Đối với mỗi người học sinh, hạnh phúc là được sống trong một gia đình hòa thuận, đầm ấm, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân; được trưởng thành trong một ngôi trường mà các em đượ
Trang 11.1 Lí do chọn sáng kiến
Trang 2Đối với con người, hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc được biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, thoả mãn, hài lòng và sự đủ đầy Đối với mỗi người học sinh, hạnh phúc là được sống trong một gia đình hòa thuận, đầm ấm, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân; được trưởng thành trong một ngôi trường mà các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng Chỉ khi người học cảm thấy hạnh phúc, cảm xúc được thăng hoa, khi đó sẽ tạo động lực tinh thần để các em không ngừng nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và có những cống hiến lớn lao cho xã hội
Trang 3Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động “Xây dựng trường học hạnh phúc” với trọng tâm: “Trường học hạnh phúc – Giáo viên hạnh phúc – Học sinh hạnh phúc” Thông điệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng” Một cách dễ hiểu nhất, “Trường học hạnh phúc”
là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học Là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày Ngoài ra, “Trường học hạnh phúc” phải là nơi an toàn cho các hoạt động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các hành vi phi đạo đức Bên cạnh truyền thụ kiến thức, kĩ năng, thái độ cho học sinh, trường chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một cách máy móc, rập
khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu Muốn xây dựng
trường học hạnh phúc, trước hết mỗi lớp học phải là lớp học hạnh phúc Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn ý thức được rằng mình chính là chủ thể giáo dục, dẫn dắt, định hướng cho học sinh và là cầu nối với các tổ chức trong nhà trường
và phụ huynh để xây dựng lớp học thân thiện, hạnh phúc, đem đến sự hài lòng,
và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho người học
Tuy nhiên qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng một số em chưa thực sự hứng thú đến trường Nhiều em còn gặp khó khăn về mặt tâm lí và về
Trang 4năng lực học tập, một số em còn xô xát, gây gỗ, đánh lộn nhau,… Điều này đã tác động rất lớn về mặt cảm xúc của các em, ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyên cần, gây cản trở đến việc nâng cao chất lượng dạy học
Những điều đó đã làm tôi trăn trở, thôi thúc tôi trả lời câu hỏi: Làm thế nào để các em luôn cảm thấy an toàn, được yêu thương, được tôn trọng mỗi
khi đến lớp? Tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp”
Để thực hiện sáng kiến nêu trên, tôi chọn đối tượng là học sinh lớp 5B tại trường học mà tôi đang công tác làm đối tượng nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến mà nhằm đề xuất các biện pháp cụ thể giúp học sinh cảm thấy an toàn, hạnh phúc khi tới lớp, tới trường; từ đó các em có ý thức
tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay
1.2 Điểm mới của sáng kiến
Căn cứ vào 22 tiêu chí Trường học hạnh phúc của UNESCO và với kinh nghiệm của bản thân trong 24 năm công tác, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc Đây là một mục tiêu, một xu thế tất yếu của giáo dục
Trang 52 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng của vấn đề
Trang 6Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1A, lớp có 22em, trong đó 9 em nữ Từ thực tế dạy học và quá trình làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy đa số học sinh được sống trong tình yêu thương, bao bọc, che chở của cha mẹ Mỗi ngày đến trường, các em được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện giúp các em cảm thấy thoải mái, an toàn và hạnh phúc Tuy nhiên sự nuông chiều, bảo bọc con quá mức của một số gia đình làm cho trẻ ỉ lại, không có ý chí phấn đấu, rèn luyện Bên cạnh đó thì còn nhiều gia đình thờ
ơ, chưa quan tâm đến con cái do dịch bệnh, do bố mẹ làm ăn xa phải sống với ông bà, người thân
Ngoài ra, xã hội phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bên cạnh những ưu điểm thì còn tồn tại những thông tin chưa lạnh mạnh được đăng tải trên các trang mạng làm cho học sinh tiếp cận nhưng chưa biết chọn lọc nên có những hành vi chưa đúng đắn, chuẩn mực, các em không chú tâm vào việc học mà học đòi làm theo những cái không tốt trên mạng
Một số học sinh đi học như bị ép buộc, đi học là vì bố mẹ Đa số đó là những học sinh tiếp thu chậm, năng lực hạn chế, những em rụt rè, nhút nhát, luôn tự ti về bản thân, luôn sợ thầy, cô mắng, phạt,… hay những em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, những em có biến đổi tâm, sinh lí của tuổi mới lớn nên cảm thấy ngại về bản thân Một vấn đề khác khiến các em không hứng thú với việc học ở trường là do các em chưa hài lòng về thầy cô, bạn bè, lớp học
Qua khảo sát và thăm dò ý kiến về mức độ hài lòng của các em về lớp học, thầy cô, bạn bè khi đến trường thì tôi đã thu được kết quả như sau:
Trang 7TT Nội dung Không hài
lòng
Hài lòng
Rất hài
lòng
1 Thầy, cô nhẹ nhàng khi học sinh làm bài
chưa tốt
2 Thầy, cô không phê bình trước mặt bạn bè 10 11 1
3 Được tổ chức học tập xen kẽ vui chơi 9 11 2
4 Thầy, cô khen thưởng nhiều hơn trách móc 10 11 1
7 Bài giảng của thầy, cô ngắn gọn, dễ hiểu 5 15 2
8 Được đối xử công bằng, đúng chuẩn mực 5 16 1
9 Được tham gia các hoạt động của trường,
lớp
10 Thầy, cô luôn thường xuyên dạy học ứng
dụng Công nghệ thông tin và cho học sinh
khám phá những điều lí thú trên Internet
11 Thầy, cô luôn cho học sinh chia sẻ những
thắc mắc trong học tập và các hoạt động
14 Lớp học không có bạo lực học đường 3 18 1
Bảng 1: Mức độ hài lòng của học sinh về lớp học, thầy cô và bạn bè
* Ghi chú: Các cột “không hài lòng”, “hài lòng”, “rất hài lòng” được tính theo đơn vị học sinh trên tổng số lớp 22 em.
Nhìn vào bảng thống kê, thực sự có nhiều em chưa hài lòng về thầy cô bạn bè,
…Nguyên nhân dẫn đến việc này là do cách cư xử của thầy cô chưa khéo léo, đối xử với học sinh còn thiếu công bằng, chưa tâm lí, bạn bè còn gây gỗ, đánh nhau, chưa thân thiện, chưa yêu thương, đoàn kết với nhau, bài học của thầy cô chưa thực sự dễ hiểu, thu hút, cách bố trí không gian lớp học rập khuôn, ít thay đổi
Trang 8Như vậy, nếu các em không thích học, không chủ động tiếp nhận kiến thức, không cảm thấy được tôn trọng, an toàn và yêu thương, phương pháp dạy học của giáo viên không phát huy được tính tích cực của người học thì sẽ cản trở việc hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của các em, kết quả học tập
sẽ đạt không cao
2.2 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp
2.2.1 Biện pháp 1: Giáo viên làm gương, tạo ấn tượng tốt với học sinh
Từ xưa đến nay, thầy cô luôn là hình mẫu đẹp trong mắt học sinh, là thần tượng để học sinh noi theo, các em thường bắt chước các hành động, lời nói của giáo viên Chính vì thế mà bản thân tôi luôn cố gắng: mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói, đạo đức, tác phong; tâm huyết với công việc giảng dạy, cố gắng gần gũi yêu thương học sinh đặc biệt là các học sinh sống xa cha mẹ, thiếu sự quan tâm của gia đình Đó là những lời hỏi han, động viên, là những đồ dùng như chiếc bút, cục tẩy khi các em đi học quên mang theo Đặc biệt tôi luôn đặt niềm tin vào học sinh, mỗi học sinh có những vùng phát triển, những năng lực, sở trường riêng nên tôi luôn tạo điều kiện, cơ hội để học sinh được bộc lộ, phát huy
Tôi luôn là tấm gương không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức đời sống và lĩnh vực công nghệ thông tin để từ
đó có những bài giảng hay, sinh động và có thể giải đáp nhiều nhất những thắc mắc của học sinh Ngoài ra, tôi còn tích cực rèn luyện kĩ năng khác như luyện vẽ, luyện chữ, hay năng nổ tham gia các hoạt động, phong trào của nhà trường để
Trang 9học sinh noi theo Thỉnh thoảng, tôi còn trao đổi với các em kiến thức học khác Những việc làm này càng giúp các em ngày càng ngưỡng mộ, quý mến, gần gũi với tôi hơn và gắng phấn đấu để được như cô giáo Từ đó thấy rằng, người thầy hạnh phúc, đam mê sáng tạo sẽ tạo ra lớp học hạnh phúc
2.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
Để học sinh cảm thấy hứng thú, hạnh phúc trong học tập thì chúng ta cần phải truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của học sinh Chính vì vậy, tôi luôn đặt học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy tính tính cực của người học bằng cách cho các em được trải nghiệm, học theo phương pháp bàn tay nặn bột, học theo mô hình Stem, dự án, sơ đồ tư duy, học qua chơi, học theo nhóm, theo trạm,… cho các em chia sẻ kiến thức với nhau, thay vì thầy hỏi
và học sinh trả lời
Tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tổ chức trò chơi củng
cố, ôn tập kiến thức cho các em.Tôi tổ chức ôn tập cho học sinh bằng các trò chơi như Rung chuông vàng, Ô chữ kì diệu,…bằng cách thiết kế chúng trên PowerPoint, Violet,… Với việc vận dụng trò chơi học tập vào dạy học, lớp tôi luôn diễn ra sôi nổi và vào các buổi ôn tập cuối tuần học sinh đều hào hứng tham gia
2.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng không gian lớp học, môi trường học tập thân thiện
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái, cảm xúc của người học, đặc biệt là học sinh tiểu học Không gian học tập thân thiện, sẽ tạo
Trang 10cho trẻ tâm lý thoải mái, thích thú Chính vì vậy, tôi đã thiết kế các “góc xanh” giúp học sinh thư giãn:
- Đó là tủ sách thư viện với những cuốn sách hay Các em có thể đọc sách thoải mái trong giờ giải lao, những cuốn sách ở nhà các em có thể mang lên trao đổi với các bạn để mỗi bạn đề đọc được thêm nhiều cuốn sách hay
- Góc sáng tạo tự tay các em thực hiện Thông qua mô hình dạy học STEM ngoài việc bổ sung kiến thức ứng dụng, nâng cao kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề, học sinh còn có cơ hội sáng tạo từ các vật liệu tái chế để trang trí lớp học như trồng cây xanh, làm hoa từ giấy
- Góc “Điều em muốn nói” để học sinh có thể chia sẻ cảm xúc, viết lên những lời yêu thương, biết ơn đến mọi người
- Ngoài ra, tôi còn trang trí lớp bằng các câu khẳng định tích cực, thông điệp 5K, bảng nội quy lớp, bảng ghi tên sinh nhật học sinh trong các tháng giúp các em luôn cảm giác được quan tâm
Xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò, trò và trò, bầu không khí thân ái hữu nghị trong lớp học sẽ tạo ra sự hứng thú, cảm giác yêu thương, tôn trọng và an toàn cho cả thầy và trò
2.2.4 Biện pháp 4: Xây dựng hội đồng tự quản, nội quy lớp học theo kỉ luật tích cực
Để bầu hội đồng tự quản, tôi cho học sinh tự ứng cử, tự bình bầu chứ giáo viên không chỉ định và thực hiện cứ hai tháng một lần Việc làm này thể hiện sự dân chủ trong lớp học và học sinh cảm thấy được tôn trọng, bình đẳng Những
Trang 11người nằm trong Hội đồng tự quản là bất kì ai miễn là thuyết phục được các bạn, không phân biệt nam hay nữ
Để xây dựng nội quy lớp học, tôi đã:
- Cho học sinh viết nên những mơ ước, mong muốn của các em về lớp học mà các em sẽ học
- Học sinh thảo luận, đề xuất các nội dung nội quy lớp học dựa trên những câu hỏi dẫn dắt và định hướng của tôi
- Sau khi cả lớp đóng góp ý kiến và tạo ra được một nội quy lớp học hoàn chỉnh thì tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo đúng những nguyên tắc đã được đặt ra trong nội quy lớp học
- Học sinh cam kết thực hiện những nội quy đã thống nhất
- Ban cán sự lớp, hội đồng tự quản giám sát thực hiện
- Cuối tuần học sinh tự đánh giá lẫn nhau cùng nhau rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh, khắc phục những khuyết điểm đã mắc
- Tôi dựa trên những đánh giá đó để tư vấn, hướng dẫn học sinh cách khắc phục Khi các em mắc lỗi, tôi có thể đưa ra các hình thức kỉ luật: nếu vi phạm đi học muộn thì các em đó phải đi sớm tưới nước cho các cây hoa; khi bị vi phạm trong học tập như không làm bài tâp, nhác đọc bài thì có thể phạt các em bằng cách đọc một cuốn sách phù hợp sau đó tóm tắt lại nội dung chính cho cô giáo nghe,…
2.2.5 Biện pháp 5: Khen thưởng, động viên học sinh đúng lúc, hiệu quả
Sự khen thưởng, động viên, khích lệ học sinh kịp thời như một liều thuốc
bổ tinh thần dành cho học sinh, các em sẽ có niềm tin về bản thân mình và có được sự cố gắng hơn nữa
Trang 12Tôi luôn tôn trọng ý kiến của từng em, luôn tạo điều kiện để các em được nói lên suy nghĩ của mình, không chê bai hay phủ nhận, bác bỏ ý kiến của người học mà tìm những cái hay trong từng ý kiến của học sinh để nhận xét, góp ý, khen ngợi Bởi “tiếng ngọt ngào nhất trong tất cả các âm thanh là tiếng khen”
Khi khen học sinh, tôi khen ngợi trước mặt bạn bè kèm với sự chân thành trong câu nói Ngược lại khi cần nhắc nhở thì tôi gặp riêng một mình học sinh để các em không bị tổn thương, tôi cũng không chú trọng vào cái sai, cái kém cỏi
mà chú trọng vào cách thức để giúp các em tốt hơn
Cuối tuần học sinh sẽ bình chọn học sinh tiêu biểu để biểu dương và tặng phần thưởng hay đề xuất với Liên đội để được tuyên dương trước cờ
2.2.6 Biện pháp 6: Tư vấn, hỗ trợ cho học sinh các vấn đề về lứa tuổi, tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp
Tư vấn, hỗ trợ học sinh là hoạt động trợ giúp của giáo viên hướng đến tất
cả học sinh nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất và tâm lí ổn định, tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập, rèn luyện và phát triển bản thân Trong quá trình học tập học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề học tập, giao tiếp
và phát triển bản thân Chính vì vậy giáo viên không chỉ là người tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các em mà còn phải là một người bạn để các em luôn thấy được yêu thương, tôn trọng, cảm giác an toàn và có thể bộc bạch tâm sự
Thời gian tôi tư vấn, hỗ trợ cho các em có thể ngay trong các tiết học, vào các buổi ra chơi, sau giờ học hay bất cứ lúc nào mà các em cần Tư vấn thông qua những lời tâm sự, hướng dẫn hay những câu chuyện, những video giáo dục, giới thiệu các loại sách dành cho tuổi mới lớn, các trang mạng lành mạnh, phù
Trang 13hợp với lứa tuổi,…
Khi học sinh tâm sự thì tôi luôn lắng nghe chăm chú, công nhận cảm xúc của các em bằng những từ cảm thán và tôn trọng, giữ bí mật riêng tư cho các em
Trong các buổi sinh hoạt, hoạt động trải nghiệm với các chủ đề hướng vào bản thân học sinh, hướng đến xã hội và hướng đến tự nhiên, tôi đã tạo điều kiện cho học sinh được nói lên những hiểu biết, mong muốn, hay sự khẳng định cái tôi của bản thân Sau khi tham gia xong, tôi thường hay khuyến khích các em viết hoặc nói lên những cảm xúc của mình về các hoạt động đó
2.2.7 Biện pháp 7: Thông tin hai chiều với phụ huynh và học sinh bằng các ứng dụng trên Internet
Không chỉ làm công tác chủ nhiệm ở lớp, ở trường, tôi còn gần gũi, sát sao với học sinh bằng cách lập nhóm lớp trên các ứng dụng zalo, facebook Những thông tin mà nhà trường, lớp, tình hình học tập của các em cần truyền đạt gấp tới phụ huynh, tôi thông qua nhóm lớp trên Internet vừa nhanh, vừa hiệu quả Những hình ảnh, video liên quan đến các hoạt động của trường, lớp được lưu lại trên nhóm lớp phụ huynh ở nhà có thể xem được Việc làm này giúp các
em lưu lại những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò Những học sinh có những việc làm tốt, những thành tích xuất sắc sẽ được lưu lại và các em sẽ rất tự hào và vui khi nhận được những lời khen ngợi từ các phụ huynh trong lớp
*Hiệu quả đạt được của biện pháp
Cuối năm học, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của các em đối với thầy cô, bạn bè và lớp học để các em hạnh phúc hơn mỗi khi đến lớp đến trường thì tôi đã thu được kết quả như bảng sau: