1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NỘI DUNGTRANG

4.2.Biện pháp 2: Giúp trẻ nhận diện và giải tỏa cảm xúc 7

4.3.Biện pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thôngqua các hoạt động.

4.4.Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ qua cáchoạt động học, trò chơi.

4.5.Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh 17

3 Đối với bản thân tôi sau khi thực hiện đề tài. 20

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:

“ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng

mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”

Chính vì vậy môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong cáchoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trong lớp họckhông thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tintưởng của phụ huynh Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ Tôi cần tạo nênmột môi trường lớp học hạnh phúc.

Có một điều rất giản dị và không khó để nhận ra: Những đứa trẻ hạnh phúclớn lên trở thành những người hạnh phúc, nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và

cứ thế tạo ra những thế hệ hạnh phúc

Ở vị trí là 1 cô giáo cũng như 1 người mẹ, tôi mong muốn tất cả những đứacon của mình đều được hạnh phúc Vậy hạnh phúc là gì? Có rất nhiều địnhnghĩa về hạnh phúc nhưng bản thân tôi cho rằng Một đứa trẻ hạnh phúc là đứatrẻ luôn được, biết yêu thương, chia sẻ và có những cảm xúc, hành động tíchcực, luôn nở nụ cười trên môi Vậy để con trẻ hạnh phúc thì chúng ta phải làmgì? Đó là những gì mà tôi vẫn luôn băn khoăn, trăn trở Hơn thế nữa năm học2022-2023 tôi được phân công dạy lớp MGL 5-6 tuổi Đây là giai đoạn cực kỳquan trọng thể hiện sự phát triển vượt trội về tính cách, thể chất lẫn trí tuệ vàcảm xúc của các con Nếu chúng ta không dành thời quan tâm, tìm hiểu và điềuchỉnh giúp bé phát triển đúng cách thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội vàng để nuôi dạynhững đứa trẻ hạnh phúc

Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp họchạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”với mục tiêu “ Mỗi ngày

đến lớp là một ngày vui, cô, trò và cả phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc”

Trang 3

2 Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi

- Phạm vi nghiên cứu: Lớp MGL 5-6 tuổi trong trường mầm non.- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022 – 2023

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI Cơ sở lí luận:

Từ năm 2019 bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựngtrường học hạnh phúc” Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đốidiện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đangthổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục cóthêm sức mạnh để hoàn thiện nghĩa vụ “Trồng người” của mình

Môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nângcao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Trong lớp học không thể thiếuđược sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụhuynh Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ Giáo viên cần tạo nên một môitrường lớp học hạnh phúc.

Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trịnhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực Chuẩn mực giữa cô và trò, giữacô với đồng nghiệp, với ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh Và điềuquan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnhphúc Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngàyvui và thực sự ý nghĩa

Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi mà học” nên

việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ Môi trường áp dụng cácphương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi,khám phá cho trẻ Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần Giáo viên và họcsinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khiđến trường như là về nhà Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh,phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lýtính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khácbiệt ấy mới tạo nên sự đa dạng Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa bangiám hiệu, cô và trẻ.

II Cơ sở thực tiễn:

Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừnglại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi:

Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường?Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng cô giáo và các bạn khi đếnlớp? Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàndiện”? Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ Tất cảmọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu,không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng.

Trang 5

Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi cáccon chưa ngoan đùa nghịch, tranh giành, đánh nhau, không giữ nề nếp lớp học,không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn, ngồi trong chưa chú ý nên tôi đã kỷ luậttrẻ v.v Tôi lặng xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình cóhạnh phúc không khi luôn bị ép theo khuôn mẫu như thế? Từ đó, bản thân tôi tựnhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc.

Với tôi lớp học hạnh phúc là nơi nuôi dưỡng cho trẻ những cảm xúc tíchcực Ở đó trẻ được quan tâm, chia sẻ, yêu thương, được sáng tạo trong thế giớiquan của riêng mình Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những

rung cảm Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp họchạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” Năm học 2022-2023 Tôi

phụ trách là lớp 5 tuổi A4 với 43 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên tôi luôn mongmuốn mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ cócác kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin năng động, sáng tạo và thểhiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóavà hoạt động vui chơi, đặc biệt là giáo dục trẻ có kỹ năng tự tin vào bản thân Đểthực hiện được mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng củalớp mình Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Về phía phụ huynh: Đa số mỗi gia đình có từ một đến hai con, mỗi gia đìnhđều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí được nâng cao hơn

- Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quenỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.

Trang 6

- Một số trẻ được nuông chiều nên chỉ thích mọi việc theo ý của mình, ích kỉ,chưa biết quan tâm, chia sẻ, hay tranh dành đồ chơi với các bạn.

- Một số trẻ còn có hành động tiêu cực, đánh bạn khi không kiềm chế được cảmxúc.

- Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi.

- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều.

3 Khảo sát trẻ đầu năm:

Ngay từ đầu năm học, sau khi nề nếp của trẻ đã ổn định, tôi đã tiến hànhkhảo sát 43 trẻ trong lớp với các tiêu chí, kỹ năng sau.

Bảng 1: Khảo sát 43 học sinh lớp A4 đầu năm khi thực hiện đề tài 9/2020.

Từ bảng số liệu trên tôi lập biểu đồ sau:

DạtChưa đạt

Biểu đồ khảo sát 43 HS đầu năm khi thực hiện đề tài

Qua bảng khảo sát và biểu đồ cho thấy nhiều trẻ chưa tự tin giao tiếp với côvà các bạn, chưa biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ Phần lớn trẻ chưa thực sự thíchđến lớp Một số trẻ còn thường xuyên có cảm xúc và hạnh động tiêu cực với cácbạn khác.

Từ một số thuận lợi khó khăn và khảo sát chất lượng trẻ nêu trên tôi đã đưara một số biện pháp sau:

4 Các biện pháp:

Trang 7

4.1 Biện pháp 1: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sựchia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ

* Mục đích:

- Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn về tinh thần

- Cô và trẻ hiểu nhau Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô.

- Trẻ được tôn trọng cảm xúc Cô và trẻ luôn duy trì trạng thái cảm xúc tích cực.

- Bản thân tôi không ngừng học tập để phấn đấu, luôn duy trì cảm xúc tích cực;- Học tập các phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn;

- Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau;

Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ thể hiện và được công nhận giá trị bản thân Tôntrọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó Còn cảmxúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độcủa chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan với ngườikhác và với bản thân Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sựphát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạođức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ Một đặc trưng của cảm xúc là có tínhđối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng Kháiniệm “Tôn trọng”, “Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúngnhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khitôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non.

Những buổi đầu khi có học sinh tôi gặp không ít khó khăn vì chưa quennếp của trẻ, trẻ nghỉ dịch lâu nên các kỹ năng đơn giản nhất trẻ không đạt, rồitính cách trẻ khác nhau … Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ rồi tính cáchtrẻ…dần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô Cứ như vậyqua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của trẻ Tôi đánh giá sự tiến bộcủa trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác Kiên nhẫn với trẻ, chờđợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời.

Trang 8

Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: Ví dụ: “Cô nghĩ nhất định con sẽlàm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”…khuyến khích trẻ tham gia, hợp tácđể cùng phát triển Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi(cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau) Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xâydựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc Khuyến khíchtrẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường

hoạt động cùng cô (Hình ảnh 1)

Tôi thường dành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn.Tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động mộtngày của trẻ tôi luôn hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết, chấp nhận các ý kiến củatrẻ Tôi cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợ nhómtrẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợtrẻ tìm cách giải quyết.

Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ Khen ngợi, động viên những thànhcông dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, không chê cười khi trẻ thất bại, luônđộng viên để trẻ tiếp tục cố gắng.

Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúccủa mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rènluyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình Lớphọc hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì cáctrạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trườngmà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnhphúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phầnphát triển nhân cách tốt đẹp.

*Kết quả: Trẻ lớp tôi cảm nhận được tình yêu thương từ cô giáo nên đã

không còn sợ đến lớp Trẻ bớt rụt rè và tự tin thể hiện cảm xúc của mình bằnglời nói Trẻ mạnh dạn nhờ sự giúp đỡ của cô khi gặp khó khăn Cả giáo viên vàhọc sinh đều hình thành và duy trì trạng thái cảm xúc tích cực.

4.2 Biện pháp 2: Giúp trẻ nhận diện và giải tỏa cảm xúc* Mục đích:

+ Giúp trẻ nhận diện cảm xúc như vui, buồn, hạnh phúc, tức giận, hối hận, …+ Nắm bắt được và gỡ rối cảm xúc cho trẻ, giải đáp những khúc mắc trong lòngtrẻ, hướng trẻ đến suy nghĩ phải làm gì, hành động như thế nào để đạt đượcmong muốn của mình, hướng trẻ đến cảm xúc tích cực.

* Cách tiến hành:

Trang 9

- Mỗi đứa trẻ có thể có rất nhiều cảm xúc khác nhau: Vui, buồn, tức giận, hốihận, biết ơn

- Bên cạnh cảm xúc tích cực còn có những cảm xúc tiêu cực Nếu tích tụ lâungày dẫn đến mất cân bằng cảm xúc Nếu trẻ không biết nhận diện , không gọitên được cảm xúc sẽ dẫn đến trẻ có những hành động sai, không phù hợp vớihoàn cảnh và những người xung quanh, gây ra cảm xúc tiêu cực cho chính mìnhvà người khác.

- Thông qua nhân vật trong những câu chuyện, tôi giúp trẻ gọi tên được cảmxúc Đó là cảm xúc gì? Khi nào ta có cảm xúc đó? Và chúng ta hành động như

thế nào khi có loại cảm xúc này? (Hình ảnh2)

VD: Trong câu truyện thỏ con không vâng lời Bạn thỏ con đã rất sợ hãi khi bịlạc và hối hận khi không nghe lời mẹ dặn Chính vì vậy khi được bác gấu dẫn vềnhà bạn thỏ đã biết nhận lỗi và xin lỗi mẹ của mình.

- Qua đây trẻ nhận diện được cảm xúc sợ hãi, hối hận Ai cũng có lúc mắc sailầm nhưng điều quan trọng là mình phải biết nhận lỗi, sửa lỗi và đừng bao giờlặp lại sai lầm đó nữa

+Ở lứa tuổi này trẻ hay ganh tị khi bạn có đồ chơi mới hoặc được hơn mình Côsẽ dẫn dắt câu truyện “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn” và chia sẻ với trẻ Chínhvì mẹ kế ganh tị với sắc đẹp của Bạch Tuyết nên đã tìm cách hại Bạch Tuyếtnhiều lần Nhưng cuối cùng bà vẫn không phải là người đẹp nhất, bà cô đơnkhông có bạn bè và bị tất cả mọi người ghét Từ đó cô giúp trẻ nhận ra rằng hãyhài lòng với những gì mình đang có, ganh tị sẽ không bao giờ hạnh phúc.

*Nắm bắt cảm xúc của trẻ qua cây “Hạnh Phúc”

(Hình ảnh 3)

- Các con sẽ nhờ cô ghi giúp những cảm xúc (lí do tại sao có cảm xúc này),những việc tốt, những việc làm mình vui, hạnh phúc, những mong muốn và cảnhững điều không vui trong ngày vào giấy sau đó tự mình treo lên cây Từ đó cônắm bắt được và gỡ rối cảm xúc cho trẻ, giải đáp những khúc mắc trong lòngtrẻ, hướng trẻ đến suy nghĩ phải làm gì, hành động như thế nào để đạt đượcmong muốn của mình, hướng trẻ đến cảm xúc tích cực.

VD: + Bạn Khang chia sẻ được tưới cây cùng cô và các bạn rất vui.

+ Bạn Gia Khiêm chia sẻ mình không thích đến lớp vì hay bị bạn Minh trêu.VD: Bạn Trang cảm thấy buồn vì không được lên tập mẫu trong giờ thể dục + Cô sẽ nói chuyện với bạn sau đó thỏa thuận cùng lớp:

- Các con có biết tại sao cô hay mời bạn Phương và bạn Chi lên tập mẫu tronggiờ thể dục không? Đúng rồi! Vì các bạn tập đều đẹp và đúng theo nhạc Hơn

Trang 10

nữa các bạn không bao giờ chạy nhảy, xô đẩy nói chuyện trong giờ thể dục cáccon ạ!

- Vậy nếu muốn được lên tập mẫu giống như các bạn thì con phải làm gì?

=> Từ đó không những cô giải tỏa được cảm xúc buồn chán của trẻ mà con tiếpthêm động lực để trẻ cố gắng làm tốt hơn trong các hoạt động.

- Nếu trên cây hạnh phúc mà trẻ ghi lại những cảm xúc chưa tích cực về phía giađình thì cô sẽ phối hợp với phụ huynh để giải quyết.

- VD: Bạn Đạt nhờ cô viết lên cây cảm xúc: “Bố mẹ chỉ yêu em, không yêucon.”

- Cô sẽ chia sẻ lại cảm xúc của bạn với gia đình từ đó cùng gia đình giải quyếtkhúc mắc trong lòng trẻ Bố mẹ sẽ giành nhiều thời gian quan tâm con hơn và côcũng giảng giải cho trẻ hiểu:

+ Con biết hồi con còn bé xíu trông như thế nào không?

+ Hồi con bé xíu con đã biết nói, biết tự ăn, tự đi vệ sinh chưa?+ Vậy ai sẽ là người giúp con làm những việc đó?

+ Bây giờ con có cần mẹ giúp như vậy nữa không? Tại sao?

+ Vậy em bé của con có tự làm được giống như con bây giờ không?

- Chính vì vậy mẹ yêu cả con và em nhưng em bé thì chưa biết làm gì cả nên mẹmới phải giành nhiều thời gian để chăm sóc em bé đấy! Mẹ con chắc sẽ rất vui

nếu con giúp đỡ mẹ (Hình ảnh 4)

=> Từ đó cô và phụ huynh giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương và hạnhphúc trong gia đình của mình.

- Ở mỗi tình huống trẻ gặp phải tôi lại tìm tòi ra các cách giải quyết sao cho phùhợp.

-Vào các buổi sinh hoạt cuối tuần: Cô sẽ đọc lại những mẩu giấy nhỏ về nhữngviệc làm trẻ hạnh phúc cho cả lớp cùng nghe Cô tuyên dương, khen ngợi cácbạn làm được việc tốt trước lớp.

- Một nhà khoa học đã nói Khi chúng ta ôm nhau, cơ thể sẽ tiết ra hooc môndopamin giúp tạo nên cảm giác hạnh phúc Chính vì vậy ngoài tuyên dươngkhen thưởng các con còn được cô tặng 1 cái ôm cùng lời thì thầm động viên vớicác bạn chưa có cảm xúc tích cực: 1 lời khen cho các bạn đã làm tốt Cái ôm làhành động đơn giản nhưng đã gắn kết tình cảm cô và trò, giúp cô trò cảm thấyhạnh phúc và tin tưởng lẫn nhau.

* Kết quả: Trẻ lớp tôi luôn háo hức mong đến ngày thứ 6 để cùng cô ôn lại

những việc tốt trên cây hạnh phúc Cây hạnh phúc như 1 hình thức ghi dấu vàcông nhận những việc làm có ích giúp trẻ hào hứng, tích cực tham gia vào mọi

Trang 11

hoạt động, nuôi dưỡng, lan tỏa những cảm xúc tích cực, loại bỏ những cảm xúcgây khó chịu cho trẻ Từ đó nó góp phần không nhỏ cho việc giúp trẻ hạnh phúc.

4.3 Biện pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua cáchoạt động.

* Mục đích:

+ Giúp trẻ cảm nhận được sự gần gũi yêu thương với cô và các bạn

+ Giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp với tinh thần vui vẻ,háo hức.

+ Phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải

mái, vui tươi Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc khi

được tham gia cào các hoạt động.

* Cách tiến hành:

Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày củatrẻ ở trường MN Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trongmỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểuvà giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là

người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáodục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủchương trình theo quy định kế hoạch đưa ra Tôi thực hiện từng bước, đưa côngnghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáodục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận nhữngphương pháp mới Đặc biệt là ứng dụng Steam vào các môn học để giảng dạy.

Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi” lồng ghép các trò chơi vào trong các

hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tạo cho trẻ tâm

lý thoải mái, vui tươi Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh

phúc khi được tham gia cào các hoạt động.

*Với hoạt động tạo hình:

Ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat động tôi đã luôn tìm tòi, sángtạo, đổi mới nội dung bài dạy Làm sao để môn tạo hình là một môn giúp trẻkhơi dậy óc sáng tạo và giúp trẻ thích thú mỗi khi học Ngoài các tiết dạy vẽtheo trương trình tôi luôn cố gắng giúp trẻ phát huy sức sáng tạo của mình bằngcách cho trẻ tạo hình từ các nguyên kiệu tự nhiên sẵn có trong trường như lácây, cành cây hoặc những vật dụng tái chế như thìa sữa chua, khay đựng trứng,

bìa carton…(Hình ảnh 5)

Ngoài ra tôi còn ứng dụng phương pháp steam vào môn học tạo hình, giúptrẻ hoạt động theo nhóm, cùng nhau thực hiện dự án tạo ra sản phẩm chung Từ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w