skkn cấp tỉnh lồng ghép câu hỏi thực tế nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh thpt qua một số tiết học vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh lồng ghép câu hỏi thực tế nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh thpt qua một số tiết học vật lí 10 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

Một nhà triết học người Đức đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều là màuxám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” [1] Nếu lý thuyết không đi đôi với

thực hành thì chỉ là lý thuyết suông vô nghĩa Hay câu nói của Leonardo da

Vinci: “Tri thức chưa có sức mạnh chừng nào chưa được áp dụng” [1] Đồng ý với quan điểm trên, bản thân tôi nhận thấy Vật lí là môn khoa học

thực nghiệm với sự phong phú về kiến thức, sự đa dạng về các hình thức thínghiệm và các kiến thức luôn có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế đời sống Cáckiến thức vật lí lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để các em vận dụng vàothực tiễn, nhưng những điều đó vẫn còn xa vời đối với rất nhiều em học sinh.Quan sát một người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng nửamét tròng vào cán một chiếc cờ lê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc đểlấy bánh xe ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một điều kì lạ đối với một bộ phận học

sinh hiện nay Nhiều nội dung kiến thức vẫn còn khiêm tốn “nằm yên” trongsách vở Tôi có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó để có thể “đánh thức”

chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những hành trang tốt nhất trongcuộc sống của mỗi học sinh bây giờ và mai sau

Để góp phần cho điều đó thành hiện thực, bên cạnh việc giải các bài tậptính toán thì việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế đóngvai trò quan trọng để nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh tronghọc tập Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay, việc vận dụngkiến thức vật lí đã học vào đời sống thực tế còn rất nhiều hạn chế

Đối với trường THPT Sầm Sơn, đa số các e kiến thức ở các lớp dưới cònkhiếm khuyết, trình độ tiếp thu hạn chế và đa số học sinh cho rằng: Vật lí là mônhọc quá khó và khô khan, nên việc truyền thụ kiến thức vật lí cho học sinh làmột điều hết sức khó khăn, nhất là đối với các học sinh không chọn môn Vật lílàm môn thi trung học phổ thông Quốc gia Chính vì vậy, việc sử dụng các câuhỏi thực tế vào bài học một cách hợp lí, linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trongquá trình lĩnh hội của học sinh về vật lí Qua những năm dạy Vật lí ở trường, tôinhận thấy rằng: với các tiết học có sử dụng các câu hỏi thực tế, học sinh tỏ rahứng thú và hiểu bài hơn, Các em nhìn xung quanh cuộc sống của mình chỗ nàocũng liên quan đến kiến thức Vật lí Từ đó kích thích ớ các em sự tò mò, muốnkhám phá, lĩnh hội kiến thức hơn Vì vậy tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài

“Lồng ghép câu hỏi thực tế nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinhTHPT qua một số tiết học Vật lí 10 – Sách kết nối tri thức với cuộc sống”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Giáo viên sử dụng hệ thống các câu hỏi thực tế một cách hợp lý, khoa học trong quá trình dạy học giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp nhằm tạo sự hứng thú học tập cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Cơ sở lý thuyết để trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tế đời sống.

Trang 2

- Nội dung kiến thức cơ bản của một số bài vật lí lớp 10 và các hiện tượng vật líliên quan

- Cách sử dụng các câu hỏi thực tế có hiệu quả.

- Do giới hạn của thời gian nên tôi chỉ nghiên cứu cơ sở lý thuyết của một số bàitrong SGK vật lý 10- Kết nối tri thức với cuộc sống.

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

- Phương pháp so sánh.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1.1 Khái niệm về câu hỏi thực tế.

Câu hỏi thực tế là những câu hỏi liên quan đến những vấn đề rất gần gũivới thực tế đời sống Khi trả lời học sinh không những phải vận dụng linh hoạtcác khái niệm, quy tắc định luật vật lí mà còn phải nắm chắc và vận dụng tốtnhững hệ quả của các khái niệm, quy tắc định luật ấy vào thực tiễn.

2.1.2 Vị trí, vai trò của câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí.

Trong quá trình dạy học vật lí, bài tập giữ vai trò quan trọng, nó là phươngtiện giúp giáo viên hoàn thành các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triểntư duy cho học sinh Giáo viên có thể sử dụng hiệu quả các câu hỏi thực tế trongtiến trình tổ chức và kiểm tra các hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ lênlớp.

Việc sử dụng các câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí giúp cho học sinh rènluyện khả năng tư duy logic, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạođiều kiện cho học sinh đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng,làm phát triển khả năng phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng nhữngkiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống,trong kĩ thuật Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, giúp học sinh làm việc với tinhthần tự lực cao, đồng thời phát triển tư duy sáng tạo của học sinh.

2.1.3 Các hình thức thể hiện câu hỏi thực tế.

Thể hiện câu hỏi thức tế bằng lời: khi sự vật, hiện tượng hay các thao tác

kỹ thuật được đề cập đến hoàn toàn có thể mô tả một cách ngắn gọn, dễ hiểu vàdễ tưởng tượng Khi nghe xong câu hỏi, học sinh có thể hiểu và tưởng tượngngay một cách chính xác những thông tin về vấn đề mà các em cần phỉa giảithích.

Thể hiện câu hỏi thức tế bằng cách dùng hình ảnh chụp hay video clipminh họa: sử dụng trong các trường hợp mà sự vật được nêu trong câu hỏi có

nhiều chi tiết, các thao tác kỹ thuật phải trải qua nhiều giai đoạn, nếu chỉ mô tảbằng lời thì sẽ rất khó hiểu, học sinh khó tưởng tượng.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Thực tiễn cho thấy vai trò quan trọng vốn có của loại câu hỏi thực tế chưađược đặt ra một cách đúng mực trong dạy học vật lí Việc xây dựng và sử dụng

Trang 3

các câu hỏi thực tế trong dạy học của giáo viên còn nhiều bất cập và thiếu hợplý Học sinh tiếp xúc với các câu hỏi thực tế còn ít Thực tế giảng dạy cho thấy,với thời lượng của một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối nhiều, khó cóthể đủ thời gian để liên hệ kiến thức mà học sinh vừa học được với thực tế đờisống, hoặc nếu có thì rất ít và không thể phân tích hay giải thích một cách sâusắc và tường tận được.

Mặt khác các câu hỏi thực tế chiếm tỉ lệ không nhiều trong nội dung sáchgiáo khoa và trong sách bài tập vật lí Dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức vậtlí vào đời sống thực tiễn của học sinh còn yếu Do đó các em không thấy được ýnghĩa và vai trò, sự gần gũi của các hiện tượng vật lí đối với đời sống hàng ngàycủa chúng ta.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

Để phát huy tác dụng của bài tập thực tiễn, giáo viên cần căn cứ vào nội

dung kiến thức giảng dạy cho học sinh trong tiết học, tùy vào điều kiện cụ thểcủa lớp học, thời gian cho phép và lựa chọn các bài tập thực tiễn cho phù hợp.Ngoài ra, thầy cô phải xác định những ứng dụng kỹ thuật của từng bài, giúp họcsinh tăng khả năng quan sát thế giới quan khoa học ở từng bài học, từng chuyênđề cụ thể.

2.3.1 Sử dụng các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày đểmở bài, tạo tình huống dạy học.

Kiến thức của từng bài trong phần cơ học đều gắn liền với thực tế Khi dạy vàobài mới giáo viên phải tích cực lựa chọn và tìm những bài tập, câu hỏi có liênquan đến những hiện tượng tự nhiên mà khi giải không cần tính toán Giáo viêngây húng thú cho người học khi bằng cách tìm ra được bản chất vật lý của hiệntượng mà nó đã tồn tại quanh chúng ta từ rất lâu mà ta không hiểu rõ về nó Vớinhững tình huống có vấn đề từ các câu hỏi thực tế ở đầu buổi học hay một phầnbài học sẽ làm cho lớp học trở nên sinh động hơn Từ đó nâng cao hiệu quả dạyhọc.

2.3.2 Sử dụng các câu hỏi thực tế để hỗ trợ xây dựng các kiến thức cụ thểtrong bài học

Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các kiến

thức cụ thể trong bài học Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật,làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học Giáo viên có thểgiải này thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh Mặc dù vấn đề được giải thíchcó tính chất rất phổ thông.

2.3.3 Sử dụng các câu hỏi thực tế sau khi kết thúc bài học để củng cố, vậndụng kiến thức.

Khi dạy một bài nào đó dù được tiến hành theo phương pháp nào thì giáoviên cần có điểm nhấn khi kết thúc bài học và hệ thống lại kiến thức bài học.Khi đó giáo viên có thể giao cho học sinh một vài bài tập để các em tự suy nghĩ,tự vận dụng những gì mình hiểu được từ bài mới Câu hỏi thực tế giúp giáo viênthu được thông tinh phản hồi từ học sinh về mức độ hiểu bài của học sinh Giáo

Trang 4

viên có thể sử dụng các câu hỏi thực tế dự đoán hiện tượng để mở rộng kiếnthức và đào sâu kiến thức rất hợp lí.

2.3.4 Sử dụng các câu hỏi thực tế trong các bài kiểm tra.

Giáo viên khi ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh phải chú ý: bên cạnh cáccâu hỏi tính toán phức tạp cần lồng ghép các câu hỏi vận dụng kiến thức thực tế,có thể không cần quá nhiều chỉ cần lồng ghép một số câu vào các đề kiểm tra1tiết, kiểm tra học kỳ Qua đó giúp cho học sinh thấy rõ vai trò của vật lí trongđời sống, tạo cho các em niềm đam mê và yêu thích môn vật lí.

2.3.5 Sử dụng các câu hỏi thực tế trong các bài giảng cụ thể.2.3.5.1 Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Câu hỏi 1: Là người Sầm Sơn chắc các em ai cũng từng ngắm bình minh vàhoàng hôn trên biển Cảnh tượng đó thật đẹp

Ta thấy Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây Như vậy có phải Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên không? [5]

Bình minh trên biển [1] Hoàng hôn trên biển [1]

Trả lời: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy cóthể coi mặt trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.

Áp dụng: Câu hỏi này dùng để khởi động vào phần I (Vị trí của vật chuyển động

tại các thời điểm) nhằm tạo sự thắc mắc tò mò ở học sinh.

Câu hỏi 2 : Một truyện dân gian có kể rằng: Khi chết Phú Ông đã để lại cho

người con mình một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấyvẽ sơ đồ trong đó chỉ rõ: Đi về phía đông 12 bước chân sau đó rẽ phải 8 bướcchân, đào sâu 1m Hỏi với chỉ dẫn này người con có tìm được hũ vàng không?Vì sao? [5]

Trả lời: Không tìm được vì không có vật làm mốc.

Áp dụng: Câu hỏi này dùng sau khi học sinh tìm hiểu phần II: Cách xác định vị

trí của vật trong không gian

Trang 5

[1]

2.3.5.2 Bài 5: Tốc độ và vận tốc

Câu hỏi: Chỉ số của đồng hồ tốc độcủa một chiếc xe máy dưới đây chota biết điều gì? [6]

Trả lời: Cho ta biết độ lớn lớn của

vận tốc tức thời (tốc độ) của xe là 40 Km/h.

Áp dụng: Câu hỏi này dùng sau khi

học sinh tìm hiểu phần I mục 1: Độlớn của vận tốc tức thời

2.3.5.3 Bài 9: Chuyển động biến đổi đều.

Câu hỏi 1: Hãy lấy một số ví dụ về chuyển động biến đổi?

Trả lời: Chiếc xe tàu lửa đang hãm phanh để vào sân ga chuyển động chậm dần.

Các phương tiện giao thông bắt đầu xuất phát chuyển động nhanh dần.

Áp dụng: Câu hỏi này giáo viên dùng để giúp các em học sinh củng cố, vận

dụng kiến thức sau khi kết thúc bài học.

Câu hỏi 2 : Lý do nào khiến những chú chim lại có đủ sức mạnh đểđâm vỡ kính và méo đầu máy bay khi nó va vào máy bay đang bay?

Trang 6

Trả lời: Khi chim bay ngược chiều với máy bay, theo công thức cộng vận tốc thì

vận tốc của chim đối với máy bay bằng vận tốc của máy bay đối với mặt đấtcộng với vận tốc của chim đối với mặt đất, vì vậy lúc này tạo ra 1 vận tốc rất lớn(tương đương với viên đạn) gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Áp dụng: Câu hỏi này dùng để đặt vấn đề vào phần 3- Tổng hợp vận tốc.2.3.5.4 Bài 10: Sự rơi tự do

Câu hỏi 1: Tại sao trong khôngkhí đồng su rơi nhanh hơn chiếclông chim?

Trả lời: Do lực cản của môi trường

tác dụng vào chiếc lá lớn hơn vàohòn đá.

Áp dụng Câu hỏi này dùng cho hoạt

động khởi động vào bài.

Câu hỏi 2: Năm 1971, nhà du hànhvũ trụ người Mĩ David Scott đãđồng thời thả rơi trên Mặt Trăngmột chiếc lông chim và một chiếcbúa ở cùng một độ cao và nhận thấycả hai rơi xuống như nhau So sánhvới câu hỏi 1 Em có nhận xét gì ?

Trả lời: Trên Mặt Trăng (chân không)

một chiếc lông chim và một chiếc búaở cùng một độ cao và nhận thấy cả hairơi xuống như nhau

Áp dụng Câu hỏi này dùng cho hoạt

động khởi động vào bài.

[1]

Trang 7

Câu hỏi 3: Quan sát một vận độngviên nhảy dù, cái gì đã giúp anh tacó thể hạ xuống chậm chạp mộtcách an toàn?

Trả lời: Do sức cản của không khí

cản trở chuyển động của dù làm chovận động viên và dù rơi xuống mộtcách chậm chạp và an toàn Nếu vậnđộng viên sau khi thả mình rơi tự dotrên không mà không bung dù thìvận động viên sẽ tăng tốc rất nhanh,khi hạ mình xuống đất sẽ rất nguyhiểm.

Áp dụng: Câu hỏi này giáo viên

dùng để giúp các em học sinh củngcố, vận dụng kiến thức sau khi kếtthúc bài học

2.3.5.5 Bài 12: Chuyển động ném

Câu hỏi 1: Em hãy quan sát các hình ảnh sau đây Nhận xét về quỹ đạo củacác chuyển động đó Theo em yếu tố nào quyết định tầm bay xa, bay caocủa các chuyển động này?

[1] [1]

Trả lời:

- Các chuyển động trên có quỹ đạo parabol

- Độ cao, tốc độ và hướng chuyển động ban đầu quyết định tầm bay xa, baycao của các chuyển động.

Áp dụng Câu hỏi này dùng cho hoạt động khởi động vào bài.2.3.5.6 Bài 14: Định luật I Niu Tơn

Câu hỏi 1: Tại sao khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc hoặc máy bay hành khách luôn được nhắc nhở phải thắt dây an toàn ? [3].

Trang 8

Trả lời: Khi xe ô tô, tàu lượn

hoặc máy bay đang chạy mà hãmphanh đột ngột thì xe (tàu lượn)sẽ dừng lại Nhưng người ngồitrên xe do vẫn đang có xu hướngchuyển động nên sẽ lao về phíatrước theo quán tính và va chạmvới các vật khác, rất nguy hiểm.Dây an toàn có tác dụng cản lạichuyển động theo quán tính,giảm thiểu thương vong do va chạm.

Câu hỏi 2: Cách sử dụng phanh xe an toàn khi cần thắng gấp?

Phanh gấp khiến người ngồi sau giật Phanh gấp khiến cả người và xe bịnhào mình và ngã xuống đường [1] về phía trước [1].

Trả lời: Khi đi xe đạp, xe máy, xe đạp điện

gặp tình huống khẩn cấp một số người có

thói quen dùng phanh trước để dừng xe vì phanh sau thời gian dừng xe lâu hơn.

Vai trò của dây an toàn với người ngồi trên ô tô [1]

Ô tô phanh gấp [1]

Trang 9

Tuy nhiên, việc này lại có thể khiến người đi xe gặp nguy hiểm vì khi làm thếphần phía trước của xe dừng lại đột ngột trong khi phần sau xe và cả người vẫntiếp tục chuyển động theo quán tính và sẽ bị lộn nhào hoặc trượt về phía trước Không cứ "mấm răng mấm lợi" bóp, đạp hết các phanh là điều cần làm trongtình huống nguy cấp Sự phối hợp nhịp nhàng mới mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để phanh xe an toàn, cần thực hiện theo các bước sau:

+ Giữ xe thẳng và cân bằng Phanh sẽ trở thành tác nhân khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn nếu xe và người đang nghiêng.

+ Sử dụng cả phanh trước và sau, trong đó 75% lực phanh dồn cho phanhtrước Nếu chỉ sử dụng phanh sau, khoảng cách để dừng xe sẽ dài hơn hoặc cóthể gây rê bánh khi đang chạy tốc độ cao.

Áp dụng: Sau khi học xong bài.

* Chú ý:

- Khi đi ô tô, phải đợi xe dừng hẳn mới bước xuống Vì nếu xe đang chạy, dù rất

chậm, ta bước xuống thì chân ta dừng lại nhưng phần cơ thể vẫn đang chuyểnđộng về phía trước do quán tính nên dễ bị đập đầu xuống đất rất nguy hiểm.Càng nguy hiểm hơn nếu ta bước về phía sau, vì lúc này vận tốc tương đối giữaphần đầu và phần chân tăng lên làm cú ngã mạnh hơn, cho nên khi xuống ô tônên bước về phía trước.

- Tàu hỏa dài hàng vài chục toa, chở hàng hóa nặng, lượng hành khách nhiềunên khối lượng rất lớn Do đó mức quán tính lớn, muốn dừng lại phải phanhtrước vài km, nên ta phải chủ động tránh tàu hỏa Muốn qua đường tàu phảidừng lại hai bên đường ray, đứng cách xa đường ray tối thiểu 5m, chờ tàu đi quamới sang đường.

- Nếu ô tô không may bị chết máy trên đường ray thì hai người chạy về hai phíađường ray cầm chiếc khăn đỏ quay tròn để báo hiệu người lái tàu hỏa từ xa.- Container (hay xe tải nói chung) là loại xe tải hạng nặng nên mức quán tínhlớn, xe đang chuyển động rất khó dừng, nếu phanh gấp có thế xe còn dễ bị lật đổgây nguy hiểm.Vì vậy lời khuyên cho mọi người:

2.3.5.7 Bài 15: Định luật II Niu Tơn

Câu hỏi : Em có biết việc chở quá tải trọng trên xe gây ra nguy hiểm nhưthế nào khi xe tham gia giao thông?

Trả lời: Theo Định luật II Niu-tơn, với cùng một lực tác dụng, vật có khối

lượng càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ, độ biến thiên vận tốc nhỏ Khitham gia giao thông gặp tình huống nguy hiểm cần thắng gấp, với cùng lực hãmcủa phanh, xe chở quá tải trọng sẽ có gia tốc nhỏ hơn nên thời gian dừng lạicũng lâu hơn Do đó nguy cơ xảy ra va chạm của xe chở quá tải trọng là rất lớn,

Trang 10

rất nguy hiểm Chưa kể đến việc chở quá tải trọng vi phạm đến các thông số antoàn kĩ thuật của xe khi thiết kế.

Trường hợp đi xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy chở quá số ngườiquy định, nguy cơ mất an toàn cũng xảy ra tương tự Hơn nữa việc chở nhiềungười còn gây vướng víu, khó khăn cho người điều khiển phương tiện khi xử lícác tình huống giao thông trên đường.

Xe chở quá tải trọng[ 1] Xe chở quá tải trọng gây tai nạn [1].Áp dụng: Sau khi học xong phần II - Khối lượng và quán tính

2.3.5.8 Bài 16: Định luật III Niu tơn

Câu hỏi 1: Tại sao khi đi bộ xahoặc leo núi, ta chống gậy thìđỡ mỏi chân? [5]

Trả lời: Khi đi bộ hoặc leo núi,

chân ta phải đạp vào mặt đất, đấtsẽ tác dụng một phản lực làmcho ta đi được Động tác đó lậplại nhiều lần sẽ khiến cơ chân bịmỏi.

Khi chống gậy, ta dùng tay ấn mạnh gậy về phía sau, mặt đất sẽ tác dụngvào đầu gậy một phản lực hướng về phía trước và nó được truyền đến cơ thểchúng ta làm ta dịch chuyển về phía trước Như vậy ta đã thay bớt hoạt động củachân bằng hoạt động của tay nên chân đỡ mỏi

Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi củng cố cho bài học.

Câu hỏi 2: Giải thích tại sao cácvận động viên khi bơi tới méphồ và quay lại dùng chân đạpmạnh vào vách hồ bơi để dichuyển nhanh hơn? [3].

Trả lời: Khi các vận động viên

khi bơi tới mép hồ và quay lạidùng chân đạp mạnh vào vách hồ

Vì khi vận động viên tác dụng lực vào vách hồ bơi thì vách hồ bơi cũng sẽ tácdụng một lực vào chân vậ động viên Lực này giúp cho vận động viên có đà vàdi chuyển nhanh hơn.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

Tài liệu liên quan