1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

TÊN ĐỀ TÀI:“Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thươngtích cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.”

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIII MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

III ĐÔI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu2 Phạm vi thực hiện3 Thời gian thực hiện

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)

I CƠ SỞ KHOA HỌC

1 Cơ sở lí luận2 Cơ sở thực tiễn

II THỰC TRẠNG

1 Tình hình của lớp

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP

1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn

2 Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn thương tích

qua các hoạt động và trò chơi.

3 Biện pháp 3: Tạo các tình huống cụ thể cho trẻ tự xử lý tình huống:

4 Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng

phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi PHẦN C KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ

I Kết luận.

1 Kết quả đạt được 2 Bài học kinh nghiệm.II Khuyến nghị

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

1.Lý do chọn đề tài:

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” luôn là câu châm ngôn trong việc khẳngđịnh mạnh mẽ sự cần thiết và quan trọng của việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻem - Những chủ nhân tương lai của nhân loại.Thông điệp này nhắc nhở công tácchăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em cần được thực hiện mọi lúc mọi nơi để tất cảtrẻ em đều có một tuổi thơ vui tươi, một tương lai tốt đẹp nhất Trường mầm non lànơi nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ Nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là đảmbảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần, điều này không những có giátrị trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích thườngsẩy ra trong các trường học, trong các gia đình và ngoài xã hội, phần lớn chúng tađều cho rằng đó là do sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ Trường mầm non lànơi chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, thời gian trẻ ở trường còn nhiều hơn thờigian trẻ ở nhà Trẻ có được an toàn tránh được tai nạn thương tích hay không phụthuộc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộgiáo viên nhân viên của nhà trường.

Như chúng ta đã biết,tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tửvong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tinh thần.Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụquan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường Ở lứa tuổi mầm nontrẻ vô cùng hiếu động tò mò và ham hiểu biết về thế giới xung quanh Trẻ còn quánon nớt để có thể tự bảo vệ mình nên cac nguy cơ xẩy ra tai nạn đối với trẻ rất caonếu thiếu sự quan tâm định hướng đúng đắn của người lớn, hoặc các điều kiện cơsở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn Vì vậy trong vui chơisinh hoạt rất rễ xẩy ra tai nạn thương tích.

Thực tế cho thấy, hiện nay trong gia đình cũng như các nhà trường đã rất coitrọng những yếu tố dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ Tuy nhiên tai nạn vẫn diễnra hàng ngày, hàng giờ.Vì vậy,ngoài việc người lớn trông trẻ phải cẩn thận đảm bảoan toàn cho trẻ, chúng ta cần trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản nhất để trẻ tựphòng và tránh tai nạn thương tích cho bản thân Vậy nên công tác giáo dục kỹnăng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các nhà trường là vô cùng quantrong và cần thiết và làm thế nào để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa thậm chí ngănchặn tuyệt đối tai nạn thương tích cho trẻ nói chung và trẻ trong trường mầm nonnói riêng,làm thế nào để các con biết được các nguy cơ k an toàn đối với bản thântrẻ Là một giáo viên tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàncho trẻ trong những giờ trên lớp nói riêng và trong cuộc sống hàng ngày của trẻ nói

chung.Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Một số biệnpháp giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5 – 6 tuổi trong

Trang 3

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Mục đích để tôi chọn đề tài này là nhằm giúp trẻ có thể chủ động trong việcứng phó với các tình huống dễ gây tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho bảnthân và mọi người xung quanh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ

-Tao môi trường sống an toàn lành mạnh cho trẻ chủ động phòng ngừa giảmthiểu loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.

- Tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích đảm bảo an toàncho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

- Củng cố cập nhập kiến thức về đảm bảo an toàn cho trẻ và cách sơ cấp cứuthông thường sử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn sẩy ra

- Tự tin hơn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU1 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5 -6 tuổi

2 Phạm vi thực hiện: Lớp 5 tuổi A5

3 Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ T9/2022 đến cuối T4/2023

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)

I CƠ SỞ KHOA HỌC1 Cơ sở lí luận

Trẻ ở lứa tuổi mầm non thích khám phá thế giới xung quanh lại vô cùng hiếuđộng Việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ là mục tiêu đặt lên hàng đầu của cáctrường học Có những trường hợp đáng tiếc xẩy ra gây thương tích cho trẻ, nặnghơn là dẫn đến tử vong Vì vậy rất cần có một môi trường sống an toàn lành mạnhđể đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể lực cũng như tinh thần cho trẻ.

Bên cạnh đó sự dẫn dắt, giáo dục của người lớn đối với trẻ cũng rất cần thiết,bởi chính người lớn có thể phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, dạy cho trẻnhững kiến thức ban đầu về cách phòng tránh tai nạn thương tích, dạy cho trẻ biếtnhận ra những nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân và tự biết tránh xa chúng đểđảm bảo an toàn cho mình.

Với độ tuổi 5 - 6 tuổi trẻ vừa hiếu động lại thích tự mình được khám phá thếgiới xung quanh nhưng lại không và chưa được trang bị kỹ năng về phòng tránh tainạn thương tích nên nguy cơ xẩy ra tai nạn không mong muốn là rất cao chính vìvậy bản thân tôi luôn hy vọng với đề tài:Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòngchống tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non sẽ góp phần nàođó giúp cho giáo viên và các bậc phụ huynh nêu cao trách nhiệm của mình trong

Trang 4

việc hướng dẫn trẻ tự phòng tránh tai nạn thương tích để có những hiệu quả hơntrong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đềy tế công công đáng quan tâm không chỉ ở trường học mà cả ngoài xã hội Cùngvới sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ con người đã tạora được ngày càng nhiều các phương tiện, trang thiết bị vật dụng, với những tínhnăng đa dạng phong phú nhằm hướng tới phục vụ cho nhu cầu cảu chính họ Tuynhiên đi kèm theo nó là sự xuát hiện vô vàn những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác cóthể dẫn đến tai nạn thương tích cho con người nói chung và trẻ em nói riêng.

Tại nước ta theo thống kê của cục quản lý môi trường y tế cho thấy mỗi nămtrung bình có hơn 370000 trẻ em bị tai nạn thương tích các loại như: Tai nạn giaothông, đuối nước, ngã, bỏng và mỗi ngày có hàng chục gia đình chịu mất mát đauthương vì sự ra đi của con em họ do tai nạn thương tích.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em như: Sự chủquan bất cẩn của người lớn, môi trường không đảm bảo an toàn, trong đó mộtnguyên nhân sâu xa cần phải nói đến chính là năng lực nhận biết và cách ứng phócủa trẻ với nhưng mối nguy hiểm xung quanh vẫn còn hạn chế Chính vì vậy việcgiaos dục cho trẻ những kỹ năng cần thiết để nhận diện ứng phó hiệu quả vớinhững mối nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho ản thân là nhiệm vụ cấp thiết đượcđặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay và đó cũng là một nhiệm vụ vô cùng quantrong trong các trường học nói chunh và trường mầm non nói riêng Bởi vậy lựachọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng phòng chống tai nạn thương

tích cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non.” Là một lựa chọn vô cùng đúng đắn

trong năm học 2022 - 2023.

4.1 Tình hình của lớpa Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu tạo điều kiện về cơ sởvật chất và tinh thần

- Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cáchphòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và cho giáo viên

Trang 5

- Là 1 giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ luônquan tâm đến trẻ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đảm bảo an toàntuyệt đối cho trẻ

- Có phòng y tế tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cấp cứu banđầu

- Trường học sát với trạm y tế xã

- Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt với nhà trường trong công tácchăm sóc sức khỏe cho trẻ.

b Khó khăn

- Một số hạng mục công trình do sử dụng đã lâu nên bắt đầu có dấu hiệu

xuống cấp hư hỏng gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trẻ.

- Trẻ chưa có kiến thức cơ bản về tai nạn thương tich và cách phòng chống

- Phòng lớp có diện tích trật hẹp nên ảnh hương không nhỏ đến không gianhoạt động của trẻ đó cũng là nguy cơ gây tai nạn thương tích cao.

- Nhận thức của giáo viên về phong chống tai nạn thương tích chưa cao- Nhà trường đang trong quá trình xây dựng, sủa chữa lại trương lớp nên môitrường cho trẻ hoạt đông còn hạn chế.

- Thiếu y tế học đường

- Học sinh phải dồn lớp rất đông nên việc quản lí trẻ khó khăn hơn

- Phụ huynh đa số làm nghề nông nên chưa có thời gian quan tâm chú ý cũngnhư các kiến thức cơ bản về an toàn và các biện pháp phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ

2 Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp

2Trẻ có kỹ năng phòngtránh tai nạn thương tích

Trang 6

Trẻ biết sử lý những tìnhhuống có thể gây tai nạn

*Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

- Trình độ phụ huynh không đồng đều nên có nhận thức khác nhau, nhiều trẻđược nuông chiều nên hiếu động, phụ huynh chưa quan tâm đến nề nếp của trẻ nênphối hợp giữa phụ huynh với giáo viên còn hạn chế

- Khả năng trẻ nhận biết dấu hiệu các nguy cơ tai nạn trong trường mầm noncòn hạn chế

- Trẻ chưa tự tin mạnh dạn chưa có nề nếp kỹ năng tham gia hoạt động nhóm- Trẻ chưa có kỹ năng sử dụng một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời, đồ chơitrong lớp một cách an toàn.

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP

* Biện pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn

Trong những năm học gần đây việc xây dựng trường học an toàn phòngchống tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặtlên hàng đầu Cùng với việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực vàxây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm Mục tiêu hướng tới là xây dựng mộtmôi trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích được phòng chốnggiảm tối đa hoặc loại bỏ để học sinh được sống học tập và vui chơi trong môitrường an toàn.

+ Môi trường ngoài lớp học

- Trường được xây khang trang và sạch sẽ Là một giáo viên đứng lớpthường xuyên tiếp xúc với học sinh tôi nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật chấtcủa nhà trường khi cho trẻ hoạt động và sử dụng, ngay từ đầu năm tôi đã đề xuấtvới ban giám hiệu để được sửa chữa một số hạng mục nhằm đảm bảo an toàn khitrẻ sử dụng Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ của cácbậc phụ huynh nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa nâng cấp một số khuvực có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Trang 7

- Khu nhà bếp cách xa lớp học để tránh ảnh hưởng của khi ga cũng như tiếngồn ảnh hưởng đến trẻ.

- Bể nước để xa khu sân chơi và lớp học luôn được đạy kín và khóa cẩn thận.- Tất cả các lan can được xây cao 120cm quá tầm đầu của trẻ, phía trên lạiđược rào bởi hàng rào inox rất chắc chắn.

- Hệ thống đồ chơi ngoài trời được sắp xếp khoa học gọn gàng, hàng ngàyđược vệ sinh sạch sẽ và được kiểm tra độ an toàn cho trẻ.

Khung cảnh trường mầm non

=> Từ việc xây dựng lại một số cơ sở hạng mục, trường lớp được khangtrang hơn, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, vậy nên trong năm học vừaqua trường tôi nói chung và lớp tôi nói riêng không có vụ tai nạn thương tích nàoxẩy ra.

+ Môi trường trong lớp:

Đối với trẻ mầm non lớp học được gắn bó như ngôi nhà thứ hai của trẻ, vìthế tất cả mọi thứ trong ngôi nhà đều được quan tâm sao cho lớp học sạch đẹp đảmbảo an toàn cho trẻ Từ những vật dụng như: Bàn ghế, kệ sách, giá để đồ dùng đồchơi, sàn nhà tường hay không gian lớp học đều được giáo viên sắp xếp hợp lý vàkiểm tra độ an toàn cho trẻ Việc xây dựng môi trường trong lớp không chỉ cần đảmbảo để trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ và tình cảm - kỹ năng xã hội khảnăng thẩm mỹ sáng tạo mà hơn hết môi trường ở lớp cần đảm bảo an toàn hạn chếtối đa các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ vì vậy khi thiết kế môi trường trong lớp tôiluôn đặt trẻ và sự an toàn của trẻ lên hàng đầu.

Trang 8

- Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động,phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Thực hiện nhiệm vụ của năm học xây dựng lớp học lấy trẻ làm trung tâmbản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi và đồng nghiệp luôn chú ý sắp xếp môitrường lớp gọn gàng thẩm mỹ và khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất antoàn cho trẻ Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: dao , kéo đều được để trêncao xa tầm với của trẻ ổ cắm điện luôn được bịt kín.

- Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những đồ dùng đồ chơi đã cũ hoặc có thểgây nguy hiểm cho trẻ: Ví dụ: đồ chơi lăp ghép bị vỡ có góc nhọn gây nguy hiểmcho trẻ.

Hoặc những đồ dùng đồ chơi nhỏ như: Hạt đỗ hạt vòng hay viên bi… Có thểlàm cho trẻ bị ngạt nếu không may trẻ cho vào mũi, cho vào miệng….

- Cần sử dụng các nút bít ổ điện nếu ổ thấp tránh trường hợp trẻ tò mò chotay hoặc cho dụng cụ bằng sắt vào ổ cắm gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

- Trong lớp học tôi đã trang bị một tủ thuốc của lớp để những loại thuốcthông dụng và một số đồ dùng để sơ cứu ban đầu: bông băng, băng gâu, cặp nhiệtđộ, thuốc sát trùng….

- Các góc chơi được sắp xếp khoa học gọn gàng ngăn nắp tạo không gian ấmcúng an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động.

- Nhà vệ sinh luôn khô thoáng không bị ứ đọng nước, nhà trường đã trang bịcho mỗi lớp một thảm chống trơn trượt để đảm bảo cho trẻ khi đi vệ sinh không bịngã.

Trang 9

Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng

Tủ thuốc của lớp nhà vệ sinh cửa lớp

=> Môi trường lớp học có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ, làmột giáo viên tôi luôn quan sát và sử lý những tình huống kịp thời những mối nguyhiểm đối với trẻ, luôn giáo dục cho trẻ tránh xa những mối nguy hiểm có thể gây tainạn thương tích cho trẻ Bởi vậy trong năm học vừa qua tôi cũng cảm thấy mình

Trang 10

may mắn vì lớp tôi chưa sẩy ra vụ tai nạn thương tích nào đối với trẻ dù là nhỏnhất.

*Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạnthương tích qua các hoạt động và trò chơi.

Như chúng ta đã biết trẻ em vốn rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài, tất cảcác yếu tố xung quanh đều có thể gây ra tai nạn thương tích nếu như không có kỹnăng nhận biết và phòng tránh Do đó dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu có thể gây ratai nạn và thương tích là một việc làm rất quan trọng và cấp thiết Để phòng tránhtai nạn thương tích cho trẻ em trước tiên phải dạy cho trẻ hiểu tai nạn thương tích làkhó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày và điều quan trọng là phải biết sử lý rasao Theo đó trẻ cần phân biệt nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm, biết cẩnthận khi chơi với các đồ vật có thể gây nguy hiểm, biết cách phòng tránh và sử lýsơ cứu khi bị ngã, trầy xước, chảy máu hay bị thương nhẹ, biết tìm cách trợ giúpcủa người lớn khi sẩy ra các tình huống tai nạn Phòng tránh và sử lý khi bị gãy taygãy chân, cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi ở nhà một mình, khi đi chơi hay ở trườnghọc Sau bao ngày trăn trở tôi cũng đã tìm được hướng giải quyết cho mình cũngnhư áp dụng trên trẻ lớp tôi như sau:

*Giờ thể dục sáng: Khi tiếng nhạc của trường vang lên là lúc các con ùa ra

sân tập thể dục sáng Do lớp tôi trên tầng 2 nên việc lên xuống cầu thang đối với trẻcũng là một vấn đề cần quan tâm Tôi thường giáo dục các con cách đi lên xuốngcầu thang, đi chậm đi từ từ, quan sát từng bậc khi lên xuống, khi xuống sân tập thểdục các con phải xếp hàng và đi theo thứ tự tránh việc chạy nhanh xô đẩy nhau dẫnđến ngã cầu thang gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ.

*Hoạt động chung:

Hoạt động học là hoạt động quan trọng đối với trẻ mầm non tuy thời gianhọc chỉ kéo dài khoảng 30 đến 35 phút nhưng đây là thời gian trẻ tiếp thu kiến thứcrất tốt chính vì vậy tôi luôn tận dụng thời gian học để lồng ghép kỹ năng giáo dụctrẻ phòng chống tai nạn thương tích nếu phù hợp.

- Ví dụ 1: Trong hoạt động khá phá các phương tiện giao thông đường bộ: ô

tô, xe máy, xe đạp….tôi thường giáo dục trẻ khi ngồi trên xe đạp cần chú ý khôngđể chân vào nan hoa sẽ bị kẹp chân.

Hay khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm ngồi ngay ngắn, bô xe máyrất nóng dễ xẩy ra bỏng bô nếu các con không chú ý khi trèo lên xuống xe

Trang 11

Khi ngồi trên ô tô cac con phải thực hiện các hành vi văn minh khi đi tàu xe: thắtdây an toàn, không thò đầu thò tay ra ngoài

Khi tham gia giao thông tôi giáo dục trẻ cách nhận biết các tín hiệu dèn báohiệu; Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh được đi Dạy trẻ cách nhận biếtmột số biển báo giao thông: Biển baó nguy hiểm, biển báo cấm…

Ví dụ 2: Trong hoạt động văn học chủ đề sự kiện giao thông tôi kể cho trẻ

nghe câu chuyện Qua đường Vào một buổi sáng ấm áp Thỏ trắng và Thỏ nâu cùngxin phép mẹ ra phố chơi và hai bạn đã chạy ào sang đường mà không nhìn đèn tínhiệu Chú cảnh sát giao thông vội dắt hai bạn nhỏ lên vỉa hè Qua câu chuyện nàytôi đã giáo dục trẻ khi ra đường phải có người lớn đi cùng, muốn sang đường cáccon phải nhìn tín hiệu đèn màu, khi đèn xanh bật các con mới được đi.

Cô giáo dục kỹ năng khi ngồi trên xe máy

Ví dụ 3: Hoạt động tạo hình khi trẻ cần sử dụng bút chì hay kéo tôi luôn nhắc

nhở dễ gây đứt tay chảy máu nếu các con không cầm kéo đúng cách để cắt giấy.Không dùng kéo để đùa nghịch vì kéo là một đồ dùng dễ gây cho các con bịthương Khi sử dụng các loại hột hạt nhỏ để làm tranh tôi dạy trẻ phải cẩn thậnkhông cho vào mũi miệng vì nó có nguy cơ làm các con bị hóc hoặc ngạt.

* Giờ hoạt động ngoài trời : Đây là thời gian trẻ được ra ngoài hít thở không

khí tiếp xúc với thiên nhiên, cảnh vật bên ngoài được tham gia các trò chơi màmình thích, đây là khoảng thời gian rất dễ sẩy ra tai nạn thương tích cho trẻ Chínhvì thế việc trang bị kiến thức và kỹ năng để đảm bảo an toàn khi tham gia hoạtđộng ngoài trời là rất cần thiết là hoạt động khó bao quát trẻ hơn và dễ gây tai nạn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

w