1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non

35 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 35,88 MB

Nội dung

Để đạt được mục tiêu đó; Đại hội Đảng lần thứ XII với tinh thần đổi mớimạnh mẽ, toàn diện Giáo dục & Đào tạo với những định hướng khá cụ thể: Nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đổi mới t

Trang 1

Phần 1: PHẦN LÍ LỊCH

Họ và tên: Lê Thị Khanh

Chức vụ: Hiệu trưởng

Đơn vị: Trường Mầm non Đoàn Đào

Đề tài: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non.

Phần 2: PHẦN NỘI DUNG

A MỞ ĐẦU

Đại hội Đảng XII (tháng 01 năm 2016) tiếp tục định hướng đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong các văn kiện trình Đạihội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quanđiểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đàotạo, phát triển nguồn nhân lực

Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đãtừng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết

số 29 của Hội nghị trung ương 8 khoá XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sáchhàng đầu, là “chìa khoá” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là

“mệnh lệnh” của cuộc sống

Trong văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳtrước, Đảng ta đã đưa đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo pháttriển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của

sự phát triển mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực ViệtNam trong thế kỷ XXI khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà

“dạy người, dạy chữ, dạy nghề”

Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ởnước ta được nêu trong văn kiện Đại hội XII về thực chất là một cuộc cách mạngtrong lĩnh vực này, hiệu ứng của nó sẽ làm biến đổi tích cực nhiều mặt của đời sống

Trang 2

xã hội Việt Nam là sự vun trồng “Nguyên khí quốc gia” làm cho nền học vấn nướcnhà hưng thịnh, đất nước phát triển bền vững.

1) Đặt vấn đề:

1.1 Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:

Đất nước ta đã và đang bước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước mà mục tiêu là đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp Để đạt được mục tiêu đó; Đại hội Đảng lần thứ XII với tinh thần đổi mớimạnh mẽ, toàn diện Giáo dục & Đào tạo với những định hướng khá cụ thể: Nâng caochất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo.Với quan điểm “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục & Đào tạo theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổimới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâuthen chốt ”

Trong công cuộc đổi mới giáo dục phải được bắt đầu ngay từ bậc học mầm non

và Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã nói lời tâm huyết: “ Trẻ emhôm nay là cái bóng cái hình của đất nước sau này, vì vậy đầu tư cho công tác giáodục là một việc làm cần thiết…”

Ngày nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định: “Giáo dục mầm non là bậchọc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục mầm non là đàotạo nhân cách con người phát triển toàn diện” và “Giáo dục mầm non là khâu đầu tiêncủa việc đào tạo nhân cách con người mới, tạo tiền đề cho sự phát triển về sau”

Để thực hiện được mục tiêu trên, trong sự nghiệp giáo dục thì đội ngũ cán bộquản lý chính là lực lượng nòng cốt lãnh đạo đội ngũ giáo viên thực hiện các chỉ tiêu,nhiệm vụ kế hoạch của năm học

Thực tế cho chúng ta thấy muốn trò tốt thì trước hết phải có thầy tốt, mà muốn

có đội ngũ tốt thì phải có cán bộ quản lý tốt, phải biết tự hoàn thiện mình Việc tiếptục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng cán bộ trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo vàquản lý các cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lốisống, có trí tuệ kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân, phát

Trang 3

huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chínhtrị về công tác cán bộ Bác Hồ dạy “ Có cán bộ tốt, làm việc gì cũng xong Mọi việcthành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém ”

Vì vậy, với việc cán bộ quản lý phải tự hoàn thiện mình là một nhiệm vụ kháccũng không kém phần quan trọng, đó chính là công tác xây dựng phát triển đội ngũkhông ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường

Nên trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành điều tra, khảo sáttình hình thực trạng về tư tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhu cầu, mongmuốn… của đội ngũ mình quản lý, với trẻ thì khảo sát chất lượng trẻ ở lĩnh vực giáodục và sự tăng trưởng của trẻ (qua chất lượng nuôi dưỡng) đầu năm học như sau:

Chất lượng Giáo dục trẻ ở các lĩnh vực Sự tăng trưởng của trẻ(qua nuôi dưỡng) Tổng

về đổi mới Giáo dục - Đào tạo đến nay vẫn còn những hạn chế, bất cập, chất lượngchưa cao và do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đãtrăn trở tìm biện pháp khắc phục thực trạng trên Tôi xin được trao đổi cùng các bạnđồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài : “Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non

1.2- Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp mới:

Trang 4

Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là việc sống còn trong mỗi nhà trường; Đó là tăng khả năng, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

và cho thế hệ trẻ hôm nay, chính là hành trang vững bước trong cuộc sống tương lai

Sự nghiệp “ vì lợi ích trăm năm trồng người” thắng lợi hay thất bại cũng do chất

lượng giáo dục quyết định

1.3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Phạm vi nghiên cứu đề tài chủ yếu là các hoạt động nuôi dưỡng và thực hiệncác hoạt động giáo dục ở các lớp mẫu giáo tại trường mầm non Đoàn Đào, huyện Phù

Cừ, tỉnh Hưng Yên

Đối tượng thực hiện bao gồm toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ mẫu giáo

và các bậc cha mẹ các cháu trường mầm non Đoàn Đào, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.Việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường mầm non là một việc làm rấtkhó, đòi hỏi phải có thời gian liên tục, bền bỉ qua các năm chứ không thể thực hiệnđược trong một sớm một chiều Chính vì vậy, bản thân tôi đã nghiên cứu, tích lũykinh nghiệm trong mấy năm học vừa qua và đã tìm ra được một số giải pháp mới,hiệu quả Các giải pháp này được thực nghiệm trong trường Mầm non Đoàn Đàohuyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên năm học 2015 – 2016

2) Phương pháp tiến hành

a) Cơ sở lý luận:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nềntảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dướigóc độ tâm, sinh lý đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn pháttriển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trongtương lai Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụGDMN là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáutuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Thực vậy, là một cán

bộ quản lý trường mầm non tôi thiết nghĩ giáo dục mầm non không phải là dạy trẻ thơđọc chữ, học kiến thức khoa học; đây là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho

Trang 5

trẻ thơ những tiền đề quan trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường Thông qua

sự chăm sóc ân cần, giáo dục đúng phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triểntâm- sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn cho trẻ Các yếu tố có ảnhhưởng sâu sắc tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: Chủ trương,chính sách, sự vận dụng và thực hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thứckhoa học và sự nỗ lực của những người cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại các

cơ sở giáo dục mầm non Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, cùng hướng tớimục tiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành quả tốt đẹp nhất của xã hội Hiện tại công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non chúng tôi còn gặp một số khókhăn và bất cập do thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường nên chất lượng giáo dụctrẻ phần nào chưa đạt được như mong muốn, chưa thực sự đáp ứng được sự phát triểncủa đất nước trong thời đại mới Là một Hiệu trưởng trường mầm non tôi xác định rõmục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng việc nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện cho trẻ mầm non toàn ngành nói chung và với trường mầm nonchúng tôi nói riêng là vô cùng cấp thiết Sau thời gian nghiên cứu, tìm biện phápnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Mầm non, tôi đã đúc

rút: “ Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường Mầm non” với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào

việc cùng trao đổi tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mộtcách tốt nhất

b) Cơ sở thực tiễn

Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2015 của Bộ

Giáo dục & Đào tạo; Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2015 -

2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàntỉnh Hưng Yên;

Căn cứ vào công văn hướng dẫn số 184/HD-GD ngày 10 tháng 9 năm 2015 củaPhòng Giáo dục và Đào tạo Phù Cừ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2015- 2016;

Trang 6

Xuất phát từ thực tế trong tình hình xã hội hiện nay như: Sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự hội nhập toàn cầu, cơ chế thị trường… Bên cạnh những luồng giómới còn có không ít những trận cuồng phong độc hại tiêm nhiễm con người nói chung

và trẻ em nói riêng Những hình ảnh tốt đẹp đáng được động viên khích lệ đáng được

là tấm gương sáng cho trẻ học tập, noi theo thì chưa được quan tâm đúng mức; nhữngcái xấu thì giật gân… Rồi đến sự thiếu mẫu mực của một ai đó đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến tâm hồn và hành vi của trẻ nếu như chúng ta không trang bị cho trẻ nhữngkiến thức cuộc sống ngay từ bây giờ Như chúng ta đã biết một nền giáo dục tốt phảiđồng thuận các yếu tố chính yếu nhất là: Nhà trường – Gia đình – Xã hội Chính vìvậy khi nghiên cứu đề tài này tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

Trường có sân chơi sạch sẽ, có nhiều đồ chơi ngoài trời, có nhiều cây xanhbóng mát thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động của trường;

Trình độ cán bộ và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%; đội ngũ giáo viênđoàn kết, tự giác trong công việc và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;

Trường chuyển sang trường công lập đã ổn định và hoạt động có hiệu quả, giáoviên đời sống được đảm bảo nên phấn khởi, yên tâm công tác;

Bếp ăn bán trú duy trì có hiệu quả, số trẻ ăn bán trú tăng dần và đa số các bậcphụ huynh nhận thức đúng và quân tâm đến giáo dục mầm non;

Bên cạnh những thuận lợi đó cũng còn một số khó khăn như sau:

* Khó khăn:

Việc đầu tư CSVC của địa phương còn chậm để xây dựng trường chuẩn Quốcgia, diện tích các khu không thể mở rộng, phòng học còn thiếu diện tích so với quy định, 1 bếp ăn bán trú chưa theo quy trình 1 chiều;

Trang 7

Tỷ lệ định biên giáo viên/ lớp chưa đảm bảo theo thông tư 06 và trường còn 3 điểm, nên lớp có trẻ khuyết tật không thể bố trí giảm số lượng trẻ theo quy định;

Vẫn còn giáo viên chưa thực sự nỗ lực phấn đấu, chưa tích cực tự học, tự bồidưỡng nhất là trong lĩnh vực ứng dụng CNTT để đáp ứng với yêu cầu chuẩn nghềnghiệp; giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương phápgiảng dạy nhằm khuyến khích tính tích cực, chủ động ở trẻ còn gặp nhiều khó khăn;giáo viên trẻ tuổi có sự năng động, sáng tạo nhưng lại hạn chế về kinh nghiệm thực tếgiảng dạy, công tác

Phần đông các bậc phụ huynh làm công nhân và đi làm ăn xa nên ít có điều kiện

để quan tâm đến trẻ Họ đưa con đến trường rồi phó mặc việc giáo dục trẻ cho giáoviên Chính vì vậy, việc phối hợp với các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc, giáodục cho trẻ còn gặp nhiều hạn chế

Với những khó khăn đó, tác động không nhỏ đến chất lượng chăm sóc, giáo dụctoàn diện cho trẻ trong phát triền của sự nghiệp giáo dục hiện nay Chính vì vậy đòihỏi người giáo viên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ thực hiện các hoạt độnghọc, vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoanngoãn thôi chưa đủ, mà nhiêm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải chú trọngđến việc chăm sóc nuôi dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Do vậy,với vai trò của một hiệu trưởng trường mầm non, bản thân tôi luôn trăntrở tìm tòi đổi mới biện pháp chỉ đạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáodục toàn diện cho trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ cấp bách hiện nay

* Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:

+ Các biện pháp tiến hành:

Kinh nghiệm này được tiến hành trên cơ sở tổng hòa các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Phương pháp quan sát, khảo sát, thực nghiệm

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp trao đổi

- Phương pháp phân tích, tổng hợp…

Trang 8

+ Thời gian tạo ra giải pháp: Đề tài này đã được nghiên cứu và thực nghiệm

từ tháng 9/2015 đến tháng 3 /2016 và năm học tiếp theo

B NỘI DUNG

I- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ đổi mới cáchlàm việc của Ban Giám hiệu, mà còn phải đổi mới từ giáo viên, nhân viên, từ tổchuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường Quản lý giáo dục không phải quản lýcon người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược Chỉ cóquản lý công việc thì làm việc mới tự giác và có hiệu quả thật sự, còn quản lý conngười thì làm việc chỉ với mục đích đối phó Hiệu trưởng phải là người vừa nắm bắtthông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông tin hợp lý Ngoài giảiquyết các công việc chung, Hiệu trưởng phải sẵn lòng giúp đỡ chị em, tuy chỉ lànhững “ động tác ” nhỏ sẽ thu phục được quần chúng Tính sáng tạo của Hiệu trưởngđược thể hiện qua vai trò lãnh đạo, hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh củanhà trường Người Lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà cần có chiếnlược sáng tạo riêng Người Lãnh đạo tìm ra cơ chế quản lý để phát huy mọi khả năngcủa từng cá nhân, của các bộ phận Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp đểphát triển theo chiều hướng đi lên để đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường Mầm non và giúp cho các cấp quản lý thấyđược thực trạng chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non hiện nay để có giải pháp chỉ đạo,giúp đỡ tốt hơn cho các nhà trường MN

III- CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:

1 Biện pháp 1: Xây dựng đội ngũ nhà giáo vững vàng về tư tưởng chính trị, giỏi về chuyên môn.

Giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, vì vậy xây dựngđội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ, đảm bảo

về chất lượng, tâm huyết với nghề nhằm nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng yêucầu nâng cao chất lượng đào tạo là hết sức cấp thiết

Từ nhận thức trên, là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy cần quan tâm đặc biệt tới

Trang 9

công tácxây dựng đội ngũ giáo viên Trong những năm qua trường chúng tôi đã tập trungchỉ đạo thực hiệnnhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên.

1.1 Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng

Quán triệt và triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc các Chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thường xuyên tuyên truyền, phổbiến pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện việc ‘‘Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua thựchiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáodục” Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị 35-CT/TU về ý thức, trách nhiệm,đạo đức, lối sống của cán bộ, giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và sinh

hoạt hàng ngày Thường xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực” Xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, bình đẳng, thúc

đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo Xâydựng và triển khai các nội dung tự rèn luyện, tu dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý,giáo viên cả về đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ và tình hình thời sự địa phương,trong nước và quốc tế Riêng trường Mầm non Đoàn Đào với khẩu hiệu hành động:

“ Cô mẫu mực – Cháu khoẻ ngoan” đã phát huy tốt tác dụng xuyên suốt các năm họcvừa qua

1.2-Về chuyên môn:

a) Thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đội ngũ.

Đầu năm học tiến hành rà soát, đánh giá nghiêm túc chất lượng đội ngũ cán bộquản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp để làm cơ sở cho việc sắp xếp, bố trí, sửdụng đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu, về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn

về trình độ Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung chươngtrình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sửdụng thiết bị, đồ dùng dạy học

Luôn khuyến khích, động viên giáo viên trong các hoạt động Luôn đề cao tiêu chí

Trang 10

dạy vì đàn trẻ thân yêu, nhất là không phải dạy để đối phó Người CBQL phải thể hiệnđược mình là chỗ dựa của người giáo viên theo hướng tích cực và động viên, giáo viênluôn sẵn sàng bày tỏ những khó khăn, vướng mắc của mình để kịp thời giúp đỡ giải quyết

Giúp cho giáo viên nhận thức rõ: Ở bậc học mầm non kiến thức khoa học khôngnhiều, không phải là tất cả mà điều quan trọng nhất là dạy cho trẻ cách lĩnh hội kiếnthức đó như thế nào? Đây là yếu tố cốt lõi nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của giáoviên về phương pháp dạy học mới

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu đối với giáo viên đứng lớp phảixác định đúng mục đích yêu cầu của từng bài học ( đảm bảo nhẹ nhàng ), cân nhắc đểlựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức cho trẻ được hoạt động mộtcách tự nhiên không gò ép và thông qua các hoạt động của mình dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, trẻ tự lĩnh hội kiến thức, hình thành và rèn luyện được kĩ năng và như vậyhoạt động dạy học chắc chắn sẽ đạt được chất lượng tốt và thực sự có hiệu quả hơn

Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học, BGH đã họp và bàn bạc,thống nhất phân công giáo viên phụ trách lớp Khi phân công, Ban giám hiệu cần nắmđược điểm mạnh, điểm hạn chế từng giáo viên để xếp lớp cho phù hợp với khả năng,năng lực của từng người

Bố trí trong các tổ, khối lớp giáo viên đều tay Xếp lớp, phòng học cũng đượcnghiên cứu dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên mới, giáo viênchất lượng giảng dạy, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, tuổi tác… còn hạn chế để thườngxuyên giúp đỡ cho họ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ

b) Đối với tổ chuyên môn

Chọn đồng chí giáo viên có năng lực nhất trong tổ làm tổ trưởng Tổ trưởng làngười gương mẫu, nhiệt tình biết quy tụ được các thành viên trong tổ mình, dìu dắt tổmình cùng hoạt động, tất cả các thành viên là những anh chị em không những cùngnhau chia ngọt, sẻ bùi mà còn là nơi giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nâng cao tay nghề

Tổ lập kế hoạch thao giảng, kiến tập, dự giờ theo từng tuần, từng tháng… vàluôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ được học tập kinhnghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thăm lớp, hội giảng, hội thi,

Trang 11

chuyên đề…

Xây dựng người Tổ trưởng biết việc và phải luôn năng động, biết cách tổ chứcsinh hoạt trong tổ để hoạt động tổ đồng bộ với hoạt động chung của trường và mangtính thiết thực là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi thành viên trong tổ Làm thếnào biến buổi sinh hoạt tổ thành nhu cầu thật sự đối với giáo viên Muốn thế, trongcác sinh hoạt tổ cần có nội dung thật cụ thể, thật thiết thực

1.3 Xây dựng đội ngũ có ý thức tự bồi dưỡng và thực hiện tốt việc học thường xuyên.Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và Phòng giáo dục về chuyênmôn nghiệp vụ và chương trình kế hoạch bồi dưỡng hè hàng năm do ngành tổ chức.Những năm gần đây việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo QĐ-BGD-ĐT càng đi vào chiều sâu, sát thực với đội ngũ, vì thế mỗi cán bộ, giáo viêntham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chính trị như sau:

Đưa các yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tíchcực học sinh vào các chuẩn đánh giá tiết dạy Sau khi dự giờ, BGH sẽ giúp giáo viênnhận ra điểm mạnh cần phát huy, điểm hạn chế cần khắc phục

Động viên đội ngũ giáo viên nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương phápgiảng dạy, nội dung chương trình qua các tài liệu tập huấn chương trình thay sách.Cung cấp các sách báo, tài liệu cho giáo viên

Nâng cao chất lượng soạn giảng nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, lồng ghépcác nội dung tích hợp môi trường, an toàn giao thông vào từng hoạt động cụ thể.Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ

Chú trọng bồi dưỡng giáo viên về kiến thức tin học, sử dụng thành thạo vi tính,biết khai thác sử dụng thông tin trên internet, tham khảo giáo án điện tử, sử dựng phầnmềm trong các hoạt động giáo dục trẻ, hỗ trợ soạn giảng, nhất là phát huy thế mạnhmạnh của phương pháp trình chiếu làm cho bài giảng hiệu quả, sinh động, hấp dẫn

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, kiến tập, hội giảng để rút kinh nghiệm

Do đó, sau mỗi tiết dạy cùng nhau phân tích những ưu khuyết điểm của từng hoạtđộng, của từng bài dạy Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những điểm hay,điểm mới để giáo viên có thể vận dụng, bổ sung cho tiết dạy của mình Đồng thời với

Trang 12

việc làm trên chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây dựng bản lĩnh sưphạm cho giáo viên đảm bảo được về kỹ năng đứng lớp của mình Thường xuyênthăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể

* Nâng cao năng lực chuyên môn thông qua đào tạo và tự bồi dưỡng

Song song với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xây dựng kế hoạch, bốtrí, sắp xếp tạo mọi điều kiện cho tất cả cán bộ, giáo viên được tham gia học nângchuẩn và trên chuẩn theo từng giai đoạn Đến nay đã có 100% CB- GV đạt chuẩn vàtrên chuẩn là 78,6%

Tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với vi tính, bài giảng với phương pháp trìnhchiếu sinh động hấp dẫn thu hút trẻ vì công nghệ thông tin đã có tác dụng vô cùng tolớn trong khoa học và đời sống Nếu hạn chế tin học đó sẽ là thiếu sót rất lớn của giáoviên Lợi ích tin học vô cùng cần thiết và bổ ích đối với giáo viên trong giảng dạy.Nhận thức rõ tầm quan trọng của tin học Vì vậy, tôi đã khuyến khích, tạo điều kiệncho giáo viên tiếp cận với vi tính Hầu hết giáo viên đã tự học và sử dụng vi tính Dovậy, đã đẩy nhanh hiểu biết về tin học, nhiều giáo viên đã tương đối thành thạo vitính Trong các cuộc hội giảng, hội thi, mỗi giáo viên đã phát huy thế mạnh củaphương pháp trình chiếu làm cho bài giảng rất hiệu quả, sinh động, hấp dẫn Để mởrộng tầm nhìn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên nhà trường

đã nối mạng intenet để giáo viên tiếp cận sưu tập kiến thức trên mạng, đây là kho tàngkiến thức vô giá và rất hữu ích trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

2 Biện pháp 2: Xây dựng hệ thống kế hoạch và quy chế hoạt động toàn diện của nhà trường, nội quy các lớp.

Kế hoạch là những điều vạch ra về các mục tiêu và cách thức để đạt được trongthời gian nhất định Nói cách khác kế hoạch là toàn thể những việc dự định làm, gồmnhiều công tác, sắp xếp có hệ thống, quy vào một mục đích nhất định và thực hiệntrong một thời gian đã tính trước Một nhà trường muốn phát triển bền vững cần phảixây dựng được một kế hoạch chiến lược để phát triển Một kế hoạch chiến lược sẽgiúp nhà trường phản ánh rõ phương thức để đạt được các mục tiêu trọng yếu mà

Trang 13

mình đã đề ra; chỉ rõ được các mối liên hệ giữa các mục tiêu với nhau và phương cách

để thực hiện chúng Có thể thấy, việc xây dựng kế hoạch trong các nhà trường nhưviệc tạo nên một cây cầu nối giữa mục tiêu mà trường đó cần đạt được với phương thức để mỗi nhà trường thực hiện được các mục tiêu ấy

Quy chế là hệ thống các điều khoản được quy định thành văn bản về chế độ hoạtđộng thống nhất của tổ chức, cơ quan, đơn vị; do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền phêduyệt nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ,công chức, viên chức và chất lượng công tác của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó Đây là vănbản mang tính nguyên tắc với những điều khoản quy định thành chế độ để mọi ngườichấp hành, nhằm hoàn thành những công việc theo chức trách nhiệm vụ được giao Tôi cho rằng hệ thống các văn bản kế hoạch và quy chế hoạt động nhà trường lànền tảng, là xương sống xuyên suốt quá trình hoạt động cho một hay nhiều năm học.Một nhà trường muốn hoạt động tốt thì càng phải đề cao hệ thống các loại văn bản này Xây dựng nội quy cho trẻ ( nhà trẻ, mẫu giáo) quy định những vấn đề cụ thểnhư ăn mặc, giờ giấc, chào hỏi, … , để các cháu và gia đình cùng thực hiện

Như vậy, thì mọi người căn cứ vai trò và nhiệm vụ, hoàn toàn chủ động thực hiện.Với những việc làm trên chỉ trong một học kỳ số cán bộ, giáo viên, nhân viênnắm được các quy định của ngành, nhiệm vụ năm học, nhận thức được chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm và thực hiện nghiêm túc Mọi vấn đềđược thông suốt, không có thắc mắc khiếu kiện, sẵn sàng tương trợ giúp nhau đểcùng nhau tiến bộ Trên cơ sở đó xây dựng đầy đủ các loại kế hoạch như: Kế hoạchdài hạn, trung hạn, ngắn hạn Cụ thể hóa kế hoạch, nhiệm vụ, chỉ tiêu, chỉ đạo triểnkhai nghiêm túc nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, các văn bản hướngdẫn của cấp trên.Thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ

phát triển toàn diện về mọi mặt.

3 Biện pháp 3: Xây dựng và duy trì thực hiện mọi hoạt động có kỷ cương nền nếp.

Trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục mầm non nóiriêng ngoài tình thương, trách nhiệm đối với trẻ nhỏ, “Kỷ cương – nền nếp” của một

Trang 14

nhà trường nếu không được đề cao, coi trọng thì kết quả của công tác quản lý chỉ đạo

sẽ không thể đạt được như mục tiêu kế hoạch đề ra Một nhà trường hoạt động có kỷcương, nền nếp sẽ là điều kiện tốt nhất để đạt chất lượng giáo dục toàn diện cao nhất,chính là môi trường tốt nhất cho sự nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Trong đó, ý thức vàhành động của từng thành viên có ý nghĩa quyết định sự thành công Tiếp tục hưởngứng cuộc vận động của Công đoàn Giáo dục việt Nam “ Dân chủ - Kỷ cương – Tìnhthương – Trách nhiệm” trong nhà trường

Hiệu trưởng gương mẫu đi đầu và tìm tòi nhiều giải pháp phong phú, hiệu quảtrong xây dựng và thực hiện kỷ cương, nề nếp nhà trường Cần nêu cao nhận thức tưtưởng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trongxây dựng kỷ cương, nền nếp

Xây dựng hệ thống kế hoạch và qui chế hoạt động, nội quy học sinh là thước đothực hiện kỷ cương, nề nếp Sau đây tôi xin được trình bày các giải pháp mà nhàtrường đã vận dụng để có được môi trường giáo dục có kỷ cương, có nền nếp:

* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:

Nhà trường đã xây dựng nội quy, quy chế và chỉ đạo, triển khai thực hiện cácvăn bản quy phạm pháp luật, Điều lệ trường mầm non, những quy định về nhiệm vụ,quyền hạn của nhà giáo, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục, của các ban ngànhđoàn thể có liên quan đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên giúp họ hiểu được quyềnlợi, nghĩa vụ và chức năng, nhiệm vụ của từng người để thực hiện có hiệu quả Xâydựng quy chế làm việc, quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ thông qua toàn thểcán bộ, giáo viên, nhân viên lấy ý kiến đóng góp và trân trọng tiếp thu những ý kiếnhợp lý bổ sung để hoàn thiện các quy chế, triển khai và chỉ đạo thực hiện theo đúngcác quy định đã đề ra và hàng năm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tếcủa nhà trường có thông báo, đánh giá những mặt yếu để tất cả các hoạt động của nhàtrường đi vào nề nếp, kỷ cương Mọi người sẵn sàng tương trợ nhau để cùng tiến bộ

Xây dựng nề nếp trong giờ họp, giờ sinh hoạt chuyên môn: Hàng tháng tổ chứcsinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 lần, họp hội đồng 1 lần, họp công đoàn 1 lần Nộidung sinh hoạt chủ yếu là đánh giá kết quả hoạt động của tháng trước và triển khai kế

Trang 15

hoạch trong tháng tới Trong giờ họp yêu cầu mọi người phải ghi chép đầy đủ, khôngđược nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ, tập trung vào chuyên môn và tham giathảo luận, phát biểu ý kiến xây dựng cho nội dung, chương trình của các hoạtđộng Giáo viên không đi muộn về sớm, không làm việc riêng trong giờ họp và sinhhoạt chuyên môn, coi đó là các tiêu chí xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm học.

Tổ chức, kiểm tra thực hiện kỷ cương nề nếp

Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét, đánh giá các mặt hoạt độnggiáo dục và điều kiện dạy học, đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cácthành viên và bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu điểm,nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạnchế thiếu xót nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhàtrường, phát triển người giáo viên và trẻ nói riêng Nếu kiểm tra đánh giá chính xác,chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có những thông tin chính xác về thực trạng của đơn vịmình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyênnhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả Như vậy kiểm tra vừa làtiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu giáo dục Kiểm tra còn cótác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn,

có hiệu quả hơn Qua đó kỷ cương nề nếp của nhà trường được nâng cao rõ rệt

Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp, biết cùng cô xây dựng môi trườnghọc tập trong mỗi lớp học đẹp, sạch sẽ, có hiệu quả

4 Biện pháp 4: Quan tâm giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ là một giải

Trang 16

pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Sự cần thiết trong việc giáo dục “kỹ năng sống” cho trẻ

Mỗi giáo viên mầm non hơn ai hết cần nhận thức sâu sắc rằng việc giáo dục kỹ

năng sống cho trẻ mầm non là hết sức quan trong và cấp thiết Mỗi giáo viên chúng ta cầnphải tự hỏi mình: “ Mình phải làm gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất”

Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sựchuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu,tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dụctrẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống

Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dụctrẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều cáclĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ Phát huy tínhtích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiếnthức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau

Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạnkhác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắngnghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau,

giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới Điều này liên quan tới

việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh,cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bịcho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng

ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ

Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổivới phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạccách giải quyết những khó khăn gặp phải

Xác lập những kỹ năng sống cơ bản cần thiết nhất trong dạy trẻ:

Đầu năm học chúng tôi đã tổ chức hội thảo trong hội đồng giáo dục nhà trường;Bên cạnh việc xác định quyết tâm đưa giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào nhiệm vụquan trọng của nhà trường trong năm học này; Đồng thời cũng thảo luận, bàn bạc cụ

Trang 17

thể những nội dung cơ bản, cẩn thiết trong chương trình giáo dục kỹ năng sống chotrẻ sẽ thực hiện trong năm học phù hợp với tình hình, đặc điểm nhà trường

Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá Thực tế kết quả của nhiều nghiêncứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian của năm học

đó là những kỹ năng sống như: Sự giao tiếp, tự phục vụ, tự tin, tự lập, tự bảo vệ, sựthích nghi, sự tự kiểm soát, tính tò mò, khả năng thấu hiểu và hòa đồng với tập thể,hoạt động theo tổ, nhóm…

Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viênlựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ

Xây dựng kế hoạch thực hiện.

Từ những định hướng trên nhà trường đã xây dựng kế hoạch “Giáo dục kỹ năngsống cho trẻ Trường mầm non Đoàn Đào năm học 2015-2016” Kế hoạch này đã vạch

ra nội dung, chương trình thời gian và biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đặt ra.Trên cơ sở này các tổ, nhóm và giáo viên xây dựng kế hoạch cho từng khối, lớp để

thực hiện một cách có bài bản, khoa học

Những ví dụ cụ thể:

Khi dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ ở lớp như: Tự đi và tháo dày dép, để quần áo, đồdùng đúng nơi quy định… giáo viên cũng trao đổi để phụ huynh rèn trẻ làm tự làm cáccông việc lao động phục vụ bản thân ở nhà mình như: tự đánh răng, rửa mặt, lấy quần áomặc, đi giầy dép, đi tất, tự xúc ăn…

Ngày đăng: 24/07/2016, 20:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w