1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và bài tập định lượng trong sinh học 8 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 8 ở trường THCS điền lư

25 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 134,42 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMSỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG TRONG SINH HỌC 8 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS ĐIỀN L

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG TRONG SINH HỌC 8 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH LỚP 8 Ở

TRƯỜNG THCS ĐIỀN LƯ

Người thực hiện: Lò Thị Hà Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Điền Lư SKKN thuộc lĩnh mực môn : Sinh học

Trang 2

MỤC NỘI DỤNG Trang

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.3.1 Xây dựng các bài tập định lượng chứa tình huống có vấn đề 4

2.3.2. Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và bài toán định

lượng để phát triển năng lực giải quyết vấn đề

7

2.3.3 Các giải pháp triển khai thực hiện 16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

Trang 4

1.Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là xu thế chungcủa chương trình giáo dục nhiều nước trên thế giới hiện nay Với nước ta, đây làyêu cầu mang tính đột phá nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục màNghị quyết 29 (2013) của Đảng và nghị quyết 88 (2014) của Quốc hội đã đề ra.Trong những năm gần đây, để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổthông mới, các thầy cô giáo đã và đang thay đổi: chuyển từ dạy học định hướngnội dung sang dạy học định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.Môn Sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng đó

Sinh học là môn học được xây dựng, phát triển trên nền tảng các thànhtựu liên quan đến nhiều lĩnh vực: hóa học, vật lý, toán học, y học,… Vì vậy, nộidung sinh học đã tích hợp các lĩnh vực khoa học đó ở các mức độ khác nhau tùytừng nội dung Mặt khác, sinh học là môn khoa học thực nghiệm, môn học xuấthiện nhiều tình huống có vấn đề cả lí thuyết và trong thực tiễn đời sống, là mônluôn vận động theo sự phát triển của sinh giới Đây là điều kiện để tổ chức chohọc sinh học tập phát triển năng lực và phẩm chất, đặc biệt là năng lực giảiquyết vấn đề

Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng chương trình sách giáo khoa sinh học hiệnnay có những bất cập khi áp dụng dạy học phát triển năng lực phẩm chất ngườihọc như: sinh học 8 chủ yếu diễn tả cấu tạo, quá trình và biện pháp mà không cócác bài tập tình huống Trong đó, sinh học là khoa học thực nghiệm cần đánhgiá định lượng nhưng các bài tập định lượng gần như không có

Trong những năm gần đây, các kì thi học sinh giỏi phần sinh học 8 hầuhết các đề thi đều có các bài tập định lượng Điều đó thể hiện vai trò của dạngbài tập định lượng trong dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học Nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thông qua giải các bài tập địnhlượng cho học sinh, đặc biệt là đội tuyển học sinh giỏi sinh học, góp phần hìnhthành năng lực giải quyết vấn đề cho các em, bản thân đã sử dụng phương phápdạy học giải quyết vấn đề kết hợp với các bài toán định lượng trong chương Hôhấp – chương trình sinh học lớp 8 cho cả học sinh đại trà và mũi nhọn Qua quátrình vận dụng vào dạy học tại trường THCS Điền Lư, tôi đã rút ra kinh nghiệm

“Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và bài tập định lượng trong Sinh học 8 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Điền Lư.”

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích sử dụng các phương pháp nghiên cứukhoa học giáo dục để tìm ra các phương pháp phát triển năng lực giải quyết vấn

Trang 5

đề sáng tạo thông qua các bài tập định lượng chương Hô hấp - môn sinh học lớp

8, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn và nâng cao năng lực giải bàitập định lượng cho đội tuyển học sinh giỏi sinh học của trường THCS Điền Lư

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở chương Hô hấp - mônSinh học 8 thông qua sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và các bàitập định lượng

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Phương pháp phân tích,tổng hợp lí thuyết

1.4.2 Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sưphạm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục, phương pháp tổng kết kinhnghiệm giáo dục

1.4.3 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

- Cơ sở triết học:

Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực thúcđẩy quá trình phát triển của mọi sự vật và hiện tượng Trong quá trình học tậpcủa học sinh luôn luôn xuất hiện mâu thuẫn Đó là mâu thuẫn giữa tri thức vàkinh nghiệm sẵn có của bản thân với yêu cầu nhiệm vụ nhận thức để giải quyếtnhững nhiệm vụ nhận thức vừa mới đặt ra

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy họctrong đó giáo viên tạo ra cho học sinh những tình huống có vấn đề (những mâuthuẫn), điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động,sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩnăng và đạt được những mục đích học tập khác Phương pháp này đã vận dụngmột khái niệm về mâu thuẫn làm cơ sở khoa học

- Cơ sở tâm lí học:

Con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy, nghĩa

là tư duy của con người nảy sinh, phát triển để đạt được kết quả cao nhất ở nơixuất hiện vấn đề cần giải quyết Như vậy ta thấy phương pháp dạy học giảiquyết vấn đề dựa trên cơ sở lí luận của tâm lí học về quá trình tư duy và về đặcđiểm tâm lí học lứa tuổi

Quá trình dạy học giải quyết vấn đề là quá trình mà thầy đưa trò đến mộttrở ngại nào đó mà trở ngại này gây ra sự ngạc nhiên, hứng thú, có nhu cầukhám phá và chờ đợi kết quả Nếu tích cực hoạt động trên sẽ vượt qua trở ngại

Trang 6

và học sinh có thể suy nghĩ độc lập hoặc dưới sự dẫn dắt của người giáo viên để

đi đến kết quả Kết quả của việc nghiên cứu, suy nghĩ đó là hình thành tri thứcmới, nhận thức mới hoặc phương thức hành động mới Do đó mà ta thấy tìnhhuống có vấn đề xuất hiện và được giải quyết thông qua tính tích cực hoạt độngcủa người học

Theo tâm lí học kiến tạo, học tập chủ yếu là một quá trình trong đó ngườihọc xây dựng tri thức cho mình bằng cách liên hệ với những tri thức đã có làm

cơ sở để hình thành nên kiến thức mới Dạy học giải quyết vấn đề phù hợp vớiquan điểm này

- Cơ sở giáo dục học:

Theo điều 5 luật Giáo Dục năm 2005 quyết định: “Phương pháp dạy họcphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo cho người học;bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng tự thực hành, lòng say mêhọc và ý chí vươn lên” Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề khơi gợi đượchoạt động học tập mà chủ thể được hướng đích, gợi động cơ trong quá trình giảiquyết vấn đề do đó mà nó phù hợp với phương pháp giáo dục của nước ta.Phương pháp dạy học này hình thành năng lực phát hiện kịp thời và giải quyếthợp lí các vấn đề nảy sinh cả trong học tập và trong cuộc sống Đồng thời nócũng bồi dưỡng các đức tính cần thiết của con người lao động sáng tạo như tínhchủ động, tích cực, cẩn thận, kiên trì, vượt khó, làm việc có kế hoạch và khoahọc

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 của Bộ GD và ĐT: Nănglực là thuộc tính cá nhân được hình thành phát triển nhờ tố chất sẵn có và quátrình học tập rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các thuộc tính cá nhân khác như: hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiệnthành công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong nhữngđiều kiện cụ thể Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo được thể hiện trong việc tổchức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kếhoạch tìm tòi, khám phá các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần gũivới cuộc sống hàng ngày Trong chương trình giáo dục khoa học tự nhiên, thành

tố tìm tòi khám phá được nhấn mạnh xuyên suốt từ cấp tiểu học đến THPT vàđược hiện thực hoá thông qua các mạch nội dung dạy học, các bài thực hành vàhoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Dạy học phát triển năng lực hướng tới năng lực cần có để sống tốt hơn,làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội luôn thay đổi Tuynhiên, chương trình sách giáo khoa hiện nay đang thực hiện được trình bày theohướng tiếp cận nội dung, tức là lấy lượng kiến thức và kĩ năng làm mục tiêu

Trang 7

hướng tới Do vậy việc áp dụng các phương pháp dạy học để phát triển năng lựcđạt hiệu quả gặp nhiều khó khăn

Sách giáo khoa Sinh học 8 gần như không có các bài tập tình huống dạngđịnh lượng mà chủ yếu là diễn tả cấu tạo, quá trình sinh lí và vệ sinh Vì vậy,giáo viên cũng rất khó đưa ra các dạng bài tập và cho học sinh rèn luyện nănglực giải quyết vấn đề theo đúng yêu cầu Nên năng lực giải bài tập định lượngtrong Sinh học 8 của học sinh còn yếu

Các kì thi học sinh giỏi các cấp môn Sinh học nói chung và phần sinh học

8 nói riêng hầu như đều có các bài tập định lượng Đội tuyển học sinh giỏi bộmôn mất nhiều thời gian để hình thành kĩ năng giải bài tập định lượng và thườnggặp khó khăn khi mới bắt đầu giải các dạng bài tập này

Trong xây dựng kế hoạch giáo dục hầu như rất ít được quan tâm và khôngxây dựng thời lượng cho dạng bài tập định lượng ở môn Sinh 8 Qua khảo sinhhọc sinh lớp 8 trường THCS Điền Lư năm học 2019 – 2020:

Trong giờ thực hành về hô hấp ở người, nhóm 1 thực hiện thí nghiệm về

trao đổi khí của bạn Lan Các bạn thu được kết quả như sau :

+ Thể tích thở ra bình thường của Lan là 500ml

+ Hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức 800ml

Tính lượng khí cặn và dung tích sống của Lan là bao nhiêu?

Biết tổng dung tích của phổi bạn Lan là 4400ml.

Bảng Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề Thành

Chỉ nêu được 1

số các yếu tố liênquan tới vấn đề

Nêu được vấn đề,đầy đủ các yếu tốliên quan đến vấnđề

Bảng khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến

sinh khảo sát ngẫu nhiên

Trang 8

Mâu thuẫn khách quan

Đặc điểm người học

Bài tập Năng lực hình thành

Qua số liệu ở bảng trên, tôi nhận thấy các kĩ năng giải bài tập của học sinhcòn yếu chiếm 62,5% Tôi chọn ngẫu nhiên vài em trong 25 em không nhận

dạng được vấn đề hỏi: “Vì sao em không làm được?” Câu trả lời chủ yếu là:

“Thưa cô, em không hiểu”, "Em chưa nghĩ ra" có nghĩa là vượt quá khả năng tư

duy của các em

Từ thực trạng đó, bản thân đã suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp dạy họcphù hợp áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân Qua quá trình thử nghiệm,vận dụng dạy học trên lớp và ôn thi học sinh giỏi tại trường THCS Điền Lư tôi

đã đúc rút kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và bài tập định lượng trong Sinh học 8 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 8 ở trường THCS Điền Lư.”

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Xây dựng các bài tập định lượng chứa tình huống có vấn đề.

Đây là dạng bài tập có cấu trúc ngôn ngữ chuyển hóa mâu thuẫn kháchquan thành mâu thuẫn chủ quan để được một sản phẩm nhận thức trung giangiữa biết và chưa biết Bài tập vừa có chức năng định hướng tìm tòi, tức là chứcnăng tổ chức hoạt động nhận thức, vừa mã hóa để tải được một dung lượng kiếnthức, kĩ năng nhất định

Bài tập định lượng được gia công sư phạm hợp lí sẽ trở thành một tìnhhuống có vấn đề Làm nảy sinh động lực tâm lí kích thích tìm tòi đồng thời làcông cụ sư phạm để người học hình thành cách thức tư duy tích hợp liên môn vàhình thành phương pháp học

Xây dựng bài tập định lượng chứa các tình huống có vấn đề theo các bướcsau:

* Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung của bài học, chủ đề để xác định

các nội dung có thể biến thành bài tập tình huống dạng định lượng

* Bước 2: Thiết kế bài tập - Bài tập định lượng phải thỏa mãn các yêu

cầu của một bài tập tình huống Đây là khâu phức tạp vì vừa phải phân tích logicnội dung tái hiện môn học, nhưng phải phù hợp đặc điểm của học sinh Vì vậy,cần thực hiện theo logic sau:

Trang 9

Khi xây dựng bài tập, giáo viên cần chú ý tới việc sắp xếp thông tin, sửdụng các thông tin gây nhiễu, tạo ra sự khó khăn khi học sinh tư duy về bài tập.

Ở chương Hô hấp, có thể xây dựng dạng bài tập cơ bản xác định thể tíchcác thành phần khí trong phổi Từ dạng cơ bản có thể thêm yếu tố thời gian,nồng độ cồn, thể tích khí ôxi … ta sẽ có nhiều dạng toán khác nhau tùy theonăng lực của học sinh

Ví dụ: Sử dụng thông tin trong sơ đồ hình 21.2 Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào – thở ra bình thường và gắng sức để xây dựng các

bài tập định lượng chứa các tình huống có vấn đề

* Bước 1: Xác định thông tin có thể tạo bài tập định lượng:

Trong sơ đồ này ta có thể khai thác các thông tin sau:

- Khí bổ sung – Hít vào gắng sức: 2100 – 3100 ml

- Khí lưu thông – Thở ra bình thường: 500ml

- Khí dự trữ - Thở ra gắng sức: 800 – 1200 ml

- Khí cặn – Khí còn lại trong phổi: 1000 – 1200ml

Tổng dung tích phổi = Khí bổ sung + Khí lưu thông + Khí dự trữ + Khí cặn.

Dung tích sống = Tổng dung tích phổi – Khí cặn.

* Bước 2: Xác định đối tượng, năng lực hướng tới, tình huống xảy ra.

Từ thông tin đã xác định, giáo viên có thể tạo ra các tình huống chứa mâuthuẫn khách quan, căn cứ vào đối tượng học sinh, năng lực hướng tới và tạo ramột tình huống cụ thể, thêm các yếu tố gây nhiễu, sắp xếp thông tin để xây dựngbài tập tình huống Chẳng hạn:

Trang 10

Mâu thuẫn chủ quan Đối tượng Năng lực

Giải bài tập tìnhhuống – Giảiquyết vấn đề

Đo thể tích khícủa phổi của Lantại giờ thực hành

* Bước 3: Tạo bài tập định lượng

Từ bảng trên, ta có thể xây dựng bài tập

Trong giờ thực hành về hô hấp ở người, nhóm 1 thực hiện thí nghiệm về

trao đổi khí của bạn Lan Các bạn thu được kết quả như sau :

+ Thể tích thở ra bình thường của Lan là 500ml

+ Hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức 800ml

Tính lượng khí cặn và dung tích sống của Lan là bao nhiêu? Biết tổng dung tích của phổi bạn Lan là 4400ml.

2.3.2 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và bài toán định lượng

để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

1) Phát hiện và làm rõ vấn đề.

- Vai trò: Bài tập định lượng được xây dựng trên cơ sở là một tình huống

có vấn đề Do vậy khi xác định rõ những thông tin bài tập cho (hiện thực kháchquan) và thông tin bài tập yêu cầu tìm tức là học sinh đã hiểu đề Khi đó mớixuất hiện mâu thuẫn trong nhận thức của các em Lúc này sẽ nảy sinh nhu cầumuốn khám phá, muốn giải quyết vấn đề mà bài tập đặt ra Với vai trò quantrọng như vậy, giáo viên cần định hướng để các em hiểu bài tập

- Cách thực hiện: Trong thực tiễn dạy học, tỉ lệ học sinh hiểu yêu cầu của

bài toán ít (thường chỉ những em học giỏi toán) Nguyên nhân do kĩ năng tổnghợp còn yếu, tư duy trừu tượng chưa phát triển, mặt khác do có các thông tingây nhiễu, sự sắp xếp lộn xộn thông tin trong bài tập cũng là những trở ngại choquá trình nhận thức vấn đề của học sinh Để khắc phục thực trạng đó, tôi đã tổchức học sinh đọc kĩ bài tập, xác định những thông tin chính, loại bỏ các yếu tốgây nhiễu, sau đó sắp xếp lại thông tin theo hệ thống thông qua mô hình hóa bàitập bằng sơ đồ hoặc bảng thống kê Từ đó giúp các em dễ dàng hiểu bài tập,hình thành mâu thuẫn và có ham muốn giải bài tập (vấn đề)

Trang 11

2) Xác định các giải pháp có thể thực hiện và lựa chọn giải pháp tối

ưu để giải bài tập

- Vai trò: Ở bước này, học sinh phải tìm hướng giải quyết vấn đề (giải bài

tập) thông qua đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề Kết quả của việc

đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề là hình thành ít nhất được một giảipháp Thực hiện tốt việc này học sinh sẽ có tư duy linh hoạt, đưa ra các phương

án giải quyết nhanh và chính xác khi giải các bài tập tiếp theo và quan trọng hơn

là hình thành ở các em năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả Do vậy, giáo viêncần khuyến khích học sinh đưa ra nhiều phương án giải bài tập khác nhau chomột bài tập

- Cách thực hiện:

Giáo viên: Tổ chức cho học sinh phân tích vấn đề, tìm mối liên hệ giữa:

Thông tin đề cho biết và thông tin bài tập yêu cầu để tìm ra các phương án giảiquyết Nếu giải pháp tìm được đúng thì kết thúc ngay, nếu không đúng thì lặp lại

từ khâu phân tích vấn đề cho đến khi tìm được giải pháp đúng Sau khi đã tìm ramột giải pháp, tiếp tục tìm thêm những giải pháp khác, so sánh chúng với nhau

để tìm ra giải pháp hợp lí nhất

Học sinh: làm việc độc lập, thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ Đây là

bước khó khăn nhất nhưng lại có vai trò quyết định trong việc giải quyết đượcvấn đề (bài tập) đặt ra Chính vì thế, giáo viên cần gia công sư phạm, địnhhướng tốt cho học sinh Làm sao để các em tự khám phá, tự tìm giải pháp vàquyết định giải pháp tối ưu Tránh hiện tượng thầy đưa giải pháp, thầy chọnphương án tối ưu Mặc dù sẽ tốn ít thời gian nhưng mục tiêu phát triển năng lựccho học sinh không thực hiện được

3) Thực hiện giải pháp.

- Vai trò: Đây là bước giúp học sinh hình thành các kĩ năng lập luận, tính

toán, thói quen cẩn thận khi làm việc Trên thực tế, nhiều học sinh đã xác địnhđược phương án giải bài tập xong khi triển khai làm thì cho kết quả chưa đúnghoặc trình bày thiếu mạch lạc

- Cách thực hiện

Giáo viên: Từ phương án tối ưu đã tìm được, giáo viên yêu cầu các em thực

hiện giải bài tập Cần chú ý đến cách lập luận, thực hiện kết quả tính toán, giúp

đỡ những em còn yếu

Học sinh: Chủ động làm việc, tự mình đưa ra lời giải và thảo luận cùng

nhóm hoặc lớp về kết quả dưới sự tổ chức của giáo viên Kết quả của thảo luận

là tìm ra được lời giải tối ưu và đáp số chính xác

4) Phân tích, kiểm tra kết quả.

Trang 12

- Vai trò: Kiểm tra, đánh giá lời giải, kết quả và cả cách thức tìm kiếm lời

giải Đây là bước giúp các em tóm tắt lại cách làm củng cố phương pháp đã sửdụng làm bài tập, thể chế hóa kiến thức cần lĩnh hội, tạo thuận lợi cho thực hiệncác bài tập tiếp theo

- Cách thực hiện:

Giáo viên: Yêu cầu học sinh kiểm tra lại từ khâu tóm tắt đến giải bài tập

nhằm phát hiện các lỗi và trình bày lại cách làm bằng lời

Học sinh: Làm việc độc lập thực hiện yêu cầu của giáo viên Sau đó thảo

luận cùng nhóm và cả lớp

5) Vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo.

- Vai trò: Vận dụng là quá trình tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết

quả, đề xuất những vấn đề mới có liên quan và giải quyết nếu có thể Thông quacác bài tập tiếp theo học sinh sẽ hình thành năng lực giải bài tập (năng lực giảiquyết vấn đề)

- Cách thực hiện:

Giáo viên: Giao các bài tập vận dụng để học sinh tự làm độc lập Sau đó sẽ

thảo luận cùng lớp để phân tích tìm lỗi và sửa lỗi Các bài tập vận dụng đượcnâng cao dần từ dễ đến khó, từ có sự hỗ trợ của giáo viên đến độc lập giải Đây

là quá trình tự luyện tập của học sinh, thời gian kéo dài, dễ nảy sinh tư tưởngchán nản, bỏ cuộc Do vậy, giáo viên cũng cần động viên, khích lệ để tạo thêmđộng lực giúp các em hoàn thành bài tập

Học sinh: Học sinh dựa vào phương pháp đã được học thông qua bài tập

mẫu, làm việc độc lập để hoàn thành các bài tập vận dụng

Sau đây tôi sẽ trình bày một kế hoạch dạy học minh họa cụ thể về sử dụngphương pháp dạy học giải quyết vấn đề và bài tập định lượng để phát triển nănglực giải quyết vấn đề cho học sinh trong chương Hô hấp – Sinh học 8

Giáo viên đưa ra bài tập:

Trong giờ thực hành về hô hấp ở người, nhóm 1 thực hiện thí nghiệm về

trao đổi khí của bạn Lan Các bạn thu được kết quả như sau :

+ Thể tích thở ra bình thường của Lan là 500ml

+ Hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức 800ml

Tính lượng khí cặn và dung tích sống của Lan là bao nhiêu? Biết tổng dung tích của phổi bạn Lan là 4400ml.

- Bước 1: Phát hiện và làm rõ vấn đề.

Ngày đăng: 22/05/2021, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w