1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong giờ học lịch sử cho học sinh khối lớp 10 11 ở trường thpt quảng xương ii

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và tổ chức một số trò chơi trong giờ học Lịch sử cho học sinh khối lớp 10, 11 ở trường THPT Quảng Xương II
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân
Trường học Trường THPT Quảng Xương II
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024 - 2025
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (4)
    • 1. Lý do chọn đề tài (4)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 3. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (5)
  • PHẦN II. NỘI DUNG (5)
    • 1. Cơ sở nghiên cứu (5)
      • 1.1. Cơ sở lí luận (0)
      • 1.2 Cơ sở thực tiễn (7)
    • 2. Thực trạng (0)
      • 2.1. Thuận lợi (7)
      • 2.2. Khó khăn (8)
    • 3. Nội dung và biện pháp thực hiện (8)
      • 3.1. Trò chơi nhận diện (9)
      • 3.2. Trò chơi mảnh ghép (10)
      • 3.3. Trò chơi ngược dòng lịch sử (15)
      • 3.4. Trò chơi giải ô chữ (19)
      • 3.5. Trò chơi ai nhanh hơn (22)
      • 3.6. Trò chơi nhà sử học thông thái (24)
    • 4. Kết quả và bài học kinh nghiệm (0)
      • 4.1. Kết quả (32)
      • 4.2. Bài học kinh nghiệm (33)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (34)
    • 1. Kết luận (34)
    • 2. Kiến nghị (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Để giúp các em học sinh mở rộng, nângcao kiến thức và rèn luyện năng lực lịch sử, bên cạnh việc đổi mới nội dung,phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất

NỘI DUNG

Cơ sở nghiên cứu

1.1.1 Quan niệm về trò chơi

Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người Ngoài ra, trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu quả trong giáo dục thanh thiếu niên

Tóm lại: Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, tích cực

1.1.2 Quan niệm về trò chơi Lịch sử

Trò chơi lịch sử trong dạy và học ở trường trung học phổ thông là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kĩ năng lịch sử của học sinh Ngoài ra, trò chơi lịch sử còn có vai trò tạo hứng thú học tập,niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao Và đối với các em học sinh, mônLịch sử sẽ trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích mônLịch sử hơn

1.1.3 Nguyên tắc thực hiện trò chơi Lịch sử

- Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:

+ Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả các em học sinh cùng tham gia

+ Rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán

+ Giáo dục chiều sâu: thông qua các trò chơi giúp cho các em học sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tính đồng đội và kỉ luật tập thể, tính trung thực

- Để thực hiện trò chơi lịch sử cần thực hiện những nguyên tắc sau:

+ Tổ chức trò chơi lịch sử phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật chất và không gian, thời gian thực hiện

+ Nội dung trò chơi là nội dung lịch sử hoặc có liên quan trực tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng lịch sử

+ Trò chơi lịch sử tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải đề cao tinh thần kỉ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trò, tính tích cực, sáng tạo của các cá nhân học sinh

1.1.4 Đặc trưng và hình thức của trò chơi

Trò chơi lịch sử có hai đặc trưng quan trọng:

- Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình lịch sử bậc trung học phổ thông, có mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức lịch sử bậc trung học phổ thông, vừa phải có tác dụng gây hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về bộ môn lịch sử của học sinh

- Trò chơi lịch sử phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh

Thực trạng

- Quy mô nhỏ (số lượng học sinh trong lớp học - 01 lớp, không gian tổ chức là lớp học): chúng ta có thể tổ chức trò chơi mang tính cá nhân, nhóm nhỏ 5-10 học sinh trong một lượt chơi như: Ai nhanh hơn, nhận diện lịch sử, mảnh ghép, giải ô chữ, ngược dòng lịch sử, tôi là nhà thông thái Đây là những trò chơi giáo viên có thể tổ chức trong lớp học, thời gian thực hiện ngắn, trong vài phút củng cố bài, trong những tiết học có nội dung bài học dễ hiểu và ngắn hoặc trong tiết ôn tập lịch sử

- Quy mô lớn (số lượng học sinh đông): chúng ta có thể tổ chức những trò chơi, hoạt động ngoại khóa có quy mô lớn như: Lễ hội lịch sử, câu lạc bộ lịch sử… Đây là những hình thức tổ chức trong phòng lớn (hội trường) và ngoài trời, thời gian thực hiện khá dài

Trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng hình thức trò chơi nhỏ trong không gian một lớp học với số lượng học sinh khoảng 35 - 40 em

Do hạn chế về cơ sở vật chất cũng như thói quen giảng dạy theo phương pháp cũ nên vấn đề sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học ít được áp dụng Nói chung, trong nhà trường đa phần giáo viên chưa thấy được tác dụng tích cực của trò chơi học tập, do đó học sinh ít được làm quen với các trò chơi trong học tập.

Hiện nay, giáo viên có một nguồn kho báu vô tận, đó là được cập nhật trên mạng có rất nhiều nội dung và hình ảnh phong phú, các tài liệu tham khảo với nhiều tác giả để nghiên cứu, học tập cái hay nhằm đưa vào bài dạy tốt hơn

Bên cạnh đó nhà trường đã trang bị phương tiện dạy học tương đối đầy đủ so với những năm trước, như ti vi kết nối mạng, phòng máy tính kết nối mạng, thư viện với rất nhiều cuốn sách hay, tài liệu để nghiên cứu

Các trò chơi trên mạng khá phong phú, tác động mạnh đến tâm lý của học sinh,lôi cuốn học sinh khám phá những trò chơi vô bổ.

Nội dung và biện pháp thực hiện

- Vai trò của sử dụng trò chơi học tập khi dạy môn Lịch sử:

+ Trò chơi học tập phù hợp với khả năng và tâm lí lứa tuổi học sinh

+ Tiết học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khí lớp học vui tươi, thoải mái + Học sinh thích học hơn và nhớ bài lâu hơn, hình thành kĩ năng lịch sử cho học sinh

+ Giúp giáo viên thay đổi hình thức dạy học

+ Tạo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn

- Một số điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:

+ Chọn trò chơi phù hợp với mục tiêu bài học, phù với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh

+ Giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi một cách ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay

+ Thời gian chơi chỉ khoảng 4 - 5 phút

+ Giữ lớp học sôi động ở mức cho phép, giáo viên nên cho học sinh vỗ tay để động viên tinh thần các bạn và tập cho học sinh tính lịch sự khi xem các bạn thực hiện trò chơi

+ Giáo viên nên thưởng điểm cho học sinh nhằm khuyến khích, động viên học sinh

+ Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, quy định thời gian mỗi trò chơi

+ Xác định mục đích áp dụng trò chơi

- Sau đây là một số dẫn chứng minh họa cho việc áp dụng tổ chức trò chơi học tập lịch sử của bản thân tôi từ dễ đến khó:

3.1 Trò chơi nhận diện lịch sử

Bài áp dụng: Bài 6 (Lịch sử 11 - KNTT): HÀNH TRÌNH ĐI ĐẾN ĐỘC

LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Hoạt động 1: Mở đầu bài học

- Rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh

2 Quá trình tổ chức: a Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo viên chuẩn bị sẵn 01 tờ giấy A0 trên đó dán cờ của 11 nước ở hai bên và tên của 11 nước ở giữa, 01 bút dạ

- Giáo viên chuẩn bị câu hỏi cụ thể Lưu ý cờ của các nước dán trên giấy A0 sẽ có màu sắc, hình dáng giống cờ thật của các nước b Tiến hành trên lớp:

- Giáo viên treo tờ giấy A0 lên trên bảng lớp khi bắt đầu trò chơi

- Giáo viên chia lớp thành 2 đội: Đội 1 (tổ 1, 2); đội 2 (tổ 3, 4).

- Đội nào ra tín hiệu trước sẽ được trả lời

- Đội nào trả lời sẽ cử đại diện lên thực hiện nhiệm vụ.

- Hai đội suy nghĩ và chọn câu trả lời chính xác, điểm tối đa của mỗi đội là

- Sau khi đội thứ nhất trả lời, đội thứ hai nhận xét, nếu có câu sai, đội thứ hai lên bổ sung và điểm sẽ thuộc về đội thứ hai

* Bước 3: Giáo viên nêu câu hỏi:

1 Nối tên nước với quốc kì cho đúng.

2 Hiện nay các nước này nằm trong tổ chức khu vực nào?

* Bước 4: Giáo viên trình chiếu kết quả nối đúng cờ của các nước lên ti vi lớp và nhận xét, đánh giá ghi điểm cho đội trả lời đúng hết các câu hỏi

Bài áp dụng: Bài 3 (Lịch sử 11-KNTT): SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT.

- Giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh.

2 Quá trình tổ chức : a Chuẩn bị của giáo viên :

- Giáo viên chuẩn bị trước và trình chiếu 8 ô mảnh ghép bí mật lên ti vi của lớp học

- Giáo viên chuẩn bị 8 câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương ứng với 8 mảnh ghép để trình chiếu khi học sinh lựa chọn. b Tiến hành trên lớp :

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tương ứng là 4 đội chơi (mỗi dãy 2 đội) và đặt tên cho từng đội:

- Giáo viên trình chiếu 8 mảnh ghép lên ti vi và nêu câu hỏi cho 4 đội giải bí mật: “ Đây là nhân vật lịch sử nào? ” Bí mật nằm trong 8 mảnh ghép này, các em sẽ mở các mảnh ghép để tìm ra bí mật bên trong Và để mở được các mảnh ghép thì các phải trả lời đúng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong mảnh ghép đó.

+ Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất, mở mảnh ghép nhanh nhất sẽ được nhiều điểm nhất và giành thắng lợi

+ Đội nào ra tín hiệu nhanh nhất, đội đó sẽ được chọn mảnh ghép để trả lời trước (Đội cử 1 em đại diện đứng tại chỗ chọn mảnh ghép và trả lời câu hỏi).

+ Nếu đội trước trả lời sai, đội khác sẽ ra tín hiệu nhanh để trả lời

+ Thời gian tối đa cho một mảnh ghép là 2 phút Điểm tối đa của mỗi đội là 10 điểm Mỗi câu trắc nghiệm khách quan là 2.5đ.

- 4 đội ra tín hiệu nhanh để được trả lời trước.

- Các đội lần lượt chọn mảnh ghép trong 8 mảnh ghép để trả lời câu hỏi tìm ra bí mật bên trong:

Nội dung 8 câu hỏi trắc nghiệm trong các mảnh ghép bí mật là:

Câu 1: Nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng tháng

A Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

B Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

C Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

D Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

Câu 2: Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập nhằm mục đích gì?

A Xóa bỏ nhà nước tư sản.

B Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C Đưa liên minh công - nông nắm độc quyền.

D Tăng cường sức mạnh của các dân tộc.

Câu 3: Tư tưởng chỉ đạo của Lê nin khi thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A Công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc.

B Các nước cộng hòa anh em phụ thuộc vào nước Nga.

C Giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.

D Bình đẳng chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, sự giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 4: Tháng 12/1922, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập bao gồm các nước:

A Nga và 15 nước cộng hòa.

C Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Ngoại Cápcadơ.

D Nga, Trung Quốc, Mông Cổ.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa sự ra đời Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

A Đảm bảo lợi ích chung của các dân tộc

B Liên Xô mở rộng quyền kiểm soát ở Á, Phi, Mĩ Latinh.

C Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh

D Tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các nước cộng hòa.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922?

A Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.

B Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới lúc bấy giờ.

C Đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách trong đấu tranh chống ngoại xâm.

D Chưa phù hợp với nguyện vọng các dân tộc trên đất nước Xô viết.

Câu 7: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời năm 1922 đã

A đánh dấu Liên Xô hoàn thành công cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài

B chứng tỏ chế độ quân chủ chuyên chế do Nga hoàng dứng đầu hoàn toàn sụp đổ

C đánh dấu sự xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô rộng lớn

D đánh dấu Liên Xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Câu 8: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã

A lật đổ được Chính phủ tư sản lâm thời

B lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế.

C đưa nước Nga ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới

D giải phóng các dân tộc khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.

* Đáp án của 8 câu hỏi:

- Đội nào trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan của mảnh ghép nào đúng thì mảnh ghép bí mật đó sẽ được mở ra

- Và sau khi 8 mảnh ghép đều được mở ra, bí mật bên trong sẽ là nhân vật

- Giáo viên giới thiệu sơ qua về V.I.Lênin: ông sinh năm 1870 mất năm 1924, là một nhà cách mạng, nhà chính trị và lý luận chính trị Cộng sản người Nga Ông là một trong những người sáng lập và lãnh đạo Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (1922-1924)

- Sau đó nhận xét, giáo viên công bố kết quả chung cuộc

3.3 Trò chơi ngược dòng lịch sử

Bài áp dụng: BÀI 9 (Lịch sử 11 - KNTT): CUỘC CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ

Hoạt động 2 : Bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và triều Hồ

- Hình thành kiến thức mới.

- Giúp rèn kĩ năng tự học, tự tìm tòi và diễn đạt cho học sinh

2 Quá trình tổ chức: a Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo viên chuẩn bị kịch bản

- Giáo viên chuẩn bị phiếu đánh giá để phát cho các cổ động viên với 2 câu hỏi sau:

+ Theo em, bạn nào đã thể hiện hay nhất cả ở hai mặt diễn xuất và nội dung trả lời?

+ Theo em, có bao nhiêu ý kiến giống em? b Tiến hành trên lớp

- Giáo viên chọn 02 học sinh thể hiện phân vai

+ 02 học sinh phải thể hiện được cảm xúc của nhân vật và diễn xuất phù hợp với tính cách từng nhân vật

+ Bạn nào thể hiện hay nhất sẽ được giáo viên thưởng điểm (cao nhất là 10 điểm)

* Bước 2: Giáo viên điều khiển trò chơi theo thứ tự sau:

- GV chiếu 4 hình ảnh nhân vật lên ti vi của lớp học để học sinh lựa chọn hóa thân.

- 01 em học sinh sẽ lựa chọn hóa thân thành một trong các nhân vật dưới đây:

Bác nông dân Nhà sư

- 01 em khác sẽ đóng vai một người dân Đại Việt và đưa ra các câu hỏi: + Người dân Đại Việt: “Chào bác Sao bác ngồi đây, bác đang sống ở đâu và làm gì ạ?”

+ Bác nông dân: “Vâng, chào bác Tôi đang ngồi nghỉ chân Tôi ở xã QuảngNgọc, huyện Quảng Xương Tôi làm ruộng thôi bác ạ”.

+ Người dân Đại Việt: “Bác có biết vị vua đang cai trị đất nước ta là ai không?”

+ Bác nông dân: “Có chứ, ai mà không biết đó là ông vua Hồ Qúy Ly chứ, ông ấy mới lên ngôi đây thôi”.

+ Người dân Đại Việt: “Bác có biết vua Hồ Quý Ly lên ngôi như thế nào không ạ?”

+ Bác nông dân: “Tôi cũng có biết một chút ít bác ạ Ông ta vốn cũng là một quan to của nhà Trần Nhà Trần ban đầu đã đem lại cho chúng tôi một cuộc sống ấm no Nhưng về sau, nhà Trần đã không còn như trước nữa, ngày càng suy yếu, các vua chỉ lo ăn chơi, không còn chăm lo gì đến sản xuất nông nghiệp, đê điều nữa, nên mất mùa, đói kém suốt Đời sống người dân chúng tôi vô cùng cực khổ. Đã vậy đất nước lại không yên bình, các cuộc khởi nghĩa của dân nổ ra ở nhiều nơi, rồi lại bị Chăm-pa tấn công, bị nhà Minh chèn ép Nhà Trần như vậy, nên ông

Hồ Qúy Ly mới ép vua Trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, rồi chuyển kinh đô về quê hương Thanh Hóa chúng tôi.”

+ Người dân Đại Việt: “Cuộc sống của bác và những người dân quê bác như thế nào?”

+ Bác nông dân: “Khổ lắm bác ạ, chúng tôi cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.”

+ Người dân Đại Việt: “Khổ như vậy thì bác có mong muốn vua Hồ Qúy Ly và triều Hồ thay đổi gì không?”

+ Bác nông dân: “Có chứ bác Chúng tôi chỉ mong vua làm sao cho đất nước hết khó khăn, yên ổn, chúng tôi có ít ruộng để cày cấy, có cái mà ăn, có cái mà nộp thuế má thôi.”

* Bước 3: Sau khi 2 bạn hoàn thành phần thi các cổ động viên nhận xét, đánh giá kết quả

* Bước 4: Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về diễn xuất, mức độ chính xác của lời thoại hợp với tính cách nhân vật, công bố kết quả chung cuộc

Bài áp dụng: Bài 10 (Lịch sử 10 - KNTT): VĂN MINH ĐẠI VIỆT

Hoạt động 3: Những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt

- Hình thành kiến thức mới.

- Giúp rèn luyện tính tư duy độc lập cho học sinh

2 Quá trình tổ chức : a Chuẩn bị của giáo viên :

- Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ và trình chiếu lên ti vi lớp, theo sơ đồ minh họa sau: Ô CHỮ BÍ MẬT

- Giáo viên chia lớp làm hai đội (mỗi dãy một đội) và đặt tên cho mỗi đội: + Đội 1: Văn Lang

+ Sau khi giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, hai đội sẽ giơ tay giành quyền trả lời Đội nào giơ tay trước khi giáo viên nói bắt đầu sẽ mất quyền trả lời Đội còn lại được quyền trả lời

+ Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu đúng sẽ được 10 điểm và giáo viên mở hàng chữ đó ra

+ Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã hai đội giơ tay giành quyền trả lời Nếu trả lời sai đội còn lại sẽ được quyền trả lời Mỗi đội trả lời tối đa hai lần Thời gian suy nghĩ là 30 giây

+ Mật mã là 10 điểm cho lần trả lời thứ nhất, 5 điểm cho lần trả lời thứ hai + Nếu học sinh không giải được mật mã thì giáo viên giải

+ Đội nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm

- Giáo viên trình chiếu sơ đồ ô chữ lên ti vi rồi cho tiến hành trò chơi, đội trả lời chọn ô chữ số ở hàng ngang nào thì giáo viên sẽ đưa ra gợi ý đó:

+ Hàng chữ thứ nhất có 07 chữ cái, đây là “Công trình được vua Lý Thánh Tông cho dựng vào năm 1070 để thờ Khổng Tử?”

+ Hàng chữ thứ hai có 10 chữ cái, đây là “Công trình kiến trúc được xây dựng dưới thời Nguyễn trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội”.

Kết quả và bài học kinh nghiệm

Qua việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong một số giờ học Lịch sử tôi thấy đã đạt được một số kết quả sau:

+ Không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị, thời gian của tiết dạy mà giáo viên và học sinh vẫn đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học.

+ Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu kiến thức Từ đó làm cho không khí lớp học sôi nổi, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh, nhờ đó đã nâng cao hiệu quả việc dạy và học, đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát.

+ Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.

+ Giúp các em rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.

+ Học sinh thích thú với trò chơi trong giờ học, do đó năng động hăng say phát biểu xây dựng bài, vì vậy mà các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn Các em có điều kiện cùng chuẩn bị bài học, chủ động trong học tập…

- Sau đây là kết quả khảo sát học sinh 3 lớp thực nghiệm sau khi tôi áp dụng các kinh nghiệm trên vào giảng dạy:

Lớp dạy Hứng thú (%) Kĩ năng (%)

Kết quả khảo sát cho thấy thì rõ ràng hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, phát huy năng lực tự học, tự tìm tòi sáng tạo và rèn luyện kĩ năng lịch sử.

Giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng là kết quả học tập của học sinh sẽ được nâng lên.

- Việc tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên khi tổ chức không nên quá lạm dụng, chỉ tổ chức trong thời gian ngắn như khởi động buổi học, giới thiệu một nội dung mới hoặc để củng cố một vấn đề của bài học Nếu trong buổi học thấy tình trạng học sinh mệt mỏi cũng có thể sử dụng trò chơi học tập để giúp học sinh thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập Việc sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử vừa giúp học sinh thấy hứng thú, vừa phát huy các năng lực của các em, đồng thời vẫn có những điểm tựa để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi.

- Giáo viên cần đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học, hình thức tổ chức phải phong phú, hấp dẫn mới thu hút, lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên và có tinh thần trách nhiệm xây dựng bài Từ đó, chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ngày càng được nâng cao.

- Ngoài ra giáo viên cần nghiên cứu tùy theo số lượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, nếu tổ chức trò chơi không tốt sẽ bị hạn chế về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh nghiêm túc trong học tập và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị học tập của học sinh ở nhà, phải theo dõi quá trình học tập của học sinh để làm cơ sở cho quá trình kiểm tra đánh giá được khách quan hơn, tạo động cơ học tập tốt cho học sinh

- Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy môn Lịch sử, giáo viên có thể sưu tầm và thiết kế các loại trò chơi cho từng bài thuộc từng phần học và nghiên cứu sử dụng phối hợp giữa sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học và các phương pháp dạy học khác.

- Phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên

- Giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho các em hoặc các nhóm, các tổ…như sưu tầm các câu truyện, các loại trò chơi

- Hướng dẫn việc học sinh cách sưu tầm tài liệu

- Kiểm tra việc học tập trên lớp, học tập ở nhà của học sinh thông qua giờ dạy, vở ghi, vở bài tập

- Sau khi kiểm tra thông báo kết quả động viên học sinh học tập đặt biệt là đối với những em có kết quả cao để phấn đấu.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w