1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

32 714 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới và giành được nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Chúng ta đang đứng trước vận hội mới song cũng đứng trước những thách thức đan xen nhau, đặc biệt là thách thức về nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò, vị trí của ngành Giáo dục đào tạo. Trong Nghị quyết TW2 khoá VII đã nêu rõ: Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, con người được coi là mục tiêu, động lực quan trọng của mọi cuộc cách mạng. Mục tiêu của phát triển giáo dục là để: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Giáo dục đào tạo là mục tiêu chiến lược về con người góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. Chúng ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của ngành Giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới hiện nay: Lấy phát triển Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Giáo dục đào tạo đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng thì ngành Giáo dục còn phải giải quyết đồng bộ nhiều yếu tố; trong đó việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng ngành giáo dục đào tạo. Hiện nay, thực trạng ngành giáo dục còn một số vấn đề đáng quan tâm: một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên không giữ vững được lương tâm đạo đức nghề nghiệp, còn những tập thể sư phạm chưa làm tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo của mình ... đã tạo ra những phản ứng của dư luận, gây ảnh hưởng xấu đến ngành. Để khắc phục tình trạng này, ngành GD ĐT đã phát động phong trào Hai không, phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nhằm góp phần chống lại bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động Hai không, 3 năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực những giá trị đích thực của giáo dục, môi trường giáo dục đang dần được cải thiện, học sinh học tập có chiều hướng tích cực hơn. Sự chuyển biến này được đông đảo dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình. Để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra, ngành GD ĐT đang triển khai thực hiện tốt việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác quản lý giáo dục, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục.Trường THPT Nguyễn Thái Học đóng trên địa bàn trung tâm thành phố được thành lập 12 năm, có sự chuyển đổi mô hình từ trường bán công sang trường công lập từ năm 2009. Đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, thành tích của nhà trường còn ít ... Chính vì vậy, đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, từ đó xây dựng thương hiệu của nhà trường, thu hút học sinh địa bàn Thành phố và các vùng lân cận thi tuyển ngày càng nhiều. Đây chính là nhiệm vụ hàng đầu của Chi bộ, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với thực tế nhà trường nơi bản thân tôi đang công tác, tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo nhân dân thực hiệncông cuộc đổi mới và giành được nhiều thành tựu rất đáng tự hào Chúng tađang đứng trước vận hội mới song cũng đứng trước những thách thức đan xennhau, đặc biệt là thách thức về nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiềunước trong khu vực và trên thế giới Chính vì vậy, những năm gần đây Đảng vàNhà nước ta rất coi trọng vai trò, vị trí của ngành Giáo dục - đào tạo TrongNghị quyết TW2 khoá VII đã nêu rõ: "Giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ

là quốc sách hàng đầu", con người được coi là mục tiêu, động lực quan trọngcủa mọi cuộc cách mạng Mục tiêu của phát triển giáo dục là để: "Nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"

Giáo dục - đào tạo là mục tiêu chiến lược về con người góp phần thực hiệnthắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ X đã đề ra Chúng ta nhận thức rõ vị trí quan trọng của ngànhGiáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới hiện nay: "Lấy phát triển Giáo dục - đàotạo và khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá" Thựchiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành Giáo dục - đào tạo đã vượt qua nhiềukhó khăn thách thức, từng bước hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó,

để nâng cao chất lượng thì ngành Giáo dục còn phải giải quyết đồng bộ nhiềuyếu tố; trong đó việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục

là một trong những vấn đề quan trọng có vai trò quyết định trong việc nâng caochất lượng ngành giáo dục - đào tạo Hiện nay, thực trạng ngành giáo dục cònmột số vấn đề đáng quan tâm: một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên không giữvững được lương tâm đạo đức nghề nghiệp, còn những tập thể sư phạm chưalàm tốt nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của mình đã tạo ra những phản ứng của

dư luận, gây ảnh hưởng xấu đến ngành Để khắc phục tình trạng này, ngành GD

- ĐT đã phát động phong trào "Hai không", phong trào "Xây dựng trường học

Trang 2

thân thiện, học sinh tích cực" nhằm góp phần chống lại bệnh thành tích, tiêu cựctrong giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động "Hai không", 3 năm thực hiện phongtrào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" những giá trịđích thực của giáo dục, môi trường giáo dục đang dần được cải thiện, học sinhhọc tập có chiều hướng tích cực hơn Sự chuyển biến này được đông đảo dưluận xã hội ủng hộ, đồng tình Để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mà Đảng

và Nhà nước đề ra, ngành GD - ĐT đang triển khai thực hiện tốt việc đổi mớichương trình, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác quản lý giáodục, thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành giáo dục.Trường THPT Nguyễn Thái Học đóng trên địa bàn trung tâm thành phốđược thành lập 12 năm, có sự chuyển đổi mô hình từ trường bán công sangtrường công lập từ năm 2009 Đội ngũ giáo viên tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệmchưa nhiều Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, thành tích của nhàtrường còn ít Chính vì vậy, đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáodục là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, từ đóxây dựng "thương hiệu" của nhà trường, thu hút học sinh địa bàn Thành phố vàcác vùng lân cận thi tuyển ngày càng nhiều Đây chính là nhiệm vụ hàng đầucủa Chi bộ, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhàtrường

Xuất phát từ những lý do nêu trên cùng với thực tế nhà trường nơi bản thântôi đang công tác, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số giải pháp đổi mới công tácquản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT Nguyễn Thái Học,thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc"

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Đề xuất một số giải pháp: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục" ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúc, thông qua đó để áp dụng vào công tác quản lý nhà trường

Trang 3

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Các giải pháp: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáodục" ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

4.1 Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của các giải pháp:

"Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục" ở trường THPTNguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

4.2 Phân tích thực trạng và các giải pháp: "Đổi mới công tác quản lý nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục" ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phốVĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

4.3 Đề xuất một số giải pháp: "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục" ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận của việc đổi mới công tác quản

lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

5.2 Nhóm phương pháp thực tiễn: Rút kinh nghiệm qua quá trình công tác 5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: Lập biểu bảng thống kê.

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:

Do điều kiện về thời gian có hạn nên tôi chỉ giải quyết đề tài trong phạm vihẹp hơn, đó là: ""Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc"

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC GIẢI PHÁP: "ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT"

1.1 Cơ sở lý luận:

Ngành GD - ĐT đang đứng trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội

về giáo dục toàn diện học sinh Vấn đề quan trọng là sản phẩm của ngành giáodục phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội, phải đảm bảo chất lượng, côngbằng và hiệu quả

Thông báo số 242-TB/TW của Bộ chính trị ngày 15 tháng 4 năm 2009 vềviệc tiếp tục thực hiện NQTW2 khoá VIII về GD - ĐT đã chỉ rõ: "Giáo dục phổthông chỉ mới quan tâm nhiều đến "dạy chữ" chưa quan tâm đúng mức đến "dạyngười", kỹ năng sống và dạy nghề cho thanh thiếu niên"

Thông tư 09/20ngày 07 tháng 5 năm 2009 về quy chế thực hiện công khaiđối với cơ sở giáo dục, theo đó phải thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra Ba côngkhai bao gồm: Công khai về chất lượng đào tạo; công khai về các điều kiện cơ

sở vật chất, đội ngũ giáo viên; công khai về thu chi tài chính Bốn kiểm tra baogồm: Kiểm tra phân bổ và sử dụng ngân sách GD - ĐT; kiểm tra việc thu và sửdụng học phí trong nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tựnguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường; kiểm tra việc thực hiệnchương trình kiên cố hoá trường học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáodục; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáodục

Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm

2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo

dục

Trang 5

Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo cụ thể việc thực hiện công tác: "Đổi mớicông tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục".

Trường THPT Nguyễn Thái Học quán triệt sâu sắc tinh thần các văn bảnchỉ đạo của cấp trên đã có kế hoạch tổ chức chỉ đạo: "Đổi mới công tác quản lýnhằm nâng cao chất lượng giáo dục" từ năm học 2010 - 2011, qua đó đánh giárút kinh nghiệm và triển khai thực hiện ở những năm học tiếp theo

1.2 Cơ sở pháp lý:

Chỉ thị 40/2008/CT của BGD&ĐT ngày 20 tháng 7 năm 2008

Thông báo số 242-TB/TW của Bộ chính trị ngày 15 tháng 4 năm 2009 vềviệc tiếp tục thực hiện NQTW2 khoá VIII về GD&ĐT

Hướng dẫn 1741/BGD&ĐT ngày 5/3/2009

Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 về quy chế thựchiện công khai đối với cơ sở giáo dục, theo đó phải thực hiện 3 công khai, 4kiểm tra

Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáodục; Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ vềchính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáodục

Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 15 tháng 4 năm

2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáodục

Báo cáo các giải pháp "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục" năm học 2010 - 2011 của Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của trường THPTNguyễn Thái Học

Với chủ đề: "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượnggiáo dục", ở cương vị là phó hiệu trưởng, một học viên được tiếp thu những kiếnthức khoa học về công tác quản lý giáo dục ở trường THPT, những chủ trươngđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục; tôi xin mạnh dạn

Trang 6

được trình bày một số giải pháp "Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục ở trường THPT Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnhVĩnh Phúc".

1.3 Cơ sở thực tiễn:

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục luôn được Đảng, Nhà nước và

xã hội quan tâm cùng với sự nỗ lực của ngành Vì vậy, ngành Giáo dục đã cónhững khởi sắc nhất định; song những thay đổi đó chưa thực sự đáp ứng đượcyêu cầu phát triển của xã hội và đất nước Tình trạng chất lượng giáo dục yếukém vẫn còn, đội ngũ giáo viên số lượng nhiều nhưng trình độ chuyên mônnghiệp vụ sư phạm không đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứngđược yêu cầu giảng dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp Đội ngũ cán bộquản lý chưa được đào tạo bài bản, còn làm việc theo kinh nghiệm Nhiều cán

bộ quản lý còn bảo thủ hoặc chưa mạnh dạn, sáng tạo, năng động trong quản lý.Thực trạng ấy đã dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng được yêucầu phát triển của đất nước trong thời đại mới

Trong các mối quan hệ trên, người cán bộ quản lý có vai trò rất quan trọngthúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển Vì vậy, cần chú trọng công tác quản lý

và xác định đó là yêu cầu rất cần thiết của ngành giáo dục

Trang 7

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường:

2.1.1 Quy mô trường, lớp, học sinh:

Đầu năm học 2010 - 2011 trường THPT Nguyễn Thái Học có 17 lớp với

2.1.2 Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Năm học 2010 - 2011 trường THPT Nguyễn Thái Học có đội ngũ CBGV,nhân viên như sau:

- Môn học thiếu nhiều GV nhất: Tin học

- Môn học có nhiều GV dưới chuẩn nhất: Không

Trang 8

- Môn học có nhiều GV trên chuẩn nhất: Văn

100% đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt chuẩn đào tạo Giáo viên có

nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên trong công tác, tuy nhiên số giáo viên cốt cánchưa nhiều

2.2 Kết quả đạt được trong công tác quản lý chuyên môn và nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010 - 2011:

2.2.1 Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục:

Nhà trường thực hiện nghiêm túc khung kế hoạch thời gian của Bộ GD

-ĐT, của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, của Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc: Thực hiện 37 tuầnthực học (HKI 19 tuần, HKII 18 tuần) trên cơ sở giữ nguyên tổng số tiết học củamỗi môn học, điều chỉnh thời lượng tích hợp một số nội dung vào các môn học

và vào các hoạt động giáo dục của nhà trường

2.2.2 Thực hiện công tác dạy học phân ban:

Nhà trường thực hiện chương trình phân ban của Bộ giáo dục và Đào tạo.Năm học 2010 - 2011, toàn bộ 100% học sinh của trường học văn hóa theochương trình Ban cơ bản, các môn tự chọn học theo chương trình tự chọn bámsát, có tích hợp với giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng sống, giáodục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản, vị thành niên … và dạy nghềcho học sinh lớp 11

Nhà trường đã tổ chức dạy tự chọn trên cơ sở căn cứ vào đội ngũ giáoviên, đáp ứng về cơ bản nguyện vọng của học sinh

- Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và đào tạo

- Khó khăn: Giáo viên và chương trình giảng dạy chưa thực sự đáp ứngđược yêu cầu thực tế

- Số môn, số chủ đề:

- Lớp 10: Học Văn, tiếng Anh, Toán, Hoá học

- Lớp 11: Học Văn, Toán, Tiếng Anh, Hóa học

- Lớp 12: Học Văn, Toán, tiếng Anh, Vật lý

Tất cả các môn đều dạy theo chương trình tự chọn bám sát

Trang 9

2.2.3 Thực hiện quy chế chuyên môn:

Ban giám hiệu nhà trường luôn duy trì và tăng cường công tác quản lýchặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động 100% giáoviên có đủ hồ sơ sổ sách, có bài soạn trước khi lên lớp, có kế hoạch giảng dạy.Trong hội đồng sư phạm tất cả các giáo viên đều tham gia đầy đủ các hoạt độngchuyên môn như thăm lớp, dự giờ, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng nhưphụ đạo học sinh yếu kém Kết hợp việc kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất

để kịp thời phát hiện sai sót Nâng cao chất lượng bài soạn của đội ngũ giáoviên Phần lớn các thầy cô giáo có trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu

và là con người mẫu mực được học sinh và phụ huynh tin tưởng Bên cạnh đó,vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa gương mẫu và chưa thực sự cố gắng, chưagắn bó với công việc, hồ sơ chuyên môn còn có thiếu sót hoặc sơ sài Vì vậyhiệu quả công việc của số giáo viên này chưa cao

Từ học kỳ II, trường thực hiện gắn việc quản lý ý thức chuyên cần, quản

lý số ngày nghỉ của học sinh gắn với thi đua, trách nhiệm của GVCN, công bốcông khai hàng tháng Nhờ đó số học sinh nghỉ học giảm rõ rệt

2.2.4 Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá:

Trường THPT Nguyễn Thái Học đã chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV bộmôn chú ý thực hiện tốt các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, đổimới công tác kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí sau:

Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, tổ chức cácgiờ học chú ý tạo động cơ học tập gây hứng thú học tập cho HS, GV đóng vaitrò chỉ đạo

Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của thầy và trò

Hệ thống câu hỏi phải có tính hướng đích, đúng trọng tâm, tránh nặng nề quá tải

và không phù hợp Hệ thống câu hỏi phải góp phần bồi dưỡng năng lực suynghĩ, khả năng phán đoán, khả năng đọc tình huống, khả năng vận dụng vào tình

Trang 10

huống cụ thể đồng thời các câu hỏi phải có sự thay đổi theo các mức độ dễ, khó

để đáp ứng được năng lực học tập cho các đối tượng HS

GV phải bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ GD đã banhành để chủ động trong các khâu soạn bài, lên lớp, ra đề kiểm tra

Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong soạn và giảng, sử dụnghợp lý các phương tiện nghe nhìn, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các bài thínghiệm, các giờ thực hành theo quy định Tích cực sử dụng thiết bị dạy họctrong giảng dạy

Hoạt động ngôn ngữ của GV yêu cầu phải chuẩn xác, trong sáng dễ hiểu,tác phong GV thân thiện, gần gũi, chinh phục được HS

Chú trọng hướng dẫn HS tự học ở nhà Coi trọng bồi dưỡng HS giỏi vàphụ đạo HS yếu, kém

Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng công tác bồi dưỡng GV thông qua việc

tự bồi dưỡng, dự các lớp tập huấn của Sở GD - ĐT tổ chức một cách đầy đủ,nghiêm túc, có hiệu quả Tổ chức hội thảo đổi mới phương pháp dạy học cấptrường, cấp cụm; tăng cường dự giờ ở các tổ và nhóm chuyên môn

Nhà trường tổ chức tốt các đợt thao giảng 20/11; 3/2; 26/3 nhằm tônvinh những cá nhân có giờ dạy tốt, tạo động lực phát triển cho hoạt động giáodục của nhà trường, thông qua đó làm kết quả xếp loại chuyên môn, nghiệp vụhàng năm cho các GV

Việc đổi mới kiểm tra đánh giá được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.Nhà trường chú trọng chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV bộ môn khi kiểm tra đánhgiá HS phải chú ý đánh giá chính xác công bằng, đánh giá thường xuyên, kháchquan và toàn diện nhằm cung cấp cho HS có được những thông tin ngược để HSnắm được thực tế bản thân và có biện pháp, kế hoạch tự điều chỉnh quá trình họctập của mình Việc thực hiện đánh giá không chỉ bằng điểm số mà bằng cảnhững nhận xét mặt mạnh, mặt yếu của HS về kiến thức - kỹ năng; chú trọngđúng mức đến đánh giá kỹ năng của HS

Trang 11

Việc kiểm tra đánh giá thực hiện nghiêm túc theo quy chế chuyên mônnhà trường Chuẩn bị ngân hàng đề thi bám vào kiến thức - kỹ năng; đề kiểm trathể hiện được sự phân hoá năng lực học tập của HS (kiểm tra ở cả 4 mức: nhậnbiết, thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao) Việc chấmtrả bài, vào điểm sổ cái phải đảm bảo đúng quy định thời gian.

Nhà trường tổ chức các kỳ thi chung cho các khối toàn trường: thi khảosát chất lượng đầu năm học, thi học kỳ I, thi học kỳ II cho 7 môn: Văn, Sử, Địa,Tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá Sử dụng kết quả để tổng kết điểm, báo cáo về Sở

GD, báo cáo trước phụ huynh HS

Nhà trường tổ chức thi HS giỏi cấp trường 9 môn hàng năm cho HS, baogồm các môn: Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin Khối 12 thivào cuối tháng 9 để chọn đội tuyển bồi dưỡng đi thi cấp Tỉnh vào cuối tháng 12.Khối 10, 11 thi vào cuối tháng 2 hàng năm Những HS đạt HS giỏi cấp Tỉnh, cấptrường, GV có HS giỏi được khen thưởng theo quy chế chi tiêu nội bộ

Trên cơ sở chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm trađánh giá nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho

HS

Trong năm học nhà trường đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động dạy và học Trường đã xây dựng được được 02 phòng vitính với 50 máy phục vụ cho học tập của học sinh trong đó có một phòng đãđược nối mạng Tất cả các máy trong trường đã được nối mạng, nhà trường đãdành riêng 03 máy trong phòng công đoàn của giáo viên để các thầy cô có thểtruy cập tìm kiếm thông tin phục vụ cho giảng dạy và tự bồi dưỡng nâng caokiến thức mọi mặt Nhà trường đã xây dựng 02 phòng dạy giáo án điện tử,100% giáo viên dưới 45 tuổi của trường đều đã đăng ký giảng dạy ít nhất 2 tiếtgiáo án điện tử/năm, công suất sử dụng của 2 phòng máy chiếu đạt hiệu quả cao,nhiều đồng chí đã sử dụng thành thạo bảng “thông minh”

Nhà trường đã tích cực áp dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy Nhiềuphần mềm mới đã được áp dụng: xếp thời khoá biểu, quản lý học sinh, trộn đề

Trang 12

trắc nghiệm, các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy các bộ môn Trong các

kỳ khảo sát, đề thi được bảo mật tuyệt đối và lưu trữ gửi vào hòm thư của Hiệutrưởng

2.2.5 Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của nhà trường:

Trường THPT Nguyễn Thái Học xác định: Công tác bồi dưỡng giáo viên

là nhiệm vụ quan trọng, là yếu tố cơ bản chất thúc đẩy việc nâng cao chất lượngdạy và học, quyết định sự phát triển của nhà trường Vì vậy nhà trường đã thựchiện các hoạt động bồi dưỡng giáo viên một cách thường xuyên và nghiêm túc.BGH đã yêu cầu giáo viên tiến hành tự học tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thứckhác nhau ( học các lớp bồi dưỡng và tự học), với nhiều nội dung khác nhau( bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về kiến thức xã hội,tin học, ), với các phương pháp và thời gian phù hợp với mỗi cá nhân Giáoviên của trường tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên theo đúngnhững quy định của ngành đề ra, mỗi tháng tự giải và rút kinh nghiệm ít nhất 2

đề thi Đại học, thi HSG, đưa ra trao đổi bàn bạc trong tổ chuyên môn cácchuyên đề trong buổi sinh hoạt tổ Hiệu trưởng trực tiếp quản lý công tác tự bồidưỡng của giáo viên hàng tháng, đồng thời nâng cao chất lượng họp tổ chuyênmôn, tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp theo kế hoạch và đột xuất

Nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo các tổ CM, GV bộ môn thực hiện tậptrung vào các vấn đề:

Cử một số GV các môn có năng lực phát triển chuyên môn đi học Caohọc làm nòng cốt phát triển cho nhà trường trong các giai đoạn tới

Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các đợt tập huấn do Sở GD - ĐT VĩnhPhúc tổ chức

Tham gia đầy đủ và có hiệu quả các đợt tập huấn GV cốt cán các bộ môn,sau đó về triển khai đồng bộ ở các tổ CM, nhóm CM

Các tổ, nhóm CM sinh hoạt chuyên môn theo quy định, các cuộc họp tậptrung nhiều vào công tác xây dựng chuyên môn tổ, nhóm

Trang 13

Các tổ, nhóm CM, GV bộ môn tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ

CM (qua tài liệu bộ môn, qua mạng Internet, báo chí )

Tổ chức các chuyên đề hội thảo cấp trường, viết sáng kiến kinh nghiệm.Hiệu trưởng nhà trường phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chítrong BGH trực tiếp phụ trách các tổ chuyên môn để có sự chỉ đạo, kiểm tra, đônđốc thường xuyên Thực hiện tốt các khâu kiểm tra, thanh tra thường xuyên,định kỳ, đột xuất, thanh tra toàn diện Qua thanh tra, kiểm tra để biểu dươngnhững cán bộ GV có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc đồng thời điềuchỉnh, khắc phục những hạn chế thiếu sót trong hoạt động giáo dục của nhàtrường

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý và chất lượng giáo dục năm học

2010 - 2011:

2.3.1 Những kết quả nổi bật:

Đây là năm học thứ hai nhà trường đã được chuyển đổi mô hình từ THPTBán công sang THPT công lập Về đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định, 100% GVđạt trình độ chuẩn, trong đó 25% cán bộ giáo viên có trình độ Thạc sỹ, tập thể sưphạm nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được giao Một

bộ phận cán bộ và giáo viên của trường đã được tham gia các lớp tập huấn vềcông tác quản lý trường học, quản lý công tác chuyên môn, công tác thư viện …Tất cả các giáo viên có đầy đủ tài liệu phục vụ cho học tập và giảng dạy ở cả bakhối lớp 10, 11, 12

Nhà trường có đầy đủ các văn bản của Bộ GD - ĐT và các hướng dẫntriển khai của Sở GD - ĐT về việc thực hiện chương trình năm học ngay từ đầunăm học mới Phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy và học về cơ bản đượcđáp ứng kịp thời ngay từ hè 2010 đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện chương trình năm học 2010 - 2011

Nhà trường đã có những giải pháp tích cực phù hợp với điều kiện thực tếnhà trường từ đó đã từng bước nâng cao được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

và đội ngũ giáo viên

Trang 14

Nhà trường thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả về đổi mới chương trình

GD THPT; có sự chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế chuyênmôn và có giải pháp cụ thể cho từng nội dung cụ thể Đặc biệt trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường thường xuyên có sự chỉ đạo, kiểm tra,đôn đốc kịp thời

Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giámột cách thường xuyên, liên tục và đã có hiệu quả tích cực ban đầu

Việc tổ chức chỉ đạo có chiều sâu và sát với thực tế, chú trọng đến tri thứcphương pháp

Các đối tượng HS được quan tâm đúng mức: HS giỏi, khá, TB, yếu, kémđều có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo

2.3.2 Kết quả đạt được trong năm học 2010 - 2011:

* Trong giáo viên:

- 44 cán bộ giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến.

- 05 tổ CM và 01 tổ công tác đạt danh hiệu tổ lao động tiên tiến

- Tuyên dương 05 GV giỏi cấp trường

- Tuyên dương 5 GV có nhiều đóng góp trong hoạt động GD ngoại khoá

- Giám đốc Sở GD - ĐT tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở cho 11cán bộ giáo viên

- Hội đồng thi đua khen thưởng Sở GD - ĐT đề nghị Chủ tịch UBNDTỉnh tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh cho 02 cán bộ giáo viên

* Trong học sinh:

- Tập thể HS tiên tiến xuất sắc: 01

- Tập thể HS tiên tiến: 05

- Tập thể HS khen về nề nếp: 03

- Đạt danh hiệu HS giỏi vòng Tỉnh các môn: 24

Trong đó: Khối 10: 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 5 giải KK

Khối 10: 1 giải Nhì, 2 giải Ba, 4 giải KK

Khối 10: 1 giải Ba, 7 giải KK

Trang 15

- Đạt danh hiệu HS giỏi toàn diện: 03.

- Đạt danh hiệu HS tiên tiến: 191

Kết quả xếp loại văn hoá:

Kết quả xếp loại đạo đức:

Trang 16

Chất lượng mũi nhọn còn thấp, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn ở các bộmôn khoa học tự nhiên ( Toán, Lý, Hoá ) Một bộ phận HS chưa xác định đúngđắn động cơ học tập nên chưa cố gắng vươn lên trong học tập.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ giữa các bộ môn, một số môn chưa cógiáo viên cốt cán Một số giáo viên mới ra trường còn yếu về năng lực sư phạm,năng lực chuyên môn Số giáo viên nghỉ thai sản nhiều Nhà trường chưa cónhân viên chuyên trách nghiệp vụ thư viện, phòng học bộ môn …

Ngày đăng: 23/09/2015, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban bí thư TƯ Đảng ( 2004), Chỉ thị số 40 – CT/TƯ “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40 – CT/TƯ “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản giáo dục
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục(2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo(Phần 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục
Năm: 2011
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục(2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo(Phần 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục
Năm: 2011
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục(2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo(Phần 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện quản lý giáo dục
Năm: 2011
14. Vũ Quốc Long, Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường THPT 15. Trường THPT Nguyễn Thái Học, Kế hoạch năm học 2010 - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường THPT"15. Trường THPT Nguyễn Thái Học
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2007), Nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008), Nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học Khác
8. Nguyễn Hữu Chí, Đổi mới chương trình THPT và những yêu cầu đối với công tác quản lý của Hiệu trưởng Khác
9. Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Khác
11. Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 3/12/2004 Khác
12. Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD Khác
13. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 Khác
16. Trường THPT Nguyễn Thái Học, Quy chế dân chủ năm học 2010 - 2011 Khác
17. Trường THPT Nguyễn Thái Học, Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w