SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, TÁC PHONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM QUA PHONG TRÀO: “XÂY DỰNG TRƯỜNG
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, TÁC PHONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM QUA PHONG TRÀO: “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
Người thực hiện: Lê Thị Ánh Tuyết Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2
1.4.2 Phương pháp chuyên gia 2
1.4.3 Phương pháp thực tập sư phạm 2
1.4.4 Phương pháp thống kê toán học 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1.1 Những khái niệm cơ bản trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2
2.1.2 Khái niệm đạo đức 4
2.1.3 Thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp 6
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7
2.2.1 Thuận lợi 7
2.2.2 Khó khăn 8
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9
2.3.1 Ổn định cơ cấu tổ chức lớp 9
2.3.2 Xây dựng nội quy lớp học 10
2.3.3 Xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn 10
2.3.4 Tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục đạo đức học sinh, kỹ năng sống qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm 10
2.3.5 Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, gia đình học sinh, kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các tổ chức xã hội 12
2.3.6 Xây dựng mô hình nuôi heo đất tiết kiệm 13
2.3.7 Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh 14
2.3.8 Tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo, Đền ơn đáp nghĩa 15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường 15
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
3.1 Kết luận 16
3.2 Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên
suốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người Người có đạođức tốt chắc hẳn sẽ có suy nghĩ và hành động đúng
Trong nhà trường, giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếucủa quá trình giáo dục và rèn luyện nhân cách học sinh Đạo đức được coi là nềntảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người Vì thế, việc dạy chữphải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người pháttriển toàn diện
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Đây được coi là chủ trương lớn
của Bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển trí lực, thể lực và nhâncách học sinh trong các trường phổ thông Theo đó, các cơ sở giáo dục phổthông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợpvới điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; học sinh phải phát huytính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội đểgóp phần vào sự phát triển của đất nước
Đối với học sinh, dù ở cấp học nào thì thời gian ở trường chiếm hầu hếtthời gian hoạt động, học tập và vui chơi Vì thế, trường học vừa là ngôi nhà thứhai đồng thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức và ý thứccủa các em sau này Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thức
rõ việc tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh là việc làm hết sức quan trọng
và cần thiết Khi đó, các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trườnghàng ngày, với những môn học, những bài giảng Nó giúp các em có thêm độnglực, sự chủ động và tích cực, không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới, tiếpthu được những bài học mới Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc lànơi họ muốn gửi gắm con em mình để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ
có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình Đối với giáo viên, việc họcsinh có hứng thú với môn học sẽ giúp thầy cô có thêm động lực giảng dạy vàsáng tạo những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
Không những thế, hiện nay trong thời đại công nghệ số, các em có thể dễdàng tiếp cận được với nhiều nguồn thông tin khác nhau Với đặc điểm tâm lí ởlứa tuổi này, mong muốn được thể hiện cái tôi, được khẳng định bản thân mộtcách mạnh mẽ Vì vậy, nếu không được quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhàtrường có thể dẫn đến một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về mặt đạođức, tác phong, lối sống
Là người thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là nhân vật chủ chốt;người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi,
bạn tốt, công dân tốt Vậy nên trong việc “Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong học tập cho học sinh” thì giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng hàng
đầu Trong suốt quá trình công tác, tôi luôn muốn tìm cho mình những biệnpháp tối ưu nhất để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình sao cho đạt đượckết quả như mong muốn
Trang 4Xuất phát từ những lí do trên, tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong học tập của học sinh lớp chủ nhiệm qua phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại Trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Kha.
Làm tài liệu tham khảo thêm cho đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm đối với học sinh trườngtrung học phổ thông Hoàng Lệ Kha lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm, qua những nămhọc Cụ thể:
- Lớp 11C5 năm học 2022-2023
- Lớp 12C5 năm học 2023-2024
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu giáo dục tư tưởng đạo
đức, tác phong học tập của học sinh theo phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng các biện pháptrong việc giáo dục học sinh
1.4.2 Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài
1.4.3 Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông, tiến hành theo quytrình của đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tàinghiên cứu
1.4.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Những khái niệm cơ bản trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
2.1.1.1 Nhà trường
Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sưphạm được đào tạo một cách chính quy, nội dung chương trình được chọn lọc,phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, có phương tiện kỹ thuật phục vụcho giáo dục Đây là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào tạo,thực hiện việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ Các hoạt động diễn ra trongnhà trường hướng đến mục tiêu cao nhất là hình thành nhân cách, sức lao động,phục vụ cho sự phát triển cộng đồng
Trang 52.1.1.2 Trường học thân thiện
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liênhợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỉ qua ở nhiềunước trên thế giới và đã thu được những kết quả đẹp Ở Việt Nam, Bộ giáo dục
và đào tạo đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trườnghọc thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và Trung học cơ sở, năm học 2008-
2009 Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cảcác cấp học phổ thông (có cả Trung học phổ thông) Vậy thế nào là trường họcthân thiện?
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân
chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với
“thiện” “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của
nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong
quan hệ ứng xử “Trường học thân thiện” đương nhiên phải thân thiện với địa phương, địa bàn hoạt động của nhà trường Phải “thân thiện” trong tập thể sư
phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; phải đảm bảo cơ sở vật chấtphù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lý người thụ hưởng Tóm
lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí,
là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương,
và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng đượcnâng cao
Vậy muốn có trường học thân thiện thì trước hết phải có “lớp học thân thiện”, vì mỗi lớp học là một địa chỉ nhận chăm sóc những công trình văn hoá,
lịch sử
2.1.1.3 Lớp học thân thiện
“Lớp học thân thiện” là nơi mà ở đó các em luôn vui vẻ, hòa đồng, đoàn
kết, thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt Ở đó,học sinh luôn nhận được sự yêu thương, đoàn kết của bạn bè và tình cảm ấm ápcủa thầy cô, là lớp học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dụckhông ngừng được nâng cao Đội ngũ thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạyhọc, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học để nâng cao trình độchuyên môn để áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm khơigợi sự hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh Phải thực
sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, làmcho mỗi giờ, mỗi ngày học là một nguồn cảm hứng đối với các em, là nơi lôicuốn, hấp dẫn học sinh Không những thế, mỗi thầy, cô giáo còn phải thân thiệntrong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh Đánh giá công bằng,khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độhọc sinh Dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu dắthọc sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi rangoài trách nhiệm của lớp, dẫn đến tâm lí tự ti, chán học
Trang 62.1.1.4 Các nội dung và yếu tố cơ bản để xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
* Nội dung:
- Xây dựng lớp học khang trang, đủ ánh sáng, sạch, đẹp, an toàn; trang bị
đầy đủ thiết bị dạy học Giờ học có hiệu quả, phong phú phù hợp với đặc điểmlứa tuổi của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
- Rèn luyện kĩ năng sống cho các em giúp các em có khả năng thích ứngvới mọi hoàn cảnh và dễ dàng phát triển
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như múa hát tập thể,trò chơi dân gian vào các buổi sinh hoạt chi đoàn, hoạt động ngoại khóa
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
2.1.2 Khái niệm đạo đức
- Là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giácđiều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội
- Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng
Hồ Chủ Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.
Trang 7Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng” Giáo dục đạo đức có ý nghĩa lâu dài, được
thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thựchiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách
- Trong nhà trường trung học phổ thông, giáo dục đạo đức là mặt giáo dụcphải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáodục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặtgiáo dục
* Đặc điểm:
Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thứcđạo đức mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tìnhcảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp, cònquá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thểhiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường
Đối với học sinh trung học phổ thông kết quả công tác giáo dục đạo đứcvẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của ngườithầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai tròhết sức quan trọng Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả khi
nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và
xã hội
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững cácđặc điểm tâm-sinh lý của học sinh, nắng vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể củatừng em để tìm ra sự tác động thích hợp
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sựkiên trì, liên tục và lặp lại nhiều lần
2.1.2.3 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông
Nhà trường luôn hướng tới mục tiêu đào tạo nên những thế hệ học sinh có
đủ đức, đủ tài, trở thành những con người có ích cho xã hội Tuy nhiên, côngtác giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăntrong việc quản lý, giáo dục học sinh Hiện nay, cuộc sống hàng ngày của thanh,thiếu niên bị tác động rất nhiều bởi mặt trái xã hội như điện thoại, các ứng dụngđộc hại, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, thuốc lá điện
tử… Cuộc sống hiện đại dẫn đến nhiều bố mẹ bận rộn công việc mà không
thường xuyên ở bên con, việc giáo dục con cái cậy nhờ vào ông bà, ngườithân, nhà trường và xã hội Vì vậy, trách nhiệm giáo dục của nhà trường, củamỗi giáo viên, đặc biệt trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm càng lớn lao
- Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lí một lớp học:
Giáo viên chủ nhiệm phải xác định được vai trò của mình là một “Quản lí
nhỏ” điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả,
phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo trường về những vấn đề diễn ra trong lớpmình chủ nhiệm Người giáo viên chủ nhiệm cũng phải là người “cầm cân, nẩymực” trước những điều bất hợp lí xảy ra trong lớp Vì thế rất cần ở chủ nhiệm
Trang 8lớp các phẩm chất công tâm, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm lí, yêu thương học sinh
và xây dựng một ban cán sự lớp tự quản tốt
-Giáo viên chủ nhiệm là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết.
-Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp:
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộmáy tự quản của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm,đồng thời tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục được xâydựng hàng năm
-Giáo viên chủ nhiệm là người cố vấn đắc lực cho các đoàn thể của học sinh trong lớp
Giáo viên chủ nhiệm lớp dù có là đoàn viên, đảng viên hay không cũngcần phải nắm vững điều lệ, tôn chỉ mục đích, nghi thức và nội dung hoạt độngcủa các đoàn thể Với tinh thần trách nhiệm, với kinh nghiệm công tác của mìnhlàm tham mưu cho chi Đoàn lập kế hoạch công tác, bầu ra ban chấp hành Đoàn,
tổ chức các nội dung hoạt động và phối hợp với ban cán sự lớp để xây dựng tậpthể, đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất
-Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối phối hợp với Đoàn thanh niên, giáo
viên bộ môn trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh Công tác phối hợp
giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm sẽ làm cho công tác chủ nhiệmthành công hơn Thông qua việc phối hợp với các giáo viên bộ môn trong nhàtrường, giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ góp phần phát hiện về năng khiếu cũng như
sở thích của từng học sinh để từ đó phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các năngkhiếu đó giúp các em phát triển một cách hoàn thiện hơn năng lực của mình
2.1.3 Thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở bậc trung học phổ thông rất quan trọng
và cấp thiết, nếu ta không có định hướng, lập kế hoạch riêng và thực hiện theo
kế hoạch chung của nhà trường thì công tác chủ nhiệm sẽ không đạt hiệu quảcao Trên thực tế, công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông Hoàng
Lệ Kha cũng gặp không ít khó khăn như:
- Trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm là người để các em noi theo Cáchhành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệmcủa học sinh và phụ huynh về giáo viên
- Hầu như trường, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà những họcsinh này phần lớn gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm Nói mà các
em không nghe, nghe nhưng không làm, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em
sẽ co lại và phá phách hoặc chống đối ngầm Điều này có thể làm mất đi “cái uy” của giáo viên trước tập thể học sinh mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các phong trào thi đua của cả lớp
- Giáo viên chủ nhiệm thường là người đứng ra giải quyết mọi chuyện dohọc sinh gây ra, nhưng chỉ ở mức độ là khuyên bảo, dạy kèm ngoài giờ cho họcsinh quá yếu kém Đối với học sinh cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt, thậm
Trang 9chí còn hù dọa, nhưng hầu hết đều chỉ có hiệu quả tức thời rồi đâu lại vào đó,học sinh vẫn trở lại như cũ vì do giáo viên không hiểu được nguyên nhân sâu xaxuất phát từ tâm lý của trẻ
- Giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng củahọc sinh với mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục cho các
em tốt hơn Tuy nhiên, có phụ huynh thì tiếp thu và cũng có phụ huynh lại bựctức con mình và đánh con trước mặt giáo viên rồi dẫn con về cho nghỉ học luôn
vì cảm thấy xấu hổ Điều này đã cho thấy chính phụ huynh cũng bất lực trướccon mình Một khi phụ huynh đã bất lực thì việc giáo dục học sinh lại càng trởnên khó khăn hơn
- Nhà trường đã có kế hoạch hoạt động cho từng tháng trong năm, nhưngchưa được thực hiện một cách triệt để các hoạt động đó, do còn nặng về thủ tụchành chính nên đôi khi công tác chủ nhiệm của các khối lớp còn trì trệ
- Phong trào đoàn thể vẫn đang còn mang tính lí thuyết hơn là thực hành
- Các hoạt động tập thể giáo viên chủ nhiệm vẫn chưa tích cực
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2022-2023, tôi trở về trường trung học phổ thông Hoàng Lệ Khasau khi vừa hoàn thành việc thực hiện điều động nghĩa vụ có thời hạn tại trườngTHCS&THPT Như Thanh Một năm học mới lại bắt đầu, ngoài nhiệm vụchuyên môn tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 11C5 và tiếp tục chủnhiệm lớp 12C5 trong năm học 2023-2024 Nằm trên địa bàn tiểu khu 3- thị trấn
Hà Trung - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, trường trung học phổ thôngHoàng Lệ Kha đón nhận các em học sinh chủ yếu đến từ các xã như Hà Lĩnh,
Hà Đông, Hà Sơn, Hà Ngọc một số thuộc các xã Yến Sơn, Lĩnh Toại, YênDương và một số thuộc thị trấn Hà Trung Lớp tôi chủ nhiệm có 45 học sinh,các em chủ yếu tập trung ở xã Hà Ngọc, Yến Sơn và khu vực thị trấn Quanhững buổi trực tuần của lớp chủ nhiệm, đánh giá, xếp loại của các thầy, côtrong nhóm trực, lớp trực, nhận xét của Ban giám hiệu, những phản ánh của giáoviên bộ môn và theo dõi của giáo viên chủ nhiệm tôi thấy học sinh lớp tôi chủnhiệm có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát với tình hình thực tế của Ban giám hiệu
và các tổ chức đoàn thể trong trường tạo điều kiện tốt cho các giáo viên chủnhiệm làm việc có hiệu quả và tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tự giáctrong mọi hoạt động giáo dục
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy lớp đều có tinh thần hợp tác, có năng lực sưphạm, luôn quan tâm giúp đỡ và có trách nhiệm giáo dục đạo đức học sinh
- Hầu hết phụ huynh học sinh của lớp đều quan tâm tới việc học tập và rènluyện của con em mình và đồng thuận với giáo viên và nhà trường trong côngtác giáo dục học sinh
- Đa số các em có bản tính thật thà, hiền lành, biết lắng nghe, có sức khỏe,
có phương tiện đi học, …
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp có sức khoẻ, nhiệt tình, quan
Trang 10tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh và luôn chịu khó học hỏi để nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Hầu hết học sinh bước vào tuổi mới lớn, có nhiều biến động về tâm, sinh
lý nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự tiếp thu bài, nhất là các tiêu cực ngoài xãhội dễ xâm nhập vào các em
- Tính tự giác trong học tập chưa cao, chưa có tinh thần đoàn kết giữa cácthành viên trong lớp
- Học sinh ăn quà vặt, xả rác bừa bãi trong lớp diễn ra thường xuyên
- Một số gia đình có bố, mẹ đi làm xa hoặc đi lập gia đình khác các emphải ở nhà một mình hoặc ở với ông bà như em Vũ Trung An, Nguyễn Khánh
An, Phạm Thị Tuyết Trinh, Lê Trần An Đức, Nguyễn Thanh Vân
- Nhiều phụ huynh học sinh chưa thực sự xem con là bạn để là chỗ dựa vềtinh thần và hỗ trợ, tư vấn cho con lúc cần thiết
- Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con như emĐoàn Văn Long, Nguyễn Tùng Dương, Nguyễn Thanh Vân
- Một số học sinh ý thức học tập và rèn luyện đạo đức còn chưa tốt như
em Đoàn Văn Long, Nguyễn Xuân Dương, Nguyễn Minh Hải, Phạm TrungKiên, Nguyễn Hoàng Anh
- Khó khăn cho chính bản thân tôi Là giáo viên mới về công tác tạitrường, nhà tôi lại ở Bỉm Sơn cách trường tương đối xa so với các giáo viêntrong trường Bộ môn tôi dạy không phải là bộ môn mà các em sẽ thi tốt nghiệp
Vì vậy số tiết ở trên lớp của tôi không nhiều nên rất khó khăn cho công tác quản
lí cũng như nắm bắt đặc điểm của từng em
- Do tiếp nhận lớp từ năm các em học lớp 11 nên các em đã quen với tácphong, lề lối làm việc của giáo viên chủ nhiệm cũ Vì vậy, khi chuyển sanggiáo viên chủ nhiệm mới, phong cách làm việc mới nhiều em còn chưa thíchứng được
- Năng lực học tập của một số em trong lớp còn hạn chế: em Lê ĐìnhHậu, Trịnh Thị Thảo, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Hoàng Anh
- Một số em có những hoàn cảnh và biểu hiện đặc biệt như:
Em Vũ Trung An có mẹ đi nước ngoài, bố đi làm thường xuyên vắngnhà Em gần như phải tự chăm lo cho bản thân Trên lớp em không giao tiếp,chuyện trò với các bạn trong lớp nên rất khó để giáo viên tiếp cận và nắm bắttâm tư của em
Em Trần Huy Hoàng mặc dù là một học sinh nam nhưng em lại có xuhướng thiên về nữ giới một cách rõ ràng Vì vậy những biểu hiện, hành độngcủa em có nhiều điểm khác biệt so với các học sinh nam trong lớp
Trang 11Ảnh 1: Lễ khai giảng năm học 2023-2024
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Ổn định cơ cấu tổ chức lớp
Một ngôi nhà muốn chắc chắn thì trước tiên phải có khung vững chắc.Một lớp học cũng như một ngôi nhà, muốn vững chắc trong mọi hoạt động vàthực sự là ngôi nhà của mọi thành viên thì cần có một đội ngũ cán sự lớp cónăng lực, nhiệt tình, năng động và được các bạn trong lớp tin yêu và giúp đỡ duytrì mọi hoạt động của lớp
* Cơ sở lựa chọn ban cán sự lớp: Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh và
căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học
- Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: Ban cán sự lớp đại diện cholớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rènluyện, đời sống của lớp trong thời gian học Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu
ra, được giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận Nhiệm kỳ của Ban cán sựlớp là một năm
- Trong suốt 2 năm tôi chọn em Ngô Thiện Tuấn là một học sinh namnhanh nhẹn, biết việc, có tố chất, nhiệt tình và rất có trách nhiệm trong côngviệc làm lớp trưởng Những công việc em làm trong năm học đã đem lại cho lớpnhiều sự đổi thay rõ rệt Em Nguyễn Phương Thảo là bí thư của lớp đồng thời là
ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường đã đẩy mạnh phong trào đoàn của lớp trongnhà trường