1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4 5 tuổi

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

I TÊN CƠ SỞ YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Ba Vì Trường Mầm Non Chu Minh

II TÊN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Họ và tên: Đỗ Thị ThảoChức danh: Giáo viên.Học vị: Cử nhân

Địa chỉ: Trường mầm non Chu Minh

III TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG:

1 Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh

phúc tại lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi”.

2 Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển nhận thức, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ,

lĩnh vực phát triển tình cảm-xã hội, lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triểnthẩm mỹ.

IV NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM.

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng màbất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được Để “Mỗi ngày đến trường là mộtngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc Muốn xây dựng đượctrường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ lớp “Lớp học hạnh phúc”.

Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩvà nhân cách của trẻ Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 vềđổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nângcao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non.

Vậy “Lớp học hạnh phúc” là gì?

Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện Đồngthời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tốiưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngạitrong việc vui chơi và học tập của trẻ Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi,tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ

Một số trường cơ sở hạ tầng vật chất chưa được đầy đủ, các phòng chứcnăng còn thiếu, xây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa

Trang 2

đạt yêu cầu Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coitrọng việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp

Hơn nữa, một số Giáo viên chưa thực sự yêu thương trẻ, chưa đặt sự an toàncủa trẻ lên hàng đầu và chưa có sự tôn trọng trẻ Tổ chức các hoạt động còn rậpkhuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng như chưa tạo được cáctình huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạnchế Chất lượng đội ngũ không đồng đều Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chấttrang thiết bị thiếu đồng bộ, nhận thức của phụ huynh và xã hội về bậc học mầmnon chưa sâu sắc

Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả

chưa cao, chưa đồng đều Phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc” là một

phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện Là một giáo viên trườngmầm non tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việchình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ Phong trào này đã được ngànhtriển khai

Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗingày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăntrở Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những

ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc”

- Xây dựng môi trường lớp học theo tiêu chí xây dựng trường mầm nonxanh - an toàn - thân thiện Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, hấp dẫnthu hút trẻ đến trường

*Ưu điểm:

Trang 3

- Tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt độnggiáo dục.

- Tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp

* Nhược điểm của giải pháp cũ

Giáo viên gắn tiêu chí lớp học hạnh phúc vào thực tiễn còn lúng túng Mộtbộ phận giáo viên ngại đổi mới môi trường trong và ngoài lớp học, ngại thay đổicách thể hiện cảm xúc, ứng xử với trẻ.

Cách ứng xử của cô với trẻ trên lớp học chưa thân thiện, gần gũi Việc tìmhiểu đặc điểm riêng của từng trẻ trong lớp còn mờ nhạt dẫn đến việc quan tâmđến cảm xúc của trẻ chưa tốt

2 GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúcvới sự phát triển và thành công của trẻ Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạnbè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

để ngày một tốt hơn Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Một số biện

pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi”. Dựa trên cơ sở

thực tế bản thân tôi đã đưa ra được một số biện pháp như sau:

Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường tâm lý thân thiện, yêu thương,cởi mở và hỗ trợ trẻ.

“Xây dựng lớp học hạnh phúc” môi trường tâm lý có vai trò quan trọng,

mang tính chất quyết định cho sự thành công của biện pháp Bởi giáo viên và trẻ

có cảm thấy hạnh phúc, tâm lý vui vẻ, cảm giác hứng thú thì mọi hoạt động giáo dụcmới mang lại hiệu quả

Với tiêu chí “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Khi trẻ đến lớp phấnkhởi vui vẻ thì cô giáo cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc Cô cảm thấy có động lực,hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như được tiếp thêm năng lượng sáng tạo.Cô luôn lắng nghe và thể hiện sự tin cậy với trẻ, chăm sóc trẻ bằng sự nhẹ nhàng, âncần, chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói cũng như việc làm của mình.

Trang 4

Giúp trẻ luôn tự tin và chủ động trong mọi hoạt động của bản thân Tôi đã thực hiệnbằng những việc làm cụ thể sau:

* Đổi mới hình thức đón trẻ: Để trẻ thích nghi với môi trường mới còn gặp

nhiều khó khăn để giúp các con mạnh dạn, vui vẻ đến lớp thay vì tâm thế nhõngnhẽo, mếu máo khi rời bố mẹ những bạn nhỏ nhanh chóng và đầy hứng khởi vớitiếng cười thích thú ngay cửa lớp, các bé sẽ tự mình lựa chọn cách chào với cô trong“menu lựa chọn” hành động cảm xúc dán ngay trên cửa lớp Nhìn con thơ chủ độngvươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô khi vừa đến cưảlớp các phụ huynh đều nhoẻn miệng cười yên tâm rời lớp Chỉ cần thế thôi cũng gópphần tạo nên một trường học hạnh phúc.

Hình ảnh: Cô đón trẻ buổi sáng* Tổ chức các hoạt động học tại lớp học hạnh phúc:

Giờ học hạnh phúc bắt đầu khi cả cô và trò đều trao nhau niềm vui bằng những

Trang 5

lời nói mộc mạc, một nụ cười thân thiện, một ánh mắt trìu mến Tôn trọng cảm xúc củatrẻ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lớp học hạnh phúc Trong quá trìnhdạy, ngoài các kiến thức trong chương trình giáo dục mầm non, tôi còn tích hợp cho trẻvề các bài học thiết thực trong cuộc sống về những điều bổ ích để gieo vào tâm hồn trẻnhững điều tốt đẹp giúp trẻ có thêm kiến thức, tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho mình.Tôi khuyến khích trẻ trả lời những gì trẻ nghĩ đúng càng tốt, sai cũng không sao và tôikhông quên cám ơn, động viên và khen ngợi trẻ Chính điều đó đã tạo động lực để trẻmạnh dạn, tự tin, hứng thú trong giờ học.

Trang 6

tiêu cực đến tâm lí của trẻ Chính vì vậy, trong lớp học hạnh phúc tuyệt đối khôngbao giờ được dùng bạo lực hay lời lẽ xúc phạm trẻ

* Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo của trẻ

Tại lớp học hạnh phúc giáo viên không ôm đồm quá nhiều nội dung khôngphù hợp mà trẻ được học những gì có ý nghĩa với trẻ, được khơi gợi niềm yêuthích giúp trẻ trở nên thoải mái, tự tin Cô luôn khuyến khích để trẻ được làm theoý mình mà không sợ sai

Hình ảnh tạo hình của trẻ

* Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và được tự quyết định

Mọi trẻ đều có quyền bình đẳng và đối xử công bằng khi đến lớp Được tôntrọng và tự quyết định sự lựa chọn của mình trong các hoạt động.

Đối với những trẻ có nhu cầu đặc biệt, chậm phát triển tôi luôn quan tâmdành nhiều thời gian, tình cảm hơn để gần gũi tạo cảm giác an toàn cho trẻ

Ví dụ: Lớp tôi có hai trẻ có khả năng nhận thức chậm hơn so với các bạnkhác Ban đầu trẻ tỏ ra rất nhút nhát nhưng bằng sự quan tâm ân cần của cô, nhìnnhận thấy khả năng đặc biệt của trẻ, kết hợp sự giáo dục từ phía gia đình Sau một

Trang 7

thời gian hai bạn lớp tôi đã tự tin rất nhiều, tham gia tích cực các hoạt động củalớp Đây là điều mà chúng tôi cảm thấy rất vui khi đã làm được cho các con.

Song song với môi trường tâm lý thì việc tạo ra một môi trường vật chất đểtrẻ được tham gia hòa mình với trò chơi làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ đócũng là yếu tố cơ bản thiết yếu của việc “Xây dựng một lớp học hạnh phúc” Nhậnthức được điều đó tôi đã tiến hành thực hiện biện pháp thứ 2.

* Biện pháp thứ hai: : Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua việc thay đổi cách ứng xử của cô với trẻ trên lớp học

Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúccủa mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rènluyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình

Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tựtin diễn đạt bằng lời Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất địnhcon sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”… khuyến khích trẻ tham gia, hợptác để cùng phát triển Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi(cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau) Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xâydựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt động trong các góc

Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhucầu của bản thân trước và trong khi chơi Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, khảnăng của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa chọn đồchơi, trẻ được lựa chọn vai chơi.

Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôinói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động một ngàycủa trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ý kiếncủa trẻ Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợ nhómtrẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻtìm cách giải quyết.

Trang 8

Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ Khen gợi, động viên những thành công dùnhỏ của trẻ một cách kịp thời không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếptục cố gắng.

* Giờ ăn, giờ ngủ: Ngoài hoạt động đón trẻ và các hoạt động khác thì hoạt

động giờ ăn, giờ ngủ cũng rất quan trọng Cô luôn tạo không khí vui vẻ bằng cáchtrò chuyện, hay kể một câu chuyện câu đố nhằm khơi gợi sự tò mò về các món ăncủa trẻ để động viên trẻ ăn ngon miệng ăn xuất Vào giờ ngủ chưa cô chăm sócgiấc ngủ bằng cách chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đôngcho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ.

Tôi cho rằng việc tạo môi trường hạnh phúc thông qua các hoạt động hàngngày có tác dụng 2 chiều Những điều tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiênđược nhất là trẻ vui vẻ và được phụ huynh ghi nhận Đó là điều tôi cảm thấy vuinhất mà cũng đền đáp xứng đáng nhất Mỗi ngày đến trường nhìn thấy trẻ cười,chơi vui Đặc biệt khi nhìn thấy các bé nằm ngủ tôi thấy bình yên vô cùng Để cóđược nhứng lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên là chính các giáoviên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc.

*Biện pháp thứ ba: Ứng dụng phương pháp Montessori và Steam làm và

sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động giáo dục trẻ

Dựa vào mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt của độ tuổi Mẫu giáo và khảnăng của trẻ tại lớp, tôi đã nghiên cứu kỹ phương pháp Montessori và Steam để ápdụng làm một số bộ đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các loại phế liệu, nguyên vật liệusẵn có như chai, ống nhựa, hộp sữa, bìa carton, xốp màu, ứng dụng vào các hoạtđộng giáo dục đặc biệt là hoạt động góc giúp trẻ hứng thú tham gia các trò chơi,làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, giúp trẻ hạnh phúc khi đến lớp.

Ví dụ: Bộ đồ chơi xỏ dây giầy

Tôi đã sử dụng bìa carton cũ, giấy dạ màu và dây để tạo nên bộ đồ chơi đẹpmắt, hấp dẫn cho trẻ hoạt động.

Cách chơi: Trẻ chơi góc kỹ năng sống có kỹ năng xỏ, thắt dây giày Qua tròchơi phát triển vận động tinh cho trẻ và giúp rèn kỹ năng cuộc sống

Trang 9

Hình ảnh: Bộ đồ chơi xỏ dây giày

Cũng với góc kỹ năng sống, tôi còn thiết kế bộ đồ chơi chuyển vật bằng kẹpBộ đồ chơi này tôi tận dụng bát cắm hoa, mặt bàn làm bằng tấm foc, chânbàn làm bằng vỏ hộp sữa bột.

Hình ảnh: Trẻ chơi bộ đồ chơi “chuyển vật bằng kẹp”

Trang 10

Với 2 cách chơi trên trẻ rất thích và tích cực tham gia trò chơi, rèn cho trẻ tínhkiên trì, khéo léo, được tham gia trò chơi trẻ vui vẻ, hứng thú đến lớp.

Tôi thiết nghĩ việc sử dụng đồ dùng theo phương pháp Montessori vào gócnghệ rất quan trọng đối với trẻ.Vì vậy đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động phảiphong phú và đa dạng Do đó, tôi đã vận dụng linh hoạt một số kỹ năng tại góc thựchành cuộc sống cho trẻ với một số đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ 4 tuổi.

Trang 11

tạo phong phú sẽ kích thích sự phát triển của trẻ Ở đồ chơi này trẻ thực hành kỹ nănggắp đồ vật và thông qua trò chơi giúp trẻ rèn sự kết hợp tay và mắt

Cách chơi: Trẻ sẽ chọn màu sắc của hạt để gắp sau đó đặt vào hình cây nấm có màu sắc giống với hạt mà trẻ vừa gắp được

Tại góc thực hành cuộc sống tôi còn cho trẻ được thực hành kỹ năng rót nước, xúc hạt để trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt hơn.

Hình ảnh bộ đồ chơi gắp hạt

Trang 12

Hình ảnh: Trẻ thực hành kỹ năng rót nước

Ngoài ra tôi còn chuẩn bị đồ dùng bằng phế liệu như lọ nhựa, vỏ hộp sữa, bìa carton, để trẻ thực hành Steam ở góc công trình của bé Với những đồ dùng được sử dụng hiệu quả giúp trẻ phát triển về mọi mặt

Trang 13

Hình ảnh: Trẻ thực hành chế tạo ô tô

Trang 14

Mỗi giờ học, trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học” Trên hành trình xâydựng “lớp học hạnh phúc” tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng không khí lớp học của trẻở đó trẻ được trải nghiệm, được vui cười, được tự mình thể hiện năng lực của bảnthân trẻ Từ đó trẻ thêm yêu trường lớp, thích đến trường cùng cô và các bạn.

* Biện pháp thứ tư: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào việc xâydựng môi trường hoạt động trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoài giờ.

Môi trường lớp học hạnh phúc là trẻ phải được tham gia trải nghiệm nêu ýtưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá, được chia sẻ và tôn trọng Vìvậy tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùngcô làm đồ chơi, cùng cô trang trí… Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựngmôi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt Đây là những cơ hội quý báu đểtrẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà khôngbị gò bó

Hoặc chủ đề: “ Tết và mùa xuân” tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một chiếc

khuôn gói bánh chưng, và các nguyên liệu để gói bánh chưng Sau đó tôi cho tất cảcác trẻ trong lớp sẽ được tự tay mình gói những đồng bánh chưng xinh xắn Nhìnnhững nụ cười hạnh phúc của trẻ, tôi như có thêm động lực để phấn đấu, yêu lũ trẻhơn và yêu bản thân mình hơn.

Trang 15

Hình ảnh: Trẻ thực hành gói bánh chưng

Từ những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình chơi, hoạt động như: các conbướm, ong, chuồn chuồn, hoa, lá, làm từ ống nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, cô sửdụng tất cả những sản phẩm đó để làm trang trí ở các góc, ở sảnh hè, sân

Đối với trẻ, việc học là điều vô cùng khó khăn Sẽ khó để trẻ có thể thực hiênđược một hoạt động nào đó Đó là lý do tôi nên tập trung nhiều vào việc rèn luyệnkĩ năng diễn đạt của học sinh Mục đích của việc dạy học không chỉ đơn giản là

Trang 16

giúp học sinh hiểu được một đơn vị kiến thức mà còn là quá trình giúp học sinhbiểu đạt được những gì chúng hiểu dưới các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ.Khi học sinh có thể trình bày một vấn đề rõ ràng và mạch lạc cũng là bằng chứngchứng minh mức độ nắm kiến thức của con

Tôi càng chủ động giao tiếp với học sinh, trẻ sẽ càng đạt kết quả tốt hơntrong lớp học., luôn kiên nhẫn chờ đợi trẻ bộc lộ tình cảm ý nghĩ và tự tin khi diễnđạt bằng lời tôi thấy cả những học sinh nhút nhát và ít nói nhất lớp cũng có rấtnhiều điều muốn chia sẻ.

Tập yoga, nhảy zumba và chachacha cũng có tác dụng rất lớn đối với

sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ Giúp trẻ được vận động toànthân, tăng sức bền, tự tin và dễ hòa đồng với xã hội.

* Biện pháp thứ năm: Kết hợp với phụ huynh trong việc xây dựng lớphọc hạnh phúc

Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh thông qua giờ đón và trảtrẻ hoặc thông qua nhóm facebook, zalo để nắm bắt tình hình sức khỏe, tâm lý họctập của con khi ở lớp để phụ huynh cùng về nhà phát huy những mặt tích cực vàuốn nắn những điểm hạn chế mà trẻ chưa làm được Và luôn tạo tâm thế tích cựcđể con đến trường với tâm lý vui vẻ hạnh phúc.

Tôi luôn phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi trường hạnhphúc, kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh tạo môi trường xanh cho lớp học và nhậnđược sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh Nên góc thiên nhiên lớp tôi đa dạngphong phú các loại cây để trẻ thỏa sức trải nghiệm

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:17

w