

hình 1 7.đặc tính điều chỉnh theo góc đánh lửa sớm 28

hình 1 8.đặc tính điều chỉnh theo lượng phun nhiên liệu 29

hình 1 9.Đường đặc tính ngoài động cơ 32

Trang 5

BẢNG TIẾNG ANH

Từ viết

tắt

CCV commercial class vehicle Xe hạng thương mại

THÔNG TIN NHÓMMSSV Họ tên Vai trò Phân công công việc

2125102050006 Cù Văn Thắng Nhóm trưởng Nội dung

2125102050246 Võ Đức Tài Thư ký, Điều

phối

Nội dung

2125102050205 Lê Viết Thắng Thành viên Nội dung

2125102050204 Hoàng Văn Hải Thành viên Tổng hợp ND

2125102050690 Lê Quốc Hoàn Thành viên Nội dung

2125102050133 Vũ Minh Dũng Thành viên Nội dung

2125102050024 Phạm Minh Duy Thành viên Nội dung

Bảng 1 1 Thông tin nhóm

Trang 6

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁOCột mốc Công việc dự kiến Ước lượng

(man hour) Sản phẩm 16/11/2023

(Ngay khi

GV giao

bài tập)

Họp nhóm lần 1 phân công công việc cụ thể

3 Mỗi cá nhân thực hiện bài

tập được giao

21/11/2023 Tổng hợp các bài tập 2 Bản báo cáo phiên bản 1

Họp nhóm phản hồi chỉnh sửa bài tập

1 Bản báo cáo phiên bản

chỉnh sửa

22/11/2023 Thực hiện chỉnh sửa bài tập theo sự góp ý

của các thành viên nhóm

1 Bản báo cáo phiên bản 2

Phiếu đánh giá cá nhân trong làm việc nhóm

Thực hiện chỉnh sửa lại bài tập lần 2

1

Tổng hợp file báo cáophiên bản chỉnh sửa cập nhật

1

Thực hiện đánh giá sựđóng góp của cá nhân trong làm việc nhóm

1/2

Thư ký nộp file trên

hệ thống Elearning

-Bảng 1 2 Kế hoạch của nhóm

Trang 7

CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA ĐỘNG CƠ VÀ CÁC

CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ

Cả động cơ xăng và động cơ diesel đều là động cơ đốt trong, nóchuyển hóa năng lượng thành cơ năng thông qua nhiệt năng (quátrình đốt cháy) Với quá trình hoạt động đều tuân theo chu trình: hút– nén – nổ – xả (dù là 4 kỳ hay 2 kỳ cũng phải tuân theo chu trìnhnày) Năng lượng cơ học chuyển động các piston lên và xuống bêntrong xi lanh, tạo ra chuyển động quay làm quay các bánh xe ô tô

Do vậy, chúng đều có các thành phần, chi tiết cơ bản giống nhau:xilanh, piston, thanh truyền, trục khuỷu, trục cam, xupap,… và cấuthành lên một động cơ hoàn chỉnh

Trang 8

Quá trình chưng chất dầu thô tạo ra trung bình 30% xăng, 20 – 40%dầu diesel, 20% dầu nhiên liệu năng và 10 – 20 % các loại dầu nặng.Quá trình chưng cất dầu thô, xăng thu được ở tầng nhiệt độ từ 40 –

200 độ C, diesel thu được ở tầng từ 200 – 425 độ C Khối lượng riêngcủa xăng là ρ = 700–800 kg/m3, đối với diesel là ρ = 830–950kg/m3

Các đặc tính quan trọng nhất của nhiên liệu xăng là các đặc tính như

độ bay hơi và khả năng chống kích nổ (trị số ốc tan), trong khi nhiênliệu diesel bắt buộc phải có các đặc tính nhiên liệu quan trọng như

độ nhớt, sức căng bề mặt và xu hướng bắt lửa (số cetan)

b Quá trình đốt cháy nhiên liệu

Do các thành phần cũng như tính chất của mỗi loại nhiên liệu, giữaxăng và diesel có các thông số quyết định như Điểm chớp cháy vàNhiệt độ tự bốc cháy Nhiệt độ tự bốc cháy của xăng (280°C) caohơn của diesel (210°C) Điểm chớp cháy của xăng −43°C, trong khicủa diesel là >52°C, điểm chớp cháy thể hiện khả năng bốc cháycủa hơi nhiên liệu nếu có nguồn lửa

Với đặc tính dễ bay hơi, và điểm chớp cháy thấp, xăng phù hợp vớiviệc hòa trộn với không khí dạng phun sương, sau đó nhận nguồnlửa bên ngoài và bốc cháy Do đó, động cơ xăng sẽ cần bugi đánh tialửa làm nguồn lửa mồi cho quá trình đốt cháy Đặc tính nhớt và khảnăng tự cháy cao giúp cho nhiên liệu diesel được phun vào buồngđốt với áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy

Động cơ xăng, hỗn hợp không khí và nhiên liệu (hòa khí) được nénthông qua kỳ nén, đến một thời điểm nhất định, bugi bật tia lửađiện, đốt cháy nhiên liệu, lúc này ngọn lửa sẽ bùng cháy và lantruyền khắp buồng đốt động cơ

Trang 9

Đối với động cơ diesel, chỉ không khí được nén trong xilanh thôngqua kỳ nén, sau đó nhiên liệu cao áp được phun vào bằng kim phun,gặp nhiệt độ thích hợp, nhiên liệu bốc cháy ngay lập tức, và quátrình cháy bùng phát trong buồng đốt.

Có một vấn đề cũng là đặc điểm là động cơ kích nổ (do cháy) chỉ xảy

ra ở động cơ xăng, do có nhiều hơn 1 nguồn lửa mồi, còn động cơdiesel thì không xảy ra hiện tượng này

Động cơ xăng: Do nhiên liệu được đốt cháy cưỡng bức, do đó hệthống đánh lửa là bắt buộc Nhiệt độ yêu cầu ở kỳ nén thấp, do đó tỷ

số nén thấp (8:1 đến 12:1), áp suất cũng thấp hơn Do vậy, kết cấucủa động cơ xăng sẽ không đòi hỏi mạnh mẽ (độ bền) như động cơdiesel, xilanh, piston, thanh truyền của động cơ xăng cũng sẽ ngắnhơn (khi so sánh cùng thể tích công tác) Khối động cơ xăng thườnglàm bằng hợp kim nhôm, nhẹ, xilanh thường là liền khối và khôngthể thay thế

Động cơ diesel: Do nhiên liệu tự bốc cháy, do đó hệ thống đòi hỏi ápsuất và nhiệt độ cao trong buồng cháy, áp suất phun dòng nhiên liệucũng cần phải cao để có thể tự bốc cháy Do vậy, tỷ số nén của động

cơ diesel sẽ cao hơn (14∶1 đến 23∶1), thanh truyền, piston, xilanhcũng sẽ dài hơn Điều này sẽ đòi hỏi vật liệu, kết cấu vững chắc hơn

Trang 10

so với động cơ xăng Khối động cơ diesel thường làm bằng gang,xilanh thường là các ống lót ướt, rời và có thể thay thế.

d Sức mạnh: công suất và mô-men xoắn

Từ kết cấu cũng như đặc tính của hai loại động cơ, ta thấy ngay rằngđộng cơ xăng sẽ quay với tốc độ cao hơn động cơ diesel (do hànhtrình piston động cơ xăng ngắn hơn, nên nó hoàn thành một chutrình làm việc nhanh hơn) Nhưng ngược lại, ta thấy rằng khuỷu trụccủa động cơ diesel lại dài hơn của động cơ xăng (do tỷ số nén lớn,cần hành trình piston lớn, do đó khuỷu trục phải tương xứng) Do đólực làm quay khuỷu trục (mô men xoắn) sẽ lớn hơn của động cơxăng

Công suất thì đại diện cho tốc độ sinh công, còn mô men xoắn lại đạidiện cho lực sinh công

Như vậy, động cơ xăng sẽ có công suất cao hơn, tốc độ cũng caohơn động cơ diesel Do đó động cơ xăng thường được trang bị ở trêncác xe đua, xe thể thao

Động cơ diesel thì có mô men xoắn cao hơn, chạy ở dải tốc độ chậmhơn Do đó, động cơ diesel thường được trang bị trên các xe hạngnặng, xe tải, xe địa hình

e Hiệu suất nhiệt của động cơ

Động cơ xăng và động cơ diesel đều là động cơ đốt trong, thực hiệnquá trình đốt cháy, chuyển hóa nhiệt năng (từ hóa năng) thành cơnăng, sinh công làm quay trục khuỷu

Động cơ xăng

Động cơ xăng hiện đại có hiệu suất nhiệt tối đa hơn 50%, nhưng ô tôchạy hợp pháp trên đường thì chỉ khoảng 20% đến 35% khi được sử

Trang 11

dụng để cung cấp năng lượng cho ô tô Nói cách khác, ngay cả khiđộng cơ đang hoạt động ở điểm đạt hiệu suất nhiệt lớn nhất, trongtổng năng lượng nhiệt do xăng tiêu thụ, thì có khoảng 65-80% tổngcông suất được tỏa ra dưới dạng nhiệt mà không được biến thànhcông có ích, tức là làm quay trục khuỷu Khoảng một nửa lượng nhiệt

bị loại bỏ này được khí thải mang đi, và một nửa đi qua thành xi lanhhoặc đầu xi lanh vào hệ thống làm mát động cơ, và được truyền vàokhí quyển qua bộ tản nhiệt của hệ thống làm mát Một số công tạo

ra cũng bị mất đi như ma sát, tiếng ồn, nhiễu loạn không khí và côngđược sử dụng để làm quay các thiết bị và dụng cụ của động cơ nhưmáy bơm nước và dầu và máy phát điện, chỉ còn lại khoảng 20-35%năng lượng do nhiên tạo ra sinh công để di chuyển phương tiện.Động cơ diesel

Động cơ sử dụng chu trình Diesel thường hiệu quả hơn, mặc dù bảnthân chu trình Diesel kém hiệu quả hơn ở các tỷ số nén bằng nhau

Vì động cơ diesel sử dụng tỷ số nén cao hơn nhiều (nhiệt nén được

sử dụng để đốt cháy nhiên liệu diesel cháy chậm), tỷ lệ cao hơn đó

bù đắp cho tổn thất bơm không khí trong động cơ

Các động cơ diesel trên đường hiện tại có hiệu suất nhiệt xấp xỉ 42%khi đầy tải, với 28% năng lượng nhiên liệu bị lãng phí trong khí thải(bao gồm 4% tổn thất do bơm), 28% năng lượng tiêu hao nhiên liệuđến phương tiện làm mát khi loại bỏ nhiệt môi trường xung quanh(bao gồm 4% do ma sát cơ học và các phụ kiện ký sinh), và 2% làthất thoát nhiệt khác

Động cơ turbo-diesel hiện đại sử dụng hệ thống phun nhiên liệucommon-rail được điều khiển điện tử để tăng hiệu suất Với sự trợgiúp của hệ thống nạp turbo biến đổi hình học (mặc dù phải bảodưỡng nhiều hơn), điều này cũng làm tăng mô-men xoắn của động

Trang 12

cơ ở tốc độ động cơ thấp (1200-1800 RPM) Động cơ diesel tốc độthấp như MAN S80ME-C7 đã đạt được hiệu suất chuyển đổi nănglượng tổng thể là 54,4%, đây là mức chuyển đổi nhiên liệu thànhcông suất cao nhất đối với bất kỳ động cơ đốt trong nào Các động

cơ diesel trong xe tải lớn, xe buýt và ô tô diesel mới hơn có thể đạthiệu suất cao nhất khoảng 45%

Như vậy, hiệu suất nhiệt của động cơ diesel lớn hơn nhiều so vớiđộng cơ xăng, điều này cũng cho thấy, động cơ xăng sẽ tiêu haonhiên liệu nhiều hơn động cơ diesel Do dó, chi phí sử dụng của động

cơ xăng lớn hơn động cơ diesel

sẽ đốt cháy nhiều lần hơn so với động cơ diesel, do vậy tuổi thọ củađộng cơ xăng sẽ thấp hơn động cơ diesel

Động cơ xăng khi chạm mốc 200.000 đến 250.000 km thì các xilanh

sẽ bắt đầu bị mài mòn, làm giảm đáng kể hiệu suất Trong khi động

cơ diesel được biết đến với vòng đời dài – một số động cơ được đánhgiá đến hàng triệu kilomet Đặc biệt, các động cơ disel thường đượcthiết kế ống lót xilanh rời, có thể thay thế Khi động cơ đạt đến350.000 đến 500.000 km thì có thể thay ống lót xilanh mà khôngcần thay thế toàn bộ động cơ

Trang 13

Mặt khác, động cơ diesel thường được chế tạo với kết cấu, vật liệubền (đáp ứng tỉ số nén, áp suất, mô men khi làm việc), do đó, nó cótuổi bền lớn hơn.

g.Phanh động cơ

Phanh động cơ xảy ra khi lực hãm trong động cơ được sử dụng đểgiảm tốc độ xe, thay vì sử dụng các cơ cấu phanh bổ sung bên ngoàinhư phanh ma sát hoặc phanh từ tính

Động cơ xăng

Thuật ngữ “phanh động cơ” đề cập đến hiệu quả phanh xảy ra trongđộng cơ xăng khi bàn đạp ga được nhả Điều này làm cho quá trìnhphun nhiên liệu ngừng lại và van tiết lưu (bướm ga) đóng gần nhưhoàn toàn, hạn chế đáng kể luồng khí nạp vào xilanh Quá trình nàygây ra độ chân không ống góp mạnh mà các piston và xi-lanh phảilàm việc chống lại nó – loại bỏ phần lớn năng lượng tiềm năng rakhỏi hệ thống theo thời gian và tạo ra phần lớn hiệu ứng phanh động

cơ Hiệu ứng ống góp chân không này thường có thể được khuếchđại bằng sự dịch chuyển xuống, điều này tạo ra chuỗi truyền độngquay nhanh hơn để gắn kết với động cơ

Động cơ diesel

Động cơ diesel trong ô tô cá nhân ít cung cấp khả năng phanh động

cơ vì chúng không được trang bị thân van tiết lưu (bướm ga) và do

đó không thể hút chân không trong đường ống nạp

Trong các loại xe hạng nặng, động cơ thường được tạo ra để cungcấp thêm lực phanh để giảm bớt sức căng cho hệ thống phanh thôngthường của xe và giúp tránh nó quá nhiệt

h.Phanh xả

Trang 14

Ở dạng đơn giản nhất, nó bao gồm một van bướm ngăn dòng khíthải Đây được gọi là phanh xả hay phanh khí thải và chủ yếu đượctìm thấy trên các xe tải cũ Ở hệ thống này, đường xả của động cơ

sẽ bị đóng lại, gây ra một áp suất ngược làm hạn chế chuyển độngcủa piston Điều này tạo ra lực cản từ động cơ đến hệ thống truyềnlực và tạo hiệu ứng phanh

k.Phanh nhả nén

Phanh nhả nén (còn được gọi là phanh Jacobs hoặc “phanh jake”), làloại phanh thường bị nhầm lẫn nhất với phanh động cơ thật; Nó được

sử dụng chủ yếu trong các xe tải diesel lớn và hoạt động bằng cách

mở van xả ở đầu hành trình nén, do đó lượng lớn năng lượng tích trữtrong khí nén đó không được quay trở lại trục khuỷu mà được thải rangoài

Thông thường, trong hành trình nén, năng lượng được sử dụng khipiston đi lên nén không khí trong xi lanh; Khi đó khí nén đóng vai trònhư một lò xo bị nén và đẩy pittong đi xuống (quá trình đốt cháy).Tuy nhiên, khi phanh jake đang hoạt động, khí nén đột ngột đượcgiải phóng ngay trước khi piston bắt đầu đi xuống (Sự giải phóng khínén đột ngột này tạo ra các sóng âm thanh nghe được tương tự nhưkhí nở ra từ họng súng.) Do mất năng lượng tích trữ trong khí nén,không có “lực đàn hồi lò xo trở lại” nên động cơ phải tiêu hao nhiềunăng lượng hơn để kéo piston xuống

CHỈ TIÊU KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ

Chỉ Tiêu Kinh Tế

1 Hiệu Suất Nhiên Liệu

Trang 15

Ưu điểm: Đánh giá khả năng chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệuthành công suất cơ học một cách hiệu quả.

Nhược điểm: Mức tiêu thụ nhiên liệu càng thấp càng tốt, giúp giảmchi phí vận hành và làm giảm tác động môi trường

2 Mô-men Xoắn và Công Suất

Ưu điểm: Mô-men xoắn đo lường sức mạnh xoắn quay của động cơ,còn công suất đo lường khả năng làm việc trong một khoảng thờigian nhất định

Nhược điểm: Cần cân nhắc giữa mô-men xoắn và công suất tùythuộc vào ứng dụng cụ thể của động cơ

3 Tuỳ Chỉnh và Linh Hoạt

Ưu điểm: Khả năng tuỳ chỉnh để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người

5 Chi Phí Sản Xuất và Bảo Dưỡng

Ưu điểm: Chi phí sản xuất và bảo dưỡng thấp giúp làm giảm chi phí

sở hữu và vận hành động cơ

Nhược điểm: Có thể có chi phí khởi đầu cao đối với động cơ côngnghệ mới

Trang 16

Chỉ Tiêu Kỹ Thuật

1 Loại Nhiên Liệu

Ưu điểm: Xác định loại nhiên liệu sử dụng (xăng, diesel, điện, hydro,vv.) và tác động đến hiệu suất và tác động môi trường

2 Hệ Thống Làm Mát và Dầu Nhớt

Ưu điểm: Quan trọng để duy trì nhiệt độ và chất lượng của động cơ.Nhược điểm: Cần kiểm soát và bảo trì đúng cách để tránh sự cố

3 Hệ Thống Khí Thải và Tiêu Chuẩn Khí Quyển

Ưu điểm: Đánh giá mức độ ô nhiễm và tuân thủ các tiêu chuẩn khíquyển

Nhược điểm: Đòi hỏi công nghệ cao để đáp ứng các tiêu chuẩn ngàycàng nghiêm ngặt

4 Trọng Lượng và Kích Thước

Ưu điểm: Trọng lượng và kích thước nhỏ giúp tối ưu hóa không gian

và tăng khả năng tích hợp trong các ứng dụng khác nhau

Nhược điểm: Có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và độ ổn định củaphương tiện hoặc thiết bị

XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT

TRONG 1.Khái niệm chung

Khi khảo sát, nghiên cứu các thông số của động cơ hoặc đánh giáđộng cơ, điều chỉnh động cơ, nếu chỉ dùng tính toán thì không đủ và

Trang 17

khó hình dung đầy đủ về quá trình làm việc của động cơ Vì vậy,người ta phải xây dựng các đường đặc tính bằng tính toán và thínghiệm để giải quyết các việc nêu trên đầy đủ hơn

Động cơ đốt trong có các đường đặc tính chính:

2.Đường đặc tính tốc độ ngoài

Ý nghĩa, mục đích và cách xây dựng

Đường đặc tính ngoài của động cơ (có khi còn gọi là đặc tính tốc độngoài) là các đường cong công suất (Ne), mô men (Me), suất tiêuhao nhiên liệu (ge) diễn biến theo tốc độ quay n (vg/ph) của động cơ

ở chế độ toàn tải (mở 100% bướm ga ở động cơ xăng hoặc phunnhiên liệu cực đại ở động cơ diesel)

Trang 18

Đây là đường đặc tính quan trọng nhất của một động cơ dùng đểđánh giá các chỉ tiêu công suất (Nemax) và tiết kiệm nhiên liệu (gemin)của động cơ.

Nhờ có đường đặc tính này người ta cũng đánh giá được sức kéo củađộng cơ qua đặc tính mô men (Me), vùng làm việc ổn định của động

cơ và hệ số thích ứng K của nó

Dạng của các đường cong chủ yếu (Ne, Me, ge) của đường đặc tínhngoài nêu ở hình 2-1 Muốn xây dựng nó ta phải tiến hành tính toánnhiệt ở ít nhất 3 chế độ (3 tốc độ khác nhau) để xác định các thông

số của động cơ

hình 1 1.đường đặc tính ngoài của động cơ

+ nmin – Tốc độ tối thiểu mà động cơ làm việc ổn định khi phụ tải đạt100% (nmin = (0,15 0,20)ne - đối với động cơ xăng và nmin = (0,50

0,60)nhe đối với động cơ diesel)

+ nM – Tốc độ khi đạt mô men lớn nhất Memax

Trang 19

+ ne – Tốc độ khi đạt Nemax hoặc Nhc hoặc tốc độ khi đạt Nehc ở động

cơ có bộ hạn chế tốc độ Sau đó sử dụng công thức thực nghiệm củaLay-đec-man để tính Ne, Me, ge

Xây dựng đường đặc tính theo Lay- đéc- man

a Đối với động cơ xăng

2.1

2.3

2.4Trong đó: Ne – Là công suất có ích lớn nhất thu được qua tính toán,(kW)

nH – Số vòng quay ứng với công suất lớn nhất Nemax (vg/ph)

MeH, geH – Là mômen quay có ích (Nm) và suất tiêu hao nhiên liệu

Trang 20

Trong đó: Nedm – Là công suất định mức thu được trong tính toánnhiệt, kW

ndm – Tốc độ quay tương ứng với công suất định mức, vg/ph

Medm, gedm – là mômen quay và suất tiêu hao nhiên liệu có ích ứngvới tốc độ quay định mức n – Tốc độ tính toán, vg/ph

Động cơ diesel có buồng cháy trước

Động cơ diesel có buồng cháy xoáy lốc

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w