1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng có hiệu quả các bài tập thực tiễn khi dạy chủ đề năng lượng hóa học chương trình hóa học 10

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢIQUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀSỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP THỰC TIỄN KHI DẠY CHỦ ĐỀ

NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC - CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 TẠITRƯỜNG THHPT THẠCH THÀNH 4

Người thực hiện: Phạm Thị Thu

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Lĩnh vực: môn hóa học

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… …2

2 Nội dung 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn……… …….3

2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề………3

2.2 Thực trạng của vấn đề 4

2.3 Giải pháp thực hiện 5

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn……… 5

2.3.2 Quy trình các bước thực hiện lồng ghép câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn……….5

2.3.3 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh 6

2.3.4 Một số biện pháp lồng ghép trong quá trình dạy học……… 6

2.3.5 Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề năng lượng hóa học…… 10

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầu hóa lôicuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới Những thay đổi và phát triển liên tụcở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngành giáo dục trongviệc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dụcvà đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củangười học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạycách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổimới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chứchình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoahọc”.

Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đàotạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thức đúng về bản chất của sựđổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học Trongđó, năng lực giải quyết vấn đề là 1 trong 10 năng lực chung của học sinh được đề cậpđến trong Chương trình giáo dục phổ thông mới Mục tiêu chính của đổi mới giáo dụclà tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu của xã hội Vì vậy cần luyện tập chohọc sinh biết phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống và cả trongcộng đồng.

Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rất nhiều trongthực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mở rộng tri thức,rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn và vận dụng những kiến thức được học vàogiải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Tuy nhiên, chương trình dạy và học Hóahọc phổ thông trước đây còn nặng về lí thuyết, bài tập thì nặng về tính toán đã làm hạnchế khả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh Việt Nam so với bạn bè quốctế

Theo chương trình 2018 hiện nay môn Hóa học đề cao tính thực tiễn tránh khuynhhướng thiên về tính toán, chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sửdụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vậndụng các tri thức hóa học vào tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vẫn đềthực tiễn đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Trong chương trình Hóa học lớp 10, kiến thức về năng lượng hóa học là nội dụngmới được đưa vào nên khó lạ với giáo viên và học sinh khi tiếp cận có nội dung rấtphong phú, đa dạng nhưng lại rất gần gũi với thực tế Các kiến thức về năng lượng hóahọc không chỉ sẽ giúp học sinh tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thức saunày mà quan trọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽ gặp trongthực tế đời sống Vì vậy, việc sử dụng bài tập thực tiễn về năng lượng hóa học để phát

Trang 4

triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trung học phổ thông là vấn đề mangtính cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu.

Thực tế ở các trường phổ thông số lượng học sinh theo khối có môn Hóa học giảmsút đi nhiều so với thời gian trước đây, để tăng hứng thú và đam mê cho học sinh vớimôn học thì việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn để phát triển nănglực giải quyết vấn đề của học sinh là cần thiết

Với sự quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho họcsinh, đồng thời để đảm đảm mục tiêu môn học và để mỗi giờ dạy môn Hóa học sôi nổi,học sinh không còn cảm thấy căng thẳng áp lực mà thay vào đó học sinh háo hứcmong đợi, học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trìnhbày ý kiến, nêu thắc mắc,… từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức, ghi nhớ một cáchbền vững, áp dụng kiến thức tốt hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao, tôimạnh dạn xây dựng đề tài “Nâng cao hứng thú học tập và phát triển năng lực giảiquyết vấn đề cho học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng có hiệu quả các bàitập thực tiễn khi dạy chủ đề năng lượng hóa học chương trình hóa học 10 tạitrường THPT Thạch Thành 4”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hình thành phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông quachủ đề Năng lượng hóa học môn Hóa học 10, giúp học sinh nhận thức rõ vai trò củamôn học trong thực tế để học sinh hứng thú trong mỗi giờ học Đồng thời góp phầncùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩmchất chủ yếu và năng lực chung Phát triển được năng lực tư duy, năng lực tự học cũngnhư năng lực làm việc với tập thể của học sinh Không những giúp cho kết quả học tậpcủa học sinh được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo ra các kĩ năng làm việccho học sinh sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân đồng thời đáp ứng được yêucầu môn học theo chương trình mới hiện nay.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Thạch Thành 4, khối 10, môn Hóa học, chủ đề Năng lượng hóa học.

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A4.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.- Cơ sở lí luận về bài tập thực tiễn

- Năng lực giải quyết vẫn đề và việc hình thành phát triển năng lực giải quyết vấnđề cho người học.

Trang 5

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh - Phương pháp thống kê - phân tích số liệu thực nghiệm.

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn

Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn là mong muốn của rất nhiều giáo viêndạy Hóa học Bởi Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống conngười Nếu học sinh thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn với thực tế các em sẽyêu thích môn Hóa học hơn, hứng thú tìm hiểu khoa học, có thêm kĩ năng sống, ý thứcbảo vệ môi trường tốt hơn và có năng lực vận dụng kiến thức tốt hơn Theo tôi, việcđưa các kiến thức Hóa học gắn liền với thực tiễn trong quá trình dạy học đem lại nhiềulợi ích:

- Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâuhơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thú họctập và tìm hiểu kiến thức.

- Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống, đặtcác giả thuyết và nghiên cứu.

- Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hànhtrong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phươngchâm “ học đi đôi với hành”.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung có liênquan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Nhiều bài tập Hóa học còn rất xavời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phức tạp Hơn nữachương trình mới nên toàn thể các giáo viên cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việcthích ứng với yêu cầu hiện nay của bộ môn Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổimới phương pháp giảng dạy và học tập môn Hóa học phổ thông theo hướng gắn vớithực tiễn nên trong sáng kiến tôi tuyển chọn và xây dựng thêm các bài tập thực tiễn vềnăng lượng hóa học theo ba dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng sai và điềnkhuyết, đồng thời đề xuất đưa chúng vào trong tiết dạy học với phương pháp phù hợpnhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh trung học phổ thông đồng thờiđáp ứng được yêu cầu về hình thức thi mới của Bộ Giáo Dục.

2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đềa Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề

Trang 6

Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng (thaotác tư duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả nhữngnhiệm vụ của bài toán.

Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là khả năng của học sinh phối hợp vậndụng những kinh nghiệm bản thân, kiến thức kĩ năng các môn học trong chương trìnhtrung học phổ thông để giải quyết thành công các tình huống có vấn đề trong học tậpvà trong cuộc sống của các em với thái độ tích cực.

b Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học

- Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu vànắm chắc nội dung cơ bản của bài học Từ đó học sinh có thể mở rộng và nâng caonhững kiến thức xã hội của mình.

- Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hìnhthành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộngđồng.

- Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giải quyết vấn đề giúpgiáo viên có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của học sinh vàtrình độ tư duy của học sinh, tạo điều kiện cho việc phân loại học sinh một cách chínhxác Giáo viên có thể trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác,định hướng kiến thức cần thiết cho học sinh.

Một trong những biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả nhất chohọc sinh là phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức từ môn học để giảiquyết những vấn đề thực tiễn có liên quan, đôi khi từ những vấn đề thực tiễn sau khihọc sinh giải quyết, học sinh tự tìm hiểu được những kiến thức mới của môn học

2.2 Thực trạng của vấn đề

Trong quá trình dạy học ở trường THPT Thạch Thành 4, tôi nhận thấy rằng: Kiếnthức của học sinh còn hời hợt, thiếu vững chắc, chưa liên hệ với thực tế sinh động củasản xuất và đời sống Nhiều học sinh chưa nắm chắc các khái niệm Hóa học cơ bản,chưa hiểu được các hiện tượng Hóa học thông thường xảy ra trong đời sống và sảnxuất, học sinh chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giải thích Học sinh tiếp thukiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộc bài một cách máy móc, nêncòn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức của mình Về nhà học sinh học bàicòn nặng về học thuộc lòng.

Khi dạy chương trình cũ Giáo viên ít liên hệ kiến thức Hóa học với thực tế Docách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi khôngyêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn Do vậy, đa số giáo viên chỉđưa những kiến thức Hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiếthọc tuyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bịcho các kì kiểm tra thì giáo viên chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túyHóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra.

Trang 7

Chính vì thế vốn hiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đếnHóa học trong đời sống hàng ngày còn ít.

Tuy nhiên hiện nay với chương trình mới thì yêu cầu đã thay đổi và các giáo viêncũng đang thay đổi về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy để học sinh có thểgiải quyết được một số vấn đề thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của cuộc sống vì vậy việcđưa các bài tập hóa học liên quan đến thực tế là mới và xây dựng có hệ thống theo cấutrúc định dạng thi tốt nghiệp THPT mới sẽ giúp giáo viên có thêm tài liệu giảng dạythiết thực.

Giải pháp của chúng tôi đưa ra là thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn trong cácbài học nhiều hơn, có thể dùng trong nhiều trường hợp như nghiên cứu tài liệu mới,củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kiểm tra, đánh giá kiến thức.

2.3 Giải pháp thực hiện

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn

- Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại:

+ Trong một bài tập Hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung Hóa học, còn có

những dữ liệu thực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác,không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán.

+ Đối với một số bài tập về sản xuất Hóa học, nên đưa vào các dây chuyền côngnghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệđã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng.

+ Sử dụng không chỉ sách giáo khoa mà còn tài liệu trực tuyến, video, hoặc cácứng dụng di động để tạo ra các bài tập đa dạng và hấp dẫn.

- Phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh: Những vấn đề thực tiễn có liênquan đến Hóa học thì rất nhiều và rộng Nếu bài tập thực tiễn có nội dung về nhữngtình huống thực tế, những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi trườngxung quanh học sinh thì sẽ giúp học sinh nhận biết được giá trị thực tiễn của hóa họctạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề.

- Phải sát với nội dung học tập: Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với

chương trình mà học sinh được học Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mớivề kiến thức Hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho học sinh để giải bài tập đó.

2.3.2 Quy trình các bước thực hiện lồng ghép câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn

+ Bước 1: Xác định tên và mạch kiến thức vấn đề thực tế: để làm được việc nàygiáo viên phải phân tích cấu trúc nội dung của chủ đề để xác định các chủ đề nhỏ gắnvới từng vấn đề thực tế; xác định và sắp xếp các đơn vị kiến thức gắn với thực tiễntheo mạch logic, sau đó tìm tòi huy động kiến thức nội môn, liên môn liên quan đếngiải quyết vấn đề đặt ra

+ Bước 2: Lựa chọn nội dung lồng ghép từ ngân hàng các câu hỏi có liên hệthực tiễn để đưa vào bài học.

Trang 8

+ Bước 3: Lựa chọn hoạt động để lồng ghép phù hợp.

+ Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học có thể ứng dụng các công nghệ vào chohoạt động sôi động thu hút sự tò mò của học sinh giúp cho học sinh thấy lí thú và dễkhắc sâu.

2.3.3 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

+ Bước 1- Học sinh nhận nhiệm vụ học tập dưới dạng bài tập thực tế: trongbước này giáo viên giao bài tập thực tế để học sinh tiếp cận các vấn đề thực tiễn Họcsinh tiếp cận được với tình huống có vấn đề nhận ra mâu thuẫn giữa cái đã biết và cáichưa biết từ đó có nhu cầu giải quyết vấn đề và có hứng thú học tập.

+ Bước 2- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết bài tập thực tiễn: Giáo viên tổchức cho học sinh phân tích, đánh giá vấn đề thực tiễn bằng hình thức hoạt động cánhân, hoạt động tập thể hoặc cả lớp Học sinh đặt các câu hỏi phân tích, diễn giả, lậpluận để làm sáng tỏ theo cách của mình, giáo viên hướng dẫn học sinh khám phá cáckiến thức liên quan…

+ Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả giải quyết bài tập của mình: đại diện cácnhóm báo cáo kết quả bằng các phương tiện phù hợp như dùng tranh, powerpoint,video…

+ Bước 4: Đánh giá điều chỉnh: Đánh giá hiệu quả của hoạt động dựa trên mụctiêu giáo dục và phản hồi từ học sinh, điều chỉnh nếu cần thiết để cải thiện quá trìnhhọc tập.

2.3.4 Một số biện pháp lồng ghép trong quá trình dạy học

a Lồng ghép vào hoạt động khởi động

Lồng ghép vấn đề liên quan đến thực tiễn vào hoạt động khởi động nhằm tănghứng thú học tập, kết nối kiến thức bài cũ và bài mới từ đó để kích thích học sinhchiếm lĩnh kiến thức.

Giáo viên có thể lấy các ví dụ sau và yêu cầu học sinh trả lời

Trang 9

Để khởi động thực hiện chủ đề năng lượng hóa học giáo viên có thể chơi trò chơi lậtmở hình ảnh và cho học sinh trả lời hai câu hỏi sau ứng với mỗi hình ảnh:

Câu 1: Các em đã bao giờ giặt đồ bằng tay chưa? Khi hòa tan bột giặt vào nước các

em có cảm giác như thế nào?

Hướng dẫn: Khi hòa tan bột giặt vào nước ta thấy nước nóng lên, chứng tỏ đã có một quá

trình nào đó xảy ra cung cấp cho nước một phần nhiệt lượng làm cho nước nóng lên.

Câu 2: Trong thể thao, khi các vận động viên bị chấn thương do va chạm, không gây

ra vết thương hở, gãy xương, thường được nhân viên y tế dùng loại thuốc xịt lạnh,xịt vào chỗ bị thương để gây tê cục bộ và vận động viên có thể quay trở lại thi đấu.Hợp chất (X) chính có trong thuốc xịt là gì vì sao nó lại có tác dụng giảm đau nhanhnhư vậy?

Trang 10

Hướng dẫn:Chất chính trong bình xịt lạnh là ethyl chlorine Khi xịt lên chỗ đau cónhiệt độ 370C sẽ làm cho ethyl chlorine sôi bay hơi và thu nhiệt tại vị trí đó rất nhanh

và mạnh làm cho da bị đông lạnh cục bộ và tê cứng đi Dây thần kinh cảm giác sẽkhông truyền được cảm giác đau lên não bộ nữa và cầu thủ thấy hết đau Khi những tổchức bị tổn thương, có thể gây đứt các mạch máu tại đó(mọi người vẫn gọi là chảymáu trong) Vì làm lạnh đột ngột như vậy, nó sẽ làm co mạch ngoại vi, giúp cầm máu,hạn chế sưng khá nhiều.

Lưu ý:Bình xịt này không phải là thần thánh như mọi người vẫn nghĩ Nó chỉ có tác dụng

làm lạnh, giảm đau tạm thời, giảm sưng chứ không có tác dụng chữa trị vết thương Nênsau trận đấu, các cầu thủ phải đi khám và chuẩn đoán tổn thương để điều trị.

b Lồng ghép vào hoạt động hình thành kiến thức

Lồng ghép vấn đề liên quan đến thực tiễn vào hoạt động hình thành kiến thứcnhằm tăng hứng thú học tập bài mới, từ đó để kích thích học sinh chủ động, sáng tạotrong lĩnh hội kiến thức

Để hình thành kiến thức về phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt giáo viên chohọc sinh tiến hành nhanh một số thí nghiệm sau thảo luận và trả lời các câu hỏi, sau đógiáo viên kết luận và thêm các lưu ý cho học sinh.

Câu 1: Thực hiện các thí nghiệm sau và cho nhận xét về sự thay đổi ? Giải thích từ đó

cho biết phản ứng nào thu nhiệt, tỏa nhiệt?

a Hòa tan ít bột giặt trong tay với một ít nước, thấy tay ấm.b Thực phẩm đóng hộp tự sôi.

c Bỏ viên C sủi vào cốc nước.

d Khi hòa tan phân đạm vào nước để tưới cho cây.e Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ.

Hướng dẫn:

Trang 11

a Khi hòa tan bột giặt trong tay với một ít nước, ta sẽ có cảm giác ấm Đó là do bột

giặt giải phóng nhiệt khi hòa tan, tạo phản ứng giúp loại bỏ nhanh các vết bẩn trênquần áo Đây là phản ứng tỏa nhiệt.

b Các gói tạo nhiệt có thành phần vôi sống hoặc bột magnesium trộn với sắt và muối

ăn Khi gói tiếp xúc với nước, có phản ứng hóa học xảy ra, giải phóng nhiệt và làmchín thức ăn Đây là phản ứng tỏa nhiệt

c Bỏ viên C sủi vào cốc nước thấy cốc nước mát đi Đây là phản ứng thu nhiệt.

d Khi hòa tan phân đạm vào nước làm cho nước bị lạnh đi Đây là phản ứng thu nhiệt.

(Hiện nay để giữ cho cá và hải sản được tươi lâu, đẹp mắt, một số tiểu thương đã sửdụng phân đạm ure để ướp cá Việc làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sứckhỏe Khi ăn phải cá, hải sản… có dư ure thi người ăn có thể bị đau bụng, buồn nôn,tiêu chảy , chóng mặt…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.)

e Chạy bộ làm nhiệt độ cơ thể tăng, khi đổ mồ hôi, một phần nước hấp thụ nhiệt và

bay hơi giúp làm mát cơ thể và duy trì thân nhiệt ổn định, đây là phản ứng thu nhiệt.

Câu 2: Sự hô hấp cung cấp oxygen cho các phản ứng oxi hóa chất béo, chất đường,

tinh bột,… trong cơ thể con người Đó là các phản ứng giải phóng hay hấp thụ năng

lượng? Năng lượng kèm theo các phản ứng này dùng để làm gì?

Hướng dẫn: Đó là các phản ứng giải phóng năng lượng Năng lượng kèm theo cácphản ứng này dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

c Lồng ghép vào hoạt động củng cố

Lồng ghép vấn đề thực tiễn sau khi kết thúc bài học để học sinh củng cố kiếnthức và vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Sau khi họcxong bài ta lồng ghép một số câu hỏi theo các mức độ nhận thức để củng cố mở rộngkiến thức.

Sau khi dạy III Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành giáo viên cho học sinh thực hiện các bài tập sau

Câu 1: Ngày 10/09/2017, một chiếc xe tải chở số lượng lớn đất đèn (thành phần chính

là CaC2 có lẫn CaO) từ Hải Dương về Hưng Yên Khi tới thị trấn Vương( huyện TiênLữ- Hưng Yên), trời nổi gió to và đổ mưa, chiếc xe tải đột nhiên bốc cháy Nhiềuthông tin trên mạng xã hội cho rằng xe bị sét đánh trúng dẫn tới cháy Tuy nhiên, côngan huyện đã bác bỏ thông tin sai lệch trên Với bảng thông số nhiệt tạo thành tiêu

Trang 12

chuẩn của các chất dưới đây, em hãy dự đoán và giải thích nguyên nhân của sự cố trên.Biết rằng acetylene sinh ra trong quá trình là chất khí dễ cháy.

ChấtCaC2 (s)H2O (l)Ca(OH)2 (aq)C2H2 (g)CaO(s)ΔfH0

Hiện trường vụ việc

Hướng dẫn: Khi trời đổ mưa, đất đèn phản ứng với nước:(1) CaC2 (s) + 2H2O (l) Ca(OH)2 (aq) + C2H2 (g)

(2) CaO(s) + H2O (l) Ca(OH)2 (aq)ΔrH0

298 (1) = –1002,82 + 226,8 – 2.(–285,83) + 59,8 = –144,56 kJ < 0 (tỏa nhiệt)ΔrH0

298 (2) = –1002,82 – (–635,09 –285,83) = –81,9 kJ < 0 (tỏa nhiệt)

Lượng lớn đất đèn khi phản ứng với nước mưa sẽ tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, kích thích cho quá trình tự bốc cháy của khí acetylene (C2H2) trong không khí:

C2H2 (g) + O2 (g) 2CO2 (g) + H2O (l)

Câu 2: Lẩu tự sôi là trào lưu gây sốt với giới trẻ Việt trong vài năm trở lại đây Chức

năng làm nóng, chín thực phẩm bên trong mà không cần sử dụng nguồn nhiệt như bếpgas hay bếp điện là nhờ gói tạo nhiệt trong hộp thực phẩm Các gói thường có thànhphần là vôi sống (CaO), được FDA công nhận là an toàn.

Trang 13

a Giải thích khả năng làm nóng của gói tạo nhiệt Biết rằng gói hoạt động khi cho

thêm nước Cho ΔfH0

298 của CaO(s), H2O(l)và Ca(OH)2 (aq) lần lượt là –635,09 kJmol-1, –285,83 kJ mol-1 và –1002,82 kJ mol-1.

b Sử dụng gói tạo nhiệt chứa 112 gam vôi sống với lượng nước vừa đủ, có thể đun sôi

500 mL nước để nấu lẩu ở 25°C không? Giải thích

Hướng dẫn:

a Gói tạo nhiệt hoạt động thông qua phản ứng giữa vôi sống với nước:

CaO(s) + H2O(l) Ca(OH)2 (aq) Ta có: ΔrH0

b nCaO (s) = 112/56 = 2 mol

Lượng nhiệt tỏa ra từ gói tạo nhiệt chứa 2 mol CaO (s) có giá trị là:Qtỏa = 2.ΔrH0

298= 2.(–81,9) = –163,8 kJ = –163800 J.Để đun sôi nước ở 25°C cần cung cấp lượng nhiệt tối thiểu là:

Qthu = mnước.Cnước.(T2 – T1) = 0,5.4184.(100 – 25) = 156900 J.

Ta thấy: |Qtỏa| > Qthu

Vậy lượng nhiệt tỏa ra từ gói tạo nhiệt có thể đun sôi lượng nước trên để nấu lẩu.

Lưu ý:các loại nhựa đựng thức ăn đều là nhựa thông thường nên khả năng bị thôinhiễm hóa chất trong khi nấu chín món ăn rất cao Đặc biệt các chất còn lại sau khinước bốc hơi một phần, một phần còn lại có chứa sắt là kim loại nặng sẽ độc nếucon người ăn phải Do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp giữa hóa chất, nước đun hóachất với thức ăn.Vì vậy người dùng không nên lạm dụng các loại sản phẩm này.2.3.5 Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề năng lượng hóa học

a Bài tập trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Câu 1: Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?A Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.

B Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.C Để rút ngắn thời gian nung vôi.

D Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.Câu 2: Trong các quá trình sau quá trình nào là quá trình thu nhiệt:

A Vôi sống tác dụng với nướcB Đốt than đá.C Đốt cháy cồn D Nung đá vôi.Câu 3: Đâu là quá trình thu nhiệt trong các quá trình sau?

C Muối kết tinh.D Hòa tan bột giặt vào nước

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w