skkn một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường thpt trần hưng đạo

25 3.7K 11
skkn một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường thpt trần hưng đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ***** PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị số 3004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 15 – 8 - 2013 đã nêu rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2013 – 2014. Trong đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện Chỉ thị 02/CT-TTg, ngày 22/1/2013, của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Một trong những giải pháp trọng tâm vẫn phải là đổi mới quản lí giáo dục. Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật quản lí sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất. 1.2. Hiện nay, việc dạy và học ở trường trung học phổ thông nói riêng cũng nh của toàn ngành giáo dục và đào tạo nói chung đang đứng trước những thách thức to lớn về chất lượng. Cả xã hội đang đòi hỏi, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đang đòi hỏi cấp thiết ngành giáo dục và đào tạo phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Đề tài nghiên cứu có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ra những đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng dạy và học. Trong thời đại ngày nay toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình đó không có chuyện nước lên thì thuyền lên. Ngược lại đó là sự hợp tác trong cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện cần để nước ta thành công trong cuộc đấu tranh này là phải có một đội ngũ nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác. Nền giáo dục nước ta có sứ mệch đào tạo ra những người lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự giao lưu văn hóa, sự chuyển đổi giá trị trong phạm vi khu vực và thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và cá tính. Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp một nền tảng tri thức với giá trị rộng Toàn cầu hóa cũng tạo ra sự di chuyển lao động tự do. Khi nền Giáo dục và Đào tạo có chuẩn mực thấp, nhân lực được đào tạo sẽ khó cạnh tranh trên thị trường lao động với nhân lực các nước có chuẩn mực đào tạo cao hơn. Do sự thấp kém về chất lượng và sự chênh lệch về chuẩn mực, Giáo dục và Đào tạo nước ta sẽ gặp khó khăn rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa. Nhiệm vụ đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo là phải nhanh chóng đạt chuẩn mực khu vực và quốc tế để không những tăng cường lao động cho thị trường trong nước mà còn tạo ra khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều này phụ thuộc rất lớn vào phương pháp quản lí của người lãnh đạo. Một người lãnh đạo có tâm sáng, tầm cao, cách làm đúng, phải làm thay đổi được chất lượng đội ngũ. Có nhiều cách, trong đó chúng tôi đã rất thành công với biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết, từ đó thúc đẩy chất lượng các mặt giáo dục. Nay chúng tôi viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ với các đồng nghiệp. Đó là những lí do để chúng tôi nghiên cứu đề tài : Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học ở trường THPT Trần Hưng Đạo, góp phần đáp ứng lòng mong mỏi của chính quyền và nhân dân địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : phương pháp quản lí trường THPT ; lí luận về đoàn kết ; các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. - Phạm vi nghiên cứu, áp dụng : quản lí trường THPT ; quản lí trường THPT Trần Hưng Đạo. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí của một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục tại trường THPT Trần Hưng Đạo. 4.2. Đánh giá, phân tích thực trạng chất lượng dạy học ; thực trạng tinh thần đoàn kết của tập thể sư phạm ở trường THPT Trần Hưng Đạo. 4.3. Đề xuất và đi sâu vào nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo xây dựng đội ngũ sư phạm nhằm có được bài học kinh nghiệm về quản lý trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường thành một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, có hiệu quả cao trong việc dạy học và giáo dục học sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà trường với lý luận và các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tập hợp, phân tích để rút ra kinh nghiệm với mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa thực tiễn và nhận thức đối với mỗi vấn đề. Cụ thể, chúng tôi sử dụng những nhóm phương pháp nghiên cứu sau : 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết các cấp Đảng, các văn bản Nhà nước, Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học phổ thông, giáo trình, bài giảng của các giảng viên ở Học viện quản lí giáo dục - Nghiên cứu lí luận sư phạm. 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp Quan sát. 3 - Phương pháp Đàm thoại. - Phương pháp Điều tra (phiếu hỏi). - Phương pháp Nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp Tổng kết kinh nghiệm 5.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : Phân tích ; Thống kê Toán học, bảng, biểu 6. Giả thuyết khoa học (giả thuyết khoa học được nêu ra từ năm học 2009 – 2010) : Trường THPT Trần Hưng Đạo có một đội ngũ giáo viên đầy tài năng, tâm huyết nhưng trên thực tế, chất lượng giáo dục của nhà trường vẫn thấp, xếp ở tốp cuối các trường THPT trong tỉnh. Nếu có biện pháp quản lí phù hợp, xây dựng được tập thể đoàn kết, nhất trí cao sẽ giúp cho cán bộ giáo viên phát huy hết tài năng, tâm huyết để phục vụ nhà trường, phục vụ cho ngành, khi đó chất lượng giáo dục của nhà trường chắc chắn sẽ được nâng cao. 7. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài này được chúng tôi trăn trở từ trước đó, đến năm 2009 thì bắt tay nghiên cứu và áp dụng. Sau 5 năm vận dụng tại trường THPT Trần Hưng Đạo, đến nay, chất lượng giáo dục của nhà trường đã được nâng cao. Chúng tôi mạnh dạn tổng kết và viết thành sáng kiến kinh nghiệm để chia sẻ với các đồng nghiệp. PHẦN THỨ HAI : NỘI DUNG Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 4 1.1. Cơ sở lí luận Tập thể sư phạm là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp những người cùng công tác trong một môi trường giáo dục cụ thể, dưới sự quản lí của một nhà lãnh đạo nhất định. Tập thể sư phạm có tính thống nhất về nhiệm vụ, mục tiêu chung. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều nhận rõ nhiệm vụ của mình, đều có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, để gắn bó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đoàn kết được thể hiện trước hết là sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích tập thể, sự thống nhất này làm cho cá nhân phát triển, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tập thể và ngược lại, tập thể đoàn kết là sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. Tập thể có lòng nhân ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với nhau, có trách nhiệm với tập thể. Ông, cha ta qua thực tế đấu tranh chống kẻ thù ngoại xâm và trong lao động sản xuất để xây dựng đất nước đã nhận thấy rõ sự thắng lợi của sức mạnh đoàn kết và đã khẳng định. “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tập thể sư phạm trong nhà trường là một tập thể lao động có sự phân công và chuyên môn hoá rất cao của mỗi cá nhân. Mỗi người có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, có một hoàn cảnh khác nhau, có những tính cách khác nhau, có nhu cầu khác nhau và mục đích khác nhau. Mặt khác sự chuyên môn hoá trong lao động cũng khác nhau, dẫn đến xu hướng tản mạn, rời rạc, có khi ngược chiều, mâu thuẫn dẫn tới triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy sự đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm là sự liên kết chặt chẽ theo mục tiêu đào tạo là điều hết sức quan trọng, sự đoàn kết nhất trí tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển. Hơn nữa, đoàn kết nhất trí của tập thể sư phạm là điều kiện cần thiết để hình thành nhân cách học sinh THPT. Vì sản phẩm của quá trình giáo dục nhân cách là học sinh, học sinh được hình thành nhân cách không chỉ ở một giáo viên mà ở cả tập thể giáo viên. Tình đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường nó là chất keo kết dính giữa các cá nhân, giữa các bộ phận trong tập thể sư phạm với nhau, nó 5 là chất dầu nhờn đảm bảo lưu thông liên kết các bộ phận để cỗ máy tập thể hoạt động đạt công suất cao. Việc xây dựng tập thể sư phạm phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi; đoàn kết trong tập thể sư phạm không chỉ là sự gắn kết những người lao động thành một khối thống nhất mà chúng ta phải hiểu đây là một tập thể tri thức với những đặc thù chuyên môn cao, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, linh hoạt và thích ứng trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể. Để xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí thì người quản lý phải có đủ đức, đủ tài, thể hiện tính gương mẫu, năng động, sáng tạo. Khi làm việc phải đảm bảo nguyên tắc, kỷ cương, trách nhiệm; trong công việc phải công khai, công bằng, dân chủ, thực hiện sự đoàn kết nhất trí trong ban giám hiệu, trong cấp uỷ, công đoàn, đoàn thanh niên và tập thể sư phạm. Tạo sự tôn trọng, gần gũi hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra môi trường sư phạm đoàn kết lành mạnh, tạo lòng tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh để cùng nhau làm việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Một tập thể sư phạm vững mạnh phải được đánh giá qua nhiều mặt, qua các quá trình cụ thể và được dựa trên một số cơ sở : - Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, trong sinh hoạt; xây dựng được bầu không khí ấm cúng, quan hệ tập thể lành mạnh, trong sáng, cùng giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Nắm vững và thực hiện đúng đường lối quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế chuyên môn, Nội quy nhà trường và chính sách của Nhà nước. - Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều, ngày càng cao của đội ngũ giáo viên, giáo viên thực sự là: “ mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”cho học sinh noi theo. - Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; các cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” 1.2. Cơ sở thực tiễn 6 Nói về đoàn kết, Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã dạy : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” “Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến địa phương cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Trong thực tiễn đã chứng minh sức mạnh của tập thể có tính chất quyết định sự thành công của mọi hoạt động trên mọi lĩnh vực công tác. Một tập thể có sức mạnh, trước hết tập thể đó phải có sự đoàn kết nhất trí cao. Ở trường THPT, sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể sư phạm là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Mỗi người quản lý, mỗi cán bộ công chức cần khắc sâu lời Bác Hồ dặn : Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phát huy dân chủ, xây dựng quan hệ thật tốt giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ với các cấp, giữa nhà trường với nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của ngành đề ra. Nhà trường là một đơn vị cơ sở của ngành Giáo dục và Đào tạo, vai trò của người quản lý đặc biệt quan trọng. Người quản lý phải năng động trong nhiều công việc, phải chăm lo đến đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; chăm lo đến sự phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đến việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất và nhất trí; là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về xây dựng tập thể sư phạm trong trường THPT “Đội ngũ giáo viên THPT là một tập thể sư phạm thống nhất, thực hiện tốt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mà chất lượng và hiệu quả chung của tập thể này được quy định bởi chất lượng của từng thành viên ; số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ và các biện pháp quản lý đội ngũ”. Để xây dựng được tập thể sư phạm đoàn kết, người cán bộ quản lý trước hết là tấm gương sáng, giải quyết công việc phải thấu tình, đạt lý, phải ra sức chăm lo cho sự đoàn kết, nhất trí của tập thể sư phạm nhà trường. Tháng 4 năm 2009, với vai trò là người kế nhiệm, đứng trước một tập thể còn nhiều tồn tại, yếu kém nhất là trong quan hệ đồng nghiệp, đoàn thể, 7 năm bè bảy mối, ai biết người đó, chúng tôi không khỏi băn khoăn, lo lắng. Ngày đêm nung nấu ý chí, mong muốn một ngày nào đó, sẽ xây dựng được một tập thể có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao, tất cả vì nhà trường. Xây dựng được thương hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo. Với lòng tâm huyết với nghề, với trường, bản thân lại khắc sâu lời Bác Hồ dạy : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Vì vậy, việc quan tâm xây dựng tập thể sư phạm nhà trường thành một tổ ấm đoàn kết là điều mà tôi luôn quan tâm, luôn trăn trở để tìm ra các giải pháp tối ưu trong việc quản lý của mình nhằm làm đòn bẩy để thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra. Thực tiễn cho thấy ở trường nào mà nội bộ mất đoàn kết, chia bè, chia cánh thì tập thể đó sẽ phân cực, nội bộ lủng củng, thực hiện nhiệm vụ được giao một cách miễn cưỡng, tâm thế của mỗi thành viên không thoải mái, ắt mục tiêu đề ra sẽ không hoàn thành. Thực tế qua nhiều năm, trường tôi gặp không ít những khó khăn như : sức khoẻ, năng lực công tác của lãnh đạo hạn chế, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp, cơ sở vật chất thiếu, yếu và nhiều vấn đề khác. Nhưng nhờ có chi bộ có nội bộ đoàn kết, thống nhất cao ; mỗi thành viên trong chi bộ, trong hội đồng đều lấy cái khó khăn của nhà trường làm khó khăn của chính mình để cùng nhau tìm ra các giải pháp, cùng nhau tháo gỡ và chúng tôi đã vượt qua được khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ các năm học mà Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo và nhà trường đề ra. Chính vì vậy bản thân tôi rất quan tâm đến tập thể đoàn kết thống nhất và chọn làm đề tài nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm. Thực tế, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến này từ năm học 2009 – 2010 đến nay và đã đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Năm học 2013 – 2014 này, chúng tôi quyết định tổng kết và viết thành sáng kiến báo cáo với Hội đồng khoa học cấp ngành. Chương 2 NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT 8 2.1. Nguyên tắc chung Đảm bảo theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ Đảng nhà trường; biến Nghị quyết của cấp trên, của chi bộ Đảng thành Chương trình hành động cụ thể trên mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường. Những kế hoạch, mục tiêu đưa ra phải có sự thống nhất của tập thể rồi mới đưa vào Chương trình hành động thì tính khả thi mới đạt hiệu quả cao. Luôn tranh thủ mọi ý kiến chỉ đạo của cấp trên, ý kiến xây dựng của tập thể; lắng nghe để tiếp thu, để phân tích, để chọn lọc cân nhắc, để điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý, đồng thời cũng tạo điều kiện cho từng thành viên phát huy tính làm chủ, khơi dậy lòng nhiệt tình vốn có của đội ngũ nhà trường. 2.2. Những kinh nghiệm và biện pháp cụ thể trong xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Trần Hưng Đạo 2.2.1. Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin : cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ; sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự tổ chức. V.I.Lênin nhấn mạnh : “Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải có sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối ; đoàn kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng” (1) . Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống đoàn kết dân tộc, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm làm cho Đảng thành một khối vững chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động ( 1) Trần Vọng, Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Tạp chí Xây dựng Đảng. số tháng 9/2006 9 và của toàn dân tộc, là hạt nhân, cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết toàn dân tộc. Phân tích toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nhấn mạnh : “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được” (2) . Đoàn kết thống nhất trong Đảng không phải chỉ là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà không bằng lòng”, “liên minh”, lúc cần thì hợp lực, không cần thì tìm cách lật đổ nhau…mà đoàn kết thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạng trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu, nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ” (1) . Bác luôn tâm niệm, Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công. Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng” (2) . Đoàn kết là thuộc tính tất yếu, là sức mạnh của Đảng, vì vậy, Hồ Chí Minh mong muốn Đảng phải luôn giữ gìn sự đoàn thống nhất, xem đó là một nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Người chỉ dẫn: Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật ( 2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 10, tr545 (1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 9, tr400 (2) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 11, tr467 10 [...]... thng cao quý khỏc - Mt iu rt ỏng lu ý l, nh trng khụng ch t c nhng thnh tớch cao trong dy v hc m cũn t c thnh tớch trờn tt c cỏc lnh vc giỏo dc khỏc : cỏc hot ng phong tro vn húa vn ngh ; cỏc cuc vn ng, cỏc t thi ua khụng ch c s, cp tnh m cũn c cp ton Quc Tt c cỏc on th trong nh trng u t thnh tớch cao, xng ỏng l tp th s phm Dy gii hỏt hay iu ú l minh chng hựng hn cho s i lờn ton din ca trng THPT. .. gii bi toỏn bo m v nõng cao cht lng giỏo dc Trong quy trỡnh kim nh cht lng, t ỏnh giỏ l khõu quan trng m nh trng xỏc nh phi thc hin da trờn c s mụ t hin trng theo cỏc tiờu chớ, tiờu chun, ch s v c chng minh c th, thuyt phc Chớnh vỡ tm quan trng ca KCLGD nờn trong nhng nm hc gn õy, trng THPT 19 Trn Hng o ó trin khai cụng tỏc kim nh cht lng giỏo dc, coi õy l gii phỏp tng bc nõng cao cht lng cỏc trng Hiu... ny ó c chỳng tụi ỏp dng vo cụng tỏc qun lớ ti trng THPT Trn Hng o t nm hc 2009 2010 Sau mi nm, chỳng tụi u cú s kt, rỳt kinh nghim v chnh sa dn hon thin v t c thnh tớch ngy cng cao 3.2 Kt qu ni bt ca nh trng trong 5 nm qua Nh ỏp dng sỏng kin kinh nghim nh ó trỡnh by trờn vo cụng tỏc ch o, qun lý nh trng trong cỏc nm qua, cụng tỏc giỏo dc ca trng THPT Trn Hng o ó t c nhng kt qu ni bt nh sau : ST Nm... trớ ca ng nh gi gỡn con ngi ca mt mỡnh(1) Thc hin li dy ca ch tch H Chớ Minh, trong sut thi gian qua, chi b trng THPT Trn Hng o ó xõy dng, duy trỡ tinh thn on kt, nht trớ, ng thun cao t cỏc ng chớ trong Ban chi y n cỏc ng chớ ng viờn Tt c mt lũng hng v s nghip chung ca nh trng S ng thun cao ny l tin quan trong i n thng li trong quỏ trỡnh qun lớ, xõy dng v phỏt trin nh trng 2.2.2 Xõy dng s on kt trong... khú khn + To iu kin thun li cho hc sinh gii phỏt huy c kh nng ca mỡnh T chc nhng lp cht lng cao Nhng lp ny c b trớ nhng giỏo viờn cú chuyờn mụn tt dy Phỏt hin v cú k hoch bi dng hc sinh gii ngay t lp 10 Mt khỏc cú k hoch ụn luyn cho hc sinh, giỳp cho cỏc em sau khi tt nghip lp 12 cú kh nng thi vo cỏc trng i hc, cao ng - Tng cng cụng tỏc qun lý hot ng hc tp ca hc sinh : + qun lý hot ng hc tp ca hc sinh... vi nhúm i tng qun lý vic hc ca hc sinh, ng thi phõn loi i tng c th giỏo viờn xõy dng k hoch qun lý v cỏch thc qun lý vi nhúm i tng ú + Tng cng tuyờn truyn nõng cao nhn thc ca hc sinh v tm quan trng ca vic hc, ý thc t hc ca hc sinh Nõng cao c nhn thc ca hc sinh trc ht mi giỏo viờn b mụn, giỏo viờn ch nhim thụng qua cỏc gi hc, cỏc bui sinh hot lp ; tuyờn truyn cho hc sinh nhn thy rừ ý ngha, li ớch,... Ngc Anh 2010 - Trng : Tiên tiến - Chi bộ : đạt trong sạch vững mạnh có nhiều thành tích tiêu biểu đợc Huyện ủy tặng Giấy khen - Hc sinh gii quc gia : em Cao Minh Khiờm t gii KK - Hc sinh gii cp tnh :15 gii, xp th 9; trong ú : ng i mụn Toỏn t gii Nht, em Cao Minh Khiờm t gii Nht mụn Toỏn - Hc sinh TN : 362/362, t 100% - Hc sinh H-C : 267/362, t 73,8% ; Ex H : 13,72, 3 2010 - xp th 4 trong tnh, xp th 207... chõn thc, ch ra cỏc nguyờn nhõn cho hc sinh v a ra bin phỏp khc phc cú hiu qu Kim tra phi bo m tớnh nghiờm tỳc, nu khụng d dn n ỏnh giỏ nhm i tng hc sinh + Nờu cao vai trũ ca on thanh niờn trong qun lý hc sinh, trỏch nhim ca on thanh niờn Nõng cao vai trũ t chc cỏc hot ng, gn trỏch nhim vi cỏc hot ng ú, t xõy dng k hoch qun lý, k hoch hot ng, t vn cho ban giỏm hiu cỏc bin phỏp qun lý, t chc hc sinh cú... phm Dy gii hỏt hay iu ú l minh chng hựng hn cho s i lờn ton din ca trng THPT Trn Hng o trong nhng nm qua, v s cũn nõng cao nhng nm tip theo - Lớ gii cho nhng thnh tớch ni bt trờn l tt c s n lc c gng ca c thy v trũ trong sut thi gian qua Nhng mt iu d thy ú l, chớnh s on kt, nht trớ cao trong ni b c quan, tt c hng v nh trng ó thỳc y s tõm huyt, tn tỡnh trong cụng tỏc ca tng cỏn b, giỏo viờn nh trng V... giỏo viờn cú kinh nghim, vng vng trong chuyờn mụn, cú nng lc, cú uy tớn gi cỏc chc v ch cht trong nh trng trờn c s thm dũ ý kin ca tp th T ú cỏc t chc trong nh trng mi hot ng u tay, cụng vic t hiu qu cao Trong cụng tỏc chuyờn mụn, theo khi thi i hc phõn cụng, c hai giỏo viờn khỏ hoc gii vi mt giỏo viờn dy trung bỡnh cựng dy mt lp 13 Bờn cnh ú, lónh o nh trng cn nghiờn cu, ỏnh giỏ nng lc chuyờn mụn . ngũ nhà trường. 2.2. Những kinh nghiệm và biện pháp cụ thể trong xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THPT Trần Hưng Đạo 2.2.1. Xây dựng đoàn kết, thống. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ***** PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị số 3004. CỦA VIỆC XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 4 1.1. Cơ sở lí luận Tập thể sư phạm là một tổ chức chính trị xã hội, tập hợp những

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan