skkn cấp tỉnh thiết kế và sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11b3 trường thpt quảng xương ii khi học chương điện trường vật lý 11

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh thiết kế và sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11b3 trường thpt quảng xương ii khi học chương điện trường vật lý 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG II

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬPPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CỦA HỌC SINH LỚP 11B3 TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG IIKHI HỌC CHƯƠNG ĐIỆN TRƯỜNG – VẬT LÝ 11

Người thực hiện: Nguyễn Quang LongChức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc môn: Vật Lí

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 0

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lí luận 3

2.1.1 Phiếu học tập và vai trò của phiếu học tập 3

2.1.2 Chức năng của phiếu học tập 5

2.1.3 Các dạng thức cơ bản của phiếu học tập 6

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9

2.2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường 9

2.2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 9

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9

2.3.1 Tìm hiểu quy trình thết kế phiếu học tập 9

2.3.2 Quy trình triển khai áp dụng phiếu học tập 10

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 11

Trang 3

1 Mở đầu1.1 Lí do chọn đề tài

Quan điểm của Đảng ta về giáo dục được thực hiện xuyên suốt từ khi rađời đến nay, càng về sau càng được bổ xung và hoàn thiện hơn về tư tưởng, cơchế Theo tinh thần trên, tầm quan trọng của giáo dục đào tạo được khắc sâu vàhoàn thiện qua các hội nghị trung ương Đảng như: nghị quyết đại hội Đảng lần 3

khóa VII, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 2 khóa VIII … Đều nêu rõ “Pháttriển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”[3]

Từ sau nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013 Hội nghị Trung ương8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hệ thống giáo dụcđang chuyển đổi chương trình theo định hướng nội dung thành chương trìnhtheo định hướng năng lực với mục đích phát triển các phẩm chất và năng lực cầnthiết cho người học [3].

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao sứ mệnh của ngườithầy giáo Người nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầygiáo thì không có giáo dục,…Không có giáo dục thì nói gì đến kinh tế, vănhóa”

Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm Đổi mới phương phápdạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức,kĩ năng, phát triển năng lực [1].

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, người học cần phải hình thành vàphát triển năng lực tự giải quyết vấn đề Đây là một năng lực cốt lõi chi phối tấtcả các hoạt động học tập của người học Từ đó người học có thể điều chỉnhphương pháp học tập phù hợp Thông qua năng lực này người học có thể pháttriển tư duy, tăng cường kỹ năng, củng cố kiến thức một cách có hệ thống từ đóvận dụng kiến thức đã học vào thực tế và giải quyết được rất nhiều các tìnhhuống cụ thể Người học có khả năng tự giải quyết vấn đề cao sẽ có kết quả họctập rất tốt

Tại trường THPT Quảng Xương II, giáo viên và học sinh đã quen thuộcvới việc đổi mới phương pháp tiếp cận kiến thức Qua đó cả giáo viên và họcsinh đã nhận thấy lợi ích mà phiếu học tập mang lại khi sử dụng để phát triểncác năng lực, kỹ năng rất rõ ràng.

Trang 4

Đứng trước tình hình và bối cảnh như trên Tôi nhận định việc sử dụngphiếu học tập hướng dẫn học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề là điềucấp thiết Vì thế tôi lựa chọn đề tài:

“Thiết kế và sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh lớp 11B3 trường Thpt quảng xương II khi học chương điện

trường – Vật lý 11”1.2 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề này giúp người học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.Người học sẽ sử dụng các phiếu học tập để giải quyết các vấn đề đặt ra trongquá trình tiếp nhận kiến thức

Hướng dẫn giáo viên thiết kế phiếu học tập một cách khoa học và sử dụngphiếu học tập đã thiết kế định hướng, điều chỉnh năng lực học tập, tư duy và tháiđộ học tập của học sinh.

Nếu thiết kế được phiếu học tập và sử dụng chúng một cách khoa họctrong dạy học chương điện trường thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực, chủ độngcủa học sinh trong hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm, qua đó sẽ nâng caochất lượng dạy học Vật Lí lớp 11 ở trường phổ thông.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề này là:

Sử dụng phiếu học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinhlớp 11B3 trường trung học phổ thông Quảng Xương II khi tiếp nhận kiến thứcchương điện trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu lí luận về cách thức thiết kế phiếu học tập, các bước sử dụngphiếu học tập cho việc tiếp nhận kiến thức, kiểm tra kiến thức, phát triển kỹnăng và tăng cường sáng tạo của học sinh.

Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới việc sử dụng hiệu quả phiếu học tậpphát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông.

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:

1.4.2.1 Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm:

Tiến hành quan sát các buổi kiểm tra của người học để lấy thông tin phụcvụ cho việc đánh giá trước và sau tác động.

1.4.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, kiểm chứng tính khả thi vàhiệu quả của các biện pháp tác động.

Trang 5

Phiếu học tập có thể kèm theo những gợi ý, hướng dẫn hoặc thông tin bổsung cho bài học mà học sinh phải tự lực hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để hoànthành [7]

Phiếu học tập là một phương tiện dạy học hữu ích hỗ trợ cho giáo viêntrong việc truyền tải nội dung: cụ thể hóa mục tiêu dạy và học nhằm tăng cườngcác hoạt động nhận thức Phiếu học tập kích thích học sinh chuẩn bị bài mộtcách hiệu quả, phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lựctự học, tự nghiên cứu cho học sinh Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sửdụng phiếu học tập giao cho mỗi cá nhân hoặc nhóm học sinh, yêu cầu học sinhchủ động thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao [2]

Về hình thức, phiếu học tập thường được in trên giấy, viết trên bảng phụhoặc chiếu trên màn hình nhờ các phương tiện trình chiếu Như vậy có thể hiểu:Phiếu học tập là một phương tiện dạy học được giáo viên chuẩn bị trước, nhằmhỗ trợ cho giờ học; được thiết kế gồm các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập, có thể kèm theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên Người học thực hiện, hoặc ghicác thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề, qua đó lĩnh hội hoặc củng cố kiếnthức.

2.1.1.2 Vai trò của phiếu học tập trong việc phát triển năng lực giải quyếtvấn đề của học sinh

Với chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc đổi mới phương phápgiảng dạy để có thể phát triển những phẩm chất và kỹ năng thiết yếu của học

Trang 6

sinh Giúp học sinh có thể nắm bắt kiến thức và kỹ năng một cách chủ động làđiều cần thiết đối với tất cả các giáo viên Việc đổi mới phương pháp giảng dạyphải phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với từng thời điểm pháttriển của học sinh [6].

Phiếu học tập là một phương tiện dạy học do giáo viên tự thiết kế để cóthể phát triển kỹ năng của người học vì thế phiếu học tập phải bao gồm nhữngnhiệm vụ học tập được trình bày một cách logic, khoa học, trong đó giáo viên đãtính toán kĩ từng bước nhỏ, vừa sức với học sinh để các em có thể tự làm được,qua đó có thể tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới Phiếu học tập đồng thời cũng làcông cụ để giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh Học sinh sửdụng phiếu học tập như một tài liệu học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tậpđược giao nhằm lĩnh hội kiến thức mới Thông qua các hoạt động cá nhân hayhoạt động nhóm, học sinh rèn luyện được kỹ năng học tập độc lập hay học tậphợp tác, kỹ năng trình bày ý kiến, thảo luận,

Khi sử dụng phiếu học tập, học sinh phải nghiên cứu tài liệu học tập vàcác tài liệu khác, không bó buộc trong các tài liệu mà giáo viên đưa ra, mọi họcsinh phải tự thực hiện nhiệm vụ được giao trong phiếu học tập, hạn chế đượcthói quen ỷ lại, dựa dẫm của đa số học sinh kém và trung bình Trong lúc họcsinh tiến hành các hoạt động học tập bằng tay, các biến đổi sinh hóa được diễnra một cách mạnh mẽ, sâu sắc trong não của các em, giúp các em hiểu sâu vànhớ lâu bài học Trong quá trình thảo luận để hoàn thành phiếu, học sinh đượctự do trình bày ý kiến của mình trước lớp, qua đó sẽ bộc lộ những quan niệm củahọc sinh, từ đó giáo viên sẽ có hướng khắc phục các quan niệm của học sinh,đặc biệt là những quan niệm sai lầm, không chính xác Đồng thời, khi tiếp nhậnnhững ý kiến đóng góp, sửa đổi của các học sinh khác trong nhóm, lớp, của giáoviên, các em sẽ phần nào tự đánh giá được kết quả làm việc của mình [5].

Mặt khác, trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu họctập, qua quan sát, giáo viên có thể thu nhận được thông tin về năng lực, thái độhọc tập của học sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời Đồng thời, qua các sảnphẩm của quá trình làm việc bằng tay của học sinh, giáo viên có được nguồnthông tin phản hồi trung thực hơn, từ đó điều chỉnh được phương pháp giảngdạy của mình.

Trong quá trình dạy học Vật lí ở trường phổ thông, việc sử dụng phiếuhọc tập sẽ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của giáo viên, đồng thời giúp học sinhtiếp thu kiến thức dễ dàng hơn Các phương tiện dạy học nói chung và phiếu họctập nói riêng có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của quá trình tổ

Trang 7

chức hoạt động nhận thức cho học sinh Tuy nhiên, thực tế dạy học hiện nay chothấy, việc sử dụng phiếu học tập còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầuđặt ra

Trong khi đó, phiếu học tập được coi như là một phương tiện dạy học đơngiản mà giáo viên có thể sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh vàtruyền đạt kiến thức đến các em một cách nhanh chóng và hiệu quả

Phiếu học tập giúp học sinh hoạt động độc lập hoặc hoạt động theo nhómtrong quá trình nhận thức Thông qua phiếu học tập, người học có thể tự khámphá tri thức mới cũng như củng cố kiến thức đã học Các nội dung trong phiếuhọc tập cung cấp thông tin cho học sinh một cách trực tiếp, là cơ sở, công cụgiao tiếp giữa giáo viên và học sinh thông qua các câu hỏi, bài tập, yêu cầu cầnthực hiện và gợi ý cách làm cho hoạt động nhận thức của học sinh

Giúp người học chủ động trong các hoạt động tìm tòi, khám phá tri thức,qua đó rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh Với lượng kiến thứcrất lớn của mỗi bài học, mỗi chương, việc sử dụng phiếu học tập giúp học sinhcó thể đạt được các mục tiêu dạy học Thông qua các phiếu học tập, có thểchuyển hoạt động của giáo viên từ trình bày, giảng giải, thuyết trình sang hoạtđộng hướng dẫn, học sinh được tham gia các hoạt động tích cực, không còn hiệntượng thụ động nghe giảng Giáo viên có thể kiểm soát, đánh giá được khả năngnhận thức cũng như thái độ của học sinh trong học tập, từ đó sẽ có biện phápđiều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả dạy học [4].

2.1.2 Chức năng của phiếu học tập

2.1.2.1 Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện

Phiếu học tập có thể là văn bản, bảng số liệu, hình ảnh, sơ đồ tóm tắthoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một lượng thông tin, dữ liệu hoặcsự kiện xuất phát cần thiết cho người học

Trong dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay, người học có thểnghiên cứu những tư liệu này theo phương thức cá nhân trong nhóm, hoặc cộngtác với nhau trong trong nhóm trên cơ sở phân chia dữ liệu thành những bộ phậnkhác nhau cho mỗi thành viên

2.1.2.2 Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp

Phiếu học tập còn nêu lên nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động,những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề người học cần sử dụng đểhọc sinh thực hiện hoặc giải quyết Thông qua nội dung và tính chất này nó thựchiện chức năng công cụ hướng dẫn và giao tiếp trong quá trình học tập củangười học [7].

Trang 8

2.1.3 Các dạng thức cơ bản của phiếu học tập

Tùy theo các căn cứ, mục đích sử dụng và đối tượng mà giáo viên muốntác động tới mà phiếu học tập có các dạng thiết kế khác nhau

2.1.3.1 Các dạng phiếu học tập dựa vào chức năng sử dụnga Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện

Đây là loại phiếu học tập có nội dung là những thông tin bổ sung để làmrõ kiến thức cho bài học Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy nhữngbài có nội dung trừu tượng, phức tạp, khó hiểu hoặc những bài, mục trong tàiliệu giảng dạy viết quá ngắn gọn, học sinh khó có thể tự hiểu và mở rộng kiếnthức nếu không bổ sung thêm thông tin Để xây dựng loại phiếu này, trước hếtgiáo viên cần có quá trình thu thập thông tin thành kho tư liệu, khi cần có thểchọn lọc, xử lý thông tin một cách nhanh chóng để đưa vào phiếu.

b Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp

Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, bài tập, mệnh lệnh, yêu cầu kèm theo những hướng dẫn, gợi ý để học sinh hoàn thành nhằm lĩnh hội tri thứccủa bài học Loại phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhaunhư kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập [16] Khi sử dụng loại phiếunày trong dạy học, giáo viên sẽ có chức năng định hướng, còn học sinh thựchiện các hoạt động nắm bắt kiến thức, điều này phù hợp với quan điểm dạy họclấy học sinh làm trung tâm Tuy nhiên, sự hạn chế của loại phiếu học tập này làgiáo viên khó có thể truyền đạt hoàn toàn tư tưởng, tâm lý và cốt lõi giáo dục tớihọc sinh Học sinh chỉ có thể tự nắm bắt thông qua các hoạt động của riêng cánhân mình Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các học sinh với nhau Vì vậy,những câu hỏi, yêu cầu được đưa ra phải đảm bảo cho tất cả học sinh đều hiểuđược, điều đó đòi hỏi cách trình bày phiếu phải hết sức khoa học, rõ ràng vàchính xác.

2.1.3.2 Các dạng phiếu học tập dựa vào mục đích sử dụng

a Phiếu học tập sử dụng để đánh giá quá trình nhận thức bài cũ

Phiếu này có nội dung là một đề kiểm tra ngắn được in hoặc ghi sẵn vàophiếu có chừa chỗ trống để học sinh làm ngay vào đó Dùng phiếu để kiểm trabài cũ giúp giáo viên có thể kiểm tra được cùng lúc nhiều học sinh, khắc phụcđược tình trạng giáo viên chỉ gọi một hoặc một vài học sinh kiểm tra còn cáchọc sinh khác chỉ ngồi nghe Từ đó giáo viên có cái nhìn và đánh giá một cáchtổng quát quá trình học tập của toàn bộ học sinh Tuy nhiên, loại phiếu này cũngcó nhược điểm là không phát huy được năng lực trình bày và diễn đạt bằng lời

Trang 9

nói trực tiếp của học sinh Vì vậy, tránh dùng tràn lan loại phiếu này mà nên kếthợp cân đối với kiểm tra thường xuyên bằng các hình thức khác.

b Phiếu học tập dùng trong dạy bài mới

Phiếu dùng trong dạy bài mới là loại phiếu có ghi rõ các công việc đượcsắp xếp có hệ thống và logic để học sinh thực hiện nhằm tự lực tìm ra kiến thứcmới của bài học Thông thường, phiếu này phải có gợi ý, hướng dẫn để học sinhcó thể tự lực hoàn thành phiếu Loại phiếu này có thể sử dụng cho một hoặc mộtvài đơn vị kiến thức hay có thể cho cả bài học

Việc sử dụng phiếu học tập trong dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm nhưphát huy tính tích cực học tập của học sinh, tự lực tìm ra kiến thức mới, tiếtkiệm được thời gian giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập, giáo viên có thểnhận biết được thái độ, năng lực học tập của từng học sinh

Bên cạnh đó, việc sử dụng phiếu cũng có những hạn chế như việc giaotiếp bằng lời giữa giáo viên và học sinh không nhiều, không phải bất cứ học sinhnào cũng hiểu được và làm được những yêu cầu mà giáo viên đưa ra để có thểtiếp thu được bài mới, do đó, cần có sự hướng dẫn riêng đối với những học sinhnày.

c Phiếu học tập dùng trong củng cố bài học

Phiếu dùng để củng cố bài là loại phiếu có những câu hỏi, bài tập, nhữngyêu cầu được viết sẵn trên giấy, có chừa sẵn chỗ trống để học sinh thực hiệnnhằm mục đích khái quát hóa, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng vừa mớihọc Phiếu này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bàimới, hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củngcố lại kiến thức của phần đó ngay.

d Phiếu dùng để giao bài về nhà

Đây là loại phiếu được học sinh thực hiện ở nhà Phiếu này dùng để ra bàivề nhà là những câu hỏi, bài tập, có mục đích yêu cầu HS vận dụng, ôn tập lạinhững kiến thức, kỹ năng vừa được học hoặc tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp.

2.1.3.3 Các dạng phiếu học tập dựa vào nội dung của kiến thức truyền đạt

a Phiếu học tập dùng để giao bài tập

Phiếu bài tập là dạng phiếu yêu cầu học sinh làm bài tập, trên phiếu có nộidung là những bài tập mà học sinh cần giải quyết Những bài tập này có thểđược cho đáp số hoặc trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Để giải đượcnhững bài tập này yêu cầu học sinh phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đãhọc, qua đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh Loại phiếu này thườngđược dùng trong tiết bài tập hoặc để củng cố, giao bài về nhà

Trang 10

b Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống

Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống là dạng phiếu học tập có nội dung nêutình huống và vấn đề thảo luận hoặc nghiên cứu yêu cầu học sinh phải giải quyếtđể lĩnh hội các tri thức mới Loại phiếu này thường được dùng để dạy bài mới,ra bài về nhà hoặc để kiểm tra bài cũ.

c Phiếu thực hành

Phiếu thực hành là loại phiếu có nội dung là những nhiệm vụ thực hành,rèn luyện các kỹ năng thực hành, thí nghiệm Loại phiếu này thường được sửdụng khi dạy các bài thực hành

2.1.3.4 Các dạng phiếu học tập dựa vào phát triển kỹ năng riêng biệt

a Phiếu phát triển kỹ năng quan sát

Đối với loại phiếu này, nội dung của phiếu là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập mà học sinh phải sử dụng thị giác, phối hợp với các giác quan khác để xem xét các sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích nhằm thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng [6].

Đối tượng quan sát ở đây có thể là hình vẽ, đồ thị, một thí nghiệm, một đoạn video Những hình vẽ, đồ thị có thể in sẵn vào phiếu hoặc có thể dùng hình vẽ trong tài liệu học tập

b Phiếu phát triển kỹ năng phân tích

Loại phiếu này đòi hỏi học sinh phải sử dụng kỹ năng phân tích để xem xét các nội dung kiến thức trình bày trong tài liệu học tập, các sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những nhận xét, kết luận để hoàn thành phiếu học tập

c Phiếu phát triển kỹ năng so sánh

Đây là loại phiếu mà để hoàn thành nó học sinh phải nhận xét, so sánh các sự vật, hiện tượng để rút ra được những điểm giống và khác nhau của nội dung cần so sánh

d Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hóa

Loại phiếu này đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được những sự kiện riêng biệt từ đó rút ra kết luận, khái quát hóa kiến thức hay nói cách khác logic hình thành nội dung nghiên cứu là đi từ cái riêng đến cái chung, tổng thể.

e Phiếu phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết

Loại phiếu này đòi hỏi các em phải tư duy để suy luận đề xuất ra những ý tưởng mới, những cách giải quyết mới

Trang 11

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Đặc điểm tình hình của nhà trường

Tại trường THPT Quảng Xương II, tất cả các giáo viên đều có kiến thứcchuyên môn vững vàng, có nhiệt huyết và coi việc đổi mới phương pháp giảngdạy là mục tiêu cốt lõi Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi củachương trình giáo dục, giáo viên trong trường đã nắm bắt tình hình và đưa nhiềuđổi mới theo hướng cói lợi cho sự phát triển của học sinh.

Học sinh nhà trường có sự sáng tạo, thay đổi phương thức học tập, khôngcòn phụ thuộc nhiều vào bộ sách giáo khoa nhà trường đã lựa chọn Học sinh cónhiều kênh thông tin, thu nhận kiến thức Tuy hoàn cảnh gia đình của học sinhcó sự khác biệt nhưng tất cả học sinh vẫn có đủ điều kiện cơ bản để học tập.

2.2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Tuy điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt nhu cầu của giáo viên Việcdạy học gặp nhiều khó khăn nếu không áp dụng các cách thức giáo dục khácnhau đan xen vào cách thức giáo dục truyền thống Việc áp dụng phiếu học tậpvào giảng dạy tại trường có nhiều bước tiến bộ lớn nhưng vẫn đang còn thấy sựđơn lẻ ở một số giáo viên Nhiều lúc phiếu học tập chỉ mang tính tham khảo,giáo viên thiết kế cho có Chưa thấy được tầm quan trọng của việc áp dụngphiếu học tập vào quá trình phát triển kỹ năng, kiến thức và phẩm chất học sinh.

Mỗi giáo viên có cách thức sử dụng và suy nghĩ về phiếu học tập chưađược hoàn thiện và thống nhất Điều này dẫn đến sự khác biệt khi tác động vàocác đối tượng học sinh Chính do sự khác biệt này làm hiệu quả và chất lượng sửdụng phiếu học tập có sự phân hóa rõ ràng giữa các lớp và các học sinh riêngbiệt với nhau.

Tình hình thực tế đặt ra đã thúc đẩy việc tăng cường nghiên cứu, đưa ra cácbước thiết kế và áp dụng phiếu học tập một cách thống nhất để có thể tăngcường hiệu quả học tập của học sinh Lượng thông tin thu được nhiều hơn, cótính chuẩn xác hơn và đáng tin cậy hơn.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề2.3.1 Tìm hiểu quy trình thết kế phiếu học tập

Dưới đây là các bước cơ bản để thiết kế một phiếu học tập theo hướng pháttriển năng lực giải quyết vấn đề khi học tập môn Vật lí.

Bước 1 Xác định cụ thể đối tượng tiếp nhận phiếu học tập

Trong bước này giáo viên phải xác định chính xác đối tượng học sinh sửdụng phiếu Người giáo viên sẽ phải dựa vào lịch sử đối tượng lớp dạy, đặc

Trang 12

điểm và tình hình học tập của đại đa số học sinh trong lớp dạy để có thể chuẩn bịphiếu học tập một cách chính xác, phù hợp.

Bước 2 Xác định thời điểm sử dụng phiếu học tập

Từ nội dung kiến thức cần đạt, giáo viên sẽ xác định thời điểm cụ thể trongtiết học sử dụng phiếu học tập phù hợp để đạt được hiệu quả lớn nhất.

Bước 3 Xác định nội dung phiếu học tập

Để xác định được nội dung phiếu học tập cần dựa vào mục tiêu bài học,mục đích tác động, nội dung chi tiết cụ thể cần đạt được và tổng hợp các phươngpháp cùng phương tiện học tập sử dụng, qua đó giáo viên mới có thể xác địnhđược nội dung, hình thức phiếu học tập cần thiết kế.

Bước 4 Trình bày phiếu học tập một cách khoa học, chính xác

Phiếu học tập phải thể hiện được rõ ràng mục đích, nội dung, Hình thứcphiếu học tập phải ngắn gọn nhất, đơn giản nhất Đảm bảo tính đại chúng vàkhoa học đối với tất cả đối tượng tiếp nhận.

Bước 5 Dự kiến kết quả đạt được khi sử dụng phiếu học tập

Giáo viên thiết kế phiếu học tập phải dự kiến được sơ bộ kết quả đạt đượckhi sử dụng phiếu học tập khi đó giáo viên mới có thể sử dụng các hình thứckhác tác động đồng thời khi học sinh sử dụng phiếu học tập Lúc này việc sửdụng phiếu học tập mới đạt hiệu quả cao.

2.3.2 Quy trình triển khai áp dụng phiếu học tập

Xuất phát từ mục đích và vai trò của phiếu học tập Việc sử dụng phiếu họctập phải tuân theo một quy trình nhất định

Chúng ta có thể sử dụng quy trình sau để sử dụng phiếu học tập để đạt hiệuquả cao

Bước 1 Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ học tập, sau đó phát phiếu học tập chohọc sinh Khi học sinh tiếp nhận phiếu học tập thì học sinh đã xác định đượccách thức sử dụng phiếu, kết quả cần đạt khi sử dụng phiếu.

Bước 2 Học sinh tiến hành hoàn thành các nội dung có trong phiếu họctập Trong quá trình này giáo viên quan sát và điều chỉnh kết quả học tập củahọc sinh nếu cần thiết.

Bước 3 Sau khi học sinh hoàn thành phiếu học tập Giáo viên chỉ địnhhoặc để học sinh tự trình bày kết quả đạt được của mình hoặc nhóm mình

Bước 4 Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận, bổ xung các nội dung cònthiếu Giáo viên hoàn thiện kết quả học sinh đạt được.

Trang 13

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Tôi sử dụng hai lớp 11B4 (nhóm đối chứng) và lớp 11B3 (nhóm thựcnghiệm) để tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phiếu học tập tớiviệc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 11B3

2.4.1 Tình hình nhóm lớp trước khi tác động

Tôi thực hiện một bài khảo sát chung cho cả hai nhóm lớp trong thời gian 1tiết để lấy dữ liệu làm chuẩn đầu vào Bài kiểm tra thực hiện vào cuối tháng 9năm 2023

Thực trạng hai nhóm đối tượng trước khi tác động

Bảng so sánh hai nhóm đối tượng trước khi tác độngSĩ số Nam% NamN

ữ% NữĐiểm trung bình

Biểu đồ so sánh sự tương đồng của hai nhóm đối tương trước khi tác động

Nhận xét: Học sinh hai lớp có tính tương đồng cả về sĩ số và điểm trungbình bài khảo sát, chứng tỏ học sinh hai lớp trước khi thực hiện biện pháp tácđộng có lực học tương đương nhau Học sinh hai lớp đều có hoàn cảnh gia đìnhtương tự vì cùng chung một vùng tuyển sinh nên không có sự khác biệt nhiềuvề điều kiện học tập Tỉ lệ nam/nữ của hai lớp cũng không có nhiều cách biệt.

Kết luận: Hai nhóm lớp này hoàn toàn có thể sử dụng để đánh giá hiệu quảtác động khi sử dụng phiếu học tập đối với nhóm thực nghiệm 11B3.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:28

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan