1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh ở trường THCS

45 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 284 KB

Nội dung

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyên suốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người. Người có đạo đức tốt ắt hẳn suy nghĩ và hành động đúng. Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếu của quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh. Đạo đức được coi là nền tảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người. Vì thế, trong nhà trường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạy người nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhập khu vực và quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài cho đất nước ngày càng cao hơn, chất lượng hơn. Vì vậy, hơn bao giờ hết nhận thức và hành động của việc “giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phải chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tác giáo dục học sinh”. Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan vấn đề giáo dục đạo đức nhân cách của học sinh đã có lúc, có nơi trở thành vấn đề nóng của xã hội nói chung, của trường THCS nói riêng. Qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra một số biện pháp quản lý để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là vấn đề then chốt để để nâng cao chất lượng gáo dục trong nhà trường. Qua một số năm làm công tác quản lý bản thân tôi đã có một số giải pháp đổi mới trong công tác quản lý để giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả. Trong điều kiện có thể tôi đúc rút thành những kinh nghiệm cho bản thân và mong muốn chia sẻ cho đồng nghiệp để tháo gỡ khó khăn trong quá trình công tác. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. 2.1. Điều kiện. Áp dụng trong quản lý đối với các trường bậc THCS 2.2. Thời gian. Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2012 2013 đến năm học 20142015 2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến. Cán bộ quản lý bậc THCS 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. Giúp cho các nhà quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Giang hiểu rõ hơn những cơ sở lí luận và thực tiển trong công tác GDĐĐ cho HS, từ đó có sự nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học về việc GD toàn diện cho HS, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tệ nạn xã hội đang từng giờ từng phút xâm nhập vào trường học, nạn bạo lực học đường và từ đó nâng cao kỹ năng sống cho HS. Giúp các nhà quản lý GD các nhà trường nhà thấy rõ hơn những nguyên nhân đã gây ra sự suy giảm về đạo đức của một bộ phận HS, nguyên nhân gây ra nạn bạo lực học đường đặc biệt là tìm ra “huyệt” của vấn đề, từ đó quản lý các nhà trường phải tích cực đổi mới công tác quản lý để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho công tác GDĐĐ cho HS. Đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ hướng vào mục tiêu đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS hiện nay.

Trang 1

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh ở trường THCS

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Cán bộ quản lý trường THCS.

3 Tác giả:

Họ và tên: Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh: Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường THCS

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2012 - 2013.

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA HĐ KHOA HỌC HUYỆN TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Bác Hồ kính yêu có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Cóđức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Đạo đức là sợi chỉ hồng xuyênsuốt trong quá trình suy nghĩ và hành động của một con người Người có đạođức tốt ắt hẳn suy nghĩ và hành động đúng

Trong trường học giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành trọng yếucủa quá trình giáo dục rèn luyện nhân cách học sinh Đạo đức được coi là nềntảng trong phẩm chất, nhân cách, là cái gốc của con người Vì thế, trong nhàtrường phải luôn chú trọng cả đức lẫn tài: Việc dạy chữ phải kết hợp với dạyngười nhằm rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, hoà nhậpkhu vực và quốc tế, tận dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để tiến hànhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thắng lợi, yêu cầu đòi hỏi nhân tài chođất nước ngày càng cao hơn, chất lượng hơn

Vì vậy, hơn bao giờ hết nhận thức và hành động của việc “giáo dục tưtưởng chính trị, đạo đức phải chiếm vị trí hàng đầu trong toàn bộ công tácgiáo dục học sinh”

Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan vấn đề giáodục đạo đức nhân cách của học sinh đã có lúc, có nơi trở thành vấn đề nóngcủa xã hội nói chung, của trường THCS nói riêng Qua thực tiễn công tácquản lý và giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thựctrạng và đề ra một số biện pháp quản lý để giáo dục đạo đức cho học sinhTHCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là vấn đề then chốt để để nâng caochất lượng gáo dục trong nhà trường Qua một số năm làm công tác quản lý

bản thân tôi đã có một số giải pháp đổi mới trong công tác quản lý để giáodục đạo đức học sinh có hiệu quả Trong điều kiện có thể tôi đúc rút thànhnhững kinh nghiệm cho bản thân và mong muốn chia sẻ cho đồng nghiệp đểtháo gỡ khó khăn trong quá trình công tác

Trang 3

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

3 Nội dung sáng kiến.

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.

- Giúp cho các nhà quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện BìnhGiang hiểu rõ hơn những cơ sở lí luận và thực tiển trong công tác GDĐĐ cho

HS, từ đó có sự nghiên cứu thật sự nghiêm túc và khoa học về việc GD toàn diệncho HS, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tệ nạn xã hội đang từng giờtừng phút xâm nhập vào trường học, nạn bạo lực học đường và từ đó nâng cao

kỹ năng sống cho HS

- Giúp các nhà quản lý GD các nhà trường nhà thấy rõ hơn những nguyênnhân đã gây ra sự suy giảm về đạo đức của một bộ phận HS, nguyên nhân gây ranạn bạo lực học đường đặc biệt là tìm ra “huyệt” của vấn đề, từ đó quản lý cácnhà trường phải tích cực đổi mới công tác quản lý để tìm ra những giải pháp hiệuquả cho công tác GDĐĐ cho HS

- Đề xuất các giải pháp có tính đồng bộ hướng vào mục tiêu đổi mới côngtác quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trườngTHCS hiện nay

3 2 Khả năng áp dụng sáng kiến.

Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công tại trường tôi côngtác nói riêng và có thể áp dụng cho các trường THCS khác trên địa bàn nóichung

3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến.

Trang 4

Sáng kiến cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất hệ thống các giảipháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng GD đạo đức học sinh trong trườngTHCS hiện nay Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các chủ thể quản lýxác định các biện pháp cụ thể có tính khoa học, khả thi để góp phần nâng caochất lượng GD đạo đức học sinh trong tình hình mới.

4 Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.

- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến công tác quản lý GD đạo đức họcsinh còn lúng túng,chưa chủ động, chất lượng GD đạo đức học sinh rất hạnchế, còn có nhiều học sinh vi đạo đức, học sinh có hạnh kiểm TB và yếunhiều

- Sau khi áp dụng sáng kiến quản lý nhà trường hoàn toàn chủ độngtrong quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện với các giải pháp khoa học đồng bộđược thống nhất trong toàn thể cán bộ giáo viên học sinh và được sự đồngthuận ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh học sinh và các ban ngành, đoàn thểkhác Kết quả trong 3 năm liền tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm TB, yếu giảm đi

rõ rệt, nhà trường không phải thành lập HĐ kỷ luật nào để kỷ luật HS, họcsinh thực hiện tốt các nền nếp và đã góp phần tích cực trong việc nâng caochất lượng của nhà tường

5 Đề xuất và khuyến nghị.

- Đối với Bộ GD-ĐT: Bổ sung nội dung “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh”, rèn luyện kỹ năng sống cho HS vào chương trình chínhkhóa hay ngoại khóa để nâng cao hiệu quả giáo GDĐĐ cho HS Đặc biệt là coitrọng việc dạy môn GDCD ở trường phổ thông

- Đối với Phòng GD-ĐT: Cần chỉ đạo các trường phổ thông cụ thể hóa kếhoạch GDĐĐ từng năm học Hàng năm tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề vềGDĐĐ để các trường học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau;

- Đối với địa phương: Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương cầnphối kết hợp và hỗ trợ nhà trường về điều kiện vật chất, phối hợp tốt với nhàtrường trong công tác tạo môi trường lành mạnh, an toàn xung quanh trường học

để giúp công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả tốt nhất;

Trang 5

Phần 2

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Cơ sở khoa học của sáng kiến

1.1 Đạo đức và chức năng của đạo đức

1.1.1.Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc vàchuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợpvới lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệngười và người và con người với tự nhiên

1.1.2.Chức năng đạo đức

Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đứcmột mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tácđộng tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó Vì vậy, đạo đức

có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển

xã hội Đạo đức có những chức năng sau:

- Chức năng giáo dục

- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công

cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội

- Chức năng phản ánh

1.2 Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS

1.2.1.Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh, công tác giáo dục đạođức nói chung và giảng dạy các môn giáo dục nói riêng trong nhà trường phảithực hiện các nhiệm vụ sau:

Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phảiphù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mứccác chuẩn mực đạo đức được quy định

Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân đểđảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện

Trang 6

Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩmchất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.

Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên củamỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này

Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọnglẫn nhau của con người

1.2.2 Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THCS

- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện,

kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nóichuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường

- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích độngviên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắnnhững mặt chưa tốt

1.2.2.2.Phương pháp rèn luyện

Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyệncho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảmđạo đức của các em thành hành động thực tế:

- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhàtrường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tậpthể

- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường

là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kíchthích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành

Trang 7

người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua vàđộng viên học sinh tham gia tốt phong trào này.

- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từhoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tínhham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấunào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéotrẻ ra ngoài những tác động có hại

1.2.2.2.Phương pháp thúc đẩy

Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạođức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bêntrong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh

- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu vớihọc sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuântheo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường

- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của họcsinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyếnkhích các em khác noi theo

- Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động

có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh đểrăn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó

và những học sinh khác Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạmdụng phương pháp này Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sailầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, độngviên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắcnhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hìnhxúc phạm đến thân thể học sinh

1.3 Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS hiện nay.

1.3.1 Thực trạng chung

Trang 8

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thếgiới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới Nền kinh tế đã có nhữngbước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên Công tác giáo dục

đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo Trong nhà trường, các tổ chức

Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạođức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Bên cạnh nhữngthành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, chămngoan vẫn nhiều … đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong

thực hiện mục tiêu của ngành :”Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan

và chủ quan:

- Về gia đình: Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ

ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường “trăm

sự nhờ thầy” …

- Về nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị

truyền thống “Tôn sư trọng đạo“ bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất

hóa, thực dụng; có trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kínhtrọng trong quan hệ thầy trò; tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tácđộng xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và không ít phụhuynh

- Về xã hội: Những hạn chế, tác động xấu từ môi trường của thời kỳ

“mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hoá xấu, ngoại lai”; mặt trái của cơ

chế thị trường …có cơ hội xâm nhập Đây đó, còn có những hiện tượng suythoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng,

thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn” đã tác động xấu trực

tiếp đến học sinh Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong

trường học; tình trạng một số ít học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của, … số này tuy không phổ biến nhưng

có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau,

Trang 9

đáng lo ngaị cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đứctruyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh,đến an ninh trật tự xã hội.

hệ trẻ; là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay

1.3.2.Thực trạng của nhà trường nơi tôi công tác

Phần lớn HS ở trường nơi tôi công tác đều chăm ngoan, có ý thức rènluyện đạo đức tốt, HS xếp loại đạo đức loại tốt, khá chiếm tỷ lệ khá cao vàtăng lên các năm nhất là HS có hạnh kiểm tốt Xếp loại hạnh kiểm của HSloại trung bình chiếm một tỷ lệ thấp theo thứ tự các năm, đặc biệt là trong 03năm trở lại đây tỷ lệ học sinh hạnh kiểm yếu giảm rõ rệt Nhưng nếu nhàtrường chủ quan, không có những biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS một cáchphù hợp thì tỷ lệ HS vi phạm chuẩn đạo đức có thể tăng lên

Trong ba năm qua sau khi khảo sát những vi phạm của HS ở trường

nơi tôi công tác, tôi liệt kê ra biểu hiện vi phạm đạo đức của HS như sau :

1 Nói chuyện riêng, gây mất trật trong lớp học

2 Nghỉ học không phép, đi học muộn,

3 Lười học, không thuộc bài

4 Xích mích, gây gỗ, đánh nhau

5 Mê chơi game, trò chơi điện tử, facebook…

6 Gian lận trong kiểm tra, thi cử

7 Nói tục, chửi thề,…

8 Nhuộm tóc, không mặc đồng phục

9 Làm hư hao tài sản nhà trường

Trang 10

11 Xem thường, vô lễ với người lớn

12 Xả rác nơi công cộng

13 Vi phạm an toàn giao thông

Qua kết quả, cho thấy những biểu hiện vi phạm của HS thường là nóichuyện riêng, đùa giỡn, gây mất trật tự trong lớp học; nghỉ học không xinphép, đi muộn và trốn tiết; thiếu ý thức trong học tập, gây gỗ đánh nhau tronglớp và ngoài lớp; gây mất vệ sinh hay xả rác nơi công cộng, vi phạm các quiđịnh về nề nếp; mê chơi các trò chơi điện tử như: game, chat, facebook…

Ngoài ra còn có những biểu hiện vi phạm khác, mặc dù tỷ lệ HS viphạm ít nhưng mang tính chất rất nghiêm trọng như xem thường và vô lễ với

GV, tình trạng HS uống rượu,bia, hút thuốc, quan hệ không đúng mực, pháhoại tài sản và làm hư hỏng bàn ghế, vi phạm an toàn giao thông đường bộ…

1.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của học sinh

Sau khi lấy ý kiến một số giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và cán

bộ lớp trong trường, thì kết quả nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm chuẩnmực đạo đức của học sinh như sau:

1 Do quản lý nhà trường chưa tốt

2 Do GV chưa gương mẫu

3 Do CMHS chưa gương mẫu

4 Do tác động tiêu cực của xã hội

5 Do HS học yếu kém

6 Do cách GD chưa phù hợp (nặng dạy chữ, nhẹ dạy người)

Qua khảo sát cho ta thấy: Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến đạo đứchọc sinh trường bị sa sút do sự tác động nhiều mặt ở trong và ngoài nhàtrường như:

Trên địa bàn các xã lân cận huyện có nhiều nhà máy, công ty được hìnhthành kéo theo nhiều người dân ở tỉnh ngoài đến sinh sống và làm việc Một

số dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh (những tụ điểm cà phê không lành mạnh,phim ảnh, dịch vụ Internet, bi da, quán nhậu…), đây là nguyên nhân quantrọng dẫn đến tình trạng HS trốn học, bỏ tiết, gây gỗ đánh nhau, vi phạm phápluật Ngoài ra, do HS mất kiến thức căn bản nên vào lớp thường không chú ý

Trang 11

nghe giảng, tâm lý chán học, nên nói chuyện riêng không chép bài, khôngchuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp

Một số số GV chưa là tấm gương tốt cho học sinh noi theo Hiện tượnggiáo viên còn trễ tiết dạy; chưa gương mẫu trong tác phong và lời ăn, tiếngnói; còn có giáo viên chưa chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh;việc cho điểm thiếu công bằng giữa HS học thêm và không học thêm vẫn còntồn tại

Một số CMHS thật sự chưa gương mẫu cho con em, một số CMHS dosuốt ngày vất vả làm ăn, gia đình không hòa thuận, ly dị, không quan tâm concái chính những điều này đã góp phần vào sự sa sút đạo đức của các em trongnhững hoàn cảnh như thế Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng sự quá tảicủa chương trình học, sự nặng nề về lý thuyết đã làm cho nhà trường, GV và

HS quá mệt mỏi Thời gian sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, những tiếthọc về rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng còn quá ít, những yếu tốnày cũng phần nào hạn chế hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS hiện nay

2 Một số biện pháp đổi mới trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

2.1 Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV,

HS, CMHS và chính quyền địa phương

* Mục tiêu của giải pháp:

Giúp đội ngũ CBGV, CMHS và chính quyền địa phương nhìn nhậnđược một cách sâu sắc về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác GDĐĐcho HS trong nhà trường Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cựctham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HSnói riêng và chất lượng GD toàn diện của nhà trường nói chung Giúp HSnhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự GD, tích cực vươn lêntrong học tập và rèn luyện đạo đức

* Cách thực hiện giải pháp:

- Đối với cán bộ quản lý:

Trang 12

+ Hàng năm nhà trường tổ chức học tập và quán triệt các văn bản cấptrên về công tác GDĐĐ cho HS trong hội đồng nhà trường, toàn thể HS vàcác lực lượng ngoài nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời Thường xuyênnhắc nhở, đôn đốc mọi người trong cùng thực hiện một cách có hiệu quả

+ Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức tốt các buổi hội thảo, hội nghị,cuộc họp bàn về công tác GDĐĐ cho HS Thành phần tham dự gồm toàn thểCBGV, Ban đại diện CMHS, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phươngcùng tham dự Thời gian tổ chức mỗi học kỳ thường là 3 lần: đầu năm học,cuối Học kỳ I, cuối học kỳ II Cuối mỗi cuộc họp Hiệu trưởng cần có thốngnhất về nội dung, đề ra được những hình thức và giải pháp thực hiện thíchhợp để GD và quản lý công tác GDĐĐ cho HS Hiệu trưởng cần chuẩn bị chuđáo kế hoạch thực hiện như: thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và biệnpháp thực hiện Một số trong những nội dung cuộc họp có thể là: phân côngGVCN báo cáo tham luận về thực trạng tình hình vi phạm đạo đức của HS

và những biện pháp đã sử dụng để GDĐĐ cho HS Phân công GV báo cáotham luận về những kinh nghiệm hay trong công tác GDĐĐ cho HS Nêu hệthống câu hỏi gợi ý để các thành viên trong cuộc họp hay hội thảo có ý kiến,bồi dưỡng thêm một số kiến thức cho CMHS trong công tác GD con của họ,những kinh nghiệm hay của đơn vị bạn, ý kiến phát biểu của đại biểu thamdự

+ Vào đầu năm học Hiệu trưởng cần tổ chức tốt hội nghị để xác địnhviệc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của toàntrường Đồng thời Hiệu trưởng kết hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức tốt cáccuộc vận động phong trào thi đua trong suốt năm học như : “Mỗi thầy cô giáo

là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”; cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… để thực hiện GD toàn diện vànâng cao chất lượng GD của nhà trường

Trang 13

+ Chỉ đạo thực hiện đầy đủ về chương trình giáo dục hướng nghiệp,chương trình rèn luyện kỹ năng sống …để HS có thể định hướng nghề nghiệpcủa mình và chọn nghề thích hợp sau khi học xong chương trình THCS

+ Có kế hoạch phối hợp với phòng Tư pháp, Công an, Huyện Đoàn,Hội Cựu Chiến binh… tổ chức tốt các buổi nói chuyện chuyên đề hay tổchức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống tệnạn xã hội, giáo dục truyền thống tốt đẹp của địa phương… cho HS

- Đối với Đoàn TN:

Đoàn TN phải nắm rõ mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước,nhà trường, các kế hoạch hoạt động của Huyện đoàn để có kế hoạch hoạtđộng xuyên suốt trong năm học với nhiều nội dung và hình thức sinh hoạt tậpthể phong phú, đa dạng, thiết thực và hấp dẫn nhằm GDĐĐ cho HS có hiệuquả

- Đối với giáo viên bộ môn:

Nhiệm vụ quan trọng của GVBM là nâng cao ý thức trách nhiệmGDĐĐ cho HS thông qua bài giảng trên lớp và sự gương mẫu trong lối sống,

tư cách, lời nói, việc làm, sự mẫu mực trong ứng xử, giao tiếp trong cuộcsống của GV

- Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Là người trực tiếp GDĐĐ cho HS, có vai trò rất lớn đến chất lượngGDĐĐ cho HS Vì vậy, GVCN phải có nhận thức đúng đắn mục tiêu GD,nắm vững các nội dung yêu cầu của các kế hoạch, chỉ thị, chiến lược pháttriển GD với tinh thần trách nhiệm cao, vận dụng tốt các phương pháp GDĐĐcho HS, hết lòng chăm lo GD cho thế hệ trẻ và tất cả vì HS thân yêu

- Đối với học sinh:

+ Nhà trường phải coi trọng GD chính trị tư tưởng và tuyên truyền phổbiến pháp luật cho HS là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong nhàtrường Cụ thể: cần trang bị cho HS những hiểu biết về chuẩn mực đạo đức

mà xã hội yêu cầu cũng như nhận thức được những giá trị về đạo đức; nhữngquan điểm về đạo đức, vị trí, vai trò, chức năng của đạo đức trong đời sống

Trang 14

thường ngày, phương pháp rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, ý thức chấp hànhnội quy trong nhà trường, thực hiện chính sách pháp luật nhà nước, nhiệm vụ của HS theo Điều lệ trường Trung học, Luật GD…

+ Tổ chức nhiều chuyên đề ngoại khóa như: tuyên truyền về những táchại, hậu quả và cách phòng tránh các tệ nạn xã hội; phòng chống thảm họa vàbảo vệ môi trường; bồi dưỡng những kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi THPT, GD về giới tính, GD về bình đẳng giới, GD về kỹ năng sống vàứng xử trong cuộc sống

+ GVCN cần quán triệt một cách sâu sắc cho HS hiểu giữa đạo đức vàtài năng là hai vấn đề cần thiết phải có, bởi theo Bác Hồ: “Có tài mà không cóđức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Từ

đó giúp HS thấy được nhiệm vụ không chỉ vươn lên trong học tập mà cònphải biết tự rèn luyện hạnh kiểm cho thật tốt thì sau này mới trở thành conngười toàn diện Tất cả việc GD này phải được thực hiện một cách thườngxuyên và lâu dài trong các buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần; trong các tiết sinhhoạt chủ nhiệm; trong giảng dạy môn GDCD và các môn văn hóa khác; trongcác tiết GDNGLL, các buổi thực hành rèn luyện kỹ năng sống; trong các buổisinh hoạt truyền thống nhân các ngày lễ lớn, trong các cuộc trao đổi, nóichuyện với HS, trong các chương trình phát thanh học đường của nhà trường

- Đối với cha mẹ học sinh:

Vào đầu năm học, nhà trường có kế hoạch tổ chức họp CMHS Nộidung, ngoài việc bình bầu Ban đại diện của trường, của lớp, triển khai nhữngvăn bản của cấp trên về công tác giáo dục, kết quả chất lượng GD, nhữngthuận lợi và khó khăn trong công tác phối hợp để GDĐĐ trong năm học vừaqua, nhằm tác động đến CMHS hiểu công tác GDĐĐ là công tác của toàn xãhội, trong đó có vai trò của gia đình rất lớn HT tham mưu và phối hợp vớichính quyền địa phương tùy vào thời điểm thích hợp mời những CMHSkhông chịu phối hợp với nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS Ngoài raHiệu trưởng cần triển khai những văn bản có liên quan đến công tác GDĐĐcho HS và cung cấp thêm một số kiến thức về những vấn đề tâm lý để GD

Trang 15

con em như: không nên nuông chìu con quá mức, không nên bao che và dungtúng những việc làm sai trái của HS, GD con em bằng tình thương và tráchnhiệm không được phạt nặng, hay quá nghiêm khắc làm cho trẻ phải nói dối

có thể sẽ sinh ra tai họa khác Về lâu dài là trẻ sẽ thiếu tự tin, vì thế đối vớigia đình việc GD con em nghiêm minh thì được chứ không nên nghiêm khắc,không được để trẻ mất niềm tin, không nên xao lãng việc theo dõi và GD conem… Phải làm sao cho CMHS hiểu được rằng: công tác GDĐĐ cho HS củanhà trường nhằm giúp HS trở thành những con người phát triển toàn diện cóphẩm chất đạo đức, có kiến thức phổ thông cơ bản, có kỹ năng bước đầu vậndụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộcsống, bản thân và cộng đồng Việc cho con học nên người, ngoài việc manglại lợi ích cho bản thân các em, cho gia đình mà còn mang lại lợi ích cho xãhội CMHS cũng cần hiểu gia đình là tổ ấm của các em, là trường học đầu đờicủa em Trẻ em từ tờ giấy trắng, nếu chúng được nuôi dưỡng trong một môitrường GD tốt, được sự quan tâm chăm sóc của ba mẹ và nhà trường thì cáitốt sẽ được phát huy Ngược lại, nếu thiếu đi sự quan tâm chăm sóc dạy bảo,uốn nắn, không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ và nhà trường trong việc GDnhân cách, đạo đức tất yếu các em sẽ rất dễ lạc lối và dẫn đến sa ngã

- Đối với chính quyền địa phương:

Hiệu trưởng có ý kiến đề xuất với UBND xã , các đoàn thể địa phươngcần có sự phối hợp tốt với nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS thôngqua kế hoạch tháng, học kỳ và năm học Chính quyền địa phương cần tạo điều

để phối hợp tốt với nhà trường tiếp xúc với CMHS khi cần thiết

2.2 Công tác kế hoạch hóa quản lý công tác GDĐĐ cho HS của Hiệu trưởng

* Mục tiêu của giải pháp:

Mục tiêu của giải pháp này là hướng đến xây dựng kế hoạch chung và

kế hoạch riêng của nhà trường Kế hoạch chung là nhằm GD toàn diện cho

HS, kế hoạch riêng là GDĐĐ cho HS Kế hoạch đảm bảo tính thống nhất giữamục tiêu GDĐĐ với mục tiêu GD trong nhà trường Kế hoạch phải có tính

Trang 16

khả thi và tính hiệu quả cao Kế hoạch được triển khai đồng bộ trong các hoạtđộng của nhà trường Huy động được các lực lượng trong và ngoài nhàtrường cùng nhau phối hợp thực hiện Làm sao cho số lượng HS vi phạm đạođức giảm, từng bước mang lại hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho HS.Muốn đạt hiệu quả cao trong việc quản lý GDĐĐ cho HS, Hiệu trưởng phảilập kế hoạch riêng cho công tác này Kế hoạch phải dựa trên cơ sở nội dungGDĐĐ trong chương trình GDCD, chương trình hướng nghiệp, GDNGLL,rèn luyện kỹ năng sống cho HS Hiệu trưởng phải có cái nhìn toàn diện, sâusắc, những vấn đề thuộc công tác GDDĐ để lập kế hoạch có sát hợp với thựctiển và có tính khả thi

* Cách thực hiện giải pháp:

- Đầu mỗi năm học, Hiêu trưởng cần đưa ra một kế hoạch GDĐĐchung cho toàn trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu giáo dục và mang tínhkhả thi Bản kế hoạch phải được đưa ra bàn bạc, thảo luận và lấy ý kiến củatoàn thể Hội đồng giáo dục và cả CMHS trước khi đua vào thực hiện Có kếhoạch bồi dưỡng kiến thức về công tác GDĐĐ cho đội ngũ CB-GV là điều vôcùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS Hiêu trưởng

có thể tổ chức những chuyên đề, hội thảo về công tác GDĐĐ cho HS bằngcách mời các báo cáo viên nói chuyện về cách quản lý HS, những đặc điểmtâm lý HS THCS và một số vấn đề khác liên quan đến HS Có kế hoạch tổchức kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường

và của HS theo nội dung đã định sẵn, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phùhợp với tình hình thực tế Sơ, tổng kết và tuyên dương khen thưởng, rút kinhnghiệm trong công tác GDĐĐ cho HS vào mỗi tuần, học kỳ và cuối năm.Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDĐĐ cho HS như: thư mờiCMHS đến họp, bảng tin thông báo kế hoạch, bảng tin thi đua, trang bị phòngmáy để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc GDĐĐ và quản lý công tácGDĐĐ cho HS và kinh phí khen thưởng những cá nhân và tập thể lớp cónhiều đóng góp trong công tác GDĐĐ cho HS Có kế hoạch tổ chức thamquan và học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích và sáng kiến hay

Trang 17

trong việc GDĐĐ cho HS ở trong và ngoài huyện Sau khi kế hoạch đã lậpxong cần thông qua Hội đồng sư phạm của nhà trường để thảo luận và traođổi một cách dân chủ về nội dung và hình thức thực hiện, chú ý nhất là biệnpháp thực hiện nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận trong quá trình thực hiện

kế hoạch Đối với các tổ chức ngoài nhà trường, HT cần thống nhất kế hoạchhoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng bộphận có liên quan như: Ủy ban nhân dân xã, Công an xã, Ban đại diện CMHS,Hội Khuyến học…

- Trên cơ sở của kế hoạch, Hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận trong nhàtrường lập kế hoạch đạo đức cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách chuđáo, khoa học khả thi và sau đó trình cho Hiệu trưởng duyệt Căn cứ vào kếhoạch năm, các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch tháng, kế hoạch tuần mộtcách thường xuyên Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắcnhở việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các bộ phận liên quan Lãnh đạotrường trực tiếp kết hợp với Công đoàn, Đoàn TN, GV họp bàn bạc thốngnhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch Đặc biệt phát huy vai trò của Đoàn

TN trong việc GDĐĐ thông qua các hình thức sinh hoạt tập thể trong nhàtrường

- Kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS bao gồm những nội dung và hìnhthức phải cụ thể cho từng tuần, từng tháng, cho toàn năm học với những chủ

đề khác nhau và phù hợp với đặc thù lứa tuổi HS

Trong mỗi năm học dựa vào các văn bản pháp qui như Luật GD, Điều

lệ trường trung học, nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở GD - ĐT, căn cứ vào tìnhhình địa phương và đặc thù của trường Hiệu trưởng sau khi thống nhất vớitập thể sư phạm nhà trường soạn thảo chuẩn thi đua nề nếp đối với các lớp vàbản nội qui đối HS, cho in thành văn bản và giao về cho GVCN các lớp triểnkhai cho từng HS nắm rõ và thực hiện cho nghiêm túc Nhà trường cho từng

HS viết bản cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội, nhất là không viphạm việc phòng chống ma túy, không vi phạm các qui định về an toàn giaothông Hiệu trưởng phải nhận thức rằng mỗi buổi tập trung đầu tuần chính là

Trang 18

buổi học đạo đức, đây là một tiết học hiệu quả và sinh động về cách sống đẹp

và cách làm người tốt cho các em Nội dung GDĐĐ thông qua các môn học làmột trong những biện pháp cần được áp dụng triệt để, nhất là môn GDCD.Hiệu trưởng chỉ đạo giải quyết việc GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạycác môn học và thực hiện trong quá trình học tại nhà trường

2.3 Tổ chức, chỉ đạo quản lý công tác GDĐĐ cho HS

* Mục tiêu của giải pháp:

Xác định đúng lực lượng chủ yếu tham gia công tác GDĐĐ cho HS.Đảm bảo thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của các lựclượng tham gia GDĐĐ Phát hiện, điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch chophù hợp với tình hình thực tế

* Cách thực hiện giải pháp:

Tổ chức, chỉ đạo quản lý công tác GDĐĐ cho HS, đây là quá trìnhphân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảmbảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra Trong việc chỉ đạo thực hiện kếhoạch cần quán triệt thực hiện tốt hiệu quả GDĐĐ, do đó đối với giải phápnày:

Nhà trường đã thành lập Ban GDĐĐ cho HS của trường, thành phầngồm: Trưởng ban (Hiệu trưởng), các thành viên gồm: Bí thư và Phó bí thưĐoàn TN, Ban đại diện CMHS, và một số GV nhiệt tình và có kinh nghiệmtrong công tác Ban GDĐĐ cho HS có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chươngtrình, tổ chức các hoạt động và phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhàtrường để GDĐĐ cho HS HT cần xây dựng quy chế phân công trách nhiệm

và quyền hạn của từng thành viên trong Ban GDĐĐ của nhà trường Hiệutrưởng yêu cầu các thành viên cần cụ thể hóa kế hoạch công tác GDĐĐ cho

HS từ kế hoạch chung của Hiệu trưởng Khi lập kế hoạch cũng cần chú ý, tùytheo tình hình thực tế vị trí công tác của mình mà có kế hoạch GDĐĐ cho HSmột cách phù hợp theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần xác định lực lượng chủ yếu tham gia côngtác GDĐĐ cho HS trong nhà trường là GVCN, GVBM, thầy cô quản sinh,

Trang 19

Ban chấp hành Đoàn TN Lực lượng này giữ vai trò nòng cốt và mang tínhquyết định sự thành bại của công tác GDĐĐ cho HS Hiệu trưởng cần pháthuy ý thức, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận để thựchiện một cách đồng bộ kế hoạch GDĐĐ cho HS Đồng thời thông qua bộphận này, Hiệu trưởng sẽ quản lý chặt chẽ, thường xuyên nắm bắt kịp thờinhững thông tin của quá trình thực hiện để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sungkịp thời những nội dung, hình thức, biện pháp chưa phù hợp để góp phần thựchiện thành công việc GDĐĐ cho HS Hàng tuần, Hiệu trưởng cần tổ chức họpchủ nhiệm, để nắm bắt tình hình thực hiện công tác GDĐĐ cho HS của từnglớp, có ghi nhận diễn biến quá trình GDĐĐ cho HS các khối lớp đặc biệt làchú ý những HS chưa ngoan để đề xuất những giải pháp GD cho HS một cáchthích hợp nhằm đạt kết quả như mong muốn Song song với việc làm này,Hiệu trưởng cần quy định thời gian cho các bộ phận báo cáo định kỳ về côngtác GDĐĐ cho HS theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học Nội dung báocáo nêu quá trình thực hiện, những thuận lợi và khó khăn, kết quả đã đạtđược, tồn tại những vấn đề gì, phương hướng thực hiện, ý kiến đề xuất, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường quan tâm nhiều đến HSnghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học, HS chưangoan…có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong học tập, trongsinh hoạt gia đình Hiệu trưởng tham mưu với Chi bộ nhà trường, chỉ đạo cácđảng viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực công tácGDĐĐ cho HS

* Đối với giáo viên bộ môn:

Hiệu trưởng luôn lưu ý GVBM, ngoài việc truyền thụ kiến thức vănhóa cho HS trên lớp còn phải biết thông qua những tiết học, bằng phươngpháp lồng ghép hay tích hợp còn có thể GDĐĐ cho HS những điều hay lẽphải, biết từ xa cái xấu, hướng về cái thiện, cái mỹ ( đặc biệt là GV dạy cácmôn GDCD, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) Ví dụ:

Môn GDCD: thông qua những tiết học, GV sẽ giáo dục cho HS nắmđược những nội dung về pháp luật của Nhà nước để các em thực hiện cho tốt,

Trang 20

hay các em phải biết được những nhân cách nào cần có của người công dântrong giai đoạn mới

Môn Ngữ văn: thông qua những câu chuyện, những nhân vật trong bàigiảng, GV phân tích cho HS phải sống, phải làm như thế nào để mọi ngườiluôn yêu mến, khâm phục…

Môn Lịch sử: thông qua những bài học lịch sử, GV có thể giáo dục cho

HS cảm nhận được những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta và của nhữngAnh hùng, Liệt sỹ để từ đó HS thấy được trách nhiệm của mình là phải biếtphát huy những truyền thống đó

Môn Địa lý: thông qua những tiết học GV có thể giáo dục cho HS phải biết bảo vệ môi trường, phải biết bảo quản cây xanh, luôn hướng về biển đảothân yêu và từ đó thấy được trách nhiệm của mình…

Mặt khác GVBM phải luôn trau dồi năng lực chuyên môn “Mỗi thầy cô

là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, luôn có cái tâm trong giảng dạy,luôn phục vụ hết mình “Tất cả vì học sinh thân yêu” Tích cực đổi mớiphương pháp giảng dạy có tác dụng lôi cuốn HS học tập tích cực và yêu thíchmôn học hơn

- Hiệu trưởng chỉ đạo GVBM quản lý chặt chẽ nề nếp học tập của HSnhư tinh thần, thái độ học tập, HS vắng, trốn tiết và đồng thời có trách nhiệm

xử lý các tình huống vi phạm của học sinh xảy ra trong giờ dạy do GV đó phụtrách Mọi vấn đề xử lý hoặc chưa xử lý GVBM cần ghi rõ vào sổ đầu bài làm

cở sở phối hợp với GVCN, với hiệu trưởng để GDĐĐ cho HS Hiệu trưởngcũng cần chỉ đạo GVBM hỗ trợ GVCN, các đoàn thể trong nhà trường,CMHS để GDĐĐ cho HS

* Đối với giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên CN chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nề nếp,nội qui cũng như GDĐĐ cho HS GVCN là người chịu trách nhiệm chínhthức trước hiệu trưởng về quá trình tổ chức giáo dục và kết quả GD của lớpmình phụ trách Có thể nói GVCN là cánh tay nối dài trong việc hỗ trợ choHiệu trưởng trong việc GDĐĐ cho HS Do đó nhiệm vụ của GVCN là:

Trang 21

- Thực hiện đầy đủ chương trình hoạt động GDNGLL với nội dung vàhình thức phong phú, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý, hấp dẫn thu hútđược mọi đối tượng trong lớp tham gia nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩmchất và nhân cách cho HS

- Thường xuyên quan tâm đến đời sống của gia đình HS, nghiên cứu vềnhững vấn đề tâm sinh lý của lứa tuổi HS, quan hệ bạn bè, quan hệ người thân

để có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn GVCN cũng cần phối hợptốt với GVBM, Đoàn TN, CMHS để nắm bắt những thông tin về HS trongquá trình học các môn văn hóa, về mức độ tham gia hoạt động của Đoàn TN,quá trình học tập và rèn luyện đạo đức ở nhà của HS GVCN cũng có thể nắmbắt những thông tin về quá trình học tập của HS thông qua bộ môn GVCNgiảng dạy Nếu HS có những ý kiến đề xuất gì về GVBM hoặc với nhà trườngthì GVCN chính là chiếc cầu nối để thông tin đến những lực lượng này vềnhững vấn đề mà HS quan tâm để có cách giải quyết một cách thích hợp cho

HS hiểu hơn

- Xây dựng tốt quy chế tự quản cho HS trong các hoạt động như: tổchức học nhóm, lao động, sinh hoạt tập thể, khi GV vắng không đến lớp, sinhhoạt đầu giờ học, truy bài, hội thảo… Phối hợp tốt với tổ chức Đoàn TN tổchức tốt phong trào thi đua hàng tuần theo từng chủ điểm trong năm Có sơkết hàng tuần theo từng đợt phong trào theo từng chủ điểm Mỗi chủ điểm cần

có kế hoạch một cách cụ thể: xác định mục tiêu nào là trọng tâm, có thangđiểm cụ thể, quy chế đánh giá và xếp hạng rõ ràng theo từng tuần

- Tùy theo tình hình hoạt động của lớp mà GVCN cần xây dựng quychế thi đua giữa các tổ trong lớp một cách cụ thể và chi tiết hơn Qua việc tổchức thi đua của HS và sinh hoạt các chủ điểm trong năm học, GVCN cần

GD cho HS tinh thần tập thể “Mình vì mọi gười, mọi người vì mình”, GDlòng yêu quê hương đất nước, nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc, ý chí phấn đấuvươn lên trong học tập, tham gia tích cực các phong trào, chấn chỉnh tácphong, nề nếp sinh hoạt Có kế hoạch từng bước xây dựng những truyền

Trang 22

thống tốt đẹp của lớp, các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nóđược lặp đi lặp lại và trở thành thói quen tốt trong quá trình thực hiện

- Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường có biện pháp giúp đỡnhững HS học yếu, kém, có biện pháp GD và xử lý đối với HS vi phạm đạođức nhiều lần một cách có hệ thống để vừa có tính GD nhưng lại vừa có tínhchất ngăn ngừa đối với những HS khác Có như vậy, việc thực hiện nhữngquy định và nội quy nhà trường mới có tính chất nghiêm minh Nếu công tácthi đua này thực hiện được một cách thường xuyên, kết hợp với nội dung thiđua của lớp sẽ góp phần rất lớn trong công tác GDĐĐ cho HS Phối hợp tốtvới Ban đại diện CMHS của lớp và CMHS thông qua các cuộc họp CMHStheo từng tháng điểm Để cuộc họp đạt hiệu quả GVCN cần chuẩn bị kỹ vềnội dung chính cần thông tin đến CMHS theo từng thời điểm thích hợp

Qua đây, cho thấy vai trò của GVCN trong công tác GDĐĐ cho HS làrất quan trọng, vì thế Hiệu trưởng cần chọn những GV có năng lực, có phẩmchất đạo đức tốt, biết cách phối hợp với CMHS và các bộ phận khác trong vàngoài nhà trường, biết quan tâm đến những HS có hoàn cảnh đặc biệt, biếtcách tổ chức quản lý HS trong nhiều hoạt động khi làm công tác chủ nhiệmcác lớp

* Đối với Đoàn Thanh niên:

Vai trò của Đoàn TN trong việc giúp Hiệu trưởng làm tốt công tác ổnđịnh nề nếp và GDĐĐ cho HS là rất lớn Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởngphải tham mưu Đoàn TN đưa ra những nội qui cụ thể mà HS phải thực hiện:

đi đúng giờ, thực hiện đồng phục, thực hiện tốt các qui định, làm các bản camkết không vi phạm các qui định về an toàn giao thông; phòng, chống ma túy,

tệ nạn xã hội … Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn TN thực hiện cácnhiệm vụ:

- Củng cố hoạt động Đoàn TN xác định nội dung sinh hoạt phù hợp vớiđối tượng và tình hình thực tế của nhà trường, địa phương Phối hợp tốt vớiGVCN tổ chức tốt phong trào thi đua theo những chủ điểm trong năm Cụ thể,hàng tuần GVCN trực tuần thi đua có nhiệm vụ lập báo cáo sơ kết thi đua, có

Ngày đăng: 31/01/2019, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w