1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giáo dục bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học qua môn địa lý lớp 10 ở trường thpt thường xuân 2

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học qua môn Địa Lý lớp 10
Trường học Trường THPT Thường Xuân 2
Chuyên ngành Địa lí
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 575 KB

Nội dung

Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đadạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương phápkinh tế, đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp lu

Trang 1

Mục lục

Phần 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.2 Tiến hành soạn bài dựa vào mục tiêu cần đạt 6 2.3.2.1 Giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn

đa dạng sinh học ở mức độ toàn bài

6

2.3.2.2 Giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn

đa dạng sinh học ở mức độ lien hệ

13

Trang 2

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Môi trường và những yếu tố trong nó luôn là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi xu hướng toàn cầu hóa, công nghiệp hóa đang trên đà phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Là một nước đang phát triển, từng bước chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp lớn, kèm theo đó là đời sống dân cư ngày càng phát triển, đô thị hóa cao Điều này đã đặt Việt Nam đứng trước nguy cơ môi trường bị tàn phá nặng nề Môi trường bị suy thoái kéo theo các yếu tố trong nó cũng đang dần giảm sút nghiêm trọng về số lượng và chất lượng Trong đó có một thành phần không nhỏ của môi trường là đa dạng sinh học bị suy giảm

Con người đã sống hàng nghìn năm trong sự đa dạng sinh học, phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học Tuy nhiên không phải ở giai đoạn lịch sử nào con người cũng nhận thức được tầm quan trọng sống còn của đa dạng sinh học Có

lẽ chính vì thế, khái niệm đa dạng sinh học còn hết sức mới mẻ so với lịch sử tri thức nhân loại Đa dạng sinh học với tư cách là một vấn đề được nhiều quốc gia quy định, nhất là sau khi xuất hiện Công ước quốc tế về đa dạng sinh học năm

1992 và được 150 quốc gia ký tham gia Từ đó nó đã trở thành một vấn đề pháp

lý quốc gia, quốc tế và được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm Việt Nam

ta cũng vậy, tuy vấn đề môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng vẫn còn mới mẻ đối với nước ta song Đảng và Nhà nước ta cũng đã có những sự quan tâm nhất định Đảng và Nhà nước đã đặt ra những phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học mang lại hiệu quả cao như tuyên truyền thuyết phục, phương pháp kinh tế, đặc biệt việc áp dụng điều chỉnh bằng pháp luật là một phương pháp được cho là đem lại hiệu quả khá cao, điều chỉnh bằng pháp luật để bảo tồn đa dạng sinh học thể hiện ở việc ra các điều luật, nghị quyết, nghị định, quy định

về vấn đề này

Tuy nhiên so với các quốc gia khác trên thế giới cũng như so với yêu cầu thực trạng của đa dạng sinh học thì sự quan tâm, chú ý cải tạo, bảo tồn đa dạng sinh học của Đảng, Nhà nước cũng như toàn xã hội vẫn còn nhiều thiếu sót Vấn đề đa dạng sinh học ở nước ta vẫn còn đang rất nóng bỏng thể hiện ở sự suy thoái trên mọi lĩnh vực, mọi vùng dân cư

Vì vậy tôi chọn đề tài “ Giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học qua môn Địa Lý lớp 10 ở trường THPT Thường Xuân 2.” là cần

thiết để cân bằng môi trường sinh thái và đa dạng sinh học đảm bảo cho phát triển bền vững

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi hướng tới mục tiêu cụ thể sau:

Trang 3

Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đối với học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2

Phát triển năng lực bảo vệ, bảo tồn, chăm sóc, phát triển nguồn gen và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trong phạm vi sáng kiến, tôi tập trung vào nội dung nâng cao ý thức, năng lực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong dạy học Địa lí lớp

10 và đối tượng là học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập tài liệu, trong quá trình viết báo cáo cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách tham khảo, báo chí, tài liệu giáo dục tích hợp của ngành

Phương pháp thực nghiệm sư phạm, thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 10C5, 10C6

Trang 4

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Vị trí môn Địa lí trong nhà trường phổ thông ở chương trình giáo dục

2018 là giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên xã hội

Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng hợp thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và đa dạng sinh học Hiện nay chúng ta đang triển khai tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí ở trường trung học phổ thông trở nên phổ biến sâu, rộng

Nguyên tắc tính thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh tạo điều kiện cho việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với thực tiễn địa phương sẽ giúp cho học sinh hiểu vấn đề sâu sắc hơn, thấy được kiến thức địa lí

là bổ ích; làm cho các em biết thực tế ở địa phương, hiểu thêm về quê hương từ

đó có được tâm thế sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn

đa dạng sinh học Trong quá trình học tập các em được suy nghĩ, liên hệ và đôi khi vận dụng hiểu biết của mình đề đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết vấn

đề của bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học Điều đó làm cho tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trở nên hấp dẫn, sinh động hơn (tài liệu tập huần: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học qua môn địa lí ở trường thpt, lưu hành nội bộ)

Vì vậy tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học qua môn địa lí lớp 10 ở trường THPT Thường Xuân 2 là hợp lí

2.2 Thực trạng của vấn đề

Trong sách giáo khoa đã thể hiện vấn đề môi trường và đa dạng sinh học

ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu cần đạt ở mỗi bài, chủ đề, nhưng những nội dung đó mới dừng lại ở biểu hiện của vấn đề mà ít đề cập đến việc phát triển năng lực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

- Đối với GV:

+ Nội dung bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đã được tích hợp giáo dục qua một số chủ đề, bài học cụ thể

+ Tư liệu có liên quan nhiều đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học qua các phương tiện truyền thông nhưng chủ yếu mang tính thống kê thông báo, vì vậy nội dung của nó chỉ dừng lại ở việc thông báo Nếu giáo viên ít tìm hiểu và ít kinh nghiệm sống sẽ gặp khó khăn trong việc giáo dục ý thức và phát triển năng lực bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cho học sinh

Trang 5

- Đối với HS:

+ Tuổi các em còn nhỏ, ít kinh nghiệm sống, sống ở các vùng miền khác nhau nên kiến thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế

+ Trong quá trình học tập trên lớp cũng như ở nhà nội dung bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học các em ít quan tâm

+ Hiện nay các em dành thời gian xem phim, ca nhạc, chat trên face book nhiều nhưng ít quan tâm đến thông tin về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

2.3 Giải pháp

2.3.1 Giáo viên xác định địa chỉ giáo dục

Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục 2018 đối với môn học Địa Lí lớp 10, tôi đã xác định được địa chỉ giáo dục như sau:

Tên

bài/chủ đề

độ Khối lớp 10

Một số quy

luật của

lớp vỏ địa

lí (bài: Vỏ

địa lí, quy

luật thống

nhất và

hoàn

chỉnh)

Mục thứ 2 Quy luật thống nhất

và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ

Liên hệ

Địa lí dân

cư (bài:

Phân bố

dân cư và

đô thị hóa)

Mục thứ 2 Đô thị hóa

Trình bày được khái niệm, phân tích được các nhân tố tác động đến đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

Liên hệ

Địa lí công

nghiệp

(bài: Địa lí

một số

ngành công

nghiệp

Mục thứ 1:

Công nghiệp khai thác than và dầu khí, mục thứ 2: Công nghiệp điện lực, mục thứ 3: Công nghiệp khai thác quặng kim loại,

Phân tích được tác động của công nghiệp đối với môi trường, sự cần thiết phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo

Bộ phận

Trang 6

mục thứ 4: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung

và mục thứ 5:

Công nghiệp thực phẩm

Phát triển

bền vững

và tăng

trưởng

xanh (gồm

2 bài: Môi

trường và

tài nguyên

thiên nhiên

; Phát triển

bền vững

và tăng

trưởng

xanh)

Tất cả các mục - Phân biệt được khái niệm, đặc điểm

của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với

sự phát triển của xã hội loài người

- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững

- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tăng trưởng xanh

- Liên hệ một số vấn đề về tăng trưởng xanh tại địa phương

Toàn bài

2.3.2 Tiến hành soạn bài dựa vào yêu cầu cần đạt.

2.3.2.1 Giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học đối với toàn bài.

2.3.2.1.1 Yêu cầu.

Bài gồm có nhiều mục lớn, nhưng các mục kiến thức phải có đề cập đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học gắn kết với nhau tạo ra nội dung bài học hoàn chỉnh

Vì vậy tôi phải chọn bài, trong chương trình địa lí lớp 10 có 2 bài: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

2.3.2.1.2 Cách tiến hành

Ví dụ 1: CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(Thời lượng: 2 tiết)

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Phân biệt được khái niệm, đặc điểm của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Phân tích được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người

Trang 7

- Trình bày được khái niệm và sự cần thiết phải phát triển bền vững.

- Trình bày được khái niệm và biểu hiện của tang trưởng xanh

- lien hệ được một số vấn đề về tăng trưởng xanh ở địa phương

2 Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử

dụng công nghệ thông tin

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh

3 Phẩm chất:

- Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2 Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

1 Mục đích: Giúp học sinh hiểu và trình bày được khái niệm môi trường, tài

nguyên thiên nhiên Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích video clip, hình ảnh Đặt ra câu hỏi và dẫn dắt vào chủ đề

2 Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

3 Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản

thân trả lời câu hỏi GV đưa ra

4 Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình

ảnh và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên khiến em suy nghĩ tới vấn đề gì?

Trang 8

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03

phút

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ

sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó

dẫn dắt HS vào bài học mới

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 Tìm hiểu về môi trường

1 Mục đích: HS hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại môi trường.

2 Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến

thức theo yêu cầu của GV

3 Sản phẩm: HS ho n th nh tìm hi u ki n th c:àn thành tìm hiểu kiến thức: àn thành tìm hiểu kiến thức: ểu kiến thức: ến thức: ức:

I Môi trường

1 Khái niệm:

* Môi trường địa lí:

Là không gian bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

* Môi trường sống:

Là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là 1 sinh vật và như 1 thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người

2 Phân loại môi trường

Môi trường được chia thành 3 loại:

Trang 9

- Môi trường tự nhiên.

- Môi trường xã hội

- Môi trường nhân tạo

4 Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục I, trang

159), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi: Nêu khái niệm môi trường? Cách phân loại môi trường?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút + GV: quan sát và trợ giúp các cặp

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình

làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

Hoạt động 2 Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên

1 Mục đích: HS biết và kể được một số loại tài nguyên thiên nhiên, hiểu về

cách phân loại tài nguyên thiên nhiên

2 Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến

thức theo yêu cầu của GV

3 Sản phẩm: HS ho n th nh tìm hi u ki n th c:àn thành tìm hiểu kiến thức: àn thành tìm hiểu kiến thức: ểu kiến thức: ến thức: ức:

II Tài nguyên thiên nhiên

1 Khái niệm:

Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng

2 Phân loại:

Có nhiều cách phân loại tài nguyên:

- Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật…

- Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch…

- Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng:

+ Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước

+ Tài nguyên có thể bị hao kiệt:

Trang 10

> Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản

> Tài nguyên khôi phục được: đất trồng, các loài động thực vật

4 Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục II, trang

161), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Kể các tài nguyên thiên nhiên mà em biết, chúng có vai trò gì trong phát triển kinh tế xã hội?

+ Câu hỏi 2: Trình bày các cách phân loại TNTN Lấy ví dụ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút + GV: quan sát và trợ giúp các cặp

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình

làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

Hoạt động 3 Tìm hiểu về phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

1 Mục đích: HS hiểu thế nào là phát triển bền vững, Vai trò, tầm quan trọng

của việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường

2 Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến

thức theo yêu cầu của GV

3) Sản phẩm: HS ho n th nh tìm hi u ki n th c:àn thành tìm hiểu kiến thức: àn thành tìm hiểu kiến thức: ểu kiến thức: ến thức: ức:

III Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

- Khái niệm phát triển bền vững: Bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh

- Loài người đang đứng trước thử thách lớn là:

+ Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt

+ Môi trường ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái

 Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên đồng thời phải bảo vệ môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài trên Trái Đất

- Biện pháp:

+ Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh

+ Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói

+ Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w