1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm học tập và trải nghiệm

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Và Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Học Tập Và Trải Nghiệm
Tác giả Trần Nguyễn Tuấn Quỳnh, Lê Nguyễn Lộc Miên, Trần Anh Tuấn, Trương Tâm, Nguyễn Thanh Lâm Nhi
Người hướng dẫn Nguyễn Quốc Tuấn
Trường học Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊBẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆCSTTHọ và tênTỷ lệ đóng gópNhiệm vụ1 Trần Nguyễn Tuấn Quỳnh 100%-Lên ý tưởng và thiết kế tròchơi.-Tham gia tổ chức và thựchiện trò chơi

Trang 1

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ NHÓM 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

*** ***

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

TRẢI NGHIỆM

“HỌC TẬP VÀ TRẢI NGHIỆM” (AM4 – Test3)

Học phần : PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Quốc Tuấn

Nhóm thực hiện : 10

Lớp học phần : HRM3002_3

Lớp sinh hoạt : 48K25.2

Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Tuấn Quỳnh - 101

Lê Nguyễn Lộc Miên - 102

Trần Anh Tuấn - 103 Trương Tâm – 104 Nguyễn Thanh Lâm Nhi – 105

Đà Nẵng, ngày 21, tháng 04, năm 2024

Trang 2

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

LỜI MỞ ĐẦU

Kỹ năng quản trị đóng vai trò thiết yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống và môn

“Phát triển kĩ năng quản trị” đóng vai trò thiết yếu, quan trọng, cung cấp cho chúng

em những kỹ năng, kiến thức và các phương pháp để quản trị các công việc và cuộc sống hằng ngày của bản thân

Sau khi học xong các lý thuyết, kiến thức và phương pháp thông qua các chương tiếp theo của học phần: “Truyền thông”, “Quyền lực và ảnh hưởng”, “Tạo động lực”, “Quản trị xung đột” và “Xây dựng nhóm hiệu quả và làm việc nhóm” cùng với những hoạt động thảo luận, phát biểu sôi nổi và tích cực ở trên lớp do sự dẫn dắt bởi thầy Nguyễn Quốc Tuấn, chúng em đã, đang và sẽ thực hiện, áp dụng các phương pháp quản trị cho bản thân trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn

Báo cáo thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm là cơ hội để chúng em trình bày những kế hoạch, thông tin cũng như quá trình thực hiện, trải nghiệm thực tế ở buổi học, thực hiện trò chơi tại lớp Và qua đó, chúng em đã rút ra được các nhận xét, ý kiến khác nhau về các đội chơi và các bài học liên quan đến giao tiếp, truyền thông Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quốc Tuấn là người truyền đạt những phương pháp, kinh nghiệm để chúng em trở nên những phiên bản tốt hơn của bản thân thông qua việc thực hành và ứng dụng các cách quản trị hiệu quả Là các sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, môn học "Phát triển kỹ năng quản trị" là một môn học quan trọng và thiết thực, giúp chúng em trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản trị hiệu quả trong tương lai

i

Trang 3

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

MỤC LỤC

I Tên hoạt động:

II Mục đích:

III Công tác tổ chức:

1 Tài liệu tham khảo: 1

2 Phương tiện: 1

3 Số người tham gia: 1

4 Thời gian: 1

5 Địa điểm: 1

IV Thủ tục thực hiện:

1 Trình tự các bước trong buổi thực hiện hoạt động trải nghiệm: 1

2 Quá trình thực hiện: 2

3 Kết quả: 3

V Lời bình:

VI Kết luận:

Trang 4

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 11 Kết quả của đội chơi thứ nhất 3 Hình 12 Kết quả của đội chơi thứ hai 3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Bảng so sánh kết quả của các thành viên trong hai đội chơi 3

Trang 6

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên Tỷ lệ đóng góp Nhiệm vụ

1 Trần Nguyễn Tuấn Quỳnh 100%

-Lên ý tưởng và thiết kế trò chơi

-Tham gia tổ chức và thực hiện trò chơi tại lớp -Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ việc thực hiện trò chơi

-Lên ý tưởng và thiết kế trò chơi

- Tham gia hỗ trợ và thực hiện trò chơi tại lớp -Quay video làm tư liệu -Làm word

-Lên ý tưởng và thiết kế trò chơi

- Tham gia tổ chức và thực hiện trò chơi tại lớp -Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ việc thực hiện trò chơi

-Lên ý tưởng và thiết kế trò chơi

- Tham gia hỗ trợ và thực hiện trò chơi tại lớp

- Chụp ảnh làm tư liệu

-Lên ý tưởng và thiết kế trò chơi

- Tham gia tổ chức và thực hiện trò chơi tại lớp -Chuẩn bị các công cụ hỗ trợ việc thực hiện trò chơi

Trang 7

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

I Tên hoạt động:

Bức tranh bí ẩn (Pass the picture)

II Mục đích:

Khám phá ra những phương pháp khác nhau và tính hiệu quả trong việc tiếp nhận, truyền đạt thông tin thông qua giao tiếp bằng việc trải nghiệm trò chơi

quá trình giao tiếp dựa vào các điều kiện khác nhau tùy thuộc vào môi trường giao tiếp, từ đó rút ra các bài học, những tips để áp dụng trong việc xử lí, tiếp nhận thông tin và giao tiếp hiệu quả với đối phương

III Công tác tổ chức:

1 Tài liệu tham khảo:

Trang 63, section 3, Games and exercises [1]

2 Phương tiện :

 Bức tranh

 Điện thoại

 Tai nghe

 Khăn che mắt

3 Số người tham gia :

15 người tham gia bao gồm:

 5 người thuộc ban tổ chức

 10 bạn tham gia trò chơi chia thành 2 đội chơi, mỗi đội bao gồm 5 người

4 Thời gian :

18h00–18h20, Tuần 38, thứ 2, ngày 15, tháng 04, năm 2024

5 Địa điểm :

Phòng C206, khu C, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

IV Thủ tục thực hiện:

1 Trình tự các bước trong buổi thực hiện hoạt động trải nghiệm:

 4.1 Chuẩn bị hai bức tranh bằng giấy A4 có màu.

 4.2 Chọn 10 bạn có mặt trong căn phòng để tham gia trò chơi Với đội

chơi thứ nhất, mời 4 bạn ra khỏi phòng để chuẩn bị cho trò chơi (Đảm bảo tính bảo mật cho bức tranh) và giữ 1 bạn của đội chơi thứ nhất ở lại Cùng lúc đó, đưa bức tranh đã chuẩn bị cho bạn chơi ở đội thứ nhất ghi

Trang 8

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

nhớ các chi tiết và các bạn còn lại trong khán phòng xem với thời gian là

1 phút 30 giây

 4.3 Mời một bạn trong đội chơi thứ nhất trở lại phòng và nghe các thông

tin, những chi tiết mà bạn ở cùng đội chơi đã được xem và ghi nhớ bức tranh trước đó với việc không bị các yếu tố cản trở nào trong quá trình giao tiếp với thời gian cố định vẫn là 1 phút 30 giây và tương tự với các lượt tiếp theo

 4.4 Những người chơi còn lại lần lượt bị các yếu tố ảnh hưởng trong quá

trình giao tiếp: Gọi người thứ ba trong đội chơi thứ nhất trở lại phòng Người thứ hai sẽ miêu tả lại bức tranh được nhìn thấy lại cho người thứ

ba với điều kiện không được sử dụng các từ cấm liên quan tới bức tranh Sau đó người thứ ba sẽ mô tả lại bức tranh cho người thứ tư với điều kiện người thứ tư bị khăn che mắt Cuối cùng, người chơi thứ tư sẽ miêu

tả, giải thích các chi tiết liên quan đến bức tranh với các gợi ý của các bạn chơi trước đó cho người chơi thứ năm của đội thứ nhất với điều kiện người chơi thứ năm đeo tai nghe với việc mở âm lượng lớn Trong lúc

đó, các người trước đó sẽ không được trợ giúp hay có bất kỳ hành động hoặc lời nói nào gợi ý cho các bạn còn lại Tiếp tục quá trình này cho đến khi người cuối cùng được lắng nghe hết miêu tả

 4.5 Sau khi được lắng nghe miêu tả của các bạn cùng đội, người thứ

năm sẽ vẽ lên bảng hình vẽ như được nghe miêu tả trước đó giống như bức tranh

 4.6 Đưa ra đáp án bức tranh chính xác cho đội chơi thứ nhất và các bạn

trong khán phòng xem So sánh bức tranh bạn thứ năm đã vẽ với bức tranh ban đầu và đưa ra kết luận Và tiếp tục quá trình tương tự với đội chơi thứ hai

2 Quá trình thực hiện :

Nhóm chúng em đã tổ chức thành công trò chơi “

” tại lớp với sự tham gia tích cực và nhiệt tình của các bạn tham gia Sau đây là video mà nhóm chúng em đã ghi lại làm tư liệu trong quá trình thiết kế

các hình ảnh liên quan

Trang 9

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

3 Kết quả :

Đây là kết quả sau khi thực hiện trò chơi của hai đội chơi khác nhau tại lớp:

Hình 1 Kết quả của đội chơi thứ nhất

Hình 2 Kết quả của đội chơi thứ hai

V Lời bình:

Đây là kết quả so sánh sự hợp ý, kết hợp cũng như truyền tải thông tin, giao tiếp của hai đội chơi mà nhóm chúng em đã quan sát và tổng kết được trong quá trình thực hiện để thấy được việc tiếp nhận thông tin, sự sáng tạo, cách sử dụng ngôn ngữ và các cách khác nhau của mỗi đội chơi trong khi tham gia với việc diễn tả các bức tranh ở các độ khó và chi tiết khác nhau:

Bảng 1 Bảng so sánh kết quả của các thành viên trong hai đội chơi

Nội dung Điều kiện

Đội chơi thứ nhất Đội chơi thứ hai

Ưu điểm Nhược

điểm Ưu điểm

Nhược điểm

Người

chơi thứ

nhất

Không bị

các yếu tố

khác ảnh

hưởng

Miêu tả vị trí cụ thể

và tận dụng thời gian mà ban tổ chức cho

Việc ghi nhớ thông tin còn bỏ xót một số chi tiết trong bức tranh

Phối hợp

ăn ý với đồng đội

và ghi nhớ các vật thể trong bức ảnh tốt

Chưa miêu

tả vị trí cụ thể

Người Không Miêu tả vị Bị giới Tự tin vào Chưa sử

Trang 10

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

chơi thứ

hai

được diễn

tả và sử

dụng các từ

cấm liên

quan đến

bức tranh

trí cụ thể

và sử dụng

từ ngữ mang tính sáng tạo

hạn thời gian nên chưa truyền đạt hết thông tin

trí nhớ và diễn giải

dễ hiểu cho đồng đội

dụng từ ngữ đồng nghĩa hay

so sánh một cách sáng tạo

Người

chơi thứ

ba

Bị khăn

che mắt

Có hét to, miêu tả vị trí cụ thể

Chưa sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Kết hợp hét to và ngôn ngữ

cơ thể

Chưa sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Người

chơi thứ

Đeo tai

nghe với

âm lượng

lớn

Miêu tả vị trí cụ thể

Bị âm thanh cản trở khiến việc tiếp thu thông tin bị sai xót

Tự tin vào trí nhớ và giao tiếp bằng ánh mắt tốt

Bị âm thanh cản trở khiến việc tiếp thu thông tin bị sai xót

Người

chơi thứ

năm

Không bị

các yếu tố

khác ảnh

hưởng

Tận dụng tất cả thời gian BTC cung cấp

để hoàn thành lượt chơi một cách tốt nhất và có khả năng vẽ

Không có

đủ thời gian để kiểm tra lại đáp án của nhóm

Tự tin vào trí nhớ và

có khả năng vẽ

Hơi vội vàng trong việc ra quyết định cuối cùng

là kết thúc lượt sớm

để tiến hành vẽ

Tuy hai bức tranh có những chi tiết khó và dễ khác nhau, song quá trình thực hiện trò chơi ở hai đội có thể thấy sự khác biệt nhất định trong việc tiếp nhận và

Trang 11

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

truyền tải thông tin Việc khác nhau đó có thể do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

 Các thành viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau nên có sự khác biệt về giọng nói, ngôn ngữ hay sử dụng

 Việc kết hợp và hiểu ý giữa các thành viên cùng đội

 Tiếp thu, ghi nhớ và truyền đạt thông tin trong khoảng thời gian ngắn

 Có các yếu tổ gây cản trở về thính giác, thị giác và việc sử dụng các từ ngữ

VI Kết luận:

Sau khi tổ chức việc thiết kế và thực hiện trải nghiệm thông qua trò chơi:

” tại lớp học ở tuần 38, nhóm chúng em đã thấy được những khó khăn trong quá trình giao tiếp và truyền đạt thông tin khi bị các yếu tố khác nhau của môi trường và cũng như các phương pháp, cách thức giao tiếp và tiếp nhận thông tin của mỗi cá nhân Trò chơi của nhóm chúng em tổ chức lần lượt áp dụng các điều kiện khác nhau trong quá trình thực hiện:

 Thời gian truyền tải bị giới hạn trong khoảng 1 phút 30 giây

 Giao tiếp ở điều kiện bình thường không có các cản trở

 Giao tiếp trong điều kiện bị ràng buộc sử dụng các từ ngữ

 Giao tiếp trong điều kiện không sử dụng thị giác, giao tiếp bằng ánh mắt

 Giao tiếp trong điều kiện không tập trung lắng nghe, bị xao lãng bởi âm thanh khác

Kết quả giữa hai đội có sự chênh lệch và khác nhau ở các chi tiết nhất định so với bức tranh gốc Cho chúng ta thấy rằng các yếu tố bên ngoài, điều kiện khác nhau của môi trường cũng như yếu tố bên trong có sự ảnh hưởng nhất định đến

sự tiếp nhận và giao tiếp hiệu quả đối với mỗi cá nhân Để giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, chúng ta cần loại bỏ các yếu tố gây cản trở đồng thời thực hiện các phương pháp để nắm bắt thông tin một cách tốt hơn như là: tập trung lắng nghe, sử dụng các từ ngữ dễ hiểu, tập trung vào chủ đề giao tiếp, giao tiếp kết hợp với việc sử dụng “body language”, sử dụng “eye contact”, để xử lý, tiếp nhận thông tin và gây thu hút, thiện cảm với bên trong quá trình giao tiếp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 12

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG QUẢN TRỊ

[1] A Barua, “Games and Excercises”

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w