1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận thiết kế hệ thống logistics

36 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tiểu Luận Thiết Kế Hệ Thống Logistics
Tác giả Lê Quỳnh Ánh, Đỗ Chiến Thắng
Người hướng dẫn ThS. Lê Mạnh Hưng
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,17 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP (7)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) (8)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành (8)
      • 1.1.2. Thông tin doanh nghiệp (9)
      • 1.1.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty (10)
    • 1.2. Dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp (12)
    • 1.3. Phân tích SWOT của doanh nghiệp (13)
      • 1.3.1. Thế mạnh (Strengths) (13)
      • 1.3.2. Điểm yếu (Weaknesses) (13)
      • 1.3.3. Cơ hội (Opportunities) (13)
      • 1.3.4. Thách thức (Threats) (14)
    • 1.4. Sơ lược về hệ thống phân phối sản phẩm của Calofic trong thị trường nội địa (14)
      • 1.4.1. Kênh trực tiếp (Kênh cấp 0) (14)
      • 1.4.2. Kênh gián tiếp (14)
  • CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH BÀI TOÁN CHO DOANH NGHIỆP (7)
    • 2.1. Vấn đề mà doanh nghiệp cần tối ưu hóa (16)
    • 2.3. Chi tiết dữ kiện của bài toán (18)
      • 2.3.1. Lượng hàng hay sức chứa của kho (18)
      • 2.3.2. Nhu cầu tối thiểu và tối đa của mỗi địa điểm bán lẻ (18)
      • 2.3.3. Chi phí thuê mặt bằng của các địa điểm bán lẻ (19)
      • 2.3.4. Chi phí vận chuyển từ kho tới các địa điểm bán lẻ (19)
    • 2.4. Mô hình toán (20)
      • 2.4.1. Đặt biến (20)
      • 2.4.2. Hàm mục tiêu (20)
      • 2.4.3. Điều kiện ràng buộc (20)
      • 2.4.4. Mô hình giải trên Solver (21)
    • 2.5. Xác định tham số đầu vào của mô hình bài toán (22)
      • 2.5.1. Diễn giải việc lựa chọn các tham số (22)
      • 2.3.2. Trình bày mô hình toán (0)
  • CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔ HÌNH TRÊN THỰC TẾ (7)
    • 3.1. Nhu cầu của khách hàng (29)
    • 3.2. Chi phí vận chuyển có thể thay đổi (30)
      • 3.2.1. Sự biến động về giá nhiên liệu (30)
      • 3.2.2. Các loại phụ phí đường bộ, BOT và phí phạt khi tham gia giao thông (31)
    • 3.3. Khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường bộ (33)
      • 3.3.1. Thách thức từ phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng đường bộ (33)
      • 3.3.2. Yếu tố thời tiết (33)
    • 3.4. Sự cạnh tranh làm thay đổi giá thành sản phẩm và nhu cầu của đại lý (33)
    • 3.5. Sự thay đổi về vị trí kho phân phối (34)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Nhóm em quyết định lựa chọn công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân để thiết lập mô hình bài toán tối ưu chi phí vận chuyển từ kho hàng phân phối tới các điểm bán lẻ tại Hà Nội.. Lịch sử hình

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Giới thiệu chung về Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic)

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) được thành lập vào năm 1996, là công ty liên doanh giữa Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX) và tập đoàn Wilmar International, Singapore – tập đoàn nông sản hàng đầu châu Á Với vốn đầu tư ban đầu là 22 triệu đô la, Calofic đã đặt nền móng cho ngành sản xuất và chế biến dầu thực vật tại Việt Nam

Từ khi thành lập cho tới thời điểm hiện tại, Calofic luôn không ngừng đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa phân khúc sản phẩm để phù hợp với mọi tệp khách hàng cả trong nước và xuất khẩu Ngoài sản phẩm tiêu dùng, công ty còn cung cấp các sản phẩm dầu và chất béo chuyên dụng dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm và các ngành công nghiệp khác

Với 2 nhà máy đặt tại Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, Calofic đã vươn lên là một thương hiệu quen thuộc với khách hàng thông qua các nhãn hiệu như Neptune, Simply, Cái Lân,… và được người tiêu dùng ưa chuộng tin dùng qua nhiều năm

Bên cạnh việc thể hiện vai trò là nhà sản xuất và cung ứng thực phẩm cho thị trường, Calofic còn là một trong những công ty tiên phong các hoạt động xã hội hướng tới cộng đồng với nhiều đóng góp, chương trình để lại những dấu ấn tốt đẹp như “Khám và Tư vấn Sức khỏe Tim mạch miễn phí” – tư vấn sức khỏe tim mạch và dinh dưỡng miễn phí cho hàng triệu người dân ở vùng sâu vùng xa và trên khắp mọi miền đất nước,

“Hội thi nấu ăn gia đình điểm 10” – tư vấn dinh dưỡng, bữa ăn ngon, đủ dưỡng chất cho cộng đồng Ngoài ra, công ty còn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đối với lứa tuổi thanh thiếu niên trên toàn quốc và tổ chức các sân chơi học thuật bổ ích hàng năm

Một số thành tựu của Calofic: o Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao – 1999

3 o Giải thưởng Rồng Vàng – từ năm 2005 đến 2019 o Nằm trong bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500

Nguồn: https://www.calofic.com.vn/

Bảng 1 1 Thông tin công ty

Tên đầy đủ Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân

Tên tiếng Anh CALOFIC Corporation

Trụ sở chính Khu vực Cảng Cái Lân, phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ

Email info-calofic@vn.wilmar-intl.com

Website https://www.calofic.com.vn/

Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài Nhà nước

Nguồn: https://www.calofic.com.vn/

Hiện nay, Calofic có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh và Tp Hồ Chí Minh, 2 văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, với hơn 1000 nhân viên tính trên phạm vi toàn quốc

Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty có hơn 10000 nhà phân phối và đại lý lớn nhỏ được xây dựng rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước

1.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Hình 1 2 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân

Nguồn: https://www.calofic.com.vn/

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có nhiệm vụ định hướng phát triển công ty thông qua các hoạt động bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết định sửa đổi điều lệ công ty, tổ chức lại hay giải thể công ty,…

- Ban Kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông lập ra nhằm kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh Công ty của Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty Hội đồng quản trị có nhiệm vụ đưa ra giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty, quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức công ty

- Tổng Giám đốc: Người đại diện công ty theo pháp luật, điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết mà Hội đồng quản trị đã đề ra phù hợp với điều lệ của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị công ty và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

- Giám đốc nhà máy dầu thực vật Cái Lân: Quản lý trực tiếp nhà máy sản xuất dầu ăn cũng như các sản phẩm khác của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân Giám đốc nhà máy giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, các nhà khai thác, xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất, thiết lập phương pháp trong quá trình sản xuất

- Giám đốc kế hoạch sản xuất: Quản lý công tác trong việc lập kế hoạch, hồ sơ theo dõi, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất chung và đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng quy trình, đúng chất lượng

- Kế toán trưởng: Quản lý việc hạch toán – phân bổ – theo dõi, thống kê báo cáo nhanh và định kỳ, quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ tài chính – kế toán theo quy định

Kế toán trưởng còn quản lý kho vật tư, quỹ, tiền mặt; thực hiện chi trả lương, thưởng và các khoản chi của doanh nghiệp Lập báo cáo, thống kê, quyết toán của công ty theo đúng kỳ hạn

- Giám đốc nhân sự: Quản lý, tham mưu và đề xuất cho ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý các chế độ, chính sách cho người lao động theo quy định của pháp luật, quy định của công ty, quản lý hành chính văn phòng và các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo công ty ủy quyền

Dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp

Dầu mỡ, chất béo là một trong bốn nhóm thực phẩm cơ bản và quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sinh lý của cơ thể cũng trong chế độ ăn hàng ngày của con người Hiểu rõ điều này, Calofic đã và luôn áp dụng công nghệ mới, cho ra đời hàng loạt dòng sản phẩm dầu ăn cao cấp và chất lượng có nguồn gốc thành phần từ thiên nhiên cùng các dưỡng chất có lợi cho cơ thể

Hình 1 3 Một số nhãn hiệu dầu ăn của Calofic

Nguồn: https://www.calofic.com.vn/

Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất và bán các sản phẩm đóng trong can, thùng với nhiều kích cỡ khác nhau như nước rửa chén, nước lau sàn; mỡ trừu (shortening) cùng các loại margarine đóng trong bịch carton, bơ dành cho thực phẩm và bánh kẹo

Không chỉ phân phối sản phẩm ở thị trường nội địa Việt Nam, Calofic còn xuất khẩu tới các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Đông, Hồng Kông, Đài Loan,…

Giá trị cốt lõi Công ty thực hiện: o “LIÊM CHÍNH – Tín, trung mẫu mực, giá trị bền lâu” o “XUẤT SẮC – Nỗ lực không ngừng, thành công vượt bậc” o “ĐAM MÊ – Đam mê cống hiến, vững tiến toàn cầu” o “SÁNG TẠO – Sáng tạo đổi mới, vươn tới thành công” o “HỢP TÁC – Đồng lòng hợp tác, chinh phục đỉnh cao” o “AN TOÀN – Lao động an toàn, an tâm vững tiến”.

Phân tích SWOT của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Calofic ngày càng tăng theo thời gian

Phát triển chiến lược mở rộng và tiếp cận thị trường hiệu quả

Doanh nghiệp tạo được lòng tin từ khách hàng thông qua các thành tựu và chiến lược có ích cho cộng đồng

Sản phẩm, giá thành đa dạng, phù hợp với khách hàng

Hoạt động marketing mảng xuất khẩu chưa đem lại hiệu quả cao, lực lượng bán hàng ở nước ngoài còn có hạn chế về trình độ

Một số dòng sản phẩm chưa thực sự nổi bật vì giá thành khá cao và việc quảng bá sản phẩm chưa tiếp cận được tới nhiều người

Việt Nam có thị trường tiêu thụ rộng lớn và hấp dẫn, thu hút đầu tư Đời sống khách hàng được cải thiện: Thu nhập, mức sống và ý thức về sức khỏe của người dân được tăng cao

Xu hướng sử dụng sản phẩm dầu thực vật thay cho mỡ động vật ngày càng tăng

Nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn chưa ổn định, tình hình lạm phát kéo dài khiến việc tiêu thụ sản phẩm của khách hàng bị hạn chế Đối diện với nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

THIẾT KẾ MÔ HÌNH BÀI TOÁN CHO DOANH NGHIỆP

Vấn đề mà doanh nghiệp cần tối ưu hóa

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) là một trong những công ty liên doanh hàng đầu đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu thực vật tại Việt Nam Trải qua một thời gian dài phát triển và nâng cao thương hiệu, đến nay Calofic đã vươn lên trở thành một thương hiệu nổi tiếng có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường dầu ăn

Ngày nay, không chỉ trong thị trường nội địa, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với thị trường dầu ăn quốc tế đang có sự cạnh tranh rất khốc liệt Mặc dù đã phát triển, đã xây dựng nền tảng vững chắc nhưng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới mình, phải vận động thay đổi để không bị lu mờ và tụt lại Các công ty liên tục tranh giành từng thị phần, từng đại lý để có thể đem sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất, tăng tối đa khả năng bán hàng Để làm được điều đó, Calofic cần phải nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường phát triển quản lý chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn, khắc phục điểm thiếu sót, đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn, từ đó đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của công ty trên cơ sở những nguồn lực hiện có

Hiện nay có hơn 40 thương hiệu dầu ăn tham gia vào thị trường Việt Nam, trong đó có các thương hiệu tên tuổi lâu năng như: Tường An, Marvela, Neptune, Tân Bình,… chiếm thị phần nhất định cùng với một số thương hiệu mới xuất hiện như: Bình An, Golden Hope Nhà Bè Tuy nhiên, thương hiệu dầu ăn thực vật Cái Lân vẫn chiếm thị phần cao nhất là 45% Và để duy trì lợi thế trên trường kinh doanh bắt buộc công ty tiết kiệm những phí liên quan tới hàng hoá để giảm được giá bán của sản phẩm Bên cạnh đó công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân phân phối hàng hoá chủ yếu kênh bán hàng trực tiếp, tổng lượng hàng hóa lưu chuyển qua kênh này chiếm khoảng 70% tổng lượng hàng hóa phân phối của công ty Sản phẩm của Calofic được đưa tới khoảng 30 nhà

11 phân phối, 12000 đại lý Chính vì vậy công ty cần phải tối ưu hoá được tổng chi phí vận hành của các cửa hàng, đại lý

Có thể nhận thấy nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến động và không ổn định, nếu không xác định và quản lý hợp lý nguồn cung sẽ dẫn tới việc lãng phí nguồn lực và các chi phí phát sinh gây gián đoạn quá trình hoạt động của doanh nghiệp Để phân phối hàng hóa đúng khối lượng sản phẩm vào đúng thời điểm, và ở đúng vị trí, tiết kiệm tối đa tổng chi phí không phải là một nhiệm vụ dễ dàng Sau đây nhóm sẽ đưa ra giải pháp tối ưu hóa chi phí vận chuyển của công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân, đồng thời lựa chọn mở ra 5 cửa hàng phù hợp để doanh nghiệp phân phối và cung cấp sản phẩm

2.2 Mô hình bài toán tối ưu

Công ty Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân dự kiến phân phối sản phẩm dầu ăn từ 2 nhà kho ở Hà Nội của công ty tới các địa điểm bán lẻ tiềm năng được lựa chọn với thời gian nghiên cứu là 3 tháng

Hình 2.1 Sản phẩm dự kiến phân phối

Nguồn: https://www.calofic.com.vn/

Vị trí kho của công ty:

- Kho 1: Xí nghiệp kho vận Hà Nội - Km10, QL 5, Xã Dương Xá, Huyện Gia

- Kho 2: Tổng Kho Thanh Mai – QL 21B, Thanh Mai, Thanh Oai, TP Hà Nội

Vị trí các địa điểm bán lẻ tiềm năng dự kiến:

- Cửa hàng 1: Số 589 Kim Ngưu, P Vĩnh Tuy, Q Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

- Cửa hàng 2: Số 130 Lò Đúc, P Đống Mác, Q Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

- Cửa hàng 3: Số 318 Mỹ Đình, P Mỹ Đình 1, Q Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

- Cửa hàng 4: Số 25 N3 Tân Mai, Q Hoàng Mai, TP Hà Nội

- Cửa hàng 5: Số 10 Thành Công, P Thành Công, Q Ba Đình, TP Hà Nội Mục tiêu của bài toán là phải lựa chọn được 3 trong 5 cửa hàng tiềm năng ở trên làm địa điểm phân phối dầu ăn của công ty và lượng hàng cần thiết phải vận chuyển từ kho tới các cửa hàng đó là bao nhiêu để tối thiểu hóa được tổng chi phí mà vẫn đảm bảo nhu cầu của mỗi khu vực.

Chi tiết dữ kiện của bài toán

2.3.1 Lượng hàng hay sức chứa của kho

Bảng 2 1 Sức chứa của kho đối với sản phẩm

Kho Chi tiết Sức chứa (thùng)

Kho 1 Xí nghiệp kho vận Hà Nội 12000

Kho 2 Tổng Kho Thanh Mai 7000

Là kho gần trung tâm thành phố nên kho 1 sẽ có sức chứa lớn hơn kho 2 với sức chứa là 7000 thùng

2.3.2 Nhu cầu tối thiểu và tối đa của mỗi địa điểm bán lẻ

Bảng 2 2 Nhu cầu tối thiểu của các cửa hàng (trong 3 tháng)

Do các cửa hàng đều có vị trí tại các quận trung tâm của thủ đô Hà Nội như quận

Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, nên nhu cầu đều khá tương đồng

2.3.3 Chi phí thuê mặt bằng của các địa điểm bán lẻ

Bảng 2 3 Chi phí thuê mặt bằng của các cửa hàng (trong 3 tháng)

Chi phí thuê mặt bằng

Tương tự đối với nhu cầu, chi phí thuê mặt bằng đối với các địa điểm bán lẻ cũng sẽ khá tương đồng và đều cao do có vị trí đẹp gần trung tâm, khu dân cư, các trường học,

2.3.4 Chi phí vận chuyển từ kho tới các địa điểm bán lẻ

Với giá cước là 50.000 đ/km ( công ty ITL Logistics ) cho một xe tải đầy tải là 12 tấn, trong khi đó trung bình một thùng 12 chai dầu ăn dạng 1,5l/chai nặng khoảng 18 kg thì suy ra giá cước đơn vị cho một thùng dầu ăn có đường là !""""

Với đơn giá vận chuyển như trên, chi phí vận chuyển mỗi thùng dầu ăn từ mỗi kho tới mỗi cửa hàng sẽ được tính bằng cách lấy đơn giá vận chuyển là 75 đ/thùng/km nhân với khoảng cách vận chuyển tương ứng và kết quả được trình bày ở bảng 2.4

Bảng 2 4 Chi phí vận chuyển từ kho tới các cửa hàng

Mô hình toán

Bài toán sẽ có 2 loại biến dựa theo các thông tin chung phía trên bao gồm:

• sij là lượng hàng vận chuyển từ kho i đến điểm bán lẻ j;

• yj là biến quyết định lựa chọn địa điểm bán lẻ j;

Cụ thể là các biến: s11, s12, s13, s14, s15, s21, s22, s23, s24, s25 và Y1, Y2, Y3, Y4, Y5

Tối thiểu hóa tổng chi phí trong 3 tháng:

Chi phí vận hành cửa hàng 1 = 345000000 + ( 1215 x s11 ) + (1740 x s21 ) ( đ)

Chi phí vận hành cửa hàng 2 = 375000000 + ( 1260 x s12 )+ ( 1777,5 x s22 ) ( đ)

Chi phí vận hành cửa hàng 3 = 305000000 + ( 2235 x s13 ) + (1627,5 x s23 ) ( đ)

Chi phí vận hành cửa hàng 4 = 275000000 + ( 1357,5 x s14 ) + ( 1590 x s24 ) (đ)

Chi phí vận hành cửa hàng 5 = 355000000 + ( 1665 x s15 ) + ( 1537,5 x s25 ) (đ)

• Điều kiện về nguồn cung: o s11 + s12 + s13 + s14 + s15 ≤ 12000 (thùng) o s21 + s22 + s23 + s24 + s25 ≤ 7000 (thùng)

• Điều kiện về nhu cầu cầu của mỗi cửa hàng: o s11 + s21 ≥ 3000 (thùng) o s12 + s22 ≥ 2500 (thùng) o s13 + s23 ≥ 2750 (thùng) o s14 + s24 ≥ 2250 (thùng) o s15 + s25 ≥ 2200 (thùng)

• Điều kiện về biến nguyên không âm:

• Điều kiện biến nhị phân ( đối với biến quyết định lựa chọn địa điểm bán lẻ ):

• Điều kiện về số địa điểm bán lẻ được chọn:

2.4.4 Mô hình giải trên Solver

Sau khi lập mô hình bài toán, nhóm chúng em đưa ra kết quả giải trên Solver:

Nhà kho Cửa hàng bán lẻ

Cửa hàng Quyết định mở cửa hàng

Tổng chi phí vận hành ( đồng ) 936.175.000

Như vậy, theo mô hình bài toán Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân thì sẽ quyết định mở 3 cửa hàng: cửa hàng 1, cửa hàng 3 và cửa hàng 4 Đồng thời sẽ vận chuyển số lượng hàng hoá từ các kho tới các cửa hàng như dữ liệu trên với tổng chi phí thấp nhất của mô hình bài toán là 936.175.000 đồng.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÔ HÌNH TRÊN THỰC TẾ

Nhu cầu của khách hàng

Như đã phân tích tại chương 1, thị trường dầu ăn tại Việt Nam đang mở rộng phạm vi rộng lớn hơn, thu hút vốn đầu tư các doanh nghiệp nước ngoài, sở dĩ do nhu cầu người tiêu dùng đang ngày càng tăng Với sự phát triển của lối sống khỏe mạnh, tập trung vào những thực phẩm đem lại nguồn dinh dưỡng cao, khách hàng có xu hướng hướng tới những sản phẩm có lợi cho sức khỏe, và dầu thực vật chính là một trong những thu hút lớn nhất tại thị trường Việt Nam nhờ vào những lợi ích sản phẩm này mang lại

Hình 3 1 Quy mô thị trường dầu ăn tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2029

Nguồn: https://www.blueweaveconsulting.com/

Quy mô thị trường dầu ăn Việt Nam ước tính đạt 328,39 triệu đô vào năm 2022 và các dự đoán vào năm 2029 sẽ đạt khoảng 577,43 triệu đô vào năm 2029 Nguyên nhân cho sự gia tăng này là do sự phát triển của nguồn thu nhập khả dụng và ảnh hưởng của đô thị hóa, tác động trực tiếp tới lối sống của người tiêu dùng Việt Nam Sự thay đổi liên tục với xu hướng tăng của khách hàng sẽ khiến các kênh phân phối có sự điều chỉnh về số lượng vận chuyển tới từng địa lý bán lẻ

Chi phí vận chuyển có thể thay đổi

3.2.1 Sự biến động về giá nhiên liệu

Kể từ đầu năm 2022 đến nay, giá dầu đã chịu ảnh hưởng từ ba nhóm tin tức chính, bao gồm xung đột Nga - Ukraine, quá trình tăng lãi suất của FED, và các báo cáo từ tổ chức lớn

Mặc dù tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine giảm nhẹ, tuy nhiên, tuyên bố mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc điều động quân sự lại tạo ra lo ngại về gián đoạn nguồn cung dầu, đặt các nước châu Âu vào cuộc khủng hoảng năng lượng Chính phủ các nước châu Âu đang thực hiện các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga

Chính sách tăng lãi suất liên tục của FED đang tạo áp lực lớn lên thị trường dầu thô Lãi suất tăng làm mạnh USD và làm tăng chi phí kinh doanh và giao dịch dầu thô

Dự kiến FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới, gây ảnh hưởng lớn đến thị trường toàn cầu và giảm nhu cầu tiêu thụ dầu

3.2.1.3 Báo cáo từ các tổ chức

Các báo cáo từ Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) về tồn kho dầu thô thương mại và tiêu thụ xăng tại Mỹ đang tạo ra áp lực trên giá dầu Dù Mỹ đã giải phóng một số tồn kho, nhưng dữ liệu cũng cho thấy giảm nhu cầu tiêu thụ dầu

Trong bối cảnh này, giá dầu biến động và đang chịu sức ép từ nhiều yếu tố khác nhau Trong khi xung đột Nga-Ukraine và các biện pháp của các quốc gia châu Âu để giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga có thể tạo ra biến động, thì tác động của FED và dữ liệu thị trường năng lượng Mỹ đang là những yếu tố quan trọng hơn cả, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát và tăng lãi suất toàn cầu

Hình 3 2 Biến động giá nhiên liệu thế giới

3.2.2 Các loại phụ phí đường bộ, BOT và phí phạt khi tham gia giao thông (Lao Động, n.d.)

Tại Việt Nam, đối với ngành vận tải hàng hóa, không chỉ có chi phí nhiên liệu mà còn có một loạt các khoản phụ phí khác như phí đường bộ, chi phí xây dựng và quản lý các tuyến đường (BOT), cùng với các khoản phí phạt, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cước phí vận chuyển hàng hóa

Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải Hàng hóa, các khoản phí đường bộ và chi phí BOT thường chiếm tỷ lệ đáng kể, nằm trong khoảng 15 - 30% của tổng chi phí vận tải Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vận tải, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang phát triển nhanh chóng

Phụ phí đường bộ thường được áp dụng để đảm bảo duy trì và phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Đồng thời, chi phí BOT, đặc biệt là những chi phí liên quan đến xây dựng, bảo dưỡng và quản lý các tuyến đường, cũng đóng góp vào chi phí vận tải Đối mặt với những chi phí này, các doanh nghiệp vận tải phải đối mặt với áp lực tăng

26 giá và tìm kiếm các phương thức tiếp cận chi phí hiệu quả để duy trì lợi nhuận và cạnh tranh

Thêm vào đó, phí phạt cũng là một yếu tố quan trọng, chiếm khoảng 5% chi phí vận tải theo ước lượng của Hiệp hội Các phí phạt này có thể bao gồm vi phạm các quy định giao thông, quy định an toàn, và các quy định khác liên quan đến hoạt động vận chuyển Nếu thường xuyên mắc phải các vi phạm có thể ảnh hưởng đến chi phí vận tải và hiệu quả của quá trình vận chuyển, đồng thời đặt ra thách thức về quản lý rủi ro và chi phí dự trữ

Hình 3 3 Phí BOT tại Hà Nội

Khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đường bộ

3.3.1 Thách thức từ phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng đường bộ

Trong lĩnh vực vận chuyển và phân phối hàng hóa, quá trình di chuyển từ kho đến các cửa hàng đối mặt với những khó khăn đáng kể Các tuyến đường giao thông ngày càng xuống cấp, không được cải thiện, và tính đồng bộ giữa các tuyến đường và phương tiện vận chuyển chưa đạt mức cao Tình trạng tắc đường, đặc biệt là vào giờ cao điểm, càng làm gia tăng khó khăn Hơn nữa, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng giao thông vẫn còn hạn chế, với nhiều tuyến đường chưa nhận được sự quan tâm và mở rộng để kết nối các khu vực và miền khác nhau Các nỗ lực quy hoạch và đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng gặp nhiều thách thức, với một số dự án vẫn dang dở Tình trạng này dẫn đến hành trình vận chuyển rời rạc, gây khó khăn và tăng giá thành vận chuyển

Một số máy móc, thiết bị và xe tải đã trở nên lạc hậu sau nhiều năm hoạt động mà không được bảo dưỡng và nâng cấp đúng cách Điều này không chỉ gây tốn nhiều nhiên liệu mà còn làm tăng khó khăn trong vận hành, bảo trì và sửa chữa

Thời tiết cũng đóng góp vào danh sách những thách thức không nhỏ đối với quá trình vận chuyển hàng hóa Các điều kiện khắc nghiệt như mưa bão và gió lớn tạo ra những khó khăn lớn trong việc di chuyển trên đường, đồng thời làm tăng khả năng rủi ro và chi phí trong quá trình xếp dỡ hàng hóa và vận chuyển đến các cửa hàng Những chi phí phát sinh này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí của mô hình vận chuyển hàng hóa.

Sự cạnh tranh làm thay đổi giá thành sản phẩm và nhu cầu của đại lý

Kinh doanh ngày nay không chỉ đơn thuần là quá trình mua bán giữa người sản xuất và người tiêu dùng mà còn là một cuộc đua không ngừng, một sân đấu khốc liệt của các doanh nghiệp với mục tiêu chen chân vào thị trường và giữ vững vị thế của mình Trong cuộc đua này, yếu tố cạnh tranh không chỉ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm mà còn thay đổi động đến nhu cầu của các đại lý, tạo nên một chuỗi tác động to lớn đối với hệ thống kinh doanh

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của tính cạnh tranh là việc thay đổi giá thành sản phẩm Để thu hút và giữ chân khách hàng, các doanh nghiệp phải liên tục tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất Những điều này thường dẫn đến việc giảm giá thành sản phẩm, điều này có thể làm thay đổi bức tranh giá cả trên thị trường Do đó, tính cạnh tranh không chỉ là động lực tạo ra sự đa dạng về giá cả mà còn là thách thức đối với sự bền vững của các doanh nghiệp Một mặt khác của vấn đề này là sự ảnh hưởng đến nhu cầu của đại lý Các doanh nghiệp, để duy trì và phát triển mạng lưới phân phối của mình, thường xuyên phải thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của đại lý

Sự biến động về giá cả, cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm mới, có thể làm thay đổi nhanh chóng sự ưa chuộng của đại lý đối với các sản phẩm cụ thể Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với quản lý chuỗi cung ứng và marketing của các doanh nghiệp

Tuy nhiên, tính cạnh tranh cũng tạo ra cơ hội và động lực để doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình Các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để tạo ra những sản phẩm độc đáo, phục vụ một phân khúc thị trường đặc biệt và tăng giá trị thương hiệu

Trong bối cảnh này, quản lý cạnh tranh không chỉ là vấn đề của từng doanh nghiệp mà còn là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh tổng thể Sự nhạy bén trong việc đánh giá và đáp ứng đúng đắn đối với thay đổi của giá thành và nhu cầu của đại lý sẽ quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày nay, nơi sự cạnh tranh không bao giờ ngừng nghỉ.

Sự thay đổi về vị trí kho phân phối

Với mô hình kinh doanh hiện đại ngày nay cùng với nhu cầu được tiếp cận các kênh bán hàng hiện đại hơn để đảm bảo chất lượng sản phẩm về tay của khách hàng, công ty cũng cần cân nhắc, lựa chọn vị trí của kho phân phối Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mô hình bài toán do nó bao gồm sự thay đổi về khoảng cách cũng như chi phí vận chuyển sản phẩm

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w