1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà bất kì một trường học nào cũng mong muốn đạt được, đáp ừng với yêu cầu đó với mục tiêu kế hoạch năm học 2022-2023 của phòng giáo dục huy

Trang 1

MỤC LỤC

A.Phần Thứ Nhất

Phần Thứ Hai NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Biện pháp 1: Bản thân tự học tập và bồi dưỡng

kiến thức “Xây dựng môi trường hạnh phúc” 6 2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hạnh phúc tại

lớp linh hoạt, sáng tạo, tạo niềm tin yêu hứng thú cho trẻ

6

3 Biện pháp 3: Hạnh phúc thông qua các hoạt động

4 Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình yêu thương,

niềm hạnh phúc qua giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 12 5 Biện pháp 5: Xây dựng Lớp học an toàn cho trẻ,

Tôn trọng cảm xúc của trẻ

6 Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa nhà trường, giáo

viên với phụ huynh học sinh chung tay xây dựng môi trường hạnh phúc

14

Trang 2

II Các đề xuất và khuyến nghị 16

A PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Cơ sở lý luận:

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc với mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau nhưng trong con mắt trẻ thơ hạnh phúc chỉ đơn giản là được an toàn, được yêu thương và tôn trọng Trẻ được sống trong môi trường an hoàn, hạnh phúc, ấm áp

yêu thương và tràn ngập tiếng cười trẻ sẽ được phát triển toàn diện tâm lý, thể chất, trí tuệ và cảm xúc tích cực Từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin và mạnh dạn mỗi

khi đến lớp và trẻ sẽ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Đó cũng

là một trong những tiêu chí quan trọng mà bất kì một trường học nào cũng mong muốn đạt được, đáp ừng với yêu cầu đó với mục tiêu kế hoạch năm học 2022-2023 của phòng giáo dục huyện Ba Vì: thực hiện chủ đề trọng tâm của năm học

là “Xây dựng trường lớp Sáng- Xanh- Sạch- Hạnh phúc” Phong trào thi đua nói

trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “trồng người” của mình

2 Cơ sở thực tiễn:

Lớp học hạnh phúc là môi trường than thiện, đem đến sự hài long, thỏa mãm và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ em Khi trẻ em có hạnh phúc, cảm xúc sẽ thăng hoa tạo ra động lực tinh thần giúp trẻ đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động Khi đó niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹp trong môi trường lớp học mà còn lan tỏa, song hành cùng gia đình và xã hội

Trong thực tế xã hội Việt Nam những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình, trong các nhóm lớp mầm non ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ, nhiều gia đình ly hôn, các con sống cùng với dì ghẻ, cha dượng, ông bà chăm bẵm khiến các con thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, hoặc nhiều gia đình mải làm ăn buôn bán quá lạm dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng… mà không dành nhiều thời gian chơi cùng con, giao tiếp với con, quan tâm đến cảm xúc của con Đặc biệt lứa tuổi 4-5 tuổi thời gian trẻ ở lớp với cô giáo và các bạn là chủ yếu, thế nhưng đâu đó hiện nay trên báo đài, thời sự đôi khi vẫn xuất hiện tình trạng bạo lực học

Trang 3

đường, những bảo mẫu bạo hành trẻ khiến cho tôi cảm thấy rất sót xa và đau lòng chắc hẳn đó cũng là nỗi ám ảnh của phụ huynh và dư luận xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới nghề giáo viên mầm non của chúng tôi khiến tôi luôn chăn trở “ Làm cách nào để trẻ em được hạnh phúc khi đến lớp?” Từ đó tôi quyết

định chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non’ Để nghiên cứu trong năm học 2022-2023 với

mong muốn sẽ mang lại “Hạnh phúc” cho cô và trẻ lớp tôi

II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này tôi thực hiện với mục đích đưa ra một số phương pháp nhằm

xây dựng môi trường hạnh phúc tại lớp giúp trẻ có được cảm giác yêu thương,

hạnh phúc, an toàn, trẻ được tôn trọng nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện cho trẻ, kích thích hứng thú học tập- vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và

sự hài lòng cho phụ huynh

III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường

mầm non’

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM

Với 20 trẻ 4-5 tuổi tại lớp B3 trong trường mầm non V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thu thập sử lý thông tin - Phương pháp trực quan thính giác - Phương pháp thực hành, trải nghiệm

VI PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1 Phạm vi:

Trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tại lớp B3

2 Kế hoạch nghiên cứu:

Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2023 và thực hiện trong những năm tiếp theo

Trang 4

- Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng

- Muốn thay đổi vì môi trường lớp học hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc Thầy cô phải thực sự yêu nghề, yêu thương và tôn trọng trẻ luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ thông cảm và sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho trẻ

- Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và thực thi dựa trên yêu thương Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện

- Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm thực tế

- Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, lớp học, trường học sẽ hạnh phúc và phụ

huynh sẽ hạnh phúc

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc là vô

cùng cần thiết Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” Tôi mong muốn những biện

pháp này sẽ mang lại kết quả tốt Qua quá trình khảo sát tại lớp tôi nhận thấy một số thuận lơi và khó khăn như sau:

1 Thuận lợi:

- Những năm gần đây phòng giáo huyện Ba Vì đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên được tham gia các chuyên đề, tập huấn, lớp bồi dưỡng về xây dựng trường, lớp học hạnh phúc từ nhà trường đã triển khai tới toàn bộ giáo viên tiếp cận , học hỏi và áp dụng

Trang 5

- Sĩ số lớp không quá đông, trẻ khỏe mạnh,trẻ trong lớp cùng độ tuổi, đi học đều

- Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ huynh, các đoàn thể

- Bản thân giáo viên có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ luôn yêu nghề, mếm trẻ Năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững, tích cực học tập và bồi dưỡng

- Chị em đồng nghiệp rất nhiệt tình tham gia và giúp đỡ nhau trong công việc

2 Khó khăn:

- Giáo viên chưa biết cách xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc

- Giáo viên chưa thực sự tôn trọng cảm xúc của trẻ, thường áp đặt trẻ phải làm như thế này, như thế kia dạy trẻ theo khuân mẫu không sáng tạo, còn nặng nề về kết quả, sản phẩm của trẻ…

- Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình xem điện thoại di động, xem ti vi

nhiều đã vô tình biến con mình trở nên thụ động, nhút nhát không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh

=> Với những khó khăn trên tôi rất lo lắng và luôn trăn trở làm sao để đưa biện pháp xây dựng lớp mầm non hạnh phúc áp dụng tại lớp một cách toàn diện nhất

Bảng 1: Kết quả khảo sát xây dựng lớp học hạnh phúc đầu năm Đầu năm

Tỷ lệ %

Số lượn

g

Tỷ lệ %

1 Trẻ được yêu thương, hạnh phúc 6/20 30% 14/20 70% 2 Trẻ có môi trường thân thiện,

lắng nghe, cởi mở, chia sẻ

7/20 35 % 13/20 65% 3 Trẻ được đảm bảo an toàn về thể

chất và tinh thần

9/20 45% 11/20 55% 4 Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm

xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân

7/20 35% 13/20 65%

5 Trẻ được tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu vui chơi theo ý mình

7/20 35% 15/20 65% 6 Trẻ hòa đồng, yêu thương, chia

sẻ cùng bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi do

Qua việc khảo sát các của trẻ tôi nhận thấy:

Trang 6

- Trẻ lớp tôi chưa thực sự được yêu thương và hạnh phúc

- Trẻ chưa chưa có một môi trường thân thiện, lắng nghe, cởi mở và chia sẻ cùng cô giáo và các bạn

- Trẻ chưa mạnh rạn, tự tin vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân

Đánh giá chung: Từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ: “Trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi 4-5 tuổi rất cần có hạnh phúc? là một giáo viên cần phải làm gì và làm như thế nào để trẻ được hạnh phúc qua kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng trải nghiệm thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ trong trường,

lớp học mầm non? từ đó tôi đã xác định rõ nguyên nhân

* Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:

- Tôi chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc – suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm, mà luôn áp đặt trẻ theo cô

- Cô chưa gần gũi động viên, khuyến khích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình Chính vì vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” Hi vọng những biện pháp tôi đưa ra sẽ đóng góp một chút kinh nghiệm nhỏ trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

III Những biện pháp thực hiện: ( Nội dung chủ yếu của đề tài) IV Biện pháp cụ thể:

1.Biện pháp 1: Bản thân tự học tập và bồi dưỡng kiến thức “ Xây dựng môi trường hạnh phúc”

2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hạnh phúc tại lớp linh hoạt, sáng tạo, tạo

niềm tin yêu hứng thú cho trẻ

3.Biện pháp 3: Hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ

4.Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình yêu thương, niềm hạnh phúc qua giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

5 Biện pháp 5: Xây dựng Lớp học an toàn cho trẻ, Tôn trọng cảm xúc của trẻ 6.Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh học sinh chung tay xây dựng môi trường hạnh phúc

Trang 7

1.Biện pháp 1: Bản thân tự học tập và bồi dưỡng kiến thức “Xây dựng môi trường hạnh phúc”

Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc ” Bản thân là một giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích, yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa,

“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi

và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã không ngừng nghiên cứu qua sách vở, mạng internets, qua đồng nghiệp và những người xung quanh

Tôi luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu trẻ, tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ý kiến của trẻ Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết Vào buổi tối tôi dành thời gian 2 buổi trên một tuần học tại nhà tham gia vào các lớp học, câu lạc bộ như: “ Táo vàng”, “ Lớp học vui vẻ”, “ Bản thân thay đổi để hạnh phúc”…

(Hình ảnh 1: tham gia câu lạc bộ “ Táo vàng” Phụ lục minh chứng Biện pháp1)

Qua việc học tập và nghiên cứu tài liệu trên tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích như luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình

=> Qua quá trình tự nghiên cứu, học tập tôi đã có đầy đủ các kiến thức, hiểu biết về phương pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân trẻ thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp

2 Biện pháp 2 Xây dựng môi trường hạnh phúc tại lớp linh hoạt, sáng tạo, tạo niềm tin yêu hứng thú cho trẻ

“Trao trẻ niềm vui mình sẽ nhận được gấp bội” Tạo cho trẻ cảm nhận

được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp,

yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung Đó chính là trách nhiệm của mỗi giáo viên

Trang 8

mầm non nói riêng Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ Bởi vậy tôi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình mang tính yêu thương”.Các năm học trước việc trang trí môi trường lớp học tôi thực hiện mang tính hình thức, chưa có sự sáng tạo xây dựng hình ảnh các góc theo hường mở Các góc trang trí hình ảnh chỉ mang tính tượng trưng được gắn chết vào tường, hình ảnh thì nhiều màu sắc lòe loẹt, tạo cảm giác nhức mắt không hấp dẫn Phần trang trí hình ảnh với cách bố trí sắp xếp không gian các góc chưa khoa học dẫn đến môi trường chơi chưa tạo sự gợi mở, chưa khuyến khích sự hoạt động của trẻ, chưa nhằm mục đích phục vụ cho công việc học tập của các con cũng như chưa đi sâu tìm hiểu cảm nhận của trẻ như thế nào vì vậy để hạn chế những khuyết điểm của những năm trước khi “xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc” tôi đã quan sát, trò chuyện, tìm hiểu ghi chép các ý kiến, cảm xúc biểu hiện của trẻ để từ đó định

hướng tạo ra môi trường lớp thân thiện,yêu thương gần gũi với trẻ

Ví dụ 1: Tại cửa lớp mình tôi đã trang trí hình ảnh “Chào thân thiện” đầy hứng

khởi chào cô theo nhiều cách khác biệt, trẻ tự mình lựa chọn một cách chào với giáo viên trong “menu lựa chọn” Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, bắt tay hoặc nhún nhảy hay ôm đón chào các bé Nhìn con thơ chủ động vươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô giáo khi vừa đến cửa

lớp, phụ huynh, trẻ và cô giáo luôn hân hoan tràn đầy năng lượng mỗi sáng đến lớp Màn chào hỏi đặc biệt theo ý trẻ này đang diễn ra mỗi buổi sáng tại lớp tôi Không những chào thân thiện với cô vào các buổi sáng khi chiều ông, bà, bố, mẹ

đến đón cô giáo cũng khuyến khích trẻ chào ông, bà, bố, mẹ bằng cách chào

trên ( Hình ảnh2: Cô đón trẻ bằng hình thức chào thân thiện tại lớp B3 Phụ lục minh chứng biện pháp 2)

Ví dụ 2: Trong mảng trang trí góc phân vai tôi có để một mảng trang trí góc cảm

xúc của bé Tôi phân chia các nhóm hình ảnh biểu lộ cảm xúc: Hạnh phúc, Vui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiên, xấu hổ Sau các hoạt động học, vui chơi của

các con trên lớp tôi chụp và in ra ngồi trò chuyện cùng trẻ về các bức hình đó sau đó cho trẻ phân nhóm hình ảnh dán lên Qua một hai chủ đề tôi thấy các hình ảnh sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ dần ít đi thay vào đó là những hình ảnh của những nụ cười, sự thân thiện, niềm vui hạnh phúc của các bạn nhỏ được

nhân lên

Trang 9

- Với các góc khác tôi luôn trang trí theo hướng mở để chỗ cho các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ đối với trẻ động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động

=> Tóm lại: Việc xây dựng môi trường an toàn linh hoạt sáng tạo như vậy trẻ lớp tôi đã cảm nhận được sự gần gũi yêu thương từ chính những sản phẩm mình làm ra, ngày càng khỏe mạnh, tự tin, vui vẻ và thoải mái khi đến lớp Trẻ cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng

3 Biện pháp 3: Hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ a Hạnh phúc qua các hoạt động học

Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm Trẻ hạnh phúc thì cô cũng hạnh phúc

- Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn “Trẻ vui trẻ hứng thú đó là niềm hạnh phúc”

* Với hoạt động tạo hình

- Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật Nó là một hoạt động sáng tạo, thông qua hoạt động tạo hình, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xunh quanh, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện trong tạo hình sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các hiện tượng, đời sống xung quanh…

- Làm thế nào để trẻ tham gia hoạt động hứng thú đạt hiệu quả cao đó là điều tôi băn khoăn Các năm học trước tôi đã sử dụng các biện pháp cách làm thường là chọn đề tài dễ như vẽ hoa, vẽ ngôi nhà …vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu mà trẻ được thực hành hàng ngày, tranh ảnh mẫu chưa đa dạng dẫn đến tâm lý trẻ nhàm chán, Cô giáo thụ động trong việc tìm ra những giải pháp và các đề tài sáng tạo, chưa tìm tòi và đưa vào sử dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên gần gũi như cát, sỏi, lá cây… đồ dùng khi sử dụng chưa đa dạng và phong phú và đặc biệt còn chưa quan tâm đến ý tưởng và cảm xúc của trẻ dẫn đến khi thực hiện trẻ còn thiếu tự tin khi thể hiện ý tưởng của mình Để giảm bớt những khuyết điểm trên, tôi một giáo viên phải là người thay đổi, thay đổi để trẻ được học trong môi trường hứng thú và hạnh phúc hơn Vì vậy tôi đã thực hiện theo hình thức:

Trang 10

- Khơi gợi ý tưởng của trẻ thì giáo viên phải thể hiện sự chia sẻ ý tưởng với trẻ và không áp đặt ý của mình

- Khi tham gia các hoạt động, nặn, vẽ, xé, dán, in, thổi màu…giáo viên là người lựa chọn những đề tài mới, sáng tạo, tìm, chọn các nguyên vật liệu gần gũi, có sẵn, đa dạng phong phú hướng dẫn gợi mở giúp trẻ đưa ra những ý tưởng sáng tạo, ngỗ nghĩnh trẻ được tự tin thể hiện

- Sản phẩm mẫu, gợi ý có tính thẩm mỹ, thiết thực

Ví dụ: Với chủ đề tết và mùa xuân tôi đã chọn đề tài “Tết xum vầy” ở đó trẻ được tập gói bánh Chưng xanh, nặn tò he, tô màu chữ thư pháp, cách làm hoa đào trên quạt

+ Gói bánh Chưng Xanh: Tôi cho trẻ cùng chuẩn bị nguyên vật liệu như lau lá dong, gỡ lạt giang tiếp theo dạy trẻ cách đặt lá dong, xúc gạo nếp đổ lên mặt trái của lá dong sau đó cho đỗ xanh, thịt lợn làm nhân bánh, sau đó dung lạt giang buộc chặt tạo thành chiếc bánh Chưng xanh xinh sắn

( Hình ảnh 3.Trẻ tập gói bánh Chưng Xanh - Phụ lục minh chứng biện pháp 3)

+ Tô màu chữ thư pháp tôi in chữ rỗng thư pháp trên giấy A3 cho trẻ tô nét và trang trí theo chữ

+ Nặn tò he hướng dẫn trẻ nặn các con vật theo ý thích của trẻ

+ Cách làm hoa đào trên quạt: tôi sử dụng những chiếc quạt giấy trắng cho trẻ thổi, vẽ cành hoa đào bằng màu nước sau đó trẻ cắt giấy nhăn vo tròn dán lên tạo thành những bông hoa đào, hoa mai

Với những kiến thức tiếp thu cái mới qua các tổ chức hoạt động STEAM với hoạt nghệ thuật nó là một phần trong kế hoạch tổ chức hoạt động STEAM nhưng tôi thấy ở đó sự sáng tạo, cuốn hút kích thích sự hứng thú của trẻ, trẻ được làm, được trải nghiệm thực tế sản phẩm của mình Chính vì tôi đã xây dựng các kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động với lớp mình như: dự án triển lãm tranh, dự án cắm hoa, khu rừng sinh thái…

- Tất cả các hoạt động được trẻ đón nhận một cách thích thú, đam mê, sáng tạo chắc chắn ở đó có nhiều niềm vui, nụ cười đó là hạnh phúc của cả cô và trẻ

* Với hoạt động âm nhạc

Trong hoạt động giáo dục âm nhạc những khó khăn khi tôi dạy đó là giáo viên túng túng khi lựa chọn các ca khúc phù hợp với lứa tuổi của trẻ, kĩ năng tổ chức hoạt động với âm nhạc theo chương trình đổi mới của giáo viên còn chưa thuần thục, dẫn đến hoạt động âm nhạc còn gò bó, chưa sáng tạo, phương pháp còn hạn chế, từ đó dẫn đến trẻ tham gia hoạt động chưa tích cực, không có sư vui vẻ, hứng khởi trong khi học Để khắc phục những tình trạng trên tôi đã tổ chức các phương pháp hoạt động âm nhạc dựa trên:

Trang 11

- Sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, tôi đã định hướng cho trẻ chú ý quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh ghi nhớ những đặc điểm của bản nhạc, bài hát đó, giai điệu đó

- Để thu hút trẻ vào giờ học giúp trẻ cảm nhận âm nhạc tốt chúng ta cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm âm nhạc đó một cách nhẹ nhàng và không hề gò bó qua quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ phát huy tính tích cực và chủ động sáng tạo của trẻ Đây không chỉ đem lại cho trẻ niềm vui vẻ phấn khởi mà còn phát huy trẻ tối đa tầm hiểu biết của mình để thể hiện trong hoạt động âm nhạc Giúp trẻ hạnh phúc hơn

- Linh hoạt trong lựa chon các trò chơi và sử dụng đa dạng các nhạc cụ- học cụ.

Ví dụ : Khi dạy hát: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổ chức cho trẻ hát to hay

hát nhỏ, hát nối đuôi, hát theo âm la… dựa theo các hình thức khác nhau Ở phần trò chơi tôi sử dụng các loại nhạc cụ – Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc…Tôi còn cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành cho trẻ khi tham gia các trò chơi giúp trẻ hứng thú và được trải nghiệm thực tế với các đồ dùng, dụng cụ khác nhau

* Với hoạt động văn học

Thông qua các câu chuyện, các bài thơ, hò, vè đồng dao giáo dục trẻ những bài học, đức tính tốt, thông qua hệ thống câu hỏi trong phần đàm thoại thay vì các câu hỏi tại sao? Vì sao? thì tôi sử dụng câu hỏi mở và đưa giả thuyết đặt trẻ vào tình huống đó, hỏi trẻ đưa ra những ý nghĩa, cảm nhận của mình khi ở trong tình huống, nhân vật đó Tôi mong muốn giúp trẻ hiểu rõ nhận vật của câu chuyện một cách sâu hơn, cũng giúp trẻ phát triển tố chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin thể hiện bản thân thông qua ngôn ngữ của trẻ một cách nhẹ nhàng tình cảm

Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc ở chủ đề gia đình tôi cho trẻ về góc chơi

và mở các video câu truyện ý nghĩa trong chương trình “Thông điệp cuộc sống” cho trẻ xem Qua video trẻ thảo luận và rút ra được bài học gì? Cảm nhận của trẻ khi xem video…Từ đó không những giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn nuôi lớn cảm xúc tích cực của trẻ, sự chia sẻ với những người thân yêu, bạn bè của

trẻ (Hình ảnh 4: nhóm trẻ xem video “ Thông điệp cuộc sống”- Phụ lục minh chứng biện pháp 3 )

* Với hoạt động khám phá:

Trang 12

Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trược tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: cầm, sờ, ngửi…cảm nhận là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ hứng thú, say mê với việc học hơn so với phương pháp học truyền thông trò chuyện “cô nói trẻ nghe”, xem video, xem tranh ảnh mà tôi thực hiện mạng lại hiệu quả chưa cao trong những năm học qua

Với tính cách nhanh nhẹn ham học hỏi của trẻ lớp tôi, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động khám phá thiên về các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm ở đó tôi thấy trẻ có sự vui vẻ, hứng thú hơn trong việc học, tạo niềm vui sự hứng thú cho trẻ là điều tôi quan tâm

Với các chủ đề tôi đã cho trẻ làm một số thí nghiệm trứng chui vào chai hẹp, bóng nảy từ trứng “thí nghiệm “những hạt gạo nhảy múa”, sự dịch chuyển của nước, sự phun trào của núi lửa”, làm bong bóng từ đá khô…

Ví dụ 1: Thí Nghiệm Hạt gạo nhảy múa: chuẩn bị cốc thủy tinh, bình nước lọc,

chai dấm, bột soda, gạo nức, 1thìa

- Thí nghiệm: Giót nước vào cốc thủy tình, cho 1 thìa soda vào lấy thìa khuấy đều tay sau đó cho thêm 1 thìa gạo nức vào và cuối cùng cô đổ dấm vào “oa oa những hạt gạo bắt đầu nhảy múa rồi đấy”!

Ví dụ 2: Cách làm bong bóng từ đá khô: chuẩn bị Nước, Vải, Tô lớn, Xà phòng

tạo bong bóng, Đá khô

Cách thực hành Thí nghiệm: Đổ đá khô vào tô và thêm nước, xuất hiện hiện

tượng khói thoát ra khỏi bát Ngâm vải vào hỗn hợp xà phòng để tạo thành một lớp bóng phóng phía trên đá khô Bong bóng sẽ tiếp tục xuất hiện

=> “Đứa trẻ của bạn sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm chủ cuộc chơi, được thể hiện vai trò khả năng của bản thân”

b Hạnh phúc qua các hoạt động khác

Lớp hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường vì vậy ngoài hoạt động học ra thì các hoạt động khác cũng tạo cho trẻ rất nhiều niềm vui, hạnh phúc, sự mong chờ và những dung động

Thay vì hoạt động trước kia của lớp là cô chào trẻ và trẻ chào lại cô thì với hoạt động đón trẻ bằng hình thức đổi mới “chào thân thiện” trẻ lựa chọn những hình ảnh khác nhau và biểu đạt bằng hành động cụ thể giữa cô giáo với học sinh, học sinh với phụ huynh trước khi đến lớp đây là điểm gây hứng thú cần làm đầu tiền của buổi học

Với hoạt động ngoài trời đây là khoảng không gian cô và trẻ cùng tham gia các hoạt động vui chơi ở đó đầy ắp những tiếng cười, sự chia sẻ, đoàn kết là

Trang 13

nơi kết nối sâu chuỗi những cảm xúc về tinh thần của các bạn nhỏ được tôi chụp tạo anbun hoặc quay video những hình ảnh đó, sau mỗi hoạt động tôi thường cho trẻ xem và nhận xét, cảm nhận…hạnh phúc từ những điều đơn giản Hoạt động chơi tự do là khi trẻ được chơi theo ý thích Lúc này tôi thường đóng vai người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ lựa chọn trò chơi cho mình và khuyến khích trẻ chơi…trẻ được chơi, tận dụng mọi không gian đồ dùng đồ chơi

Ví dụ: Trẻ có thể nhìn thấy đàn kiến, một con vật hoặc một điều gì đó mà trẻ

quan tâm chứ không nhất thiết phải chơi theo những đồ dùng mà cô chuẩn bị sẵn Đó là hình thức đổi mới dựa trên sự tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu trẻ được vui chơi theo ý mình

(Hình ảnh 5: Trẻ quan sát tổ kiến trong hoạt động ngoài trời- Phụ lục minh chứng biện pháp 3)

Hoạt động góc: Tôi luôn sắp xếp sử dụng các đồ dùng đa dạng giúp trẻ hứng thú khi tham gia chơi: Ở hoạt động góc thay vì thay vì những đồ dùng và tình huống cô áp đặt sẵn thì với giờ học, lớp học yêu thương trẻ sẽ được tự do lựa chọn góc chơi ý trẻ tại các góc mà trẻ chơi chứ không nhất thiết chỉ làm một việc hoặc dùng một đồ dùng trong góc đó

Ví dụ: với chủ đề thực vật

- Góc khám phá: Tôi để các loại hoa quả thật để trẻ trải nghiệm khám phá - Góc siêu thị Tôi làm các loại rau củ quả khác nhau để cho trẻ tham gia chơi: - Góc tạo hình: Để nguyên vật liệu như đất nặn, khuôn in, giấy vẽ để trẻ tạo hình in, vẽ,…tạo ra các sản phẩm rau củ quả

=>Trong giờ hoạt động góc tôi luôn tạo cho trẻ có một không gian chơi thật thoải mái, trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, trẻ vui tươi phấn khởi trẻ vừa chơi vừa học, cùng trao đổi, giao lưu với nhau, trẻ có cảm giác như được sống trong một xã hội thu nhỏ lại tại chính lớp học của mình Chứ không theo hình thức phân nhóm như trước kia

* Giờ ăn tạo không khí thoải mái, thay vì áp đặt, gọi một số bạn kê bàn, lấy đồ dùng thì giờ đây tôi khuyến khích các bạn trực nhật theo đúng tổ, lấy đồ dùng phục vụ giờ ăn, trong khi ăn động viên khuyến thích trẻ ăn, giúp trẻ thể hiện nói lên cảm nhận của mình với món ăn

* Với giờ ngủ tôi cho trẻ nghe nhạc không lời trước khi đi ngủ

* Với hoạt động chiều tôi cho trẻ đọc thơ, nghe chuyện, xem video và thực hiện một số hoạt động kĩ năng trong chủ đề, qua chuyên đề vận dụng phương pháp Kế hoạch tổ chức hoạt động STEAM tôi cho trẻ tìm hiểu khám phá, công nghệ, toán… tôi thấy trẻ hứng thú và ham học hỏi

Trang 14

=> Tóm lại người giáo viên cần tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà của mình mà ở đó trẻ được tham gia hoạt động trang trí, sáng tạo theo mình Vì vậy tôi đã lắng nghe, tôn trọng ý kiến của từng cá nhân, khuyến khích, động viên trẻ điều đó kích thích tính tự tin, tích cực hoạt động của bản thân trẻ cũng như khả năng hoạt động một cách có chủ đích tạo niềm vui, sự gần gũi, thân thiện giữa cô và trẻ

“Hạnh phúc không phải là thứ gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi yêu thương”

4.Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình yêu thương, niềm hạnh phúc qua giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

Dạy kĩ năng, lễ giáo đạo đức ban đầu cho các cháu ở trường mầm non là

rất quan trọng trong việc hình thành thói quen và nhân cách của bé sau này Việc uốn nắn hành vi, cử chỉ cho từng trẻ cũng là vấn đề sao cho trẻ học, tiếp cận một cách nhẹ nhàng, thân thiện để hướng trẻ tới kĩ năng, cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo chuẩn mực

Dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải gò ép trong những tiết học chính thức mà phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ Những năm trước việc dạy kĩ năng tôi chỉ quan tâm đến kết quả chứ không quan tâm đến cảm xúc của trẻ Sau khi thực hiện xây dựng “lớp học hạnh phúc” tôi quan tâm nhiều đến cảm nhận, cảm xúc của trẻ do đó việc định hướng triển khai thực hành các kĩ năng trải nghiệm cho trẻ được tôi tìm và triển khai dựa trên những nhu cầu thực hiện kĩ năng, trải nghiệm sống thực tế của trẻ Ở đó tôi thấy trẻ học và đạt hiệu quả qua niềm vui và hứng thú

Một số kĩ năng trải nghiệm cô và trẻ đã thực hiện: Nặn bánh trôi, kĩ năng cắm hoa, kĩ năng gói quà, sinh nhật cho bé, gói bánh…Trẻ rất thích được cô yêu thương, gần gũi Mọi hành động cử chỉ của cô trẻ rất lưu tâm và bắt chước theo Vì vậy cô phải luôn luôn chuẩn mực trong mọi lĩnh vực: như cách giao tiếp với phụ huynh, với trẻ hay tác phong của cô, hành động cử chỉ của cô… Tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, luôn tạo mối thân thiện giữa cô và trẻ Cô là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo

( Hình ảnh 6: Trẻ tập nặn bánh trôi- Phụ lục minh chứng biện pháp 4)

Ví dụ: Khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình Nhưng trong mối quan hệ giữa các cô giáo và giữa cô với trẻ, người lớn không nói cảm ơn thì trẻ sẽ không hình thành ý thức của việc nên cám ơn người khác

=> Tôi tin rằng việc lồng ghép giáo dục tình yêu thương, niềm hạnh phúc qua giáo dục kĩ năng sống cho trẻ sẽ mang tác dụng hai chiều với cô và trẻ Khi trẻ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:16

w