tiểu luận thiết kế kênh bán hàng trên môi trường số tên đề tài thiết kế website nhà sách trực tuyến

33 63 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận thiết kế kênh bán hàng trên môi trường số tên đề tài thiết kế website nhà sách trực tuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Do đó, các doanh nghiệp cần có website bán hàng để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, nhằm tăng doanh số bán hàng.Ngoài ra, thì Internet còn mang lại nhiều lợi ích

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

Giảng viên: ThS Nguyễn Văn KhươngNhóm sinh viên thực hiện:

Số điện thoại liên hệ nhóm: 0796530209Link Website: http://tusanh.free.nf/

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG 14

Chương 3: DEMO CHƯƠNG TRÌNH 17

PHẦN 3 KẾT LUẬN 26

1 Những vấn đề đạt được 26

2 Những vấn đề còn hạn chế 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 29

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Thị phần doanh thu các sàn thương mại điện tử 5

Hình 1.2 Doanh thu theo ngành hàng trên các sàn TMĐT quý III/2023 5

Hình 3.1 Giao diện trang chủ khi khách hàng truy cập vào Website 17

Hình 3.2 Giao diện về thông tin của website 18

Hình 3.3 Giao diện trang sản phẩm của Website 18

Hình 3.4 Giao diện giao diện trang sản phẩm muốn mua 19

Hình 3.5 Giao diện giỏ hàng sau khi khách hàng thêm sản phẩm vào 20

Hình 3.6 Giao diện trang thanh toán khi khách hàng mua sản phẩm 20

Hình 3.7 Giao diện chỉnh sửa Website 21

Hình 3.8 Giao diện quản lí trực tiếp Website 22

Hình 3.9 Giao diện thay đổi Footer 23

Hình 3.10 Giao diện quản lí danh mục sản phẩm 23

Hình 3.11 Giao diện tạo sản phẩm nhóm 24

Hình 3.12 Giao diện tạo mã giảm giá 24

Hình 3.13 Giao diện khi khách đặt đơn hàng và quản lí đơn hàng 25

Hình 3.14 Giao diện liên kết sản phẩm bên ngoài 25

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Các phiên bản của Wordpress 11

Trang 4

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của Internet thời đại số đã đóng vai trò rất quan trọng trong các ứng dụng công nghệ bán hàng hiện nay Thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các công cụ bán hàng trực tuyến Từ sự bùng nổ cực mạnh của Internet, đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm online trên các nền tảng mạng xã hội, các website ngày càng tăng cao.

Do đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà buôn sỉ lẻ sách, hiện đang sử dụng các hình thức trực tiếp dần chuyển sang hình thức trực tuyến Do đó, các doanh nghiệp cần có website bán hàng để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, nhằm tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, thì Internet còn mang lại nhiều lợi ích khác cho việc thiết kế giao diện website bán hàng như sau:

Tiếp cận thị trường toàn cầu: Website bán hàng trực tuyến giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trên mọi vùng miền, và thế giới.

Tiết kiệm chi phí: Website bán hàng giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí mặt bằng, vật tư cho cửa hàng và nhân viên bán hàng so với cửa hàng truyền thống.

Dễ dàng quản lý: Website bán hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý sản phẩm, tình hình vận chuyển của đơn hàng, chăm sóc khách hàng trực tiếp ngay trên trên website cửa hàng của doanh nghiệp.

Phân tích dữ liệu: Website bán hàng giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu về khách hàng và hành vi mua sắm để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả và đạt doanh số mong muốn.

Ngày nay thời đại tiên tiến, nhiều bạn trẻ thích việc tìm tòi, cũng như nghiên cứu kiến thức trên các nền tảng trực tuyến thay vì đi ra ngoài các tiệm sách để tham khảo Do đó, mà nhóm chúng tôi quyết định xây dựng website bán hàng trực tuyến nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng về việc mua hàng cũng như tham khảo tài liệu thông qua Internet Đảm bảo tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian tìm kiếm Giao diện website kinh doanh sách của chúng tôi hướng đến giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tiện lợi thông qua phần mềm quản lý mở Wordpress bằng các ngôn ngữ công nghệ website mới như HTML5, CSS3 và JavaScript.

2 Mục tiêu của đề tài

Khi đưa ra những lí do trên, nhóm chúng tôi đã xác định mục tiêu chính là tạo ra một trang web - kênh bán hàng trực tuyến thân thiện với người tiêu dùng Dễ dàng sử dụng các thao tác cơ bản để xem sản phẩm, thông tin và các mặt hàng có liên quan trong gian hàng mà chúng tôi quản lý Song song với đó, website cũng sẽ là nơi giải quyết các vấn đề về mặt quản lí thông tin vận chuyển của đơn, xử lý hàng tồn kho Và tình trạng vận chuyển đơn hàng đến tay người tiêu dùng Cũng như các thông tin, chức năng cơ bản khác của một website bán hàng.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là doanh nghiệp, nhà sách thương mại, cá nhân muốn phát triển sách (các loại sách về tư liệu, bài học cuộc sống, ) muốn mở rộng thị trường của mình thông qua kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận gần hơn với khách hàng của mình.

Trang 5

Về quản trị viên: Cần có một trang thông tin chính thống để quảng bá thương hiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm và mở rộng thị trường.

Về người tiêu dùng: Được cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm mà mình muốn mua mà không cần mất nhiều công sức, thời gian đi xem Nhanh chóng mua hàng mà mình yêu thích chỉ cần vài lần nhấp chuột.

Thông qua những lý do trên, cho nên rất cần những trang web chứa đầy đủ những thông tin, dễ sử dụng và tiết kiệm chi phí để có thể phản ánh kịp thời đến cả người mua và bán một cách nhanh chóng nhất.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Dựa trên sự phân tích nhu cầu của người dùng hiện nay Nhu cầu mong muốn của họ để thiết kế giao diện website thân thiện, với giao diện bắt mắt dễ dùng tiếp cận nhanh với khách hàng Sau đó, tiến hành phân tích, nghiên cứu và triển khai các chức năng cần thiết của một trang web thương mại điện tử

Nghiên cứu trên phần mềm quản lý dữ liệu mở Wordpress quản lý website của cá nhân.

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

Lập các cuộc khảo sát sơ bộ về thị trường cũng như nhu cầu của người dùng hiện nay Để từ đó đưa ra các trường hợp sơ bộ: thiết kế giao diện, lập trình website hữu dụng Sử dụng các công cụ lập trình phổ biến xây dựng website.

Cụ thể, sẽ sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình phổ biến như HTML, CSS, JavaScript, và PHP để xây dựng website.

Sử dụng phần mềm quản lý mở Wordpress để quản lý, thiết kế giao diện diện bán hàng trực tuyến Cài đặt các chức năng cơ bản như: Theme bán hàng, Woocommerce, các tùy biến giao diện website, cài đặt nâng cao,

Trang 6

PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨUChương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1.1.1.Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến.

1.1.1.2.Hình thức Thương mai Điện tử

Mô hình thương mại điện tử B2C

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C là viết tắt của Business to Customer – doanh nghiệp bán hàng trực tiếp tới khách hàng cuối cùng Khác với mô hình B2B, khi đối đối tượng giao dịch và mua hàng là giữa các doanh nghiệp hay có thể gọi là bán sỉ, mô hình bán hàng B2C là mô hình bán lẻ truyền thống, nơi một doanh nghiệp bán cho các cá nhân trên website thương mại điện tử hoặc qua các kênh giao dịch.

Mô hình thương mại điện tử C2C

B2B và B2C là những khái niệm khá trực quan đối với hầu hết chúng ta, nhưng ý tưởng về C2C thì khác Được tạo ra bởi sự phát triển của ngành thương mại điện tử và niềm tin của người tiêu dùng ngày càng tăng đối với mô hình bán hàng trực tuyến, các trang web và ứng dụng này cho phép khách hàng giao dịch, mua và bán các mặt hàng để đổi lấy một khoản hoa hồng nhỏ trả cho trang web Mở một trang web C2C cần lập kế hoạch cẩn thận.

1.1.1.3 Dạng Thương mại Điện tử

• Trực tuyến ( Online ): Giao dịch diễn ra qua Internet, thông qua trang web ứng dụng di động và các nền tảng trực tuyến khác.

• Mua sắm di động ( Mobile Commerce ): Giao dịch được thực hiện thông qua thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính,…

• Mạng xã hội và Thương mại ( Social Commerce ): Sự tích hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi người dùng có thể mua sắm trực tiếp từ các nền tảng mạng xã hội.

1.1.1.4.Tốc độ thị trường phát triển của Thương mại điện tử Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử ở Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng 20% trong năm 2022 Có thể thấy, trong suốt những năm qua, thương mại điện tử luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16%-30% Thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16%-30% Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương năm 2023 với chủ đề “Chuyển đổi số Công Thương xanh và bền vững”, do Bộ Công Thương tổ chức sáng ngày 21/11/2023, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện trong giai đoạn giảm mạnh do chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế, xã hội Thương mại toàn cầu bắt đầu suy giảm từ quý IV/2022, kéo theo thương mại toàn cầu cả năm 2022 chỉ tăng 2,7% Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 01/11 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực

Trang 7

Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2025 (đồng hạng với Philippines) Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025

Đặc biệt, tăng trưởng GMV trong 2 năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử Theo số liệu của Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam giữ tốc độ tăng trưởng 20% trong năm 2022 Có thể thấy, trong suốt những năm qua, thương mại điện tử luôn giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16%-30%, dự kiến đạt 20,5 tỷ USD trong năm nay Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, đây cũng chính là thời điểm để nước ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới Từ đó, giúp khôi phục lại doanh nghiệp và mở rộng thị trường sau khi tình trạng khó khăn qua đi Mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số chiếm từ 20%-25% Thông tin về tình hình chuyển đổi số ngành Công Thương đến năm 2030, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, Bộ Công Thương đã chuyển từ giai đoạn chính phủ điện tử sang chính phủ số Trong đó, cung cấp 236 dịch vụ công trực tuyến, chiếm 96,6% trực tuyến toàn trình, tỷ lệ hồ sơ số hóa chiếm hơn 93% trên cổng dịch vụ công của Bộ Công Thương… Đặc biệt, Bộ Công Thương đang xếp vị trí đầu về dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Về kinh tế số, Bộ Công Thương tập trung chuyển đổi số trong thương mại điện tử, công nghiệp và năng lượng Bộ đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng đóng góp của kinh tế số chiếm từ 20%-25%, mức tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử đạt 20-25%, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận hệ sinh thái số đạt 50%, 70% doanh nghiệp công nghiệp ứng dụng chuyển đổi số Điển hình như ngành năng lượng đã tối đa hóa và tự động hóa mạng lưới điện tử, kết nối đồng hồ đo điện, tăng sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố mạng lưới, tiết kiệm năng lượng…

1.1.1.5.Thị phần thị trường thương mai điện tử Việt Nam.

Vừa qua, nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric đã công bố Báo cáo thị trường thương mại điện tử quý III/2023 Theo báo cáo, tổng doanh thu trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất, gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và TikTok Shop, từ ngày 1/7 - 30/9/2023 lên đến 63 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 54,42% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự phát triển thần tốc của TikTok Shop đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng doanh thu của các sàn thương mại điện tử So với quý II/2023, thị phần của TikTok Shop và Lazada giảm nhẹ Cụ thể, TikTok Shop giảm 2% xuống còn 16%, Lazada giảm 4% xuống còn 14% 6% thị phần của hai sàn thương mại điện tử này đã về tay Shopee Shopee tiếp tục là cái tên dẫn đầu cuộc chơi thương mại điện tử với gần 460 nghìn sản phẩm đã bán, thu về hơn 43,7

Trang 8

nghìn tỷ đồng Theo sau là TikTok Shop với hơn 83 nghìn sản phẩm đã bán, doanh thu hơn 10 nghìn tỷ đồng Lazada về vị trí thứ ba khi doanh thu đạt mức hơn 8,7 nghìn tỷ đồng với hơn 57 nghìn sản phẩm đã bán.

Hình 1.1 Thị phần doanh thu các sàn thương mại điện tử

Thị phần doanh thu các sàn thương mại điện tử

Như vậy, thứ hạng thị phần doanh thu không có sự thay đổi so với quý trước Shopee tiếp

tục là sàn thương mại điện tử đứng đầu về doanh thu, đồng thời chiếm thị phần lớn nhất với

69% Đáng chú ý, sự thay đổi ngoạn mục nhất gọi tên TikTok Shop, khi nền tảng này có những bước tăng trưởng thần tốc từ mức 3% (quý II/2023) lên 16% thời điểm hiện tại.

Thống kê theo ngành hàng, Làm đẹp vẫn là ngành mang lại doanh thu nhiều nhất với hơn 8,6 nghìn tỷ đồng Theo ghi nhận, ngành hàng Làm đẹp đứng đầu doanh thu trên ba sàn thương mại điện tử lớn nhất là Shopee, Lazada, TikTok Shop Nhà cửa - đời sống và Thời trang nữ cũng là những ngành hàng đạt con số ấn tượng với doanh thu tương ứng là hơn 8 nghìn tỷ đồng và hơn 4,7 nghìn tỷ đồng

Hình 1.2 Doanh thu theo ngành hàng trên các sàn TMĐT quý III/2023

Quý III/2023 cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh số lượng nhà bán ở mức 12%, tương đương hơn 49,5 nghìn gian hàng dừng hoạt động trên sàn Nguyên nhân do những yếu tố khách quan từ thị trường (nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động, người tiêu dùng “thắt lưng

Trang 9

buộc bụng” ), nhiều điều chỉnh chính sách từ sàn mua sắm trực tuyến và đặc biệt là yếu tố chủ quan từ chính nhà bán (không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, không tìm hiểu kỹ thị trường trước khi nhập hàng/sản xuất, chi phí chưa được kiểm soát chat chẽ, ) Trong tương lai, thị trường thương mại điện tử sẽ ngày càng chuyên nghiệp và trở thành sân chơi chính của nhiều doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp có sự đầu tư kỹ lưỡng trong chiến lược kinh doanh Do vậy, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, việc bị đá bật khỏi thị trường là hệ quả tất yếu xảy ra Tiến tới quý IV/2023, Metric dự báo với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 44%, mức doanh thu trên các sàn thương mại điện tử có thể đạt 90 nghìn tỷ đồng.

1.1.1.6.Lợi ích của Thương mại điện tử.

Mua sắm tiện lợi

Thông thường đối với các cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng chỉ mua hàng hóa trong một khoảng thời gian mở cửa cố định các ngày trong tuần, vậy nên đôi khi phải chờ đợi nếu để lỡ ngày mua hàng, điều này có thể khiến họ giảm đi mong muốn mua hàng Ngược lại, thương mại điện tử giúp người tiêu dùng có thể mua sắm bất cứ khoảng thời gian trong ngày, các trang bán hàng sẽ được mở 24/24 và tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ để phục vụ cho người tiêu dùng

Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức để di chuyển tới các cửa hàng, khi chỉ cần một thiết bị có thể kết nối với Internet là có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch Điều này sẽ rất tiện lợi cho những người có công việc bận rộn, không có nhiều thời gian để tới các cửa hàng truyền thống mua đồ

Giá cả linh hoạt

Mỗi một sản phẩm trên các trang thương mại điện tử sẽ có nhiều thương hiệu cùng bày bán, vậy nên sẽ có đa dạng giá thành khác nhau tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và tệp khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ có thể cạnh tranh được với các thương hiệu khác bằng việc tham khảo các mức giá xung quanh và có thể linh hoạt thay đổi giá tốt hơn nhằm thu hút tệp khách hàng của mình

Dễ dàng mở rộng tệp khách hàng

Thương mại điện tử giúp cho thương hiệu dễ dàng tìm kiếm khách hàng hơn bằng các công cụ quảng cáo Các thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm như Google sẽ được lưu lại, nhờ đó các sản phẩm của các nhãn hàng sẽ được phân bổ tới họ Người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp xúc với các thương hiệu mà họ chưa từng biết đến, và có thể trải nghiệm thử các sản phẩm mới.

Trong khi đó, với mô hình thương mại truyền thống, các cửa hàng nhỏ sẽ rất khó để cạnh tranh với các thương hiệu lớn khi mà người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm họ biết Vậy nên các thương hiệu mới sẽ rất khó khăn để tìm kiếm thêm các tệp khách hàng mới khi chưa tạo đủ ấn tượng và nếu không có mối quan hệ

Bên cạnh đó, khác với việc mua bán thông thường khi chỉ quảng cáo được tại một khu vực, còn với thương mại điện tử sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm dịch vụ tới bất kì đâu Điều này sẽ giúp các chương trình quảng cáo hiệu quả và tối ưu hóa chi phí hơn trên các nền tảng trực tuyến

Chi phí hoạt động không cao

Trang 10

Một trong những điểm tích cực của thương mại điện là chi phí hoạt động thường không quá cao so với thương mại truyền thống Các chi phí sẽ được tối ưu hóa khi mà quy trình được vận hành từ khâu quản lý, vận đơn, xử lý hàng hóa, nên sẽ hạn chế được số lượng nhân viên, giảm tải chi phí

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không cần phải tốn quá nhiều chi phí cho việc vận hành một cửa hàng với giá thành đắt đỏ, mà chỉ cần một không gian có thể bảo quản tốt các sản phẩm kinh doanh với chi phí hợp lý

Chính vì sự tối ưu hóa về chi phí hoạt động nên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về giá thành trong các giao dịch thương mại điện tử, khi mà giá sản phẩm thường sẽ rẻ hơn giá thành được bán trực tiếp tại cửa hàng hay siêu thị

Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm

Để mở rộng việc kinh doanh truyền thống thì cần phải xem xét rất nhiều đến các yếu tố từ mặt bằng, đội ngũ nhân sự, chi phí, kho chứa, và phải liên kết một cách hợp lý để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Trong khi với các phần mềm thương mại điện tử, doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm bằng cách nâng cấp hệ thống, hay tăng thêm chi phí để tiếp cận tới nhiều khu vực khác nhau với khách hàng

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Các quy trình từ việc đặt hàng, vận đơn, thanh toán, đến giao hàng đã được hệ thống hóa giúp cho người tiêu dùng dễ dàng sử dụng một để tránh các lỗi phát sinh tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng Bên cạnh đó, việc trưng bày các sản phẩm có liên quan sẽ dựa trên hành vi của người tiêu dùng trong quá khứ, nhờ các phần mềm thương mại điện tử Người tiêu dùng sẽ nhanh chóng tìm được mặt hàng mà họ đang cần một cách nhanh chóng, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được thoải mái và dễ dàng thực hiện giao dịch để thúc đẩy khả năng mua hàng trở lại

Dễ dàng chăm sóc khách hàng

Thương mại điện tử cũng giúp cho việc trao đổi với khách hàng diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn, để giúp các nhà cung cấp có thể nhanh chóng hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng Bên cạnh đó, việc chăm sóc khách hàng được cá nhân hóa sẽ tạo ra sự gần gũi hơn với khách hàng, giúp cho quy trình chăm sóc khách hàng được trở nên hiệu quả Từ những lợi ích trên có thể thấy được xu hướng thương mại điện tử sẽ là ngành tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp nên nắm bắt để xây dựng thương hiệu tới nhiều khách hàng hơn Thương mại điện từ không hạn chế sản phẩm và dịch vụ nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng nó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.1.7.Chính sách pháp lý thuế ở Việt nam.

Chính sách thuế đối với TMĐT của Việt Nam hiện nay đã được bao quát lồng ghép vào các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Đối với thuế GTGT, theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam Đối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) Do đó, theo nguyên tắc về địa điểm tiêu dùng, các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam được giao dịch thông qua hình thức TMĐT cho người tiêu dùng Việt Nam đều thuộc trong đối tượng chịu thuế GTGT.

Trang 11

Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất -kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN Ngoài ra, tất cả các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú và không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đều phải nộp thuế TNDN khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT điều thuộc đối tượng phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác.

Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam Bên cạnh đó, thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh, tiền công tiền lương, đầu tư vốn dưới các hình thức khác (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ), chuyển nhượng bất động sản Do đó, cá nhân, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam, trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN.

Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất - kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với NSNN Ngoài ra, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi hoạt động kinh doanh TMĐT có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam Luật quản lý thuế cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng phổ biến cho các mô hình TMĐT; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong TMĐT Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại được yêu cầu khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh thu nhập từ Việt Nam.

Nhằm quản lý chặt chẽ hơn về nguồn thu NSNN từ lĩnh vực TMĐT, ngày 25/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP về TMĐT, dự kiến có hiệu lực vào ngày 01/01/2022 quy định thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật Đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của người quản lý trên sàn TMĐT Theo đó, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế như: họ tên, số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, mã số thuế, địa chỉ email, số điện thoại liên lạc, hàng hóa, dịch vụ cung cấp, doanh thu kinh doanh, tài khoản ngân hàng của người bán, thông tin khác liên quan Như vậy theo Nghị định số 85/2021/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC được ban hành trong năm 2021, cơ quan quản lý thuế sẽ có các thông tin về hoạt động kinh doanh của người bán (thu nhập, doanh số hàng hóa chịu thuế), cũng như các hành vi vi phạm về nghĩa vụ thuế của các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT.

Hiện nay, chính sách thuế về TMĐT đã dần được hoàn thiện theo thời gian, phù hợp với xu hướng tiêu dùng, ứng dụng công nghệ trong kinh doanh TMĐT tại Việt Nam Tuy nhiên,

Trang 12

hoạt động TMĐT rất đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, có tốc độ phát triển nhanh về quy mô và ứng dụng các công nghệ mới trong kinh doanh đang đặt ra.

Theo các cơ quan quản lý thuế, khoảng 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 trang điện tử hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thuế Giai đoạn 2018 - 9/2021, số thu thuế từ các tổ chức Việt Nam ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam (Google, Youtube, Facebook ) khoảng gần 4.100 tỷ đồng Năm 2020 số thu thuế từ hoạt động TMĐT xuyên biên giới đạt trên 1.143 tỷ đồng và 9 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1.017 tỷ đồng.

Số thu thuế trong lĩnh vực TMĐT đối với cá nhân đã đạt trên 454 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các cục thuế lớn như Hà Nội đạt trên 167 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh trên 122 tỷ đồng, Đà Nẵng 30 tỷ đồng (trong (6 tháng năm 2021) Các cục thuế trên toàn quốc đã xử lý tăng thu số tiền hơn 134 tỷ đồng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT (6 tháng đầu năm 2021) Đối với các cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT trên các trang web, facebook, zalo, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới… tại một số địa bàn lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng cũng thu được số tiền trên 240,8 tỷ đồng (giai đoạn 2018 - 2020) thông qua thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền, vận động người kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế7.

Mặc dù kết quả thu NSNN đối với lĩnh vực TMĐT chưa lớn so với tiềm năng nhưng đã góp phần tăng thu hàng nghìn tỷ đồng cho NSNN hằng năm Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020 đã làm thay đổi nhanh và mạnh phương thức kinh doanh từ truyền thống sang TMĐT Thói quen tiêu dùng của người dân cũng thay đổi với rất nhiều giao dịch, hàng hóa, dịch vụ được thực hiện thông qua hình thức TMĐT Do đó, tiềm năng tăng thu NSNN trong lĩnh vực TMĐT của Việt Nam còn rất lớn Công tác chống thất thu NSNN từ nguồn thu thuế đã được đẩy mạnh thông qua việc cơ quan thuế các cấp chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn, bao gồm cả công an xã, phường, thị trấn, các ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng trên địa bàn để cập nhật đầy đủ các thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động TMĐT Đồng thời, các tổ chức, cá nhân có hành vi kinh doanh trên mạng mà không khai báo với cơ quan thuế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật

1.1.2 GIỚI THIỆU MÃ NGUỒN MỞ WORDPRESS

1.1.1.Wordpress là gì ?

WordPress là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL Đây là một công cụ tạo trang web miễn phí, chỉ cần cài lên host và chọn Theme là đã có ngay một trang web tiêu chuẩn rồi Nếu muốn tăng sự sinh động và tối ưu hoạt động của web, có thể thay đổi Theme và cài đặt thêm một vài Plugin, nhằm nâng cao chất lượng cho trang web.

Được phát triển bởi Matt Mullenweg và Mike Little, dựa trên một dự án mở rộng từ bộ mã blog b2/cafelog, WordPress đã định hình cơ bản cho nền tảng này và đã chiếm khoảng ¼ các trang web trên thế giới Thành công này không chỉ đến từ những phương án quản lý của các nhà điều hành, mà còn đến từ công sức của hàng nghìn lập trình viên trong việc đưa WordPress trở thành một nền tảng tối ưu, với hơn 40.000 plugin và hơn 40.000 theme độc đáo và đa dạng cho người dùng.

Trang 13

1.1.2.Lịch sử hình thành cuả Wordpress.

WordPress được tạo ra năm 2003 bởi 2 lập trình viên, Matt Mullenweg và Mike Little Họ bắt đầu xây dựng một nền tảng blogging trên một ứng dụng đã bị ngừng hoạt động là b2/cafeblog Không lâu sau dự án đó bị bỏ rơi, họ quyết định fork nó và tiếp tục phát triển riêng Họ phát hành phiên bản đầu tiên của WordPress (WordPress 1.0) vào tháng Một năm 2004 Nó rất khác so với hệ quản trị nội dung bây giờ vì giờ bạn thấy nó có rất nhiều tính năng Tuy nhiên, trước đây nó chỉ có vài tính năng chính mà chúng ta vẫn dùng tới tận bây giờ, như là WordPress editor, cài đặt dễ dàng, sử dụng permanent link đẹp, hệ quản trị người dùng, quản lý bình luận, vâng vâng.Từ 2004, WordPress đã trải qua nhiều đợt biến đổi lớn

Ngày nay, dự án WordPress được tiếp tục phát triển, quản lý và vận hành bởi một công động mã nguồn mở với hàng ngàn thành viên riêng Họ làm việc từ xa, nhiều người là tình nguyện viên, họ gặp gỡ trong một buổi hội thảo gọi là WordCamp WordPress vẫn đang trên đà phát triển và phiên bản mới thường được phát hành mỗi 2, 3 tháng Mỗi phiên bản đều có thêm tính năng mới và cập nhật bảo mật.

1.1.3.Ưu điểm và nhược điểm wordpress.

Ưu điểm

Liên tục được cập nhập và cải tiến, WordPress đang ngày càng hoàn thiện hơn với những tính năng nổi bật dưới đây:

• Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và quản lý: WordPress được thiết kế với giao diện dễ dàng cho mọi người, kể cả những người không chuyên cũng có thể tạo và quản lý website của mình.

• Hỗ trợ tối ưu SEO hiệu quả: Nền tảng WordPress cung cấp nhiều plugin và các công cụ hỗ trợ tối ưu SEO, qua đó giúp nâng cao thứ hạng của website trên các thanh tìm kiếm • Tiết kiệm chi phí hiệu quả: WordPress có sẵn hàng loạt các giao diện miễn phí, hỗ trợ người dùng tạo một website chuyên nghiệp dễ dàng mà không tốn phí

• Tính năng mở rộng và nâng cấp: Kho WordPress hiện có hơn 40.000 plugin và theme (miễn phí và có tính phí), cho phép người dùng mở rộng thêm các tính năng và thiết kế giao diện website theo cách bạn muốn.

• Tính linh hoạt: Bên cạnh kho plugin và theme chất lượng, WordPress còn cho phép người dùng tùy chỉnh mọi khía cạnh của website (giao diện, chức năng) một cách dễ dàng qua mã nguồn mở và API.

• Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Tính đến thời điểm tháng 1/2022, WordPress đã hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tùy chỉnh cấu hình và hiển thị nội dung website trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

• Cộng đồng sử dụng và hỗ trợ rộng lớn: Nhờ vào số lượng các nhà phát triển, thương hiệu và người dùng trên WordPress, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm tài liệu, các nguồn tài nguyên và sự hỗ trợ.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, WordPress vẫn còn một vài hạn chế cần lưu ý:

• Tính bảo mật: Vì là mã nguồn mở và có độ phổ biến rất cao, nên nếu không được lập trình và bảo vệ đúng cách, website của bạn sẽ có thể dễ dàng bị tấn công bởi các hacker.

Trang 14

• Hiệu suất trang Web: Việc cài đặt quá nhiều plugin hoặc template phức tạp có thể ảnh hưởng tới hiệu suất về tốc độ tải trang và khả năng xảy ra lỗi.

• Phụ thuộc vào hosting: Tùy vào dịch vụ hosting mà bạn sử dụng, hiệu suất của trang web có thể thay đổi đáng kể Hosting không tốt có thể làm tốc độ tải trang và hiệu suất của website giảm.

• Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ: Có hiệu suất thấp trong việc xử lí các cơ sở dữ liệu dung lượng lớn nên không phù hợp với các doanh nghiệp có dung lượng máy chủ lớn

1.1.4.Các phiên bản của wordpress

Bảng 2.1 Các phiên bản của Wordpress

5.8 Tatum 20/07/2021 Duotone, bỏ hỗ trợ IE11, thêm hỗ trợ ảnh WebP.

5.9 Joséphine Ngày 25 Giao diện mặc định mới "Twenty Twenty-Two".

Trang 15

tháng 1 năm 2022

Cải tiến Gutenberg: Chủ đề khối có thể quản lý thông qua Trình chỉnh sửa trang, khối Điều hướng mới, điều khiển khối được cải tiến, Thư mục mẫu, Chế độ xem danh sách, khối Thư viện được cấu trúc

lại, hỗ trợ chủ đề con Theme.json

6.0 Arturo

Ngày 24 tháng 5 năm 2022

Cải tiến cách viết của Gutenberg, nhiều lựa chọn khối từ chế độ xem danh sách, khóa khối, các cải

tiến về hiệu suất

1.1.5.Tại sao nên sử dụng Wordpress

Một trong những nền tảng CMS lớn và nổi tiếng

WordPress đứng đầu danh sách ba gói xây dựng trang web thường được sử dụng nhất trên thế giới, tiếp theo là Joomla và Drupal.

Có hơn 29% các trang web trên toàn cầu đang sử dụng WordPress, với số lượng không ngừng tăng lên hàng ngày WordPress không chỉ là một nền tảng blog mà còn là một hệ thống quản lý nội dung hiệu quả.

Có lịch sử lâu đời

WordPress được ra mắt vào năm 2003 và bắt đầu như một công cụ cho các blogger Qua thời gian WordPress đã nhanh chóng phát triển, thu hút các doanh nghiệp đến các lập trình viên có ít kinh nghiệm đến với nền tảng này.

Ngày nay, có không ít các hệ thống CMS mới mọc lên, nhưng vị trí của WordPress cũng không bị lung lay Có đến gần 500 trang web mới được tạo ra mỗi ngày bằng WordPress.

Có mã nguồn CMS mở

Mã nguồn mở cung cấp các tính năng tùy biến, tự thay đổi theme, tự cài plugin, tự quản lý, bạn có thể tùy chỉnh nó theo ý bạn mà không phải sử dụng dịch vụ tại bất kỳ đơn vị nào.Việc của bạn là đăng ký một tên miền và hosting để chạy WordPress.

Thân thiện với công cụ tìm kiếm

WordPress được thiết kế để thân thiện với SEO vì WordPress bao gồm nhiều công cụ và plugin để tối ưu hóa nội dung cho SEO.

Khi bạn dùng WordPress để thiết kế web thì trang web của bạn trở nên rất thu hút đối với các công cụ tìm kiếm.

Dễ dàng tùy chỉnh, sửa chữa

Khi bạn sử dụng WordPress, thì vấn đề giao diện của bạn trở nên dễ dàng và nhanh chóng Với kho Theme WordPress đa dạng sẽ giúp việc thực hiện các thiết kế trở nên hấp dẫn và đơn giản hơn Nếu bạn có các kỹ thuật cơ bản với một theme được thiết kế tốt, bạn có thể tự sửa đổi Nếu không bạn có thể tìm kiếm chúng trên Internet hoặc nhờ chuyên gia.

Trang 16

Sở hữu một cộng đồng lớn, sẵn sàng hỗ trợ

WordPress là nơi lưu trữ cho một diễn đàn cộng đồng khổng lồ được kiểm duyệt bởi các nhân viên và những người cuồng tín WordPress Nếu bạn gặp khó khăn, bạn có thể lên mạng và tìm kiếm những cộng đồng WordPress, họ sẽ giúp bạn trả lời, giải đáp vấn đề của bạn.

Đa dạng plugin và themes

Plugin mở rộng là thành phần cài đặt thêm vào WordPress để tăng thêm các tính năng cần thiết Có nhiều plugin trả phí hoặc miễn phí Nhờ lượng người dùng đông đảo, thư viện themes và plugin của WordPress rất phong phú Bạn có thể thỏa thích chọn lựa plugin và themes phù hợp cho mục đích lập website của mình.

Dễ sử dụng

Với mọi Hosting bất kỳ thì WordPress đều có thể dễ dàng thiết lập vì thực tế nó đã cung cấp khoảng 60% toàn bộ web Và bạn có toàn quyền tự do khi quyết định nơi lưu trữ trang web WordPress của bạn.

Thỏa mãn trải nghiệm người dùng

Khi bạn xây dựng thành công trang web của mình, bước kế tiếp bạn phải tiếp thị nó và từ đó SEO đã xuất hiện Với việc bạn tạo trực tiếp CMS ngay từ đầu thì thiết kế web và SEO bằng WordPress dễ dàng và ít tốn thời gian hơn.

Ngày đăng: 30/04/2024, 10:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan