SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI HỌC PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ - MÔN G
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐA DẠNG HÓA HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
KHI HỌC PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ
- MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 -
(Kết nối tri thức với cuộc sống)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Toan Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn SKKN thuộc môn: GD Kinh tế và Pháp luật
THANH HOÁ NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 2
2 NỘI DUNG 2
2.1 Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.3.1 Xác định mục tiêu của hoạt động mở đầu trong dạy phần Giáo dục Kinh tế6 - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) 7
2.3.2 Kĩ thuật cơ bản xây dựng hoạt động mở đầu trong dạy phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) 7
2.3.3 Vận dụng cụ thể vào các bài học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) 7
2.3.3.1 Mở đầu bằng tranh ảnh, video, câu chuyện kinh tế có thật 7
2.3.3.2 Mở đầu bằng tổ chức trò chơi 10
2.3.3.3 Mở đầu bằng thơ ca, âm nhạc 13
2.3.3.4 Mở đầu bằng phương pháp đóng vai 14
2.3.3.5 Mở đầu bằng câu hỏi/tình huống tạo sự kết nối giữa nội dung bài học và sự trải nghiệm thực tế của học sinh 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16
2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục 16
2.4.2 Đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
3.1 Kết luận 19
3.1.1 Bài học kinh nghiệm 19
3.1.2 Khả năng ứng dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm 19
3.2 Kiến nghị 19
3.2.1 Đối với đồng nghiệp 19
3.2.2 Đối với các cấp lãnh đạo 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN
Trang 41 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục và đào tạo phải bằng“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”.[1]
Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổimới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuynhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt độngkhám phá là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động mở đầu cũng nhưvai trò của mở đầu trong việc định hướng tiết dạy Để dẫn dắt học sinh vào bàimới, chúng ta thường thấy những lời vào bài mượt mà, trơn tru với câu từ baybổng, trau chuốt của giáo viên Muốn có được lời vào bài đầy tính nghệ thuậtnhư vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự am hiểu sâu sắc nội dung bài học cùngnhững vấn đề có liên quan rồi chuyển hóa thành câu từ kết hợp với giọng nóidiễn cảm, thuyết phục
Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động mở đầu chogiáo viên là chủ yếu Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, được
“ru vỗ” bằng những lời có cánh Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ
giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ hoạt độngcủa bản thân các em
Đối với việc học bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10, đặc biệt với cácbài giảng Giáo dục Kinh tế phần lớn học sinh học thụ động, chỉ đơn thuần là nhớkiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy nên hiệu quảgiáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu Có nhiều nguyên nhândẫn đến thực trạng trên: do xu hướng phát triển của thời đại khoa học, nhu cầucủa xã hội, yêu cầu của nghề nghiệp, sự định hướng của gia đình Bên cạnh đó, tạiChương trình giáo dục phổ thông 2018, một số học sinh lựa chọn môn Giáo dụcKinh tế và Pháp luật nhưng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu học tập của bảnthân… Song một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do phương pháp củagiáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh, hình thức tổchức mở đầu đơn điệu, nhàm chán, rời rạc và cứng nhắc
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, là giáo
viên dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, đặc biệt là dạy phần Giáo dục Kinh
tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) tôi luôn xác định rằng:“Muốn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền của học sinh đối với môn học cần phải chú trọng đổi mới không chỉ trong hoạt động khám phá mà cả trong hoạt động mở đầu”
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Đa dạng hóa hoạt
động mở đầu nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10” (Kết nối tri thức với cuộc sống) làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Trang 51.2 Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động mở đầu trong mỗitiết học Giáo dục Kinh tế và pháp luật nói chung và phần Giáo dục Kinh tế -
môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) nói riêng.
- Đề xuất các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động mở đầu ở các tiết
dạy phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng tích cực và hình thành năng lực cho học sinh
- Nâng cao được kết quả học tập phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục
Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
- Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và
Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống) và việc học tập của học sinh đối
với bài học
- Học sinh các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 - Trường THPT Triệu Sơn 5
- Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật – Trường THPTTriệu Sơn 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật: Lôgic, lịch sử,phân tích, tổng hợp, so sánh (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp cáckết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách, báo )
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo viên )
- Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học trên lớp)
1.5 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Nâng cao hứng thú học tập thông qua việc đa dạng hóa hoạt động mở đầu
là vấn đề được đông đảo các cấp lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà quản lý vànhững người làm công tác giảng dạy quan tâm, trăn trở, nghiên cứu Tuy nhiên,
đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng có những tínhmới và đóng góp mới như sau:
- Sau 2 năm thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với cấpTHPT chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề đa dạng
hóa hoạt động mở đầu nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc
sống)
- Trong đề tài này tôi thiết kế cách thức tổ chức hoạt động mở đầu thànhnăm biện pháp chính Sau đó tùy nội dung kiến thức từng bài mà đưa ra hìnhthức phù hợp, đảm bảo sự mới mẻ cho học sinh tránh sự lặp đi lặp lại một hìnhthức mở đầu cố định
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Giải thích một số khái niệm
Trang 6- “Hoạt động mở đầu”: là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”.[2] Hoạt động mở đầu giúp đặt học sinh vào các tình huống có vấn đề tạotâm thế tiếp thu kiến thức, ý thức được nhiệm vụ học tập, tạo tình huống học tậpdựa trên việc làm bộc lộ mâu thuẫn nhận thức giữa “cái đã biết” với “chưa biết”,
từ đó giúp học sinh tự đặt ra các vấn đề mới trong học tập; kích thích hứng thútìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề
- “Hứng thú”: là “một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình học tập”.[3]
2.1.2 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.[4]
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”[5]
Nghị quyết số 44/NQ- CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ về việc Ban hànhchương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàndiện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế: “Triển khai đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học” [6]
Đáp ứng yêu cầu đó, Bộ Giáo dục và đào tạo có Công văn số GDTrH, 08/10/2014 cụ thể hóa những yêu cầu đổi mới phương pháp theo hướng
5555/BGDĐT-phát huy tính tích cực của học sinh: “Hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh.”[7]
Ngoài ra, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học còn được cụ thểhóa trong các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của BộGiáo dục và đào tạo; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục
và đào tạo; kế hoạch năm học của nhà trường và của mỗi giáo viên
2.1.3 Vai trò của tạo “hứng thú” trong dạy học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
Nói đến “hứng thú” là nói đến khái niệm “chú ý” Chú ý là sự tập trung
của ý thức vào một đối tượng, sự vật nào đó, để định hướng hoạt động, đảmbảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả
Trang 7Một trong những mục đích của giờ Giáo dục Kinh tế và Pháp luật là làmsao gây được rung động thẩm mỹ, giáo dục nhân cách cho học sinh Nhưng việctiếp thu kiến thức Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, đặc biệt là kiến thức kinh tế,lại không thể mang tính ép buộc Nó chỉ thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tựnguyện hay có cảm giác thích thú
Hoạt động mở đầu dù là một khâu nhỏ nhưng nó có tác dụng tạo tâm thếthoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học Điều đó có nghĩa
là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà
bỏ qua thì là một sai lầm lớn
Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức củahọc sinh ở giai đoạn này, có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duykiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn Nhưng các em có tư tưởngmuốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, chứ không thích bị áp đặt
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu củahọc sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết học Tuy nhiên, trên thực tế cá nhân tôi(ở các năm học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế và thực hiện kế hoạchdạy học thường chỉ giới thiệu qua một chút để vào bài, thậm chí không tổ chứchoạt động mở đầu vì lo lắng thời gian không đủ; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởnglớp học khác Học sinh đóng vai trò thụ động, lười tư duy, không hứng thú,không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá
Để minh chứng cụ thể về thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số khảo sátđối với giáo viên và học sinh về việc thiết kế và thực hiện hoạt động mở đầu
Bảng 1: Khảo sát việc thiết kế và thực hiện hoạt động mở đầu của giáo viên bộ môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật T
Số GV được khảo sát Tỉ lệ (%) 1
2
- Từ nội dung liên quan đến nội dung bài 1 33,3
- Từ các nội dung liên quan đến tên bài 1 33,3
3
- Tạo ra “tình huống có vấn đề” để vào bài 0 0
Trang 8Bảng 2: Khảo sát việc tham gia hoạt động mở đầu của học sinh
đối với tiết học Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 T
Số HS được khảo sát Tỉ lệ (%)
Hoạt động mở đầu có giúp em định hướng
được kiến thức mới cần tìm hiểu không?
Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải
quyết vấn đề trong hoạt động mở đầu không?
5 Nếu hoạt động mở đầu tạo cho em sự tò mò,
em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp
không?
Trang 9Đa số học sinh đều có nhu cầu có được hoạt động mở đầu sinh động, hấpdẫn để kích thích tư duy của các em, chủ động khám phá kiến thức mới
Hạn chế:
Đối với giáo viên: Việc định hướng vào bài học chỉ sơ qua bằng một vàicâu dẫn dắt có liên quan, mang tính chất giới thiệu bài học Hoạt động mở đầucòn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học, chưa xuấtphát từ bài học Do đó, khi giáo viên dẫn dắt thực chất là truyền thụ một chiều,học sinh thụ động lắng nghe và không được trực tiếp tham gia
Đối với học sinh: Việc chuẩn bị bài trước ở nhà còn hạn chế; chưa có sựhứng thú với bài học; chưa có động lực để tự tìm hiểu, tự học tập tích cực
*Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Dạy học phát huy tính tích cực, nâng cao hứng thú học tập của học sinh làphương pháp đã được nói đến nhiều trong vài năm trở lại đây Tuy nhiên, hiệnnay những tiết học thực sự đổi mới để giáo viên có thể tham khảo và học hỏi cònhạn chế
Chương trình kiểm tra, thi ở môn học hiện nay còn phân bố số điểm tươngđối nhiều cho việc ghi nhớ Do đó, giáo viên khi dạy còn áp lực nhiều về việccung cấp đủ kiến thức cho học sinh
Nguyên nhân chủ quan:
Đối với giáo viên:
Một số giáo viên bộ môn chưa chủ động trong việc học hỏi, tiếp thuphương pháp và kĩ năng dạy học tích cực để vận dụng trong quá trình dạy học.Tâm lí giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài học mới, còn sợ dành
nhiều thời gian cho hoạt động mở đầu có thể bị “cháy giáo án”.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huốngchưa tốt nên còn ngại trong việc thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tíchcực của học sinh trong hoạt động mở đầu
Đối với học sinh:
Nhiều học sinh có tâm lí học lệch, thiên về các môn khoa học tự nhiên nên ởcác môn khoa học xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật còn chưa
có sự đầu tư, chưa quan tâm đến việc chuẩn bị bài, dẫn đến tiết học còn thụ động
Áp lực học nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên khả năngtập trung tư duy tích cực và sáng tạo dành cho bộ môn còn ít
Trang 10Tâm lí sợ không có nội dung để về nhà học nên nhiều học sinh trong giờhọc chưa thực sự tích cực và chủ động dành thời gian tìm hiểu, khai thác kiếnthức mà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Xác định mục tiêu của hoạt động mở đầu trong dạy học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trước hết, hoạt động mở đầu có mục tiêu tạo hứng thú học tập cho học
sinh Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào
đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại khoái cảm cho cá nhân trongquá trình học tập Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêuthích môn học Vì vậy, nhiệm vụ của hoạt động mở đầu là khơi gợi hứng thú đốivới bài học và hơn thế nữa còn gây dựng, bồi đắp niềm đam mê, tình yêu lâu
bền đối với môn học Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi Do đó, người thầy phải là người “thắp lửa đam mê” Thứ hai, hoạt động mở đầu có mục tiêu huy động vốn tri thức, kĩ năng nền
tảng của học sinh Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo Nếu ví tri thức, kĩ năng
học sinh tiếp nhận được như “ngôi nhà”, thì “nền móng” sẽ xuất phát từ những
tri thức, kĩ năng vốn có của người học Vì vậy, mở đầu bài học hiệu quả phải tạo
ra cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có Việc thiết kếchương trình bộ môn theo các cấp thực chất là một vòng tròn đồng tâm, cấp họcsau là sự mở rộng, nâng cao, đào sâu hơn những tri thức đã được trang bị từ cấphọc trước Đây là một tiền đề để thầy cô thiết kế hoạt động mở đầu
Thứ ba, hoạt động mở đầu có mục tiêu tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho
người học Học tập là một quá trình khám phá Quá trình ấy bắt đầu bằng nhucầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốnbiết Một mở đầu bài học thành công cần khơi gợi trong học sinh mong muốnđược tìm hiểu, được khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học,thậm chí là sau giờ học Muốn như vậy, hoạt động mở đầu cần tạo ra mâu thuẫntrong nhận thức cho học sinh
2.3.2 Kĩ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động mở đầu trong dạy học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Hoạt động mở đầu (tạo tình huống xuất phát) rất cần thiết trong dạy họcnhằm phát triển năng lực tư duy, nêu và giải quyết vấn đề cho học sinh
Để tổ chức hiệu quả hoạt động này, giáo viên nên tránh:
Cho học sinh hoạt động trò chơi, múa hát không ăn nhập với bài học, nhất
là lạm dụng Hội đồng tự quản để điều khiển việc này
Lựa chọn các tình huống không đắt giá dẫn đến các em có thể trả lời đượcmột cách dễ dàng với các câu hỏi đặt vấn đề đơn giản như: Cái gì? Là gì?
Thời gian cho hoạt động này quá ít vì chưa xem đó là một hoạt động họctập, chưa cho các em suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của mình
Trang 11Xây dựng một tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong
cùng một khối Tiết học nào cũng tổ chức hoạt động mở đầu theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau
Chú ý sử dụng các câu hỏi mức độ như: Tại sao? Như thế nào?
Bố trí thời gian thích hợp cho các em học tập, bày tỏ quan điểm cũng nhưtrình bày sản phẩm của hoạt động
2.3.3 Vận dụng cụ thể vào các bài học phần Giáo dục Kinh tế - môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
2.3.3.1 Mở đầu bằng tranh ảnh, video - câu chuyện kinh tế có thật
Sử dụng hình ảnh, video và các câu chuyện kinh tế có thật sẽ tạo được ấntượng sâu sắc, mạnh mẽ, khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin, hứng thú trong học
tập của học sinh; giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.[8]
Ví dụ 1: Sử dụng video – câu chuyện kinh tế có thật kết hợp kĩ thuật đặt câu hỏi để thiết kế hoạt động mở đầu Bài 4: “Cơ chế thị trường”.
*Mục tiêu: Kết nối kiến thức, kĩ năng từ bài học trước với bài học mới.
Tạo hứng thú, tâm thế học tập cho học sinh để dẫn vào bài mới
*Nội dung: Học sinh cùng nhau xem vi deo nói về bản tin thị trường và
vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
*Sản phẩm: Chỉ ra được mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố của thị
trường: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán…
*Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cho học sinh xem video “Bản
tin thị trường” (12/7/2022) – THVL Tổng hợp[9] và trả lời câu hỏi:
1 Hãy nhận xét về sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường?
2 Theo em những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động iá
cả của hàng hoá đó?
(Hình ảnh được cắt ra từ video)
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau xem vi deo và thảo luận cặp đôi
- Giáo viên theo dõi, kịp thời hỗ trợ học sinh trong thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình Học sinh khác nhận xét, bổ sung
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, kết nối vào bài mới: Tác động của nhu cầu người tiêudùng, của việc cung ứng hàng hoá trên thị trường, dẫn tới sự biến động của giá