1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giáo dục kĩ năng phòng chống đuối nước cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường thcs hoằng châu

18 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Hoằng Châu
Tác giả Lê Thanh Tùng
Trường học Trường THCS Hoằng Châu
Chuyên ngành Giáo dục kỹ năng
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước vào các hoạt động của trường, lớp, Đoàn, Đội; khuyến cáo học sinh không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nướ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS HOẰNG CHÂU

Người thực hiện: Lê Thanh Tùng Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Châu SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lý luận của SKKN 2-5 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 5-7 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 7 2.3.1 Giáo dục qua các buổi sinh hoạt lớp 7-14 2.3.2 Giáo dục qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ 14 2.3.3 Giáo dục qua các hoạt động của Đoàn-Đội 14 2.3.4 Giáo dục qua công tác phối hợp với gia đình và địa

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

2 Trung học cơ sở THCS

3 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN

4 Tổ chức Y tế thế giới WHO

Trang 4

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè, thời tiết nắng nóng, cũng là lúc nhiều người dân, nhất là trẻ em thường rủ nhau đi tắm ở những khu vực ao hồ, sông suối, kênh rạch do đó tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao

Trong cuộc sống “Đuối nước” luôn là nỗi lo, nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh học sinh mỗi khi mùa hè đến Theo số liệu công bố của cơ quan chức năng tại lễ phát động “Phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến đuối nước cho trẻ em, học sinh trong mùa mưa lũ” diễn ra vào ngày 3 tháng 6 năm 2019 cho thấy, số trẻ em Việt Nam thiệt mạng do đuối nước dù đã giảm nhưng vẫn ở mức rất cao, khoảng 2.000 trẻ em/năm Con số đau lòng này cao gấp 10 lần so các nước phát triển, cao hơn 5 lần các nước ASEAN, đang gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng đuối nước, nhất là trong dịp nghỉ hè ở nước ta Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ đuối nước khiến nhiều người dân, đặc biệt là trẻ em bị tử vong Điển hình, ngày 20/5/2023, 04 em học sinh tử vong khi rủ nhau đi tắm tại khu vực kênh Sông Quao thuộc xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, hoặc trong chuyến đi trải nghiệm bắt ngao tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định), 01 phụ huynh và 01

em học sinh bị nước cuốn trôi Trước tình hình trên, các bộ, ngành mà đặc biệt

là Bộ Công an khuyến cáo người dân các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ em, cứu người bị đuối nước, thoát nạn khỏi vùng nước xoáy

Phòng chống đuối nước trẻ em vị thành niên luôn được Nhà nước, xã hội quan tâm Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, ban hành hai Chương trình phòng chống thương tích, nhằm huy động các cấp các ngành triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em trước hiểm họa thương tích Các chương trình này ngày càng hoàn thiện, bài bản và quyết liệt hơn trong mục tiêu giảm tỷ suất tử vong đuối nước

Các chương trình phòng chống đuối nước được triển khai cũng đã góp phần giảm thiểu số vụ đuối nước ở trẻ em, tuy nhiên con số trẻ em đuối nước trong những năm gần đây vẫn là khá cao Trong nhiều năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng bất thường liên tục, nguy cơ đuối nước cho trẻ em lại càng cao nếu chúng ta lơ là trong công tác tuyên truyền, giáo dục

kỹ năng cho trẻ Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là vì sao các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo, nhưng số vụ trẻ em đuối nước vẫn có chiều hướng gia tăng? Phải làm gì để không còn những cái chết thương tâm vì đuối nước?

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi không muốn để xảy ra bất kỳ một tai nạn đáng tiếc nào đối với học sinh của mình, đặc biệt là tai nạn do đuối nước trong mùa nắng nóng Việc lồng ghép các nội dung phòng chống đuối nước vào trong các tiết dạy là rất khó khăn, nên bản thân tôi nhận thấy việc lồng ghép chương trình này vào các buổi sinh hoạt lớp, cuối mỗi buổi học và sinh hoạt dưới cờ là rất có ý nghĩa và mang tính thực tiễn

cao Vì lý do trên tôi chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước

cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Hoằng Châu”

Trang 5

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh Đồng thời phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh

về ý thức phòng, chống tai nạn đuối nước

Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước vào các hoạt động của trường, lớp, Đoàn, Đội; khuyến cáo học sinh không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh và không an toàn như: sông, suối, ao, hồ, thác, ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác

Đề xuất lắp đặt hệ thống các biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm,

có nguy cơ cao có thể xảy ra đuối nước, những khu vực vắng người qua lại trên địa bàn Tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ tăng cường dạy bơi cho học sinh trong nhà trường nhằm nâng cao kỹ năng bơi, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh Nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên nhà trường có được những kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy bơi, cứu đuối cho học sinh trong những tình huống khẩn cấp

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

- Giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh lớp 6B thông qua công tác chủ nhiệm

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Điều tra thực trạng, nguyên nhân đuối nước của trẻ em, khảo sát khả năng nhận thức về phòng ngừa đuối nước của học sinh trong trường

- Khảo sát thực tế về tình hình ao, sông, đồng nuôi trồng thủy sản, vùng ven biển, kênh rạch trên địa bàn xã

- Tìm kiếm các giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em

1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.

- Sáng kiến góp phần giúp học sinh nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy cơ đuối nước

- Sáng kiến lồng ghép một hoạt động có ý nghĩa thực tiễn vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ qua công tác chủ nhiệm lớp

- Sáng kiến sẽ là hồi chuông cảnh tĩnh tới các em học sinh, các bậc phụ huynh và cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức và giáo dục kỹ năng ứng phó với những tai nạn thường xuyên xảy ra đối với trẻ em

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN):

Trong quá trình làm công tác giảng dạy, người giáo viên không chỉ làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức cho học sinh mà còn phải rèn luyện đạo đức, sức khỏe và giáo dục các kỹ năng sống cho các em Trong rất nhiều các kỹ năng cần giáo dục cho học sinh, thì kỹ năng giáo dục các em ứng phó với những tai nạn thường xuyên xảy ra là vô cùng quan trọng, nhất là kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước – loại tai nạn đã gây ra cái chết nhiều nhất cho trẻ em hàng năm Việc giáo dục kỹ năng này cho các em là trách nhiệm của mỗi thầy cô, nhà trường,

Trang 6

gia đình và toàn xã hội, trong đó vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng

Ở nước ta, nghỉ hè luôn là thời điểm được các bạn học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các bạn tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại… sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc đã xảy ra Vậy đuối nước là gì?

Theo định nghĩa của WHO, đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh

Hình ảnh về đuối nức

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đuối nước: không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông, suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu,… thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan khi trước khi bơi không khởi động dẫn đến chuột rút

Để không còn những đứa trẻ vô tội thiệt mạng do đuối nước, trong nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, đã yêu cầu các cấp, các ngành nghiêm túc chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh, đưa phong trào học bơi, phòng chống đuối nước có bước phát triển tốt hơn Tạo chuyển biến tốt để giảm thiểu số người bị đuối nước hàng năm ở Việt Nam, đầu tiên là bằng mức trung bình của ASEAN, sau đó là của thế giới

Năm 2019, Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án hỗ trợ, can thiệp hiệu quả

và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em tỉnh Thanh Hóa

Cùng với đó, những người làm cha làm mẹ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong việc bảo vệ, giám sát trẻ nhỏ Đồng thời các cơ quan chức năng và báo chí cần đẩy mạnh tuyên truyền đến các bậc phụ huynh, cần giám sát và quản lý con em mình trong thời gian nghỉ hè Phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức xã hội, trường học để tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè bổ ích cho trẻ cũng như giám sát trẻ để giảm nguy cơ dẫn đến đuối nước

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

Trang 7

Hoằng Châu là một xã có địa hình trũng thấp lại tiếp giáp với hạ lưu sông

Mã và giáp với biển nên có rất nhiều ao, nhiều sông, kênh rạch chạy qua, đặc biệt là hệ thống đồng nuôi trồng thủy sản trong đê và ngoài đê Nhiều ngôi nhà, trường học, đường giao thông, gần sông, gần biển, gần kênh rạch, ao, nhưng gần như không có rào chắn, hay biển báo nguy hiểm Bên cạnh những lợi ích về kinh

tế, giao thông, nông nghiệp mà hệ hống sông ngòi, kênh rạch, ao, đồng nuôi trồng thủy sản mang lại thì những vụ tai nạn đuối nước cũng cướp đi tính mạng của rất nhiều người dân trên địa bàn xã và các khu vực lân cận

Hàng ngày trên đường đi công tác vào những ngày nắng nóng dọc theo đường liên xã, liên thôn không khó khăn khi bắt gặp rất nhiều trẻ em đang tắm, tập bơi trên hệ thống ao, kênh rạch, cửa cống Nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn thực hiện các hoạt động đánh bắt cá trên ao, kênh mương, sông

và đặc biệt các em được nghỉ hè thường sang Cồn Trường nơi bố mẹ nuôi trồng thủy sản để ở hoặc chơi với bố mẹ vì vậy những lúc thủy triều lên, những miệng cống lấy nước vào đồng nuôi trồng thủy sản cực kì nguy hiểm Những hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn đuối nước đối với người dân, nhất là trẻ

em

Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm và hầu hết đều xảy ra vào thời điểm học sinh không phải đến trường như vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc vào các ngày nghỉ lễ Theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2020 đến tháng 9 năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 100 trẻ em bị đuối nước, trong đó có tới 95 em tử vong Mặc dù, con số này có chiều hướng giảm so với các năm trước, nhưng hầu hết các vụ đuối nước có thương vong từ 2 đến 3 em, thậm chí có vụ 4 em Trên địa bàn xã Hoằng Châu vào dịp nghỉ hè năm 2008 hai chị em Nguyễn Thúy Hải học lớp 6 và em trai học lớp 5 đi sang đồng nuôi trồng thủy sản với bố mẹ đã lội xuống đồng tắm và cả 2 chị em bị đuối nước dẫn đến tử vong chính đồng nhà mình

Năm học 2022-2023 ngoài nhiệm vụ giảng dạy và các nhiệm vụ chuyên môn khác, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 6B với tổng số 48 học sinh Trong đó phần lớn các em không biết bơi và không có kiến thức về phòng chống đuối nước.Trước tình hình học sinh, trẻ em đuối nước thường xuyên vào các dịp nắng nóng, tôi không khỏi trăn trở đến sức khỏe, tính mạng của học sinh toàn trường và học sinh lớp tôi chủ nhiệm Đầu năm học, trong một lần làm công tác khảo sát về số lượng học sinh trong lớp biết bơi lội, về tình trạng đi tắm ở ao hồ, sông, đồng nuôi trồng thủy sản và bể bơi cho tôi kết quả theo bảng dưới đây:

Lớp/toàn trường Số học sinh Biết bơi

Có kiến thức về phòng chống đuối

nước

Toàn trường 482 116 24 66 14

Trang 8

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ học sinh của lớp biết bơi còn thấp, trong khi số học sinh thường xuyên tắm trên sông, kênh rạch đồng nuôi trồng thủy sản, ao,

bể bơi lại nhiều Đặc biệt khi hỏi về các biện pháp phòng chống rủi ro đuối nước thì các em đều trả lời không biết Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước cho các em

Sở dĩ có thực trạng này là do nhận thức xã hội và người dân về phòng chống đuối nước còn hạn chế, nhất là các bậc phụ huynh Sự giám sát, chăm sóc trẻ trên địa bàn chưa được quan tâm nhiều Chính vì nhiều người lớn không hiểu điều đó nên không rèn luyện, hướng dẫn cho con trẻ biết bơi hoặc có kỹ năng để

xử lý dẫn đến những vụ đuối nước thương tâm Cùng với đó việc việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức và các kỹ năng ứng phó và ngăn ngừa đuối nước cho trẻ em chúng ta cũng chưa làm tốt và thường xuyên Trên địa bàn xã chưa

có bể bơi và các trung tâm huấn luyện bơi lội nên hầu hết các em tập bơi theo lối

tự phát trên các sông suối, kênh mương…

Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi nhận thấy phải phát huy vai trò của một người giáo viên làm công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm để bảo

vệ tính mạng của học sinh thân yêu Qua các hoạt động và việc làm cụ thể, tôi tin rằng sẽ góp phần giúp các em có được nhận thức tốt, những kỹ năng cần thiết

để bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Giáo dục qua các buổi sinh hoạt lớp.

Với đề tài “Giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp” tôi không đặt ra mục tiêu sẽ dạy cho tất cả học sinh biết bơi và biết ứng cứu tai nạn đuối nước, mà hướng đến kết quả cao nhất là tất

cả các em học sinh của lớp tôi chủ nhiệm và học sinh toàn trường sẽ có đầy đủ nhận thức và những kỹ năng cần thiết để phòng chống tai nạn đuối nước

- Một trong những nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là phải duy trì thường xuyên các nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ của học sinh Trong khoảng thời gian này, thường thì giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ nắm bắt tình hình sĩ

số lớp, triển khai nhanh các công việc quan trọng, sau đó sẽ để thời gian cho các

em sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm của tuần, của tháng Vậy làm thế nào để lồng ghép một nội dung khác vào mà không làm ảnh hưởng đến nội dung sinh hoạt của học sinh Để khắc phục khó khăn này bản thân tôi đã áp dụng một vài biện pháp, phương án thực hiện như sau:

+ Báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường để được lồng ghép nội dung tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước vào một buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ trong tuần với khoảng thời lượng 5 đến 10 phút

+ Chuyển nội dung sinh hoạt 15 phút đầu giờ sáng thứ 5 tuần đầu tiên của các tháng để giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho các em Trong nội dung buổi sinh hoạt, giáo viên sẽ tuyên truyền, giáo dục các em về các biện pháp phòng chống đuối nước thông qua ti vi có sẵn của lớp Nội dung, hình ảnh tuyên truyền trên lớp vào tiết sinh hoạt mà giáo viên đã chuẩn bị trước

*Trường hợp người tham gia cứu nạn không biết bơi hoặc biết bơi nhưng không đủ khả năng trực tiếp cứu người bị nạn:

Trang 9

- Khi người tham gia cứu nạn không biết bơi thì cần phải bình tĩnh suy xét

và nhanh chóng quan sát xung quanh tìm những vật có khả năng cứu người như cành cây, can nhựa, phao cứu sinh, dây thừng hoặc các vật thể nổi khác; sau đó đưa (hoặc quăng) các vật dụng đó đến vị trí người bị nạn để họ bám, víu rồi kéo dần người bị nạn vào bờ Cụ thể như sau:

+ Trường hợp nạn nhân ở gần bờ, người cứu nạn có thể sử dụng tay hoặc cành cây để kéo nạn nhân lên bờ

Sử dụng tay hoặc cành cây để cứu (nếu nạn nhân gần bờ).

+ Trường hợp vị trí của nạn nhân ở cách xa bờ, không thể sử dụng tay hoặc cành cây để cứu, khi đó có thể sử dụng các vật như phao tròn, dây thừng… nhanh chóng quăng đến vị trí người bị nạn để họ có thể bám vào phao, dây và bơi dần vào bờ

Sử dụng phao có dây kéo hoặc dây thừng để cứu người bị nạn.

+ Trong trường hợp người bị nạn ở quá xa bờ, vượt khỏi tầm quăng đến của các phương tiện cứu nạn như dây thừng, phao kéo… thì người cứu phải bằng mọi cách hô hoán, gọi cứu trợ để cứu người bị nạn một cách nhanh nhất có thể

- Khi người cứu nạn biết bơi nhưng chưa có kỹ năng cứu đuối nước, để cứu được nạn nhân, người cứu nạn phải thực hiện một số bước sau:

+ Sử dụng phao tròn (phao có dây kéo thì càng tốt) hoặc các vật thể nổi khác để bơi ra gần nạn nhân Nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì ra ký hiệu cho nạn nhân bám vào phao rồi sau đó vừa bơi vừa kéo phao đưa nạn nhân vào bờ Trường hợp nạn nhân đã đuối sức, người cứu nạn nên tiếp cận nạn nhân từ phía sau, đưa phao (hoặc vật thể nổi) ra phía trước mặt nạn nhân, dùng 2 tay luồn dưới 2 nách nạn nhân từ sau ra trước và bám vào phao đã đặt phía trước, giữ cho đầu nạn nhân nổi và sau đó bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ

Sử dụng phao tiếp cận phía sau để cứu nạn nhân.

+ Trong trường hợp không có phao hoặc các vật thể nổi, người cứu nạn có thể sử dụng một sợi dây thừng buộc quanh eo mình và để dư một đoạn có độ dài nhất định để cho nạn nhân bám vào (chiều dài phần dây dư khoảng từ 3 đến 5 mét), đầu dây còn lại sẽ được cố định vào một điểm chắc chắn trên bờ hoặc do một người trên bờ giữ đầu dây Khi bơi gần đến vị trí nạn nhân hãy hô to hoặc ra ký hiệu và quăng đầu dây đã để dư cho người bị nạn cầm, sau đó ra ký hiệu cho người trên bờ kéo dây vào hoặc người cứu nạn vừa bơi vừa co dây kéo theo nạn nhân di chuyển dần dần vào bờ

Cứu người đuối nước bằng dây.

Trang 10

+ Lưu ý: Trong mọi trường hợp cứu đuối nước, nếu nạn nhân đang vùng vẫy mạnh thì người cứu nạn tuyệt đối không được trực tiếp ôm nạn nhân và không để nạn nhân bám vào người mình Vì khi đó, nạn nhân đang bị hoảng loạn sẽ ôm và siết chặt có thể làm cho cả nạn nhân và người cứu nạn cùng bị đuối nước

*Trường hợp người cứu nạn biết bơi và có kỹ năng cứu đuối nước:

- Người cứu nạn sẽ bơi tiếp cận từ phía sau nạn nhân, nếu nạn nhân nằm sấp thì tiến hành lật ngửa nạn nhân để phần mặt nhô cao hơn mặt nước Tiếp đó, dùng 2 tay xốc vào nách nạn nhân từ phía sau rồi bơi ngửa đưa nạn nhân vào bờ Ngoài ra, người cứu nạn có thể dùng hai tay ôm chặt hai bên đầu nạn nhân, giữ cho nạn nhân nằm ngửa phần mặt nạn nhân nhô cao hơn mặt nước, người cứu bơi ngửa để đưa nạn nhân vào bờ

Bơi ngửa cứu nạn nhân bị đuối nước.

- Trong một số trường hợp khi nạn nhân gần chìm, tuỳ vào tình hình thực

tế mà người cứu nạn có thể nắm cổ áo, nắm tóc nạn nhân từ phía sau và sử dụng kiểu bơi ếch nghiêng để kéo nạn nhân vào bờ Lưu ý trong tất cả các trường hợp phải giữ cho mặt nạn nhân luôn ngửa và nổi trên mặt nước

Bơi nghiêng cứu nạn nhân.

*Nhận biết dòng nước xoáy

Dòng nước xoáy là một dòng nước chảy mạnh từ bờ ra biển Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi sóng biển liên tục đưa nước vào bờ, sẽ tạo thành một dòng xoáy chảy mạnh ngược từ bờ ra biển

Dấu hiệu nhận biết dòng nước xoáy ra.

Thông thường dòng xoáy ở biển hình thành dưới mặt nước, có màu xanh thẫm (do có độ sâu hơn vùng xung quanh) Trên bề mặt nước khu vực này thường không có sóng “bạc đầu” xô vào bờ

*Đặc điểm dòng nước xoáy

Dòng xoáy ở biển rất nguy hiểm, vận tốc dòng chảy có thể đạt đến 2,5m/giây, chiều rộng từ 1- 3m, chiều dài dòng chảy có thể đạt đến vài chục mét Với vận tốc này thì khó ai có thể bơi ngược dòng chảy này để vào bờ Trên thực tế, rất nhiều người bị hoảng loạn khi gặp tình huống này và đã cố bơi ngược trở lại vào bờ, tuy nhiên với cách này hầu hết mọi người đều bị chết đuối

*Kỹ năng thoát hiểm

Khi đang tắm biển mà gặp phải vùng xoáy, dòng chảy mạnh mọi người cần lưu ý và thực hiện một số thao tác sau:

- Hãy cố gắng giữ bình tĩnh và hiểu rằng, dòng nước không cuốn bạn chìm xuống đáy mà chỉ kéo bạn ra xa bờ thôi Tuyệt đối không bơi ngược dòng chảy;

- Đối với người biết bơi: Hãy bơi ngang hoặc theo hướng chéo xuôi theo dòng chảy và dần tách ra khỏi dòng chảy, sau đó bơi vòng cung dần tiến vào bờ;

Bơi ngang dòng chảy thoát nạn

- Đối với người không biết bơi hoặc đã đuối sức: Hãy thả lỏng và giữ cho

cơ thể nổi, trôi theo dòng chảy Đến khi thấy dòng chảy đã yếu thì cố gắng bơi

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w