SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT CHU VĂN AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO TẠO HỨNG THÚ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SIN
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
THIẾT KẾ ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO TẠO HỨNG THÚ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN
VẬT LÍ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Tiến
Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lí
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1 MỞ ĐÂU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Đóng góp mới của đề tài 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1.1 Khái niệm quá trình dạy học 3
2.1.2 Một số vấn đề về khởi động 4
2 1.3 Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh lớp 10 với việc tiếp thu môn Vật lí 5
2.2 Thực trạng của vấn đê khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
2.2.1 Thực trạng chung 6
2.2.2 Đối với giáo viên 6
2.2.3 Đối với học sinh 8
2.2.4 Kết quả khảo sát 8
2.2.5.Thuận lợi 9
2.2.6 Khó khăn 9
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Tổ chức hoạt động khởi động giờ học trong dạy học vật lí 10 9
2.3.1 Biện pháp 1: Khởi động bằng một hình ảnh, một đoạn video: 9
2.3.2 Biện pháp 2: Khởi động bằng cách sử dụng thí nghiệm 11
2.3.3 Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan để khởi động 13
2.3.4 Biện pháp 4: Khởi động với một tình huống có vấn đề 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16
2,4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 16
2.4.2 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 16
2.4.3 Diễn biến và kết quả thực nghiệm sư phạm 16
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18
3.1 Kết luận 18
3.2.Kiến nghị 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 31 MỞ ĐÂU
1.1 Lí do chọn đề tài
Theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW, hiện nay dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh (HS) được đặt ra như một yêu cầu bức thiết Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc (Ban Chấp hành Trung ương, 2013)[1] Vì vậy, trong dạy học, giáo
viên (GV) cần quan tâm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) để người học có
cơ hội tự cập nhật tri thức và phát triển năng lực bản thân
Thông thường, mỗi bài học được thiết kế thành các hoạt động nối tiếp nhau, đólà: Hoạt động khởi động (HĐKĐ); Hoạt động hình thành kiến thức; Hoạt độngluyện tập; Hoạt động vận dụng/tìm tòi, mở rộng[2]
Trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, tất yếu GV cần coi trọng HĐKĐ sao chotạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp nhất giúp HS chủ động, tự tin khám phá kiếnthức
Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thíchtrí tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dunghọc tập cho các em Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng
bộ môn được nâng cao hơn
Từ những lí do trên cùng với kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được qua nhiều nămgiảng dạy tại Trường THPT Chu Văn An, Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinhnghiệm mà mình đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy và tôi chọn đề tài:
“Thiết kế đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo tạo
hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn vật lí lớp 10 ở
trường THPT Chu Văn An” làm biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn
Trong thực tế giảng dạy phân môn Vật lí cấp trung học phổ thông nói chung, lớp
10 nói riêng, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học khó khăn, thiếu hứng thú vớitiết học Nên dẫn đến nhiều em còn có thái độ chưa quan tâm, chưa chú ý vàobài học Điều này đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượngdạy và học bộ môn
Thực tế nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt độngkhởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy;không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác Một số giáo viên có tổ chức hoạt động khởi động nhưng chưa hiệu quả (tổ chứctrò chơi ít gắn với nội dung bài học, lựa chọn tình huống, vấn đề khởi động chưasâu sắc, )
Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chấtlượng dạy học môn Vật lý lớp 10 đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện nói chung
1.2 Mục đích nghiên cứu
Một hoạt động khởi động hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích thíchtrí tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh, tạo tâm thế và định hướng nội dung
Trang 4học tập cho các em Từ đó các em yêu thích môn học hơn, đồng thời chất lượng
bộ môn được nâng cao hơn
Việc tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh trong học dạy phân môn Vật lýlớp 10 nhằm xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động tạo hứngthú cho học sinh trong dạy phân môn Vật lý lớp 10 từ đó nâng cao chất lượngdạy học bộ môn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động khởi động giờ học trong dạy học Vật lí 10 (sách KNTT) ởtrường THPT
- Học sinh lớp 10 (10A12 – 10A14), trường THPT Chu Văn An, thanhphố Sâm Sơn ,tỉnh Thanh Hoá
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về các quan
điểm, sự định hướng việc dạy và học tích cực cũng như đổi mới PPDH, tổ chứchoạt động khởi động giờ học, SGK, sách GV và các tài liệu khác liên quan
1.4.2 Phương pháp điều tra: Tìm hiểu việc dạy (thông qua nghiên cứu giáo án,
dự giờ, trao đổi với GV) và việc học (thông qua trao đổi với HS, bài kiểm tra)nhằm sơ bộ đánh giá tình hình tổ chức hoạt động khởi động giờ học trong dạyhọc Vật lí lớp 10 ở trường THPT…
1.4.3 Phương pháp TN khoa học giáo dục: Tiến hành TN sư phạm với tiến
trình dạy học đã soạn thảo theo kế hoạch Phân tích kết quả thu được trong quátrình TN sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đềtài
1.4.4.Phương pháp thống kê toán học: sử dụng những kĩ năng thống kê toán
học để thống kê, đối chiếu so sánh kết quả khảo sát, kết quả kiểm tra chất lượnghọc tập trước và sau khi áp dụng sáng kiến
1.5 Đóng góp mới của đề tài
- Giải pháp được áp dụng từ đầu năm học 2023 – 2024 đến nay tại lớp 10 trường
THPT Việc thực hiện biện pháp này có nhiều điểm mới
- Sách giáo khoa Vật lý lớp 10 mới được áp dụng từ năm học 2022-2023, cả giáoviên và học sinh có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện bài học nhưng vì sáchmới nên còn nhiều bỡ ngỡ Việc xây dựng giải pháp tổ chức hoạt động khởiđộng giờ học trong dạy học Vật lý lớp 10 sách Kết nối tri thức và cuộc sống đãgóp phần giúp giáo viên có những biện pháp mới trong tổ chức khởi động giờhọc hấp dẫn, hiệu quả
- Với những biện pháp này đã thực sự tạo nên tính hấp dẫn trong khởi động giờhọc, góp phần đổi mới PHDH, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn
- Các biện pháp đã giúp cho GV tránh được lối mòn trong tư duy giảng dạy mộtchiều; giúp học sinh định hướng được tốt hơn trong việc tiếp cận bài học Luôn
có ý thức tự làm mới mình, làm chủ nội dung, phương pháp, cách thức tổ chứcdạy học giúp HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong tiếp cận nội dung bài học từ
đó có ý thức giải quyết vấn đề bằng nhiều hình thức khác nhau
Trang 52 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm quá trình dạy học
Quá trình dạy và học được hiểu là sự tác động qua lại giữa GV và HS có chủđích được thay đổi một cách có trình tự nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáodưỡng, giáo dục cộng sản chủ nghĩa và phát triển nhân cách cho HS; là chuỗiliên tiếp các hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác vớinhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm
Hoạt động dạy học được diễn ra theo một quá trình nhất định được gọi là quátrình dạy học Quá trình dạy học bao gồm hoạt động dạy của người thầy và hoạtđộng học của trò Đây là toàn bộ hoạt động của GV và HS do GV hướng dẫnnhằm giúp HS nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và từ đó trò đượcphát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành cơ sở thế giớiquan khoa học [4]
Như vậy hoạt động dạy học có sự gia công sư phạm của GV để giúp HS nắmnhanh chóng và hiệu quả những tri thức cần đạt được Tuy nhiên chất lượng củahoạt động dạy học phụ thuộc vào chính hoạt động học của học trò, mọi tác độngcủa người dạy chỉ là tác động bên ngoài Những nhân tố trong cấu trúc của hoạtđộng dạy học tồn tại trong mối quan hệ qua lại thống nhất với nhau
Hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS và
có sự thống nhất biện chứng với nhau, được thực hiện trong nhà trường bằng sựtương tác có tính xã hội và hợp tác giữa dạy và học
Dạy là công việc của GV bao gồm các hoạt động như: tổ chức, thiết kế, chỉ đạo,điều khiển việc lĩnh hội kiến thức, hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo, hướngdẫn HS cách thức, phương pháp tiếp thu, lĩnh hội kiến thức Bản chất của côngviệc dạy của GV là quá trình tổ chức cho HS nhận thức, là quá trình giúp HSchiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển nhân cách toàn vẹn cho HS Muốndạy tốt thì GV phải xuất phát từ khái niệm khoa học, xây dựng quy trình dạy học
và tổ chức tối ưu các hoạt động dạy và học, thực hiện hoạt động dạy và học đảmbảo được tính liên hệ ngược thường xuyên và bền vững [5]
Học là hoạt động học tập của HS nhằm thu nhận tri thức, bản chất của hoạt độnghọc là quá trình lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo và tích cực dưới sựhướng dẫn của người thầy
Thực chất bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS,
và cũng được diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người từ trực quansinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là conđường biện chứng của nhận thức chân lý Vì vậy, những yếu tố trực quan như
Trang 6các sự vật, hiện tượng có thật hoặc các mô hình, tranh vẽ lời nói giàu hình tượng
cả GV giúp HS xây dựng được những biểu tượng về chúng, đó là những tài liệucảm tính, từ những điều đó và thao tác tư duy của HS mà giúp HS hình thànhđược các khái niệm khoa học
2.1.2 Một số vấn đề về khởi động
a Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt, Khởi động được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹtrước khi bắt đầu”[6] Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt độngnhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiệnmột công việc cụ thể nào đó
b Một số vấn đề chung về hoạt động khởi động giờ dạy
* Yêu cầu của hoạt động khởi động giờ dạy
- Giáo viên hoặc học sinh thực hiện cần có sự đầu tư về trí tuệ, công sức, thờigian
- Ngắn gọn về thời lượng (2 đến 5 phút)
- Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học; tạo sự thân thiện thầy vàtrò
- Có tính hấp dẫn, gây được sự sôi nổi, hào hứng, kích thích được sự hứng thú,
tò mò hay tâm lý thi đua, thích khen thưởng của học sinh
- Gợi được vấn đề của bài học
- Học sinh chỉ có thể phán đoán một phần mà chưa thể dùng tri thức cũ vấn đề,buộc phải chú ý bài học mới có thể khám phá điều muốn biết
* Đặc điểm của hoạt động khởi động
- Hoạt động khởi động là một hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt độnghọc tập bởi vậy: hoạt động khởi động chính là hoạt động tạo nền móng, đạp đểcác hoạt động sau được diễn ra hiệu quả
- Nhiệm vụ học tập trong hoạt động khởi động cần đảm bảo học sinh thể giảiquyết trọn vẹn với kiến thức - kỹ năng cũ mà cần phải học thêm kiến thức mớitrong các hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập
- Hoạt động khởi động diễn ra nhanh chóng trong một thời gian chỉ tối đa là 5phút sau khi ổn định tổ chức và trước khi vào bài, nếu lâu hơn sẽ bất lợi
* Phân loại hoạt động khởi động
Có rất nhiều cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau:
- Xét về hình thức: có hoạt động động và hoạt động tĩnh Hoạt động động là những hoạt động thiên về vận động thể chất, các nhóm cơ Ví dụ các trò tuệ kết hợp tay chân, các giác quan: hát, vẽ tranh, ghép tranh, ngâm chuyện, … Hoạt động tĩnh thiên về vận động trí não như: thảo luận theo giải ô chữ, hùng biện, phân tích sơ đồ tư duy, câu hỏi nêu vấn đề,…
- Xét về đối tượng thực hiện: Hoạt động khởi động có thể được thực hiện bởi giáo viên: lời dẫn gián tiếp, trích dẫn ý kiến hay danh ngôn, câu hỏi gợi liên hệ thực tế,… Bên cạnh đó là những hoạt động được thực hiện bởi học sinh: các trò chơi, các phần thi nhỏ, vẽ tranh minh họa,…
Sự phân loại trên có tính chất tương đối Trên thực tế giảng dạy không có hoạt động nào dành riêng biệt cho từng đối tượng Hoạt động của người dạy và
Trang 7học sinh có tính chất luân phiên Giáo viên đưa ra ý tưởng, yêu cầu và học sinh thực hiện, sau đó giáo viện nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
* Quy trình thiết kế hoạt động khởi động:
- Nghiên cứu kỹ bài học, đặc biệt là tư tưởng cốt lõi của kiến thức để tìm
ra nội dung của hoạt động cho phù hợp
- Xác định đối tượng thực hiện chủ đạo: giáo viên hay học sinh
* Mục đích của hoạt động khởi động
Hoạt động khởi động nhằm hướng tới mục đích là học sinh tích cực, chủđộng chiếm lĩnh tri thức:
- Thu hút sự chú ý ngay từ đầu giờ học, tránh sự mất tập trung, xao nhãxộn, mất thời gian
- Khơi mạch nguồn cảm hứng cho người học; đánh thức năm giác quan
- Dẫn dắt học sinh vào “bầu không khí khoa học” Hoạt động khởi động làcây cầu đưa người học vào bầu không khí đó
- Tạo “thử thách”, tạo “tình huống” để học sinh buộc phải bị “vấp” tư duy
Từ đó kích thích nhu cầu tò mò, kích thích khả năng chinh phục tri thức của các
em Đây là mục đích quan trọng nhất Tư duy vận động tri thức mới có lối vào
Hoạt động khởi động không tạo được tình huống vấn đề chưa phải là một
hoạt động thuyết phục và có tính khoa học
2 1.3 Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi học sinh lớp 10 với việc tiếp thu môn Vật lí
Mỗi giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh có những đặc điểm riêngbiệt, với lứa tuổi học sinh THPT nói chung, lớp 10 nói riêng là giai đoạn tuổithanh niên Nội dung và tính chất của hoạt động học tập khác rất nhiều so vớihoạt động học tập ở bậc THPT, hoạt động học tập ở mức độc lập cao hơn nhiều,kinh nghiệm sống các em đã phong phú hơn, ý thức về trách nhiệm của bản thâncao hơn Do vậy, thái độ có ý thức của các em lứa tuổi này đối với học tập ngàycàng phát triển
- Thái độ có lựa chọn hơn đối với các môn học cho nên ở các em hìnhthành hứng thú học tập gắn liền với môn học Các em đã xác định cho mình mộthứng thú về một môn học nào đó và thường liên quan đến việc chọn ngành nghềcủa HS, nên nhiều em rất tích cực học một số môn mà các em chọn các môn yêuthích, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác
- Ở độ tuổi này các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượngmột cách độc lập, sáng tạo, tư duy của các em chặt chẽ, có căn cứ và nhất quánhơn trước đó Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS thực hiện các thao tác
Trang 8tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắmđược mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên Các em có khả năng tự làm thínghiệm, tự tạo ra các thí nghiệm đơn giản, vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộcsống Do vậy, các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu các kiến thức về Vật lí
Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn còn thiếu Một sốdụng cụ, thiết bị thí nghiệm còn thiếu hoặc chưa có Nhiều thí nghiệm biểu diễnchưa được GV chủ động thêm vào bài học và thí nghiêm thực hành của HS chưathực hiện đầy đủ do đó phải chiếu video cho HS quan sát
Việc nghiên cứu kỹ từng bài dạy, đặc điểm môn học và đối tượng người học để
có PPDH phù hợp và đem lại hiệu quả nhất là việc cần làm ngay của mỗi GV đểnâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Điều quan trọng là đổi mới được hìnhthức, phương pháp dạy học để hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lạithói quen học tập thụ động, tạo hứng thú học tập cho HS
Với tư cách là chủ thể của hoạt động dạy học, GV phải vượt qua các trở ngạitâm lý cơ bản đã nêu, chỉ khi nào đổi mới phương pháp dạy - học trở thành nhucầu tự thân trong mỗi GV vật lí thì hoạt động dạy - học nhằm tạo được hứng thúhọc tập cho học sinh trong mỗi bài học khi ấy mới thật sự khởi sắc
Một trong những cách để khắc phục các nhược điểm trên và để nâng cao khảnăng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, để tạo hứng thú trong việc học môn học
là cần thiết để khởi động bài dạy gây được hứng thú cho HS
2.2.2 Đối với giáo viên
Thực tế nhiều giáo viên trong quá trình dạy học thường không tổ chức hoạt độngkhởi động vì nhiều lí do: lo lắng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài dạy;không biết tổ chức như thế nào; sợ hoạt động gây ồn ảnh hưởng lớp học khác Một số giáo viên có tổ chức hoạt động khởi động nhưng chưa hiệu quả (tổ chứctrò chơi ít gắn với nội dung bài học, lựa chọn tình huống, vấn đề khởi động chưasâu sắc, )
Trong thời gian 45 phút lên lớp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, GV chỉ truyền thụ những kiến thức liên quan tới nội dung bài học Giáo viên thường mở đầu tiết học bằng việc ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ rồi dạy bài mới luôn mà không tổ chức hoạt động khởi động
Một số giáo viên có tổ chức hoạt động khởi động nhưng chỉ làm mang tính hình
thức Khởi động bằng việc dẫn dắt một vài câu: “Hôm nay chúng ta học bài mới, bài….”
Hoặc:“Các em mở sách giáo khoa trang… chúng ta học bài mới, bài… ”
Việc tổ chức khởi động như vậy khiến học sinh không được chuẩn bị tâm thếcho việc học bài mới Học sinh bước vào bài mới mà không có sự hứng thú họctập, không được định hướng nội dung chủ yếu của bài học HS sẽ chán học, uể
Trang 9oải
Để tìm hiểu thực tiễn cho việc tổ chức hoạt động khởi động giờ dạy Vật lý lớp
10 ở trường THPTChu văn An, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sửdụng, hiệu quả cũng như việc cải tiến, thiết kế phần khởi động của giáo viên
trường THPT (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục) Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc thiết kế phần khởi động
trong quá trình dạy học Vật lý lớp 10 ở trường THPT thể hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc thiết kế
phần khởi động trong quá trình dạy học ở trường THPT
Mức độ nhận thức Số phiếu Tỉ lệ %
Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên đều đánh giá cao tầm quan trọng
và sự cần thiết của việc thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học 100%
GV được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu phần khởi động trong quátrình dạy học Vật lý lớp 10 Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc thiết kếphần khởi động trong dạy học Vật lý lớp 10 làm bộc lộ những hiểu biết có sẵncủa học sinh, tạo mối liên tưởng đến kiến thức bài học mới; kích thích sự tò mò,mong muốn hiểu biết bài học mới của học sinh, phát huy được tính tích cực, độclập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập
Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học Vật
lý lớp 10 Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học ở trường THPT hiện nay
Để đánh giá mức độ thiết kế phần khởi động hiện nay tôi dựa trên cơ sở đánh giácủa GV và kết quả điều tra được trình bày trong bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2 Kết quả khảo sát mức độ thiết kế phần khởi giờ dạy môn Vật lý
có sử dụng và 20% giáo viên không bao giờ sử dụng)
Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn về
sự cần thiết của thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học Vật lý lớp 10,nhưng việc thiết kế phần khởi động trong thực tế lại rất hạn chế Điều này tạo
Trang 10nên mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ thiết kế phần khởi động trong quátrình dạy học ở trường THPT hiện nay
2.2.3 Đối với học sinh
Đa số HS đều học một cách máy móc, rập khuôn theo kiểu truyền thống:
Có thuộc bài nhưng lại không hiểu thấu đáo các kiến thức trọng tâm bài học,không nắm vững yêu cầu cơ bản của bài học (học vẹt, học để đáp ứng yêu cầu
kiểm tra của GV), số ít HS tiếp thu rất tốt nội dung chương trình mới và có
phương pháp tự học tốt, tình trạng kiến thức cơ bản có sự chênh lệch trình độgiữa các HS GV cần hướng dẫn cho HS biết cách tự học, tự nghiên cứu, biếtphát hiện vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề Nguyên nhân là do các em chưathực sự thấy hứng thú với các giờ học nên không gợi tính tò mò khám phá vàtìm hiểu GV cần thay đổi cách dạy để giúp HS có ý thức tự học, học để hiểuchứ không phải để trả bài đầu giờ, để đối phó với các kỳ kiểm tra trên lớp hoặc
để đơn thuần là lấy điểm cao GV nên khơi gợi, hướng dẫn giúp HS xác định
và xây dựng thói quen tự học, tự tìm hiểu Sự yêu thích của các em còn kháthấp, đa số các em chỉ học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thôngnhiều HS chưa biết tác dụng của môn học
2.2.4 Kết quả khảo sát
Để nắm được thực trạng của vấn đề là học sinh có hứng thú với phần khởi độngtrong các giờ học phân môn Vật lý lớp 10, tôi đã tiến hành điều tra tại khối 10trường THPT Chu Văn An và thu kết quả như sau:
- Phiếu điều tra:
PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin em vui lòng cho biết cảm nghĩ của em sau khi học xong tiết học nàybằng cách đánh dấu X vào ô mà em chọn Cảm ơn em nhiều!
Thích phần
Khởi động
Không thích phần Khởi động
Hứng thú học bài mới khi có phần Khởi động
Không hứng thú học bài mới khi có phần Khởi động
- Số lượng phiếu 92 phiếu (Lớp 46 phiếu) Thống kê kết quả như sau:
Lớp SS
Thích phần Khởi động
Không thích phần Khởi động
Hứng thú học bài mới khi có phần Khởi động
Không hứng thú học bài mới khi có phần Khởi động
Trang 11Hoạt động giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh được Ban giámhiệu nhà trường rất quan tâm.
Nhà trường đầu tư, trang bị máy tính, máy chiếu, phương tiện, thiết bị dạyhọc hiện đại
Chương trình phân môn Vật lý, sách giáo khoa mới có nhiều thay đổi,hình ảnh đẹp, bắt mắt, hấp dẫn học sinh
Nội dung các bài khá sát hợp với thực tiễn
Học sinh hiện nay khá năng động, các em được tiếp cận với nhiều nguồnthông tin khác nhau nên sự hiểu biết của các em khá tốt
Chương trình mới đặt ra yêu cầu cao về mặt phương pháp giảng dạy, nhất
là các phương pháp dạy học tích cực trong khi giáo viên có một số người chưacập nhật được
Những trở ngại về mặt tâm lý của các GV hiện nay trong quá trình giảngdạy đó là: Tâm lý lo lắng, không an tâm; sức ì của tư duy chậm đổi mới; sự bảothủ và già nua trong suy nghĩ; sức ì của thói quen trong mỗi GV; hạn chế vềnăng lực chuyên môn; thiếu lòng tin đối với HS; cơ chế quản lý chưa đủ sứcmạnh và còn nhiều bất cập; bệnh thành tích làm lu mờ chí của GV
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GIỜ HỌC TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG)
2.3.1 Biện pháp 1: Khởi động bằng một hình ảnh, một đoạn video:
GV sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, trình chiếu cho HS xemmột video, một thước phim hoặc những hình ảnh có liên quan đến nội dung bàihọc; sau đó, sử dụng những câu hỏi hướng vào nội dung của bài để định hướng
tư duy cho HS Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV đưa ra nhận xét và khái quátnhững vấn đề trọng tâm, giúp các em dễ dàng tham gia vào hoạt động học
2.3.1.1.Ví dụ khi dạy bài 9 “Chuyển động thẳng biến đổi đều.”, giáo
viên dùng hình ảnh tổ chức khởi động như sau:
a Mục tiêu: Hoạt động này, từ một hoạt động tương đối quen thuộc
nhưng sẽ được mô tả bằng thuật ngữ vật lý, không bằng ngôn ngữ hằng ngày, tạocho HS sự hào hứng trong việc tìm hiểu nội dung bài học
b Nội dung:
- Giáo viên trình chiếu ảnh trên máy chiếu