1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực gia đình cho các em học sinh lớp 12a6 và 12a7 trường trung học phổ thông sầm sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực gia đình cho các em học sinh lớp 12A6 và 12A7 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa
Trường học Trường Trung học phổ thông Sầm Sơn
Chuyên ngành Giáo dục kĩ năng sống
Thể loại Kế hoạch hoạt động ngoại khóa
Thành phố Sầm Sơn
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 68,37 KB

Nội dung

Trongnhững vụ bạo lực gia đình, nhẹ cũng gây ra những tổn thươngnhất định về tinh thần hoặc thương tích nhẹ cho các em họcsinh Nhiều em bị rơi vào tình trạng trầm cảm, hoặc bỏ nhà ra đi,

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài:

Trong thời đại 4.0, cùng với sự bùng nổ của công nghệthông tin, thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đadạng và phức tạp Trong môi trường gia đình thời hiện đại, hìnhảnh phổ biến chính là mỗi một thành viên đều cầm trên tay mộtcái điện thoại, không ai nói chuyện với ai, chiếc smast phonedường như là người bạn thay vì tâm sự nói chuyện cùng với bố

mẹ anh chị, khoảng các giữa các thành viên gần mà lại xa, dầndần các em thu lại trong thế giới của riêng mình, đam mê vớinhững thú vui trên mạng internet Từ đó nhiều em không thoátkhỏi được những cám dỗ trên mạng, khi bố mẹ phát hiện ra cónhững hành động mất kiểm soát dẫn tới nhiều hệ luy khônglường trước được, hoặc bố mẹ tạo áp lực học tập cho con cái,những tiếng quát nạt, nhiếc móc, hoặc là thái độ thờ ơ lạnh nhạtcủa bố mẹ dành cho con cái dẫn đến những ảnh hưởng về mặttinh thần lẫn thể chất Thời gian gần đây vấn đề bạo lực giađình trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết Chưa bao giờ tình trạngbạo lực gia đình lại xuất hiện nhiều đến như vậy trong nhữngnăm gần đây Những video ghi lại cảnh học sinh tự tử trên mạng

xã hội, đó chính là hồi chuông nhức nhối

Những năm gần đây tình trạng bạo lực gia đình ngàycàng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của nó Trongnhững vụ bạo lực gia đình, nhẹ cũng gây ra những tổn thươngnhất định về tinh thần hoặc thương tích nhẹ cho các em họcsinh Nhiều em bị rơi vào tình trạng trầm cảm, hoặc bỏ nhà ra đi,hoặc nghĩ dại từ bỏ cuộc sống

Đa số học sinh ở trường Trung học phổ thông Sầm Sơn làcon em lao động, ngoài giờ học các em còn tham gia lao độngtrong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như bán hàng, phục vụ trongcác nhà hàng, khách sạn Điều kiện sống còn khó khăn nên vợchồng thường mâu thuẫn, cãi nhau, đánh nhau trước mặt concái, giận cá chép thớt đổ những cơn giận lên con cái, hoặccưỡng ép bắt các em đi kiếm tiền từ sớm Đặc biệt có những giađình bố mẹ li hôn, các em phải sống với cha dượng bị bạo hành

về thể xác lẫn tinh thần… Vì vậy ở các em học sinh đang tồn tạimột khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫnkiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liênquan đến bạo lực gia đình Đồng thời, các em cũng thiếu nhữngđịa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may có nguy cơ trởthành nạn nhân của bạo lực gia đình

Trang 2

Vậy làm thế nào để các em học sinh chia sẻ thật về vấn

đề bạo lực gia đình, tôi mạnh dạn làm đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực gia đình cho các em học sinh lớp 12A6 và 12A7 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa” góp phần đào tạo ra

một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứngphó với bất cứ kỳ tình huống nào trong cuộc sống

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề bạo lực giađình, nhận biết được các hành vi; hậu quả do bạo lực gia đìnhgây ra Học sinh biết rằng tất cả mọi người đều có thể là các emcủa bạo lực gia đình, xác định được kẻ gây ra bạo lực gia đình

có thể là bất kì ai

- Góp phần giáo dục giúp học sinh có kĩ năng phát hiện, xử lí vàphòng tránh kịp thời các tình huống có nguy cơ xẩy ra bạo lựcgia đình; có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bạo lực gia đình

- Giúp các em học sinh biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vàotình huống có thể bị bạo lực gia đình

- Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của ngườikhác

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Tìm hiểu về các hành vi bạo lực gia đình, cách nhận biết, hậuquả và các biện pháp phòng tránh bạo lực gia đình cho các emhọc sinh

- Cách xử lí các tình huống khi bị bạo lực gia đình

- Những địa chỉ tin cậy, giúp đỡ khi các em có nguy cơ bị bạolực gia đình

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát

thực tế mức độ hiểu biết của các em học sinh bằng phiếu thăm

dò sự hiểu biết của các em về bạo lực gia đình, cách nhận biết

và cảnh giác với các tình huống có thể xẩy ra

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sau khi phát phiếu thăm

dò cho học sinh khối10 các em hoàn thành rồi tôi thu lại sốphiếu đã phát Sau đó thống kê, phân tích số liệu để đánh giámức độ hiểu biết của các em trong vấn đề bạo lực gia đình,đánh giá được khả năng xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống

- Phương pháp tìm kiếm thông tin trên mạng internet: Tôi tìm

kiếm thông tin trên các trang web để có cơ sở thực hiện chủ đềcủa buổi hoạt động khóa

Trang 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận

Trong giáo dục trẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sốngluôn là điều cần thiết Nhất là trong tình trạng hiện nay, trẻ em

dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bị bạohành thì giáo dục các kỹ năng sống sẽ giúp trang bị cho các

em khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bạo lực gia đình

Việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực gia đình nóiriêng cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừanhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây

Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa:

2.1.1 Bạo lực gia đình là gì?

Định nghĩa bạo lực gia đình là gì được nêu tại khoản 1

Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình [1]

* Các hành vi bạo lực gia đình: [4]

Các loại bạo lực gia đình

Bạo hành gia đình có thể có nhiều hình thức Dưới đây là một sốloại khác nhau:

- Bạo lực tình cảm hoặc tâm lý:

 Bao gồm la hét, chửi bới, gọi tên, bắt nạt, ép buộc, làm nhục, châm chọc, quấy rối, đe dọa, gây sợ hãi, cô lập, thao túnghoặc kiểm soát người khác

 Bạo lực tình cảm, tâm lý có thể gây hại như bạo lực tình dục hoặc thể chất

- Bỏ bê:

 Bao gồm việc không cung cấp cho trẻ em hoặc người lớn phụ thuộc những nhu cầu cần thiết như thức ăn, nước uống, quần áo, chỗ ở, chăm sóc y tế hoặc sự giám sát

Trang 4

 Sự bỏ bê cũng có thể liên quan đến cảm xúc, bao gồm việckhông thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và hỗ trợ về mặt tinh thần cho một thành viên trong gia đình.

- Bạo lực công nghệ:

 Bao gồm việc sử dụng công nghệ như một phương tiện để

đe dọa, theo dõi, quấy rối và lạm dụng người khác

 Ví dụ về hình thức bạo lực này bao gồm việc sử dụng các thiết bị theo dõi để theo dõi chuyển động hoặc hoạt động trực tuyến của ai đó và yêu cầu có quyền truy cập vào tài khoản email hoặc mạng xã hội của người đó

2.1.2 Nguyên nhân gây bạo lực gia đình.

- Do tệ nạn xã hội: Khá nhiều lý do dẫn đến bạo lực gia đình về thể chất xảy ra do tệ nạn xã hội Có thể kể đến do nghiện hút,

cờ bạc, rượu chè… dẫn đến mất kiểm soát hành vi và có hành vibạo lực gia đình như đánh đập, hành hạ, ngược đãi, chì chiết xúc phạm danh dự, nhân phẩm… của thành viên khác trong gia đình

- Do kinh tế: Khi kinh tế khó khăn, nhiều người trong gia đình sẽ gặp phải áp lực, căng thẳng… và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình Tuy nhiên, không phải mọi gia đình cókinh tế khó khăn, mức thu nhập thấp đều xảy ra hiện tượng bạolực gia đình

- Do nhận thức của mỗi người: Hằn sâu trong nhận thức của mỗingười là tư tưởng trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, coi hành vi bạo lực gia đình là hiển nhiên trong cuộc sống… Chính những suy nghĩ đó đã khiến bạo lực gia đình gia tăng nhất là bạo lực phụ nữ và trẻ em…

2.1.3 Hậu quả của bạo lực gia đình:

Bạo lực gia đình để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọngkhông chỉ về thể xác, tinh thần , đặc biệt các em trong độ tuổi

ẩm ương

- Với chính các em bị bạo lực gia đình, có nhiều trường hợp

khiến các em ảnh hưởng sức khỏe thậm chí mất mạng; về tinh thần thì cũng có nhiều trường hợp tinh thần không ổn định kéo theo đó tăng tỷ lệ tự tử vì bị bạo lực gia đình lên cao

Ngoài ra, người bị bạo lực gia đình sẽ bị ảnh hưởng nặng

nề đến tinh thần, luôn hoảng sợ, lo lắng, bất an, trầm cảm và tuyệt vọng

- Với người có hành vi bạo lực gia đình: Không chỉ các em

mà người gây ra hành vi bạo lực gia đình cũng chịu một số hậu quả như: Phá hỏng mối quan hệ giữa mình và các thành viên

Trang 5

khác trong gia đình; sau mỗi hành vi bạo lực có thể sẽ để lại tâm lý ám ảnh, ăn năn, hối lỗi, giày vò…

2.1.4 Dấu hiệu bị bạo lực gia đình

Đây là một số dấu hiệu cho thấy học sinh đang bị bạo hành gia đình:

- Có vết thương như vết cắt, vết bầm tím, gãy xương

- Có vết bầm tím, chảy máu, rách quần áo hoặc có vết máu quanh vùng sinh dục

- Bị mất nước, suy dinh dưỡng hoặc nhếch nhác

- Sống trong điều kiện không an toàn hoặc mất vệ sinh

- Mặc quần áo dài tay hoặc đeo kính râm để che vết bầm tím

- Có thói quen ăn hoặc ngủ bất thường

- Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày

- Cô lập với bạn bè và gia đình.[3]

2.1.5 Một số biện pháp ứng phó với tình huống có thể bị bạo lực gia đình Khi cảm thấy có nguy cơ bạo lực gia đình

cần:

Trước hết, để tự bảo vệ mình, người bị bạo lực gia đình cầntránh để xảy ra xích mích với người thường xuyên có hành vi này Khi hành vi bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên thì việc đầu tiên mà người bị bạo lực cần làm đó là bằng mọi cách tránh xảy ra xung đột với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình.Khi đã không thể tránh khỏi, để được yêu cầu bảo vệ sức khỏe, tính mạng… thì người bị bạo lực cần phải liên hệ ngay với các

cơ quan có thẩm quyền gồm:

 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình

 Cơ quan công an hoặc đồn biên phòng nơi gần nhất với nơixảy ra bạo lực gia đình

 Trường học nếu người bị bạo lực gia đình đang theo học

 Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc Trưởng Ban công tác mặt trận nơi xảy ra bạo lực gia đình

 Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra tình trạng bạo lực gia đình

 Các số điện thoại tổng đài cần nhớ trong trường hợp khẩn cấp

Trang 6

Ngoài ra, sắp tới sẽ có tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình…

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em tronggia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ Nguyênnhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đềbảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ Nhiềungười coi chuyện đánh con là bình thường Sự dồn nén tâm lýcủa một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chấtkích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻem

Thời gian phải giãn cách xã hội do dịch COVID-19 vừa qua chothấy sự hạn chế di chuyển và các biện pháp cách ly khác kèmtheo áp lực về xã hội, kinh tế hiện hữu… đã làm tăng bạo lựcgia đình, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ

Công tác phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương đểtham vấn, tư vấn và giải quyết khẩn cấp cho các trường hợpphụ nữ cần hỗ trợ về bạo lực cũng tăng lên 40% so với cùng kỳnăm trước, trong đó có 30 trường hợp giải cứu khẩn cấp

Phòng Tham vấn của Trung tâm Phụ nữ và Phát triển có 511người đến tham vấn trực tiếp, tăng 48% so với cùng kỳ nămngoái Ngoài ra, số phụ nữ đến các Ngôi nhà bình yên ở Hà Nội

và Cần Thơ trong thời gian này là 72 người, tăng 80% so vớicùng kỳ năm ngoái

Theo thống kê của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, chỉtính riêng trong tháng 4-2020 (thời gian thực hiện giãn cách xãhội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750cuộc gọi đề nghị trợ giúp, trong đó hơn 200 cuộc cần sự canthiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn đề liênquan đến sang chấn tâm lý

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), ở nhiều quốc giatrên thế giới, bạo lực gia đình cũng tăng từ 30-300%

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, bạo lực trẻ emtrong gia đình có những ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình pháttriển thể chất và trí tuệ đối với trẻ Khi chứng kiến bạo lực giađình, trẻ sẽ trong tình trạng luôn căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêucực, thiếu tập trung Nhiều trẻ không có khả năng chơi tích cực,lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn, sống khép kín Có nhữngtrẻ lại theo chiều hướng thích gây rối, bỏ học, phạm tội, uốngrượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy; thậm chí học theo hành vi

Trang 7

của người lớn, tiến hành bạo lực với người khác Trẻ bị bạo hànhhoặc chứng kiến bạo lực gia đình thường có xu hướng thiếu tintưởng vào người lớn; có em bỏ nhà ra đi; chán nản, có ý nghĩ tự

tử thậm chí có em đã tự tử…

Các em học sinh trên địa bàn Thành phố Sầm sơn nóichung và các em học sinh trường trung học phổ thông Sầm Sơnnói riêng đa phần là con em lao động trong lĩnh vực đánh bắthải sản hoặc lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, điều kiệnkinh tế còn thiếu thốn, khó khăn Các em thiếu sự quan tâm của

bố mẹ Ví dụ em Lê Hồng Ng lớp 12A7, bố mẹ li hôn, em ở với

bà, thiếu đi sự quan tâm của bố mẹ em đi học thất thường, lênlớp thường xuyên ngủ trong giờ Em Lê Ngọc M lớp 12A7,thường xuyên chơi game không chịu học hành nên bị bố đánh,

và nhiều học sinh khác thường xuyên lao động quá sức, nhiềuhôm lên lớp ngủ gục vì mỏi mệt

Qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến cho 2 lớp,kết quả khảo sát như sau:

Phần I Gồm 3 câu hỏi tự luận ( từ câu 1 đến câu 3) về sựhiểu biết của học sinh về vấn đề bạo lực gia đình

Số lượng/

tỉ lệ Câu Trả lời đạt Trả lời chưa

đạt

Trả lời sai (hoặc không trả lời)

Chủ đề

(Nội dung)

Số lượng câu hỏi

Tổng

số lượt chọn

Chọn có

Chọn không (hoặc chưa)

120 79 lượt

(chiếm 65,83%)

57 lượt(chiếm 34,17%)

9, 10,

11, 12)

240 149 lượt

(chiếm 62,08%)

91 lượt(chiếm 37,92%)

Trang 8

Cách xử khi bị

bạo lực gia

đình

3 câu( câu 13,14, 15)

120 47 lượt

(chiếm 39,17%)

73 lượt(chiếm 60,83%)

17, 18, 19)

160 17 lượt

(chiếm 10,625%)

143 lượt(chiếm 89,375%)

Kết quả trên cho thấy vẫn có tình trạng học sinh bị bạo lựcgia đình Các em cũng chưa được giáo dục các biện pháp đểphòng tránh bị bạo lực gia đình một cách nghiêm túc từ phíanhà trường và gia đình Đây là một thực tế rất đáng lo ngại chocho toàn xã hội

Trong chương trình giáo dục phổ thông cũng có đề cập đếnvấn đề phòng tránh bạo lực gia đình Tuy nhiên việc lồng ghépkiến thức bạo lực gia đình nói chung còn hạn chế về nội dungcũng như thời gian

Từ những thực trạng trên tôi quyết định tiến hành buổihoạt động ngoại khóa để sớm giúp học sinh trang bị những kiếnthức bổ ích và có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bị bạo lực gia

đình Điều này được tôi thể hiện trong đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực gia đình cho các em học sinh lớp 12A6 và 12A7 trường Trung học phổ thông Sầm Sơn thông qua buổi hoạt động ngoại khóa”

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Tôi tiến hành các nội dung sau:

2.3.1 Phần thứ nhất: Khảo sát thực tế

Trước khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tôi tiếnhành khảo sát sự hiểu biết của các em học sinh bằng cách phátphiếu thăm dò (Phụ lục 1) trên 80 học sinh thuộc lớp 12A7 và12A6 Tôi phát phiếu cho học sinh trước khi tiến hành buổi hoạtđộng ngoại khoá một ngày (vào tiết Sinh học, thứ bảy ngày11/5/2024) Các em hoàn thành phiếu thăm dò trong thời lượng

1 tiết học Sau tiết học, tôi thu lại, tổng hợp và thống kê số câutrả lời để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của các em vềvấn đề liên quan đến bạo lực gia đình

Trong tổng số 19 câu hỏi thăm dò gồm 2 phần:

Phần I: gồm 3 câu hỏi tự luận ( từ câu 1 đến câu 3) hỏi về sựhiểu biết của các em về vấn đề bạo lực gia đình

Phần II: gồm 16 câu trắc nghiệm ( từ câu 4 đến câu 19) theotừng nội dung liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình

Trang 9

Nội dung 1: Hỏi về cách nhận biết của học sinh về những hành

vi bạo lực gia đình (gồm 3 câu: câu 4, câu 5, câu 6)

Nội dung 2: Hỏi về cách xác định các tình huống không an toàn

có nguy cơ bị bạo lực gia đình (gồm 6 câu: câu 7, câu 8, câu 9,câu 10, câu 11, câu 12)

Nội dung 3: Hỏi về cách xử lí, giải quyết tình huống khi bị bạolực gia đình (gồm 3 câu: câu 13, câu 14, câu 15 )

Nội dung 4: Hỏi về sự giáo dục phòng tránh bạo lực gia đình chocác em ( gồm 4 câu: câu 16, câu 17, câu 18 và câu 19)

Kết quả thống kê được như sau:

- Ở phần I: đa số các em đều đã được biết đến những vụ việcliên quan đến bạo lực gia đình (chiếm 77,5%) Các em chủ yếubiết đến những vụ nghiêm trọng như đánh nhau, chửi nhau, dọadẫm nhau chứ những vụ việc về hành vi bạo lực gia đình các emchưa kể ra được Ở 2 câu hỏi về những hiểu biết về bạo lực giađình thì phần lớn các em trả lời chưa rõ ràng, chưa chính xác,đang còn lan man, mơ hồ

- Ở phần II: Với mỗi nội dung tôi đã thống kê tỉ lệ các phương án

đã chọn của học sinh như bảng đã nêu ở trên phần thực trạng

Cụ thể:

+ Đối với các câu hỏi nội dung 1: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượtchọn là 120 lượt, trong đó 65,83% số lượt chọn “có”; 34,17%lượt chọn “không” Điều này chứng tỏ rất nhiều em chưa xácđịnh được hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình

+ Đối với các câu hỏi nội dung 2: với 240 lượt chọn; trong đó62,08% lượt chọn “có”, 37,92 % số lượt chọn “không” Điều nàycho thấy phần lớn các em chưa phân biệt được tình huống antoàn và không an toàn có thể bị bạo lực gia đình

+ Đối với các câu hỏi nội dung 3: gồm 3 câu hỏi với tổng số lượtchọn là 120 lượt; trong đó số lượt chọn “có” chỉ chiếm 39,17%,còn số lượt chọn “không” chiếm tới 60,83% Con số này chothấy các em chưa biết cách xử lí hợp lí khi bị bạo lực gia đình.Điều này rất nguy hiểm vì nếu không biết xử lí các em có thể cóthể dẫn đến bị bạo lực gia đình kéo dài gây ra hậu quả nghiêmtrọng

+ Đối với các câu hỏi nội dung 4: gồm 4 câu với tổng số lượt chọn160; trong đó tỉ lệ chọn “không” lên đến 89,375%; chọn “có” chỉchiếm tỉ lệ 10,625% Điều này cho thấy đa số các em chưa từngđược giáo dục về cách phòng tránh bị bạo lực gia đình

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các em học sinhđược khảo sát chưa có nhiều kiến thức về bạo lực gia đình Các

Trang 10

em chưa nâng cao cảnh giác với các tình huống không an toàn,lúng túng trong cách xử lí tình huống khi bị bạo lực gia đình.

2.3.2 Phần thứ hai: Tổ chức hoạt động ngoại khóa

A Công tác chuẩn bị:

- Phương tiện chuẩn bị:

+ Máy tính, máy chiếu

+ Giáo viên chuẩn bị clip ngắn, video về vấn đề bạo lực giađình; phiếu học tập in sẵn các câu hỏi liên quan đến clip, đoạnvideo

+ Giáo viên chuẩn bị các tình huống cụ thể về bạo lực gia đình

- Thành phần:

+ Các thầy cô giáo trong trường đến tham dự với vai trò làmBan cố vấn cho buổi thảo luận đó là cô Ngô Thị Hường (Giáoviên bộ môn Sinh, nhóm trưởng nhóm Sinh – Công nghệ); côNguyễn Thị Thuỷ (Giáo viên chủ nhiệm 12A7) ; cô NguyễnQuỳnh Nga( Giáo viên chủ nhiệm 12A6; Thầy Nguyễn Anh Tú (Bíthư Đoàn trường) và cô giáo hướng dẫn là tôi Đinh Thị HuyềnThương

+ Các em học sinh của lớp 12A7 gồm 40 em

+ Người điều hành hoạt động: Là tôi - cô giáo Đinh Thị Huyền

B Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa như sau:

Tôi hướng dẫn cho học sinh về nhà tìm hiểu trước nhữngvấn đề bạo lực gia đình để các em sẵn sàng cho buổi hoạt độngngoại khóa Các em có thể tìm hiều bằng cách tra cứu trênmạng Internet với từ khóa “Bạo lực gia đình là gì”, “Cách phòngchống bị Bạo lực gia đình ”, “ Hậu quả của bạo lực gia đình”

Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp củacác cô giáo và các em học sinh thuộc lớp 12A6, 12A7 nhằmgiúp các em có được sự hiểu biết kịp thời về bạo lực gia đình Từviệc nhận biết hành vi, nguyên nhân, cách phòng tránh cũngnhư biện pháp xử lí kịp thời khi bị bạo lực gia đình

Bố trí chỗ ngồi: Phòng hội đồng được xếp thành 2 dãy đểlối đi ở giữa Mỗi dãy gồm 10 bàn Học sinh ngồi 9 bàn phíatrên, giáo viên tham dự sẽ ngồi bàn thứ 10 của mỗi dãy cho tiệnquan sát và theo dõi hoạt động của các em Mỗi bàn gồm 5 họcsinh làm thành 1 nhóm

Buổi ngoại khóa gồm 4 hoạt động sau:

Trang 11

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

Hoạt động này có mục đích dẫn dắt, thu hút, tạo sự hứngthú cho các em về chủ đề của buổi hoạt động ngoại khóa Đồngthời, các em hiểu rõ được nội dung chính của chủ đề, cũng nhưnhiệm vụ các em tham gia thực hiện

Hoạt động 2: Thảo luận chủ đề

Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và Xử lí tìnhhuống

Hoạt động 3: Giải đáp thắc mắc.

Trong hoạt động này, các em học sinh sẽ đưa ra những câu hỏi,thắc mắc về nội dung mà các em chưa rõ để được giải đáp, tưvấn

Hoạt động 3: “Góc tâm sự”

Hoạt động “góc tâm sự” được hiểu như một nơi để học sinh cóthể chia sẻ, gửi gắm những tâm tư, vướng mắc khó nói củachính bản thân các em hoặc những người xung quanh đã vàđang gặp phải “ Góc tâm sự” vẫn duy trì ngay khi buổi ngoạikhóa kết thúc

* Các bước tiến hành cụ thể của buổi hoạt động ngoại khóa:

Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

Hoạt động này chủ yếu là giáo viên kể những câu chuyện

có thật ở Việt Nam, thậm chí rất gần với các em ( ngay trên địabàn Thành phố Sầm Sơn), giáo viên có thể cho học sinh kể mộtcâu chuyện nào đó mà các em biết về chủ đề nhằm thu hút sựchú ý của học sinh trình giáo viên giới thiệu về chủ đề của buổithảo luận hôm nay bằng cách nêu thực trạng của vấn đề bạolực gia đình hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng Giáo viên nêu ra một số trường hợp bạo lực gia đình điểnhình đang làm xôn xao dư luận (kết hợp chiếu hình ảnh ngườithật của sự việc lên màn hình) Đó là hình ảnh cậu học sinhnhảy qua cửa sổ ngay trước mặt bố

Bạo lực gia đình nếu không được phát hiện và có biện pháp

xử lí kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nặng nề ảnh hưởng đếntương lai của chính các em và những người xung quanh Từnhững vụ việc trên giáo viên đưa ra nhắc nhở: Để tránh nhữnghậu quả đáng tiếc do thiểu hiểu biết về bạo lực gia đình gây ra.Chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng vềphòng tránh bạo lực gia đình

Hoạt động 2: THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ

Hoạt động này gồm 2 nội dung: Trả lời câu hỏi và xử lý tìnhhuống

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w