1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phân dạng và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương 2 nitrogen sulfur môn hóa học lớp 11

25 30 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân dạng và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương 2 Nitrogen Sulfur môn Hóa học lớp 11
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Bài báo khoa học
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,74 MB

Nội dung

Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rấtnhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mởrộng tri thức, rèn luyện khả năng tư d

Trang 1

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng đa dạng, với xu thế toàn cầuhóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia trên thế giới Những thay đổi và pháttriển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc sống đã đặt ra những thách thức cho ngànhgiáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại Nghịquyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học” Vì thế, để thực hiện tốt về mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diệnGiáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, chúng ta cần có nhận thứcđúng về bản chất của sự đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực người học Trong đó, năng lực giải quyết vấn đề là 1 trong 10 năng lựcchung của học sinh được đề cập đến trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.Mục tiêu chính của đổi mới giáo dục là tạo ra những con người đáp ứng được yêucầu của xã hội Vì vậy cần luyện tập cho học sinh biết phát hiện và giải quyết vấn

đề trong học tập, trong cuộc sống và cả trong cộng đồng

Trước hết, cần tập cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huốngtrong học tập hoặc thực tiễn Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối vớimỗi người và không dễ dàng gì có được Sự thành đạt của mỗi người không chỉ tùythuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn màcòn phải biết giải quyết nó một cách hợp lí Vì vậy, ngay từ khi còn ở ngồi trên ghếnhà trường, học sinh cần phải được luyện tập năng lực phát hiện và giải quyết vấnđề

Hóa học là môn học thực nghiệm, kiến thức Hóa học được vận dụng rấtnhiều trong thực tế cuộc sống, do đó thông qua bài tập thực tiễn học sinh được mởrộng tri thức, rèn luyện khả năng tư duy, tính kiên nhẫn và vận dụng những kiếnthức được học vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra Tuy nhiên, chươngtrình dạy và học Hóa học phổ thông hiện nay còn nặng về lí thuyết đã làm hạn chếkhả năng tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh Việt Nam so với bạn bè quốc

tế Thực tế ở các trường phổ thông số lượng học sinh theo khối có môn Hóa họcgiảm sút đi nhiều so với thời gian trước đây, để tăng hứng thú và đam mê cho họcsinh với việc học tập phần hóa học hữu cơ Do vậy, việc xây dựng và sử dụng hệthống bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là cầnthiết

Trong chương trình Hóa học lớp 11, kiến thức về Nitrogen và sulfur có nộidung rất phong phú, đa dạng và gần gũi với thực tế Các kiến thức về Nitrogen vàsulfur không chỉ sẽ giúp học sinh tìm hiểu những nội dung liên quan đến kiến thứcsau này mà quan trọng hơn nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng sẽgặp trong thực tế đời sống Vì vậy, việc sử dụng bài tập thực tiễn về Nitrogen vàsulfur để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trung học phổ thông

là vấn đề mang tính cấp thiết, cần được quan tâm nghiên cứu Việc giải quyếtnhững vấn đề thực tiễn giúp người học thấy được các biểu hiện của kiến thức trong

Trang 2

thực tiễn, đồng thời tích lũy được kinh nghiệm về cách thức xây dựng kiến thức vàvận dụng chúng phục vụ cho đời sống con người Từ đó học sinh tiếp cận với thực

tế, thực hành, huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có và cảmxúc của cá nhân để tương tác trực tiếp với đối tượng học tập, giải quyết nhiệm vụnhận thức, từ đó tích lũy những kinh nghiệm mới Những kinh nghiệm mới nàyđược chuyển hóa thành tri thức và kĩ năng mới, kinh nghiệm mới, hiểu biết mới,năng lực mới, thái độ và giá trị mới của người học

Với sự quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễncho học sinh, đồng thời để đảm đảm mục tiêu môn học và để mỗi giờ dạy môn Hóahọc sôi nổi, Học sinh không còn cảm thấy căng thẳng mà rất háo hức mong đợi,học sinh trong lớp hoạt động tích cực và đồng đều, các em mạnh dạn trình bày ýkiến, nêu thắc mắc,… từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức, ghi nhớ một cách bềnvững, áp dụng kiến thức tốt hơn do đó mà kết quả học tập cũng được nâng cao, tôi

mạnh dạn xây dựng đề tài “Phân dạng và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương 2: Nitrogen & sulfur môn hóa học lớp 11”.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu

Đầu tiên tôi khẳng định rằng bản thân đưa ra đề tài này không ngoài mụctiêu phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản , pháttriển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách con ngườiviệt nam

Những năm gần đây, ở rất nhiều trường PT trong đó có cả trường PTNguyễn Mộng Tuân mà tôi đang giảng dạy Một bộ phận không nhỏ học sinh chánhọc môn Hóa học và không lựa chọn môn hóa là môn thi của mình trong kỳ thi tốtnghiệp trung học phổ thông Và các em cũng chưa hiểu được vai trò ,tầm quantrọng của môn hóa trong thực tiễn cuộc sống

Vậy mục tiêu của đề tài tôi đưa ra là:

Hình thành phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thôngqua chủ đề Nitrogen và sulfur môn Hóa học 11, giúp học sinh nhận thức rõ vai tròcủa môn học trong thực tế để học sinh hứng thú trong mỗi giờ học Đồng thời gópphần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinhcác phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Phát triển được năng lực tư duy, nănglực tự học cũng như năng lực làm việc với tập thể của học sinh Không những giúpcho kết quả học tập của học sinh được nâng cao trong quá trình học tập mà còn tạo

ra các kĩ năng làm việc cho học sinh sau khi ra trường đi làm, phát triển bản thân.Khi xác định được mục đích, ý nghĩa lớn lao của vấn đề này mới có thể xây dựng

được giải pháp phù hợp nhất Bởi vậy, Phân dạng và sử dụng bài tập thực tiễn

để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học chương 2: Nitrogen & sulfur môn hóa học lớp 11” là một nội dung có tính chất quan trọng và lâu dài đối

Trang 3

với nhà trường nói chung và từng giáo viên dạy môn Hóa học nói riêng Khi xâydựng đề tài này bản thân tôi hướng đến mục đích cụ thể như vậy nhằm triển khai

có hiệu quả những giải pháp mà mình đã tích lũy qua những năm làm công tácgiảng dạy môn Hóa học cho học sinh THPT

1.2.2 Nhiệm vụ.

- Nghiên cứu lý luận về vai trò của môn hóa học trong trường THPT

- Nghiên cứu tình hình thực tế việc học hóa của học sinh qua các tiết dạy,các bài kiểm tra từ đó rút ra các giải pháp phù hợp Đồng thời xem xét hiệu quảhọc tập của học sinh trong quá trình thực hiện các giải pháp

- Phân dạng và sử dụng bài tập thực tiễn để phát triển năng lực giải quyếtvấn đề trong dạy học chương 2: Nitrogen & sulfur môn hóa học lớp 11” nhằm tạohứng thú học tập môn hóa học ở trường THPT từ đó nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh trong trường THPT

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp tài liệu liên quanđến nội dung nghiên cứu

- Phương pháp điều tra: Khảo sát tình hình dạy và học có sử dụng công cụGemini Chatbot của giáo viên và học sinh trong nhà trường

- Phương pháp trao đổi thử nghiệm: Trao đổi trong đồng nghiệp để bổ sung,hoàn thiện nội dung

- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy thể nghiệm để từ đó đánh giámức độ tiếp thu, hứng thú và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập dữ liệu về kết quả học tập học sinhsau khi áp dụng sáng kiến, tính toán và phân tích hiệu quả áp dụng

1.5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Từ lâu các nhà sư phạm đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa củaviệc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Nhà giáo dục người Đức làDisterverg đã khẳng định đúng đắn rằng: “Người giáo viên tồi truyền đạt chân lý,

Trang 4

người giáo viên giỏi dạy cách tìm ra chân lý” Điều này có nghĩa rằng người giáoviên không chỉ giới hạn công việc của mình ở việc đọc cho học sinh ghi chépnhững kiến thức có sẵn, bắt các em thuộc lòng rồi kiểm tra điều ghi nhớ của các

em thu nhận được ở bài giảng của giáo viên hay trong sách giáo khoa Điều quantrọng là giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản (bao gồm kiến thứckhoa học, sự hiểu biết về các quy luật, nguyên lý và các phương pháp nhận thức)làm cơ sở định hướng cho việc khám phá các kiến thức mới, vận dụng vào học tập

và cuộc sống Vì vậy việc khơi dậy, phát triển tri thức, ý chí, năng lực bồi dưỡng,rèn luyện về học tập là con đường phát triển tối ưu của giáo dục Đó chính là conđường lấy học sinh làm trung tâm, làm chủ thể của việc nhận thức với sự hướngdẫn, giáo dục tích cực có hiệu quả của giáo viên, điều này được thực hiện trên cơ

sở hoạt động tích cực, tự giác của học sinh được gọi là phương pháp dạy học mới

để phân biệt với phương pháp dạy học cũ còn gọi là kiểu dạy học truyền thống

Đề tài của tôi sau khi áp dụng đã đạt được một số kết quả đáp ứng được yêucầu của phương pháp dạy học mới với những điểm như sau:

+ Về mặt lý luận: Đề xuất được một số biện pháp để phát triển năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông

+ Về mặt thực tiễn: Thiết kế và xây dựng được hệ thống câu hỏi bài tập thựctiễn trong chương trình hóa học lớp 11 chủ đề Nitrogen & sulfur để phát triển nănglực giải quyết vấn đề cho học sinh

Trang 5

2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ sở lý luận về bài tập thực tiễn

Dạy học Hóa học gắn liền với thực tiễn là yêu cầu cần thiết của rất nhiềuGiáo viên Hóa học bởi Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộcsống con người Nếu học sinh thấy được sự gần gũi giữa kiến thức bộ môn vớithực tế các em sẽ yêu thích môn Hóa học hơn, hứng thú tìm hiểu khoa học, cóthêm kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn và có năng lực vận dụng kiếnthức tốt hơn Theo tôi, việc đưa các kiến thức Hóa học gắn liền với thực tiễn trongquá trình dạy học đem lại nhiều lợi ích:

- Học sinh tiếp nhận kiến thức đó một cách tự nhiên, nhớ kiến thức được lâuhơn, hiểu được tầm quan trọng của kiến thức trong thực tiễn, từ đó tăng hứng thúhọc tập và tìm hiểu kiến thức

- Kích thích học sinh tìm hiểu, giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống,đặt các giả thuyết và nghiên cứu

- Có kiến thức thực tiễn sẽ thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thựchành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện dạy học theophương châm “ học đi đôi với hành”

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc gắn bài học với các nội dung cóliên quan tới thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế Nhiều bài tập Hóa học cònrất xa vời thực tiễn cuộc sống và sản xuất, quá chú trọng đến các tính toán phứctạp Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tậpmôn Hóa học phổ thông theo hướng gắn với thực tiễn nên trong đề tài tôi tuyểnchọn và xây dựng thêm một số kiến thức lý thuyết và bài tập Hóa học dạng này,đồng thời đưa chúng vào trong dạy học với phương pháp phù hợp nhằm góp phầnnâng cao hứng thú học tập cho học sinh THPT

2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực giải quyết vấn đề

a Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực giải quyết vấn đề là tổ hợp các năng lực thể hiện ở các kĩ năng(thao tác tác duy và hoạt động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệuquả những nhiệm vụ của bài toán

Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyếttình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng Nó bao gồm sự sẵnsàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là côngdân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012)

b Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực GQVĐ cho người học

- Sự hình thành và phát triển năng lực GQVĐ giúp HỌC SINH hiểu và nắmchắc nội dung cơ bản của bài học Từ đó học sinh có thể mở rộng và nâng caonhững kiến thức xã hội của mình

- Sự hình thành và phát triển năng lực GQVĐ giúp HỌC SINH hình thành

kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng

- Sự hình thành và phát triển năng lực GQVĐ giúp GV có thể đánh giá mộtcách khá chính xác khả năng tiếp thu của HỌC SINH và trình độ tư duy của học

Trang 6

sinh, tạo điều kiện cho việc phân loại HỌC SINH một cách chính xác GV có thểtrực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thứccần thiết cho học sinh.

Một trong những biện pháp phát triển năng lực GQVĐ hiệu quả nhất chohọc sinh là phát triển cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức từ môn học để giảiquyết những vấn đề thực tiễn có liên quan, đôi khi từ những vấn đề thực tiễn saukhi học sinh giải quyết, học sinh tự tìm hiểu được những kiến thức mới của mônhọc

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

Trong quá trình dạy học ở trường, tôi nhận thấy rằng: Kiến thức của học cònhời hợt, thiếu vững chắc, chủ yếu các em còn nặng về học thuộc, chưa liên hệ vớithực tế sinh động của sản xuất và đời sống Nhiều học sinh chưa nắm chắc các kháiniệm Hóa học cơ bản, chưa hiểu được các hiện tượng Hóa học thông thường xảy ratrong đời sống và sản xuất, học sinh chưa biết liên hệ với kiến thức đã học để giảithích học sinh tiếp thu kiến thức ở lớp còn thụ động, ít suy nghĩ về bài học, thuộcbài một cách máy móc, nên còn lúng túng khi phải độc lập vận dụng kiến thức củamình Về nhà học sinh học bài còn nặng về học thuộc lòng

Giáo viên ít liên hệ kiến thức Hóa học với thực tế Do cách thi cử có ảnhhưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu cónhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn Do vậy, đa số giáo viên chỉ đưa nhữngkiến thức Hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết họctuyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bịcho các kì kiểm tra thì giáo viên chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuầntúy Hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra Chính vì thế vốnhiểu biết thực tế của học sinh về các hiện tượng có liên quan đến Hóa học trongđời sống hàng ngày còn ít

Để tìm hiểu thực tiễn cho việc sử dụng các câu hỏi thực tiễn trong giờ dạymôn Hóa học ở trường, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng,hiệu quả cũng như việc cải tiến, thiết kế các biện pháp dạy học tích cực của 5giáo viên giảng dạy môn Hóa học ở trường (Nội dung điều tra theo mẫu phiếuđiều tra thực trạng được trình bày tại phụ lục)

Bảng 1 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc sử dụng

các câu hỏi thực tiễn trong giờ dạy

Bảng 2 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các câu hỏi thực tiễn trong giờ

Trang 7

dạy môn Hóa học

Bảng 3 Những khó khăn khi thiết kế các câu hỏi thực tiễn

1 Tốn nhiều thời gian và côngsức để đầu tư thiết kế. 0 0 1 3 1 (100%) 5

2 Học sinh lười tư duy, trình độhạn chế. 0 2 1 0 0 (60%) 33

Tâm lý đã quen với cách dạy

thường ngày, không muốn

thay đổi

4

Bản thân thấy lúng túng trong

việc chọn, thiết kế và triển

“Cảm thấy lúng túng trong việc chọn, thiết kế và triển khai kiến thức”

Để nắm được thực trạng của vấn đề là học sinh có hứng thú với việc sử dụngcác câu hỏi thực tiễn trong các giờ học môn Hóa học hay không, tôi đã tiến hành

Trang 8

điều tra trên 100 em học sinh lớp 11( có học môn tự chọn là môn Hóa học) tạitrường và thu kết quả như sau:

Bảng 4 Kết quả khảo sát sự yêu thích của học sinh với môn Hóa học

Kết quả

Số lượng Tỉ lệ %

1 Sự hứng thú học môn Hóa học ở các em thuộc mức nào?

3 Em thấy học tập với các các các câu hỏi thực tiễn thế nào?

4 Em muốn học tập với phương pháp như thế nào?

Sinh động, nhiều hình ảnh, phương tiện

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Nguyên tắc xây dựng bài tập thực tiễn

Trang 9

- Phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại:

+ Trong một bài tập Hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung Hóa học, còn có

những dữ liệu thực tiễn Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chínhxác, không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán

+ Đối với một số bài tập về sản xuất Hóa học, nên đưa vào các dây chuyềncông nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa cáccông nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng

- Phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh: Những vấn đề thực tiễn có liên

quan đến Hóa học thì rất nhiều và rộng Nếu bài tập thực tiễn có nội dung vềnhững vấn đề gần gũi với kinh nghiệm đời sống và môi trường xung quanh họcsinh thì sẽ tạo cho các em động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi tiếp nhận và giảiquyết vấn đề

- Phải sát với nội dung học tập: Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với

chương trình mà học sinh được học Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toànmới về kiến thức Hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho học sinh để giải bàitập đó

2.3.2 Quy trình các bước thực hiện lồng ghép câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn

+ Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

+ Bước 2: Lựa chọn nội dung lồng ghép từ ngân hàng các câu hỏi có liên hệthực tiễn để đưa vào bài học

+ Bước 3: Lựa chọn hoạt động để lồng ghép phù hợp

+ Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học

2.3.3 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

+ Bước 1: Đặt vấn đề Giáo viên hoặc học sinh phát hiện vấn đề, nhận dạngvấn đề, nêu vấn đề cần giải quyết

+ Bước 2: Tạo tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề thường xuất hiệnkhi: nảy sinh mâu thuẫn giữa điều học sinh đã biết và điều đang gặp phải, gặp tìnhhuống bế tắc trước nội dung mới hay gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhậnthức tại sao

+ Bước 3: Giải quyết vấn đề Giáo viên hoặc học sinh đề xuất cách giảiquyết vấn đề khác nhau (nêu giả thuyết khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đề

ra (kiến thức giả thuyết)

+ Bước 4: Kết luận vấn đề Phân tích để chọn cách giải quyết đúng (lựa chọngiả thuyết đúng và loại bỏ giả thuyết sai) Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thunhận được từ giải quyết vấn đề trên

2.3.4 Một số biện pháp lồng ghép trong quá trình dạy học

2.3.4.1 Lồng ghép vào hoạt động khởi động

Lồng ghép vấn đề liên quan đến thực tiễn vào hoạt động khởi động nhằmtăng hứng thú học tập, kết nối kiến thức bài cũ và bài mới từ đó để kích thích họcsinh chiếm lĩnh kiến thức

Ví dụ bài 3 – Đơn chất nitrogen

Trang 10

1 Viết các phương trình hóa học minh họa quá trình hình thành đạm nitrate trong

tự nhiên xuất phát từ phản ứng giữa nitrogen với oxygen khi có sấm sét đến khi tạothành HNO3 hòa tan tan trong nước mưa

- Khi mưa xuống, NO2 sẽ chuyển thành NO3- để cung cấp đạm cho cây trồng

4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g) → 4HNO3(aq)

2 Các câu ca dao của ông bà ta từ xưa đều đúc kết từ các kiến thức khoa học thựctiễn, ví dụ câu ca dao sau:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”

Hãy dùng các kiến thức hóa học đã học để giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên

2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g) ∆rH0

298 = -116,2 KjTiếp theo là quá trình nitrogen dioxide chuyển thành acid trong nước mưa, có thểđược mô tả qua phản ứng:

4NO2(g) + 2H2O(l) + O2(g) → 4HNO3(aq)

Trang 11

Nước mưa với nồng độ acid phù hợp sẽ giúp cung cấp đạm cho đất ở dạng ionnitrate cần thiết cho cây trồng.

2.3.4.2 Lồng ghép vào hoạt động hình thành kiến thức

Lồng ghép vấn đề liên quan đến thực tiễn vào hoạt động hình thành kiếnthức nhằm tăng hứng thú học tập bài mới, từ đó để kích thích học sinh chủ động,sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức

Ví dụ bài 4 – Ammonia – muối ammonium

1 Nước thải sinh hoạt thường chứa ion ammonium, khi được thải vào ao, hổ sẽ xảy

ra quá trình oxi hoá ammonium thành ion nitrate dưới tác dụng của 2 loại vi khuẩn

là Candidatus Brocadia anammoxidans và Candidatus Kuenenia stuttgartiensis.

Quá trình này làm giảm oxygen hoà tan trong nước, gây ngạt cho sinh vật sốngdưới nước

Để giải quyết tình trạng này, người ta xử lý nguồn nước gây ô nhiễm đó bằng cáchchuyển ion ammonium thành ammonia, rồi chuyển tiếp thành nitrogen không độc.Với nguyên tắc như vậy, hãy đề xuất một số hóa chất để thực hiện quá trình trên vàviết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra

Hướng dẫn:

Một số hoá chất để thực hiện quá trình trên: Ca(OH)2; O2…

Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra:

+ Chuyển ion ammonium thành ammonia:

NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O+ Chuyển ammonia thành nitrogen:

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

2 Tại sao trước khi hàn người ta lại rắc một ít bột muối ammonium chloride lên bề

mặt kim loại rồi nung nóng?

Hướng dẫn:

Khi nung muối ammonium chloride (NH4Cl) thì muối sẽ bị nhiệt phân tạo ra NH3,

NH3 sinh ra có tác dụng khử các oxide kim loại, như vậy bề mặt kim loại sẽ đượclàm sạch

2.3.4.3 Lồng ghép vào hoạt động củng cố

Lồng ghép vấn đề thực tiễn sau khi kết thúc bài học để học sinh củng cố kiếnthức và vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Sau khihọc xong bài nhóm halogen ta lồng ghép một số câu hỏi theo các mức độ nhận thức

để củng cố mở rộng kiến thức

Ví dụ bài 5 – Một số hợp chất với oxygen của nitrogen

Trang 12

1 Trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp của con người sẽ phát thải một

lượng lớn NOx bao gồm các hoạt động như giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện,luyện kim, đốt nhiên liệu Các nitrogen oxide này là một trong những nguyên nhângây ô nhiễm môi trường không khí, đất và cả nước Hãy đề xuất các biện phápnhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó

Hướng dẫn:

NOx là chất gồm NO và NO2, thường được phát thải từ hoạt động giao thông vậntải, nhà máy nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu do các nguyên nhân sau:

1 Đốt nhiên liệu: Khi nhiên liệu được đốt trong động cơ hoặc lò đốt, nhiệt độ cao

làm cho phân tử không khí tách thành các nguyên tố, trong đó oxygen kết hợp vớinitrogen để tạo thành NOx Đặc biệt, nhiên liệu giàu carbon như dầu, than đá,đường và gỗ thải ra lượng NOx lớn hơn so với nhiên liệu khác

2 Luyện kim: Trong quá trình sản xuất thép, kim loại được nung chảy trong lò

nhiệt với nhiên liệu và chất oxi hóa Quá trình này tạo ra nhiều NOx do oxi hóanitrogen trong khí dư

3 Nhà máy nhiệt điện: Các nhà máy nhiệt điện dùng nhiên liệu như than, dầu

hoặc khí đốt để tạo điện Trong quá trình này, nhiên liệu được đốt và tạo ra nhiềukhí thải, bao gồm NOx

4 Hoạt động giao thông vận tải: Các phương tiện giao thông vận tải như ô tô, xe

buýt, tàu hỏa, máy bay, đều sử dụng nhiên liệu để hoạt động và tạo ra các khí thải,trong đó có NOx Đặc biệt, các phương tiện giao thông đô thị với lưu lượng lớncùng mật độ cao sẽ gây ra tác động lớn đến chất lượng không khí và sức khỏe củacon người

Một số giải pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó.

- Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa việcphát tán NOx vào khí quyển

- Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để nitrogen cótrong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng

- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch nhưhydrogen, sử dụng các loại năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường

- Kiểm soát khí thải xe cộ làm giảm lượng khí thải của các oxide nitrogen từ xe cóđộng cơ

2 Những hình ảnh dưới đây cho thấy các ảnh hưởng của mưa acid đối với môitrường cũng như đời sống của sinh vật và con người Đề xuất một số giải phápnhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Trần Thái Toàn (2018), “Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, Số 440 (Kì 2 - 10/2018), tr 44-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thứcvào thực tiễn cho học sinh trong dạy học sinh học trung học phổ thông”, "Tạp chíGiáo dục
Tác giả: Trần Thái Toàn
Năm: 2018
5. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sống
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: NXBgiáo dục
Năm: 2006
6. Nguyễn Xuân Trường (2009), Những điều kì thú của hóa học, NXB giáo dục Việt Nam.7. SGK,SBT lớp 11 KNTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều kì thú của hóa học
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: NXB giáo dụcViệt Nam.7. SGK
Năm: 2009
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Khác
2. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới Khác
3. Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w