1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn lớp 7 nhằm phát huy năng lực phẩm chất học sinh ở trường thcs nhữ bá sỹ huyện hoằng hóa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn lớp 7 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh
Tác giả Tác Giả Chưa Được Ghi Rõ
Trường học Trường THCS Nhữ Bá Sỹ
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Thành phố Hoằng Hóa
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 54,74 KB

Nội dung

Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động, vừa có chiều sâu và không ngừng đổi mới sáng tạo.. X

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của hoạt động học Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống trước đây liệu có còn đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới? Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là một mô hình mới của hoạt động học tập thay thế cho lối học truyền thống trước đây Đó là chú trọng vào những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trọng tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, hoạt động thực hành gắn liền với thực tiễn, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Mức độ hiểu biết của học sinh (HS) sau bài học không chỉ là biết, hiểu, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá Mục tiêu của bài học không chỉ bảo đảm kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà còn định hướng hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh Việc học của học sinh sẽ thực sự có giá trị khi nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều

kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống

Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh Đây là hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, thực tế cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh sẽ hình thành được một số năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục đổi mới nói riêng và thời đại 4.0 nói chung Có thể kể đến như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực làm MC… Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống và tự định hướng được cho tương lai của bản thân

Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng đã và đang từng bước chuyển đổi cách thức cũng như mục đích dạy học cho phù hợp Dạy học Ngữ văn vừa giúp các em có một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, vừa có một vốn tri thức phong phú về văn hóa, văn học… để có thể ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống và học tập Hơn thế nữa, còn khơi dậy ở các em những xúc cảm cá nhân trong khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, hình thành và rèn luyện những năng lực Ngữ văn cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống của chính bản thân học sinh Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là

đi vào khai thác cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn

để cái hay cái đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học Ngữ văn lại cấp thiết đến thế Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động, vừa có chiều sâu và không ngừng đổi mới sáng tạo

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Bồi dưỡng năng lực môn Ngữ văn thông qua tố chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những biện pháp tạo ra các môi trường khác nhau

Trang 2

để học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thực tiễn Đó chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh được tìm tòi, mở rộng và nghiên cứu Học từ trải nghiệm và bằng trải nghiệm mang lại hiệu quả giáo dục rất cao Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục

và đào tạo trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa

Xuất phát từ cơ sở lý luận về vai trò của HĐTNST cũng như kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhiều năm của bản thân, cùng với sự tiếp cận chương trình phổ thông mới của môn Ngữ văn lớp 7, tôi xin được chọn đề tài: “Lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn

lớp 7 nhằm phát huy năng lực, phẩm chất học sinh trường THCS Nhữ Bá Sỹ -Huyện Hoằng Hóa” để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa chất

lượng môn học cũng như góp phần định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 7A,E

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Khảo sát thực tế để thu thập và nắm bắt thông tin về tình hình, mức độ hiểu biết về kĩ năng của các em học sinh ở trường và các trường THCS lân cận

- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu về vai trò dạy học gắn với thực tiễn, dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh, những đổi mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018

- Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát, đưa ra các biện pháp thực hiện phù hợp với chương trình

1.5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Lồng ghép các trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn đang từng bước

được áp dụng vào từng bài học cụ thể Học sinh đã bước đầu cảm thấy hào hứng với các hoạt động này Tuy nhiên, nếu như sự sáng tạo của học sinh không được kiểm soát và định hướng đúng đắn thì có thể gây ra những tác động ngược đối với các em Với kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, tôi nhận thấy những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm cụ thể đó là:

- Kiến thức trong hoạt động trải nghiệm rất thực tiễn, gắn bó với các bài học của học sinh, dễ vận dụng vào thực tế

- Kiến thức trải nghiệm được thiết kế thành một số nội dung trong bài học của môn Ngữ văn 7

- Có thể đa dạng về thời gian, đối tượng và số lượng học sinh

- Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế từ những nội dung bài học

- Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,

kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại

- Vận dụng được vào nhiều lực lượng tham gia, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, Đoàn đội )

- Đáp ứng đúng với tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục mới là: chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với tinh thần của chương trình phổ thông 2018

Trang 3

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục, trong

đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài

xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội ; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này Ở bậc THCS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… có nội dung rất đa dạng

và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi HĐTNST có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn thiện các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới

Mục tiêu của chương trình Ngữ văn mới cũng được xây dựng trên tinh thần đó: vừa hình thành và phát triển cho học sinh những phấm chất cao đẹp vừa góp phần giúp các em phát triển các năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, Tiếng việt

Như vậy có thể nói, việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực chính là góp phần đắc lực vào quá trình hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình mới Từ đó xây dựng nên những thế hệ

Trang 4

học sinh có kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của thời đại

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:

Trong quá trình dạy và học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết

kế giúp các em được thể hiện mình, được phát triển các năng lực khác nhau và trang bị những kĩ năng cần thiết Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết cách làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Như vậy, có thể khẳng định, việc tổ chức và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn dạy và học

có giá trị, hiệu quả rất thiết thực và cấp thiết

Trong chương trình học ở trường THCS, Văn học chiếm một thời lượng không nhỏ của chương trình, lại rất phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại

Vì thế với thời lượng trên lớp người giáo viên khó thể nói hết cái hay, cái đẹp

của văn chương HĐTNST tích hợp , lồng ghép với các tiết học nhằm nâng cao

hiểu biết về nội dung, hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh Đồng thời, bồi dưỡng năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác Học sinh được bồi dưỡng thái độ tôn trọng các giá trị văn hóa của dân tộc, biết yêu thương con người, có cách sống, thái độ sống đúng dắn, có sự rung cảm trước những chủ đề đã học, tạo cho các em học sinh một nơi khám phá bổ ích, lành mạnh, từ đó giáo dục cho các em niềm tự hào về vẻ đẹp văn hóa của dân tộc và niềm say mê bộ môn Ngữ văn

Vì vậy, việc lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chính là biện pháp thiết thực nhất để để đem lại kết quả học tập tốt nhất cho học sinh Và bản thân tôi đã xây dựng các bước tổ chức lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong các tiết học như sau:

Bước 1 Xác định nhu cầu tổ chức lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong từng tiết học (cần phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường)

Bước 2 Đặt tên cho hoạt động lồng ghép như : Em là họa sỹ, em là nhà

thơ, nhà văn, phóng viên; đóng vai; …

Bước 3 Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 4 Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của

hoạt động

Bước 5 Lập kế hoạch

Bước 6 Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Bước 7 Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện các hoạt động

Có thể nói, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động học tập bổ ích, có hiệu quả đối với học sinh ở nhà trường phổ thông Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động học tập của mình Bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù

Trang 5

của môn học như năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức, cảm thụ văn chương, năng lực đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chương, năng lực vận dụng Từ đó

có thể tham gia vào quá trình giao tiếp văn học, giao tiếp đời sống một cách có hiệu quả

Bên cạnh đó lồng ghép hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong tiết học còn phát huy sự trải nghiệm sáng tạo thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở chính mỗi bản thân học sinh Qua hoạt động trải nghiệm, mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận riêng, mới mẻ và bổ ích, có những cách nhìn nhận về cuộc sống, về con người khác nhau Mỗi bài học trải nghiệm sẽ là một bài học làm người giúp các em sống tốt hơn, hoàn thiện và phát triển nhân cách, năng lực chủ thể học sinh Hơn ai hết học sinh biết kết nối và luôn có ý thức trải nghiệm

để thẩm thấu sâu sắc những giá trị tác phẩm, làm phong phú hơn vốn sống, vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hình thành nên động cơ, niềm tin và giá trị sống

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức cho các em trải nghiệm làm họa sỹ, nhà văn, nhà thơ, diễn viên…, tổ chức trò chơi, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, tiểu phẩm, kịch …) Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định

Trong năm học này, là người trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7, nhận thấy được đưa hoạt động trải nghiệm tích hợp, lồng ghép vào môn Ngữ văn thật

sự cần thiết Vì vậy tôi đã đưa nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo tích hợp lồng ghép vào chương trình dạy học và đã thu được nhiều kết quả nhất định Sau đây tôi xin phép được trình bày các giải pháp áp dụng của mình

2.3 Các giải pháp đã sử dụng:

2.3.1 Hoạt động trải nghiệm khơi dậy tiềm năng vốn có của học sinh

a Hoạt động trải nghiệm “Em là họa sĩ”

Vẽ tranh là một trong những hoạt động kích thích sự sáng tạo đặc biệt,

thể hiện được cảm xúc thông qua hình ảnh, nói lên tâm tư, ý nghĩ của bản thân Hoạt động này sẽ giúp các em rèn kĩ năng tư duy, tưởng tượng, kỹ năng vận động cho bàn tay và cả khối óc… các em sẽ được sống với nhân vật, bối cảnh của tác phẩm, thúc đẩy khả năng sáng tạo, sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin; khả năng làm việc tập thể, phát triển ngôn ngữ, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn

Vì thế trong quá trình dạy có một số văn bản sử dụng được hình ảnh để học sinh quan sát, có một số văn bản không có nên giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động em là họa sĩ ở hoạt động luyện tập hoặc vận dụng Thực ra giáo viên nói “hãy vẽ lại bức tranh …” thì quá đơn điệu nhưng nếu giáo viên thực hiện một cuộc thi có tên gọi “Em là họa sĩ” thì chất lượng sẽ khác Học sinh được làm họa sĩ, được tham gia thi tài, được trình bày sản phẩm, được khen ngợi, trao phần thưởng quả thật là lí thú đối với các em Để lồng ghép hoạt động này tôi đã tiến hành như sau:

+ Bước 1: Nêu những nội dung cần minh họa

+ Bước 2: Cử nhóm và phân công nhiệm vụ

+ Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp hoặc giao về nhà

Trang 6

+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá về sản phẩm của học sinh.

Hoạt động này có thể áp dụng cho dạy nhiều văn bản văn học

Ví dụ:

-Vẽ tranh về theo đề tài: Chẳng hạn như đề tài người lính, áp dụng cho bài

“Đồng giao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm hoặc đề tài hình ảnh người mẹ, áp dụng cho văn bản “ Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo Sản phẩm

thu được: giáo viên sẽ có rất nhiều bức tranh về người lính, người mẹ hiền tảo tần vì con để từ đó học sinh tự hào về người lính và sự kính yêu, trân trọng người mẹ của mình Khi giới thiệu các em còn được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ phù hợp Như 2 bức tranh dưới đây, một bức là người lính giúp nhân dân gặt lúa và một bức là người lính tuần tra bảo vệ biên giới dù đất nước đã hòa bình đã để lại một ấn tượng lớn trong lòng các em

- Vẽ tranh theo hình thức kể chuyện: Đây là hoạt động không mới nhưng

vận dụng trong các tiết học ngữ văn là hoàn toàn mới mẻ Giáo viên có thể yêu cầu các em vận dụng kĩ năng vẽ tranh để kể lại câu chuyện đã học Áp dụng cách này học sinh không những rèn luyện được kĩ năng vẽ tranh mà còn rèn luyện được khả năng kể chuyện sáng tạo, để từ đó nắm bắt kiến thức một cách nhanh nhất và sáng tạo nhất

Cụ thể trước hoặc sau tiết học về truyện ngắn, giáo viên yêu cầu học sinh đọc, nắm bắt nội dung và kể lại câu chuyện đó bằng tranh minh họa, làm cách này học sinh cực kì thích thú và tự do sáng tạo Chẳng hạn sau khi học xong các

tác phẩm truyện“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của tác giả Nguyễn Ngọc

Thuần, giáo viên ra cuộc thi vẽ sáng tác truyện tranh theo nội dung bài đã học Quả thật, hoạt động này được rất nhiều em đón nhận hào hứng, kết quả thu lại là những bức tranh đầy màu sắc, lời thoại hay, nội dung bài học được chắt lọc rất

cô đọng

Đây là kết quả của các em:

- Vẽ tranh tự do : Bằng trí tưởng tượng của mình thông qua các tiết học, học

sinh có thể tự do lựa chọn những bức tranh riêng theo sở thích của bản thân Đây cũng là một hoạt động trải nghiệm kích thích sự hứng thú trong học tập của học sinh

b.Hoạt động trải nghiệm “Em là ca sĩ”

Mở đầu cho một tiết học hay kết thúc một tiết học mà giáo viên vận dụng

được giọng hát của học sinh thì quả là cuốn hút giờ học Học sinh được trải nghiệm làm ca sĩ ngay tại lớp đồng thời thể hiện được năng khiếu của bản thân, hơn nữa còn rèn luyện cho các em sự tự tin khi đứng trước đám đông Cũng như trải nghiệm về làm họa sỹ giáo viên cũng giao nhiệm vụ , học sinh chuẩn bị và thể hiện ngay trong các tiết học

Ví dụ: Khi dạy bài “ Đồng giao mùa xuân” - Nguyễn Khoa Điềm học sinh có thể hát bài về người lính Hay bài“ Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, học

sinh thể hiện bài hát do nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc trước hoặc sau tiết học,

hoặc hát một khúc dân ca về quê hương để khởi động cho bài thơ “Quê hương”

của nhà thơ Tế Hanh Với hoạt động này , giáo viên không thể thực hiện toàn

Trang 7

lớp mà chỉ vận dụng với những em có năng khiếu, để từ đó giáo viên khai thác hết tài năng của các em

c Hoạt động trải nghiệm “Em là nhà thơ”

Vận dụng kiến thức văn học để trải nghiệm làm nhà thơ cũng là hoạt động

thú vị đối với học sinh Biết cảm nhận, biết diễn đạt thành những câu thơ từ những cảm nhận của các em cũng là một thành công Học sinh được rèn luyện

sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ trau chuốt hơn, trí tưởng tưởng giàu hơn và bay bổng hơn Tuy nhiên để thực hiện trải nghiệm này thì giáo viên cũng cần có sự định hướng nhất định

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Tìm kiếm nội dung để trải nghiệm

+ Bước 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ bằng những cảm thụ riêng của mình

+ Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp cuối tiết học hoặc giao

về nhà

+ Bước 4: Giáo viên cho học sinh báo cáo trải nghiệm

+ Bước 5 Nhận xét, đánh giá về sản phẩm của học sinh

Đây là kết quả của những trải nghiệm sau khi học văn bản: Ếch ngồi đáy giếng

2.3.2 Hoạt động trải nghiệm đóng vai

a.Một số kỹ thuật trong dạy học bằng phương pháp đóng vai

Đóng vai là một phương pháp dạy học – một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn Học sinh sẽ hóa thân vào một vai

"giả định" trong một tình huống hành động cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà học sinh đảm nhận

Trong môn Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện theo một số hình thức hoạt động sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu; vào vai để xử lí một tình huống giao tiếp giả định; trình bày một vấn đề, một ý kiến (ở cả dạng viết và nói) từ các góc nhìn khác nhau…

Điều kiện áp dụng phương pháp đóng vai :

Để thực hiện phương pháp đóng vai trong dạy học cần bảo đảm một số điều kiện sau:

- Học sinh đã học hoặc tự học về nội dung chủ đề của hoạt động đóng vai, trên cơ sở đó các vai trong mới thực hiện được nhiệm vụ; các bạn khác mới

có thể nhận xét, trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập được qua hoạt động đóng vai

- Giáo viên chia nhóm không quá đông (nên dưới 6 người) để có thể quan sát, theo dõi được các vai đóng đầy đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm qua hoạt động đóng vai

Trang 8

- Giáo viên cần chuẩn bị trước cho hoạt động đóng vai, viết đầy đủ quy trình thưc hiện dạy học bằng phương pháp đóng vai

- Xây dựng mục tiêu học tập hoạt động đóng vai phù hợp với mục tiêu học tập của bài giảng nhưng không phải là sao chép lại mục tiêu học tập bài giảng mà là minh họa, bổ sung mục tiêu học tập bài giảng

Cách tiến hành hoạt động dạy học bằng phương pháp đóng vai:

+ Xác định chủ đề

Đây là bước quan trọng nhất Chủ đề phải nằm trong nội dung mà người học đã được học tập Không thể thực hiện đóng vai với chủ đề mà người học chưa được học hoặc chưa có tài liệu, thời gian để tự học; chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai; chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề

+ Xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch về tình huống và vai

- Dựa theo chủ đề để xây dựng mục tiêu học tập; mục tiêu phải phù hợp với mục tiêu bài giảng nhưng phải cụ thể, bổ sung thêm cho mục tiêu bài giảng

- Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng cụ thể bao nhiêu càng tốt Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy nghĩ, cân nhắc để thể hiện tố mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía cạnh để học tập

- Nêu trọng tâm về kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề; nêu trọng tâm

về kỹ năng giao tiếp, thái độ

+ Giao nhiệm vụ cho các vai

Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập: có học sinh được giao nhiệm vụ chính, có người làm nhiệm vụ quan sát Mỗi nhóm được giao các nhiệm vụ cụ thể như: nhóm theo dõi nhận xét vai "chính"; nhóm theo dõi nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề

+ Xác định thời gian đóng vai

Tùy vào dung lượng kiến thức của nội dung bài học mà giáo viên quy đinh thời gian cụ thể là bao nhiêu Không nên quá ngắn dưới 5 phút cũng không nên quá dài vì sẽ loãng, thiếu tập trung Cần dự kiến thời gian thảo luận ngay sau hoạt động đóng vai Thời gian thảo luận phải đủ để mọi người phát biểu, có thể nêu lên được đầy đủ các nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá

Để xác định thời gian đóng vai, có thể tham khảo ý kiến những người sẽ thực hiện vai đóng (họ sẽ đề xuất sau khi đã trao đổi, hội ý với nhau về dự kiến nội dung dựa theo nhiệm vụ được giao)

+ Thực hiện đóng vai

Kê xếp lại bàn ghế cho thích hợp:

- Bàn ghế ngồi của vai đóng được kê ở giữa để mọi người quan sát thuận tiện

- Giáo viên cũng có một chỗ ngồi thích hợp để theo dõi được diễn biến chung, không làm ảnh hưởng đến các vai đóng

+ Thảo luận sau đóng vai

Trang 9

Thảo luận sau đóng vai là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản của giảng dạy bằng phương pháp đóng vai

Giáo viên điều khiển thảo luận sau đóng vai Qua các vai đóng, người học nhận xét, thảo luận:

- Về kỹ năng giao tiếp: Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu không? Các ngôn từ sử dụng có phù hợp không?

- Về thái độ, phong cách: Việc chào hỏi, cách xưng hô trong giao tiếp ?

Có thực sự tôn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai đóng?

- Về kiến thức: Cách giải thích, hướng dẫn có đúng không? Các biện pháp giải quyết nêu ra có phù hợp với lý thuyết, với nguyên tắc chung không?

Cuối cùng, giáo viên có nhận xét về hoạt động đóng vai: cần dựa trên kết quả thảo luận để có nhận xét chung; tránh tình trạng áp đặt không phân biệt đúng, sai, cái nên, không nên làm; nêu lên được những điều học tập và những điều cần rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện thêm

b.Trải nghiệm “Em là phóng viên nhỏ, hướng dẫn viên du lịch”

Với hoạt động này, giáo viên sử dụng để dạy những văn bản có chủ đề

“Hòa điệu với tự nhiên”, “Thế giới viễn tưởng”, như “Lễ rửa làng của người Lô Lô”, “Đi lấy mật”, “ Chuyện cơm hến” hay dạy trong các tiết phần Viết, phần Nói và Nghe

Ví dụ 1: Hoạt động vận dụng bài “Nói và nghe: Thuyết minh về một luật

lệ hay một hoạt động” Bài 9 Ngữ văn 7, tập 2

Yêu cầu: Học sinh vào vai phóng viên để giới thiệu về tết cổ truyền của dân

tộc

Chuẩn bị: giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, giao về nhà sưu tầm để giới thiệu vài nét về tết cổ truyền của dân tộc Thời gian trình bày là 4 - 5 phút

Mục đích: giúp học sinh hiểu thêm ý nghĩa ngày tết cổ truyền, có lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, tự tin

Bài thuyết trình cụ thể:

An Duy và Thùy Linh xin kính chào các thầy cô giáo và các bạn! Hôm nay chúng em rất vinh dự khi được thay mặt cho nhóm của mình trình bày bài văn thuyết minh về ngày tết cổ truyền

HS1: Tết Nguyên Đán của Việt Nam là một trong những dịp lễ quan trọng nhất

của người Việt Nam

HS2: Nguyên nghĩa của Tết chính là "tiết" Văn hóa Việt – thuộc văn minh nông

nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc

"giao thời") trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán, sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán

HS1: Tết là ngày các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân,

mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên, rước ông bà về nhà ăn tết, để thể hiện tinh thần

“ uống nước nhớ nguồn”

HS2: Tết có 3 ngày quan trọng:

Trang 10

“Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” Phong tục chúc tết ấy

là môt phong tục tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời xưa, bắt nguồn sâu xa từ tinh thần trọng đạo nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo”

HS1 : Sáng ngày mồng một vợ chồng con cái anh em ruột thịt về nhà cha chúc

thọ cha mẹ và ông bà bên nội Ngày mùng Một thiêng liêng nhất nên ai cũng về

từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi và chúc tụng họ hàng

HS2: Đến mồng hai Tết, vợ chồng con cái lại sang chúc tết bên nhà ngoại Nghi

lễ chúc tết cũng tương tự như bên nhà nội Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như thế

HS1 : Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo.

Không chỉ có các học trò học chữ đến với thầy dạy chữ mà thầy được người Việt

mở rộng nghĩa là những bậc có công dạy chữ lẫn dạy nghề, dạy cả những bộ môn nghệ thuật như dạy đàn, dạy hát…

HS2: Đây là nét văn hóa đã được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ Tết cha, tết

mẹ phải ở cái tâm bởi không tâm thì dù quà cao cỗ đầy cũng không bằng một chén rượu nhạt hay miếng trầu thơm!

HS1 : Trong ngày tết chúng ta còn có những phong tục rất ý nghĩa như: Mâm

ngũ quả để thờ cũng tổ tiên; Xuất hành đầu năm du xuân, hái lộc; Xin câu đối

Và Mừng tuổi đầu năm để chúc cho mọi người một năm bình an, phát tài

HS2:

Xuân về gọi lộc nảy mầm Xuân về gọi gió mưa dầm sương bay Xuân về gọi mắt nai say

Xuân về nắng gọi bàn tay dịu mềm Xuân về hạnh phúc êm đềm

Xuân về xum họp bên thềm đoàn viên Xuân về ta cúng tất niên

Xuân về nở nụ cười hiền thắm duyên

HS1 : Nói về mùa xuân có lẽ còn muốn nói mãi nhưng thời gian không cho

phép, chúng em xin tạm dừng phần trình bày tại đây Kính chúc gia đình cô, các bạn sức khỏe, hạnh phúc

Ví dụ 2: Hoạt động hình thành kiến thức bài “ Chuyện cơm hến”.

Yêu cầu: Vào vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về “Vùng đất xứa Huế

mộng mơ”

Chuẩn bị : giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, giao về nhà dựa vào bài văn

“Chuyện cơm hến” và một số thông tin trên mạng viết về văn hóa ẩm thực của người Huế Thời gian trình bày là 4 - 5 phút

Mục đích: giúp học sinh nắm được kiến thức bài học, Thấy được vốn văn hóa

sâu rộng cùng với đời sống văn hóa độc đáo của mọi miền tổ quốc Qua đó có lòng tự hào về tình yêu quê hương đất nước Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, tự tin

Phía giáo viên, trình chiếu đoạn video dài 3 phút giới thiệu về xứ huế

Nội dung hướng dẫn viên du lịch dùng để giới thiệu như sau:

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w