1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4 5 tuổi b2 trường mầm non điền lư huyện bá thước

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 thực trạng vấn dề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền tảngcho các bậc học tiếp theo, việc giáo dục ở độ tuổi mầm non luôn đòi hỏi nhiều nộidung quan trọng nhằm thực hiện việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục đảm bảo antoàn và trẻ được phát triển toàn diện nhất Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinhlí của trẻ trong độ tuổi mầm non vô cùng hiếu động, thích khám phá cuộc xungquanh theo cách của mình mà chưa lường hết được các nguy cơ tiềm ẩn gây mất antoàn cho bản thân.

Không chỉ các trường học mà việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ cũngnhư việc phòng tránh tai nạn thương tích luôn được các cấp chính quyền, các bannghành quan tâm, đặc biệt Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 1248/QĐ-TTgngày 19 tháng 7 năm 2021 về việc phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn,thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 [1]

Mặc dù đã có nhiều biện pháp phòng chống nhưng tỉ lệ trẻ em bị tai nạnthương tích ở Việt Nam còn cao Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường chothấy mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ tại Việt Nam bị tai nạn thương tích, sốtrẻ em tử vong do tai nạn thương tích là khoảng 6.600 trường hợp chiếm 35,5%

trong tổng số trẻ em tử vong toàn quốc do tất cả các nguyên nhân [2]

Các tai nạn thương tích thường sảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau,hầu hết đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về các kỹ năng phòng tránh tai nạn củatrẻ và sự bất cẩn của người lớn Điều này để lại nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ vềcả mặt thể xác lẫn tinh thần.

Năm học 2023-2024 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2trường Mầm non Điền Lư, tôi nhận thấy đa số các cháu chưa có kiến thức, hiểubiết về các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích có thể sảy ra khi chơi tạitrường lớp cũng như ở nhà Một số gia đình phụ huynh có ao hồ xung quanh chưacó hàng rào bảo vệ điều này có nguy cơ cao gây ra các tai nạn đuối nước cho trẻ.Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn xungquanh môi trường sống tại gia đình cho trẻ nên vẫn có những tai nạn đáng tiếc sảyra Bên cạnh đó khi gặp các tình huống tai nạn sảy ra trẻ vô cùng lúng túng khôngbiết xử trí như thế nào để giảm thiểu tối đa các chấn thương về thể chất.

Như vậy có thể thấy việc trang bị các kiến thức kỹ năng phòng tránh tai nạnthương tích cho trẻ là vấn đề cấp thiết Ngày 29 tháng 11 năm 2021 Bộ Giáo Dục

và Đào tạo ban hành Quyết định số 4501/QĐ-BGDĐT nhằm tăng cường giáo dục,

trang bị cho trẻ em, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tíchthông qua các hoạt động giáo dục về kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm, ngoạikhóa Kỹ năng an toàn khi tham gia các hoạt động giáo dục ở trong và ngoàitrường học phòng tránh rơi, ngã, cháy nổ, bỏng, điện giật, động vật cắn…Tiếp tụctổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ, giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non; cung cấptài liệu, hướng dẫn cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em mầm non kiến thức, kỹ năng vềphòng, chống các loại tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em mầm non trong giađình và trường học [3]

Từ thực tế trên tôi càng nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc đảmbảo an toàn tính mạng và giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ ở trường

Trang 3

lớp cũng như ở nhà Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Mộtsố giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổiB2 Trường Mầm non Điền Lư, huyện Bá Thước” làm đề tài nghiên cứu trong

năm học 2023-2024 Với mong muốn kết quả của sáng kiến có tác dụng góp phầntích cực vào công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp tại trường.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu nhằm tìm ra một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tíchcho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 Trường Mầm non Điền Lư, huyện Bá Thước.

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Một số giải pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5 tuổi B2 Trường Mầm non Điền Lư, huyện Bá Thước

4-1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của mình tôi đã sử dụng cácphương pháp sau.

- Phương pháp điều tra khảo sát.- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.- Thu thập xử lý số liệu.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh.- Phương pháp thực nghiệm.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.2.1 Cơ sở lí luận

Như chúng ta có thể thấy nguy cơ sảy ra các tai nạn thương tích ngoài mongmuốn thường sảy ra ở lứa tuổi mầm non Hầu hết các tai nạn thương tích sảy ramột cách bất ngờ có thể tại gia đình, tại trường lớp, các nơi công cộng với nhiềuloại tai nạn khác nhau như: Trơn trượt ngã, đuối nước, bỏng nước, điện giật, chậpcháy nổ, giao thông

Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu củagiáo viên và cha mẹ trẻ nói riêng cũng như ngành giáo dục nói chung Ngày 31tháng 12 năm 2021 Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạnthương tích cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non Tại Điều 7 có nêu Giáo dụckiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ em

Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thôngqua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống, bảo vệ bản thân phù hợpvới nhu cầu độ tuổi của trẻ em.

Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về bảo đảm an toàn dành cho trẻem, phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa phương.

Việc lồng ghép giáo dục trẻ cần chú trọng hướng tới mục tiêu hình thành vàphát triển ở trẻ những năng lực, kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi, cung cấp chotrẻ hiểu biết, kinh nghiệm về cách phòng tránh tai nạn thương tích thông qua việcnhận diện chính xác các tình huống dễ gây tai nạn thương tích từ đó trẻ có thể lựachọn và thực hiện hành động ứng phó với tình huống an toàn, có hiệu quả.

Trang 4

Cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ chủ động tích cực thực hành kỹ năng phòngtránh tai nạn thương tích trong các tình huống đa dạng gần gũi nhằm giúp trẻ dễdàng hơn trong việc thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Tình huống xây dựng cần đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ, đồ dùng đồchơi, trang thiết bị sử dụng không gây tổn thương đến cơ thể trẻ.[4]

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.* Thuận lợi.

Trường mầm non Điền Lư là một trường đạt trường đạt chuẩn quốc gia cấpđộ II luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục cũng như ban giám hiệunhà trường trong công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻnói riêng và trong tất cả các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục nói chung.

Nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất tốt, các phòng học khang trang đảmbảo diện tích học tập vui chơi, hành lang, cầu thang có hệ thống lan can, đảm bảoan toàn theo quy định xây dựng của nhà nước Hệ thống điện mạch ngầm an toànxa tầm tay trẻ, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo tiêu chuẩn

Bàn ghế, đồ dùng dạy học, các dụng cụ hoạt động thể chất luôn được thườngxuyên kiểm để loại bỏ khi không còn đảm bảo an toàn Các đồ chơi ngoài trời nhưđu quay, cầu trượt, thuyền rồng được sắp xếp bố trí gọn gàng và khu vận độngrộng rãi sạch đẹp, xung quanh khuân viên nhà trường không có sông suối ao hồ.Đặc biệt điểm trường nằm xa tuyến đường quốc lộ nên sẽ hạn chế ùn tắc và các tainạn về giao thông.

Bên cạnh đó nhà trường còn có nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú, nguồnhọc liệu tương đối đa dạng.

Trong nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ năng động, yêu nghề mến trẻ,chịu khó học hỏi, 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nhiệt tình luôn trao dồi chuyên môn vàtham gia tích cực vào mọi phong trào hoạt động của nhà trường.

Một số trẻ có kỹ năng về phòng tránh tai nạn thương tích.

Đa số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo 3 tuổi nên các cháu nhanh nhẹn, hiếuđộng thích khám phá học hỏi từ môi trường xung quanh.

Một số phụ huynh quan tâm và phối kết hợp cùng giáo viên trong công tácchăm sóc giáo dục.

Bên cạnh đó công tác xây dựng nguồn học liệu số còn chậm chưa đa dạng,phong phú về nội dung để trao đổi tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu hơn về tầmquan trọng của việc phòng chống tai nạn thương tích.

Đa số trẻ chưa có kỹ năng phòng tránh các tai nạn thường gặp như: Trơntrượt ngã, đuối nước, chập cháy điện, bỏng nước, bỏng thức ăn, đồ dùng đồ chơisắc nhọn….

Trang 5

Trẻ chưa có kỹ năng gọi người cứu trợ khi có tai nạn sảy ra, đôi khi trẻ cònxử trí theo suy nghĩ của bản thân.

Trẻ chưa có kỹ năng phỏng đoán các tình huống tai nạn tiềm ẩn có thể sảyra.

Nhiều trẻ hiếu động, nghịch ngợm, thích nghịch nước trong vòi xịt nhà vệsinh dễ gây ra trơn trượt ngã, hay có những trẻ rất tò mò khi thấy các ổ điện dâycắm quạt có vấn đề trẻ tự lấy kéo cắt dây, lấy que chọc vào, điều này rất nguyhiểm.

Có những trẻ khi bị bỏng do tiếp xúc phải đồ ăn thức uống còn nóng hay vôtình nghịch phải vòi nóng lạnh trong gia đình dẫn đến việc bị bỏng, trẻ chưa biếtgọi người lớn để được sơ cứu đúng cách.

Khi đi chơi bên ngoài hay khi học tập trẻ chưa hiểu hết được mối nguy hạitừ các vật sắc nhọn gây ra như: Kéo cắt giấy, bút chì vẽ, các loại dao kiếm bằngnhựa từ đồ chơi ở nhà.

Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng nhận biết phòngtránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà, nhiều gia đình vẫn để trẻ chơi tự dothiếu sự kiểm soát của người lớn Một số phụ huynh vẫn còn chiều con và mua cácđồ chơi sắc nhọn, dễ gây ra tai nạn thương tích, có nguy cơ về bạo lực tinh thầnnhư: Dao kiếm nhựa, súng nhựa…

Một số phụ huynh đi làm ăn xa trẻ chủ yếu ở với ông bà nên việc giáo dụcphòng tránh tai nạn thương tích chưa được quan tâm đặc biệt, vẫn có tình trạng tainạn đáng tiếc sảy ra.

Từ những thực trạng trên vào đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra khảo sátđể đánh giá trẻ với kết quả như sau

Bảng khảo sát trẻ đầu năm học 2023-2024

STTNội dung khảo sátsố trẻTổng

Kết quả khảo sát

Tỷ lệ%

Tỷ lệ%

1 Trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thường gặp. 20 5 25 15 75

Trẻ có kỹ năng phỏng đoán các tình huống nguy hiểm có thể sảy ra.

Trẻ biết gọi người lớn cứu trợkhi có tình huống tai nạn sảy ra.

5 Trẻ có ý thức không chơi đồ chơi sắc nhọn. 20 6 30 13 70

Trang 6

6 Trẻ hiếu động không màng nguy hiểm. 20 14 70 6 30

Số phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà.

Từ bảng khảo sát trên cho thấy số trẻ chưa có kỹ năng phòng tránh tai nạnthương tích cũng như chưa biết gọi người cứu trợ còn cao chiếm 75%, một số nộidung khảo sát tỷ lệ trẻ đạt còn thấp, tỷ lệ trẻ chưa đạt khá cao cụ thể: Trẻ có kỹnăng thoát hiểm chiếm 80% trẻ chưa đạt, trẻ có ý thức không chơi đồ chơi sắcnhọn chỉ đạt 30% Bên cạnh đó tỷ lệ phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục kỹnăng phòng tránh trai nạn thương tích cho trẻ còn thấp chỉ chiếm 25% trên tổng sốphụ huynh của lớp Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một sốgiải pháp sau.

2.3 Một số giải pháp thực hiện đề tài.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh tai nạn thương tích chotrẻ và xuất phát từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non cùng với sự quan tâmchỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường về chương trình chăm sóc nuôidưỡng giáo dục trẻ đảm bảo an toàn tính mạng khi trẻ ở trường nên tôi đã nghiêncứu và đưa ra một số giải pháp như sau.

2.3.1 Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phòng tránh tai nạn thương tíchthường gặp cho trẻ.

Sau khi nhận lớp tôi đã khảo sát trên trẻ và nhận thấy điều này cần thiết chotrẻ nên tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích phù hợpvới từng chủ đề theo từng thời điểm.

Bảng kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích năm học 2023-2024Chủ đềNội dung giáo

Phương pháp giáo dục

TrườngMầm non

Phòng tránh trơn trượt ngã.

Phòng tránh đuối nước.

- Tổ chức các tình huống trải nghiệm.

- Tập cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh, rửa tay, đigiặt khăn rửa mặt dưới sự giám sát chặt chẽ củacô Trong quá trình thực hiện cô luôn bao quátnhắc nhở trẻ khéo léo không làm đổ nước ra sàngây trượt ngã.

- Giáo dục trẻ không chơi gần khu vực sông suốiao hồ.

- Nhận biết các nơi có nước gây nguy hiểm.

Bản thân

Phòng tránh tai nạn do đồ dùng đồchơi các vật sắc nhọn.

- Trong mọi hoạt động tôi luôn giám sát nhắcnhở, giáo dục trẻ chơi đúng cách an toàn với đồdùng, đồ chơi.

- Sử dụng tranh ảnh video giúp trẻ nhận biết cácđồ dùng đồ chơi sắc nhọn.

- Thường xuyên vệ sinh và loại bỏ đồ dùng đồ

Trang 7

chơi có dấu hiệu hư hỏng.

Gia đình

Phòng tránh bỏng nước, bỏng thức ăn, vật dụng nóng (nóng lạnh, bật lửa, nắp phích )

- Giáo dục trẻ trong tất cả các hoạt động trongngày.

- Xây dựng các tình huống giả định để trẻ trảinghiệm.

- Đưa ra cách xử lí đúng, các điều cấm khôngđược làm.

Phòng tránh chập cháy nổ điện.

- Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường vềbảng điện, ổ điện luôn có nắp đậy cẩn thận.

- Yêu cầu khi có tình huống chập cháy điện thìcác con sẽ xử lí như thế nào.

- Gợi ý cho trẻ đưa ra các phương án thực hiệnphòng tránh.

- Giáo viên giáo dục và đưa ra các giải pháp antoàn.

Động vật Kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn đám cháy.

- Xây dựng tình huống cho trẻ trải nghiệm.- Xịt khói giả định có cháy.

- Giáo viên gợi mở để trẻ đưa ra các giải pháp antoàn.

Thực vật Kỹ năng thoát hiểm khi kẹt trên ô tô.

- Minh họa bằng hình ảnh, video.

- Giáo viên xây dựng tình huống trải nghiệm.- Giáo viên gợi mở trẻ đưa ra cách giải quyết antoàn.

Kỹ năng phỏng đoán tình huống gây ra tai nạn.

- Hình ảnh, video, học liệu số đa dạng.

- Xây dựng tình huống trải nghiệm giả định, gợiý giải pháp đúng.

- Làm quen với các số điện thoại khẩn cấp như:111,112,113,114,115…

Nước vàcác hiệntượng tự

Trẻ nhận biết các biển báo nguy hiểm.

- Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ học bơi.

- Không lại gần các khu vực mất an toàn như:Sông suối, ao hồ khi không có người lớn.

- Đi bơi phải có người lớn đi cùng, mặc áo phaotheo quy định…

Quêhương đất

nước –Bác Hồ

kỹ năng gọi ngườicứu trợ.

Kỹ năng sử xí khi gặp tai nạn thươngtích.

- Nhận biết các biển báo nguy hiểm.

- Đưa ra các tình huống giả định hướng dẫn gợimở để trẻ đưa ra phương án xử lí đúng.

- Gọi người lớn cứu trợ kèm theo tình huống môphỏng trải nghiệm.

Với bảng kế hoạch cụ thể như trên bản thân tôi đã chủ động hơn trong việcgiáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Từ việc xây dựng kế hoạch cụ thể như trên trẻ không còn là đối tượng bịđộng trong mọi hoàn cảnh trường hợp phòng tránh tai nạn Từ đây trẻ chủ độngnhận biết các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh môi trường sống của mình, có kỹnăng tự phòng tránh và xử lý thông minh khi gặp phải tình huống tai nạn.

Trang 8

2.3.2 Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tíchmọi lúc mọi nơi.

Để việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệuquả cao nhất tôi luôn chú trọng việc giáo dục mọi lúc mọi nơi cho trẻ.

Như chúng ta đã biết một ngày hoạt động của trẻ bắt đầu từ khi phụ huynhmang con đến trường, đến lớp học trực tiếp bàn giao cho giáo viên với mong muốncon mình được học được chăm sóc chu đáo đảm bảo an toàn cả về mặt thể xác lẫntinh thần Bởi vậy trách nhiệm vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng

* Đối với hoạt động đón và trả trẻ.

Trong công tác đón - trả trẻ hàng ngày tôi đã chủ động trao đổi với phụhuynh về các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ khi ở nhà dưới dạng tranhminh họa với nhiều về nội dung phong phú Khi trẻ đến lớp tôi nhắc các con cất đồdùng cá nhân ba lô túi sách vào đúng nơi quy định và hướng trẻ vào góc chơi yêuthích, trò chuyện với trẻ về các nguy cơ thương tích có thể sảy ra trong quá trìnhchơi như:

Khi thấy đồ chơi đã bị vỡ hỏng rồi con sẽ làm gì?

Các đồ chơi như cành cây, lá cây, hột hạt chúng mình phải sử dụng như thếnào để đảm bảo an toàn? Giáo dục trẻ khi chơi các con không dùng cành cây đểchọc vào người bạn, các loại hột hạt không được nhét vào mũi vào tai sẽ gây ra tainạn nguy hiểm.

Khi chơi các con không nên không dùng đồ dùng đồ chơi để làm kiếm haychạy nhảy, ném đồ chơi vương vãi như vậy bạn khác dẫm lên sẽ bị trơn ngã gâyrách da, chảy máu…

Thông qua đó tôi giáo dục trẻ bằng các tranh ảnh in sẵn, các video có tìnhhuống mô phỏng tai nạn thương tích thường sảy ra như: Đuối nước, chập cháyđiện, hỏa hoạn…

Trang 9

(Hình ảnh cô đang cho trẻ xem tranh ảnh video về PTTN đuối nước)

Với việc lồng ghép các nội dung giáo dục như trên trẻ lớp tôi đã có thêmnhiều kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích, trẻ nhận thức được hậu quảnghiêm trọng từ các hành vi không đúng trong việc sử dụng đồ dùng đồ chơi khi ởlớp, ở nhà Giờ đón trẻ không còn dập khuân là chơi tự do hay chơi theo ý thích màcác con đã được tiếp thu kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích một cáchhiệu quả

Buổi chiều trước khi bố mẹ đến đón tôi luôn dặn dò trẻ không vội vàng chạynhảy tránh vấp ngã Đây cũng là thời điểm thích hợp để tôi trao đổi về tình hìnhcủa trẻ tại lớp, từ phụ huynh tôi nắm được các thói quen của con khi ở nhà.

* Hoạt động thể dục sáng.

Trong các giờ thể dục sáng khi có hiệu lệnh nhạc vang lên tôi cho trẻ xếpthành hai hàng ngay ngắn với khoảng cách đều nhau, bạn phía sau bắt tay phải lênvai bạn phía trước rồi di chuyển từ từ ra sân Khi ra sân trẻ được ổn định đội hìnhđội ngũ bằng cách chơi trò chơi “truyền tin” bạn đứng đầu sẽ nói với bạn phía saucách tớ một sải tay nhé Trẻ đã ổn định nền nếp từ đó loại bỏ các nguy cơ vấp ngãxô đẩy gây mất an toàn

Cuối giờ thể dục sáng tôi nhận xét quá trình học của cả lớp để trẻ nắm đượcnhững mặt nào mình làm tốt, cần khắc phục những hạn chế nào Sau đó tôi cho trẻchơi trò chơi điểm số theo khả năng, bạn đầu hàng sẽ quay lại nói với bạn phía saubắt đầu từ số 1cho đến hết để kiểm tra lại sĩ số lớp một lần nữa trước khi vào lớp.

(Hình ảnh trẻ xếp hàng ngay ngắn tập thể dục)

* Hoạt động học.

Hoạt động học là một hoạt động đưa trẻ vào nền nếp một cách ổn định nhanh nhất, đối với mỗi chủ đề và lĩnh vực học tôi đều lồng ghép các kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích vào một cách có chủ định Trẻ sẽ được cô hướng dẫn kê bàn học theo tổ đảm bảo lối đi tránh gây đổ bàn ghế nhằm loại bỏ các nguy cơ gây ra các chấn thương không mong muốn Khi đi lấy đồ dùng dụng cụ học tập tôi yêu

Trang 10

cầu trẻ lấy bằng hai tay và di chuyển từ từ để tránh vấp ngã, các đồ dùng sắc nhọn như bút chì, kéo cắt phải được xếp nằm xuống ngay ngắn trong rổ đựng

Cụ thể trong chủ đề Gia đình tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi phong phúdưới dạng trò chơi “Chọn đáp áp đúng”.

Câu số 1: Những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây ra nguy cơ bỏng?

1 Phích nước nóng, nóng lạnh, bàn là.2 Bật lửa que diêm, bếp nấu, thức ăn nóng.3 Tất cả các đáp án trên

Câu số 2: Những đồ dùng đồ chơi sắc nhọn nào trong gia đình có nguy cơ gây ra

1 Dao, kéo, búa, liềm, cung nỏ, kiếm nhựa, súng cao su…2 Bút viết, bút chì…

3 Tất cả các đáp án.

Câu số 3: Các hành động nào sau đây gây ra tai nạn thương tích?

1 Chọc tay và que vào ổ điện, cầm đũa, cầm bút chạy đùa nghịch nhau.2 Bắc ghế trèo lên tủ cao lấy đồ ăn.

3 Cả hai đáp áp trên.

(Hình ảnh trẻ chơi trò chơi chọn đáp án đúng)

Thông qua các hoạt động học tích hợp trò chơi, hình ảnh minh họa sinh độngtrẻ đã có thêm lượng kiến thức phong phú, có kỹ năng phỏng đoán các tình huốnggây ra tai nạn.

* Hoạt động chơi ngoài trời.

Hoạt động ngoài trời luôn được trẻ yêu thích, với hoạt động này trẻ đượckhám phá được vui chơi vận động nhiều hơn, hầu hết trẻ đều hiếu động nên rất dễxảy ra các tình huống gây va chạm Chính vì vậy trước khi ra sân tôi luôn cho trẻnhắc lại nội quy giờ chơi ngoài trời, chơi theo sự hướng dẫn của cô, khi chơi cầutrượt luôn xếp hàng lần lượt và trượt chân xuống trước, dùng cả hai tay khi chơivới xích đu, thuyền rồng, không đứng trước hoặc sau thuyền rồng Không chơi gần

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w