1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp quản lí nhằm duy trì nề nếp học sinh và nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS

32 571 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 370,5 KB

Nội dung

Từ việc chấphành và thực hiện tốt mọi nền nếp của học sinh mà công tác giảng dạy và việctiếp thu bài của học sinh rất thuận lợi và đã đem lại những kết quả đáng tự hào.Đặc biệt trong nhữ

Trang 1

Phần 1: MỞ ĐẦU THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lí nhằm duy trì nề nếp học sinh và nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí trường học THCS

3 Tác giả:

Họ và tên: Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh:

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: PHT trường THCS

Điện thoại:

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Tên đơn vị: trường THCS

Địa chỉ: Thôn

Điện thoại:

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) :

Tên đơn vị: trường THCS

Địa chỉ:

Điện thoại:

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Các trường THCS không là trường chuyên, không là trường chất lượng cao,

có quy mô lớp trường hạng 3

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ năm học 2017 - 2018

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm gần đây luôn ở vị trícuối của huyện và tỉnh; đặc biệt vị thế và uy tín của nhà trường đối với Đảng ủy,

UBND xã và nhân dân địa phương đang bị giảm sút nghiêm trọng Vậy “Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục?” không còn là một câu hỏi

mới nhưng câu trả lời thì luôn là một vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục của

các cấp luôn quan tâm và tìm cách giải đáp “Một số biện pháp quản lí nhằm duy trì nề nếp học sinh và nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS” là ý

tưởng tôi đã ấp ủ từ sau khi tôi được chuyển về đơn vị trường mới và cũng làđiều mà cần thiết vào thời điểm này để lấy lại niềm tin từ chính quyền địaphương, hơn hết là từ phụ huynh và vì con em tại địa phương và là danh dự, là

uy tín của nhà trường Đề tài này tôi đã vận dụng vào thực tiễn và thực hiện từnăm học 2013 – 2014 đến nay, kết quả đã cho thấy có hiệu quả rất tốt, nhờ đó

đã làm cho chất lượng đại trà và đặc biệt là nền nếp học sinh rất tốt, các em họcsinh luôn thực hiện tốt mọi quy chế, nội quy của trường của lớp Từ việc chấphành và thực hiện tốt mọi nền nếp của học sinh mà công tác giảng dạy và việctiếp thu bài của học sinh rất thuận lợi và đã đem lại những kết quả đáng tự hào.Đặc biệt trong những năm gần đây chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 6 rất thấp

do học sinh tại địa bàn xã chuyển về trường chuyên của huyện, nhất là năm học

2017 – 2018 tỉ lệ HS chuyển về trường chuyên và một số trường khác chiếm tớitrên 20% số học sinh khối 6 của nhà trường; đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

so với mặt bằng chung của trường bạn không thua kém là bao Tuy vậy kết quảđại trà cũng như việc thực hiện nền nếp của học sinh trong những năm gần đâyđều rất thấp Nhưng bắt đầu từ đầu năm học 2017 - 2018 được sự đồng lòng từBGH nhà trường, từ các ban ngành đoàn thể, từ tập thể cán bộ giáo viên, nhânviên nhà trường việc củng cố, duy trì, ổn định nền nếp đã tốt hơn; chất lượng đạitrà cũng đã dần có những thay đổi và có những bước tiến vững chắc Các giảipháp tôi nêu ra ở đây bao gồm các nhóm giải pháp về duy trì nền nếp học sinh,

về đổi mới công tác quản lí, về đội ngũ, về công tác phối hợp với gia đình và các

tổ chức Đoàn đội trong nhà trường Mặc dù đã có hiệu quả đối với nhà trườngtrong năm qua, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được

sự chia sẻ và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng sự để đề tàinày được đầy đủ hoàn thiện hơn

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

2.1 Điều kiện.

- Học sinh và giáo viên cấp THCS

- Đảm bảo về đội ngũ cán bộ giáo viên đủ theo cơ cấu, có trình độ chuyênmôn – nghiệp vụ, có lòng nhiệt tình

- Đảm bảo về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học cơ bản nhất phục vụcho việc giảng dạy của thầy cô giáo

Trang 3

2.2 Thời gian.

- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2017 - 2018

2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Một số biện pháp chỉ đạo nhằm duy trì nền nếp học sinh và nâng caochất lượng đại trà ở trường THCS

- Học sinh và giáo viên cấp THCS

3 Nội dung sáng kiến.

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.

- Đối với bất cứ nhà trường nào thì chất lượng giáo dục cũng luôn là

thước đo quan trọng về sự thành công, uy tín, thương hiệu của nhà trường Vìvậy, với nhiệm vụ là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bản thân tôiluôn cố gắng học hỏi, tìm tòi để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm củng cố,duy trì nền nếp học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chấtlượng đại trà của nhà trường

- Để nâng cao chất lượng giáo dục, tôi thiết nghĩ phải thực hiện đồng bộnhiều giải pháp, các biện pháp phải được thực hiện một cách triệt để, sáng tạo,linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của nhà trường, nhằm pháthuy thế mạnh và hạn chế, khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý hoạtđộng dạy và học của nhà trường

- Các biện pháp đề cập trong đề tài sáng kiến này cũng chính là những nộidung chỉ đạo hoạt động chuyên môn của bản thân tôi nói riêng, BGH nhà trườngnói chung đã thực hiện trong thời gian qua Cũng chính từ việc áp dụng các biệnpháp đó mà chất lượng giáo dục của nhà trường đã từng bước phát triển nhấtđịnh

- Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tôi thấy họcsinh đã có những tiến bộ rõ rệt, các em sẽ tự tin hơn, yêu thích các môn học hơn,tích cực học hơn và có hứng thú học hỏi hơn Đặc biệt các em tránh được một số

tệ nạn xã hội, có lối sống lành mạnh hơn

3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến.

- Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công và đạt hiệu quả caovới học sinh và giáo viên tại trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng chohọc sinh các trường khác trên địa bàn huyện nói chung; trong quá trình quản lítrong toàn quốc đều có thể áp dụng được nội dung sáng kiến này một cách hiệuquả

3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến.

- Với những giải pháp đã đề ra trong phần nội dung sáng kiến, giúp chonhà quản lí thuận lợi trong việc duy trì nền nếp dạy và học và nâng cao chấtlượng đại trà

- Học sinh luôn có ý thức cao trong thực hiện nền nếp, nội quy củatrường, lớp học Từ đó các em có hứng thú học tập hơn, đạt hiệu quả cao

Trang 4

- Giáo viên có thế áp dung được những phương pháp giảng dạy phù hợpvới từng đối tượng học sinh

4 Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.

- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến việc rèn luyện ý thức đạo đức họcsinh và mọi hoạt động nền nếp của học sinh chưa tốt dẫn đến chất lượng đại tràtoàn trường thấp, luôn đứng ở vị trí cuối cùng trong toàn huyện

- Sau khi áp dụng sáng kiến nền nếp học sinh được cải thiện rõ ràng, các em

đã chấp hành tốt mọi nội qui, quy định của nhà trường, đã có ý thức tu dưỡng vàrèn luyện đạo đức tốt, học sinh đã tự giác học bài và làm bài tập ở nhà thườngxuyên và đều đặn hơn Qua đó chất lượng đại trà cũng đã được cải thiện và nânglên rõ rệt

5 Đề xuất và kiến nghị để thực hiện áp dụng và mở rộng sáng kiến.

- Nhà trường tiếp tục quan tâm đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vậtchất, tăng cường mua tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học bộmôn Bên cạnh đó tạo điều kiện cho GV được đi học trên chuẩn để nâng caotrình độ giảng dạy

+ Phòng bộ môn có đầy đủ trang thiết bị như: máy tính có kết nối mạngInternet, máy chiếu projecter, bàn thực hành, các dụng cụ thực hành, bồn nướcrửa

+ Tạo điều kiện tổ chức cho thầy và trò được đi tham quan thực tế trongcác tiết ngoại khóa để học tập, từ đó sẽ thu được nhiều tư liệu quý từ thực tế mỗiđịa phương Qua đây cán bộ cán bộ giáo viên và nhân viên thoải mái hơn quanhững chuyến tham quan, học tập, tinh thần làm việc sẽ tốt hơn, cán bộ giáoviên, nhân viên nhà trường sẽ gắn kết hơn, cống hiến hơn

- Đối với phòng giáo dục: Thường xuyên mở các chuyên đề về bồi dưỡng

nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhất là các chuyên đề như “Một

số biện pháp quản lí nhằm duy trì nền nếp học sinh và nâng cao chất lượng đại trà ở trường THCS” và các phương pháp giảng dạy hiện đại, trao đổi kinh

nghiệm dạy thêm, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu …

- Tổ chức các buổi thảo luận và giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm cóchất lượng cao, ứng dụng lớn trong thực tiễn

Trang 5

tự chủ, sáng tạo, có kĩ thuật, giàu lòng nhân ái, yêu CNXH, sống lành mạnh, đápứng nhu cầu phát triển đất nước Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá củamột đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.

- Trong hệ thống đó, giáo dục THCS là một điểm chiến lược phát triểngiáo dục, đào tạo Đại hội IX của Đảng đề ra đường lối phát triển của giáo dục,

đào tạo: "Phát triển giáo dục Mầm non, củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ

và phổ cập trung học cơ sở trong cả nước " THCS là mắt xích quan trọng trong

hệ thống giáo dục phổ thông hoàn chỉnh Ở lứa tuổi học tập này, qua môi trườnggiáo dục, học sinh bộc lộ rõ tài năng và hình thành hướng đi sau này cho bảnthân Vì vậy, đầu tư và nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở là vô cùngquan trọng và cần thiết; góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghiệp hóa,Hiện đại hóa đất nước như kế hoạch đã đề ra

- Giáo dục phổ thông là nền tảng của sự hình thành nhân cách, trong đógiáo dục trung học cơ sở có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành nhân cáchhọc sinh Đây là một cấp học giúp cho các em có chí hướng phấn đấu học lênbậc trung học phổ thông để tạo nguồn, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho

đất nước: "Giáo dục nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kĩ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động xã hội"

- Chất lượng con người phải đi từ nền tảng ban đầu ở các cấp học nhất là trunghọc cơ sở Nếu không có các giải pháp để phát triển giáo dục trung học cơ sở tạonền móng vững chắc thì không thể nói đến tương lai của lớp người xây dựng vàbảo vệ tổ quốc kế tiếp của lịch sử dân tộc

- Đối với giáo dục vùng đồng bằng miền Bắc, đặc biệt là giáo dục củahuyện được nghiên cứu, trong những năm qua đã có những bước phát triển nhấtđịnh Tuy nhiên, chất lượng mũi nhọn và đại trà vẫn còn rất thấp, chưa thể đápứng với mục tiêu giáo dục đề ra

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện vềtrí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa, xây dựng cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào quá trình dạy học “Quá trình dạy học là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh Trong đó dưới tác

Trang 6

động chủ đạo như tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tự giác tích cực tự

tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”.

- Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục,đáp ứng ngày càng cao nhu cầu người học và sự phát triển toàn diện của xã hội

- Chất lượng dạy học là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông

mà người học lĩnh hội được vốn học phổ thông toàn diện, vững chắc ở mỗingười học, đó là chất lượng đích thực của quá trình dạy học

- Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhàtrường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học.Năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm, uy tín cá nhân của mỗi giáo viên

có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như thươnghiệu của nhà trường Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của giáoviên tài năng và tâm huyết với nghề

- Các nhà quản lý giáo dục ở các trường THCS thông qua công tác quản

lý chuyên môn nhằm phát huy hết nội lực của người giáo viên để phục vụ chohoạt động giáo dục Nhà quản lý giáo dục biết gắn kết tập thể giáo viên lại vớinhau để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và mụctiêu giáo dục của nhà trường

- Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạtđộng dạy học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quỹ đạo Nhà quản lýphải làm thế nào để vận hành bộ máy giáo dục đó một cách khoa học, có tổchức, luôn tiến hành kiểm tra giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sóttồn tại, phát huy thế mạnh, ưu điểm nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra banđầu

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Đặc điểm tình hình nhà trường:

- Trong những năm gần đây ý thức học sinh rất kém, trong đó có nhiềunguyên nhân từ nguyên nhân khách quan đến chủ quan như:

+ Học sinh bỏ học nhiều, thích chơi hơn thích học

+ Bạo lực học đường gia tăng

+ Học sinh còn lười học bài

+ Đua đòi, bị bàn bè xấu lôi kéo

+ Do đặc thù của địa phương đang có nhiều dự án khu công nghiệp, mởrộng địa bàn dân cư (bán đất ở mặt đường nhựa)

- Năm học 2017 – 2018 trường có 8 lớp với 288 học sinh Trong đó:

+ Khối 6 = 2 lớp = 62 học sinh+ Khối 7 = 2 lớp = 81 học sinh+ Khối 8 = 2 lớp = 77 học sinh+ Khối 9 = 2 lớp = 68 học sinh+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường: 24 trong đó:

Trang 7

Giáo viên : 16 đồng chí được chia thành 2 tổ chuyên môn :

1 Tổ Khoa học Tự nhiên : 9 giáo viên

2 Tổ Khoa học Xã hội : 9 giáo viên

+ Hành chính phục vụ: 4

+ Về tổ chức đảng và đoàn thể:

Chi bộ: 16 Đảng viên chính thứcCấp uỷ: 03 đồng chí (Hiệu trưởng, Hiệu phó, CT Công đoàn)Công đoàn: 24 đoàn viên; BCH: 3 đồng chí (1 nam, 2 nữ)Chi đoàn giáo viên: 8 đoàn viên, BCH gồm: 2 đồng chí

2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường trước khi nghiên cứu áp dụng:

2.2.1 Về chất lượng dạy học năm học 2016 - 2017:

Toàn

huyện

23,3 8

39,6 8

35,2 6

1,5 1

0,1 6

HS đạt danh hiệu HSG, HSTT:

Chất lượng GD mũi nhọn:

Học sinh giỏi bộ môn cấp

trường

Có 15/33 HS được công nhận đạt 45,45%, ĐTB 4,38 xếp 19/19 trường

đạt 80% số HS được công nhận, ĐTB đạt 6,1 điểm, xếp không

Trang 8

quá 11/19 Học sinh giỏi môn văn hóa

Hiệu quả GD:

Học sinh lên lớp sau kiểm tra

lại

Học sinh bỏ học trong năm

học

Học sinh thi đỗ vào trường

THPT công lập/số HS tốt

nghiệp, xếp thứ

21/63 tốt nghiệp = 33,3%

Xếp 19/19 huyện, 138/272 tỉnh

85% trở lên; xếp không quá 9/19 cấp huyện, không quá 120/272 cấp tỉnh Học sinh học tiếp lên THPT

và trung cấp nghề

55/63 tốt nghiệp, tỉ lệ 87%

92% trở lên

2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân

Chất lượng GD có chiều hướng giảm sút, một số tiêu chí có sự đi xuống, tỉ lệ

HS chưa thực hiện tốt nền nếp học tập và sinh hoạt đội còn cao, còn một số HS nam hút thuốc lá, ham chơi điện tử dẫn đến nghỉ học dài ngày; tỉ lệ HS thi đỗ lớp 10 THPT công lập còn thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của HS đều sụt giảm rất nhiều.

Chất lượng một số mặt thi đua của đơn vị chưa cao, nhất là tiêu chuẩn 2 về chất lượng giáo dục chỉ đạt 13,0/25 điểm = 52% (yêu cầu tối thiểu là 70%).

Nguyên nhân: sự phối hợp giáo dục của các thành viên nhà trường chưa tốt, lãnh đạo nhà trường chưa quy tụ được nhân tố đoàn kết, chưa huy động được sự vào cuộc tích cực của CBVC; nhiều thầy cô làm việc chưa nhiệt tình, còn né tránh trách nhiệm, đùn đẩy khó khăn cho người khác, chủ nghĩa cá nhân còn nặng nề; sự phối hợp giữa ba môi trường nhà trường-gia đình-đoàn thể nhân dân hiệu quả chưa cao, nhận thức của một bộ phận CMHS và HS về trách nhiệm giáo dục gia đình chưa đúng, còn tâm lý giao phó hoàn toàn cho nhà trường Một số thầy cô giáo cũng còn chủ quan, còn nặng

Trang 9

về truyền thụ một chiều, chưa đi sâu vào nội dung kiến thức cơ bản và rèn kĩ năng thiết yếu cho HS, dạy còn hàn lâm, cá biệt còn đọc cho HS ghi chép, sự quan tâm đến từng đối tượng HS chưa sâu sát, hiệu quả và chất lượng dạy còn thấp

2.3 Một số vấn đề đặt ra trong việc củng cố, duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường:

Trên cơ sở phân tích thực trạng của nhà trường, tôi thấy muốn củng cố,duy trì và phát huy tốt được nền nếp học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáodục đại trà của nhà trường thì cần tập trung vào một số vấn đề then chốt như sau:

- Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo

- Cần có sự đồng lòng, quyết tâm từ tập thể lãnh đạo đến tập thể sư phạmnhà trường và các ban ngành đoàn thể

- Xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể, chi tiết, linh hoạt, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của nhà trường và các hướng dẫn của các cấp các ngành

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Đề ra các giải phápnâng cao chất lượng giáo dục trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ

- Tạo môi trường thi đua lành mạnh, công bằng trong học sinh và giáoviên

- Tạo mọi điều kiện cả về vật chất và tinh thần để tất cả cán bộ giáo viêntrong trường có cơ hội học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn vàkhả năng cống hiến hết mình và được khẳng định mình Khích lệ, động viêngiáo viên nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động giáo dục của nhà trường

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lígiáo dục học sinh

3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM DUY TRÌ NỀ NẾP HỌC SINH

VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ Ở TRƯỜNG THCS

3.1 Giải pháp nhằm củng cố và duy trì nền nếp học sinh

- Ngoài việc theo dõi kiểm tra thi đua nền nếp của Đoàn đội hàng ngày thìBan giám hiệu vẫn phải đi kiểm tra đột xuất nền nếp hàng ngày để ổn định duytrì nền nếp hàng ngày cho đến khi nền nếp học sinh đã ổn định Vấn đề bây giờ

là quản lí tốt ngay từ việc đi học đúng giờ, việc học và làm tập ở nhà, việc chấphành đúng các yêu cầu của lớp, của nhà trường; đặc biệt các buổi học bồi dưỡnghọc thêm các buổi chiều Hàng ngày vào các buổi bồi dưỡng học thêm tôi yêucầu giáo viên dạy thêm phải báo cáo trực tiếp về Ban giám hiệu danh sách và lí

do học sinh nghỉ học sau 5 phút đánh trống vào lớp, sau đó Ban giám hiệu trựctiếp liên lạc thông báo việc vắng mặt của học sinh với gia đình để kiểm tra xácminh lí do nghỉ học Việc làm này được thực hiện khá thường xuyên, được sựủng hộ và cảm kích nhiều từ các cha mẹ học sinh vì đã giúp gia đình phát hiệntật nói dối của học sinh và lôi được con em họ trở lại lớp học từ các quán chơiđiện tử Do vậy tỷ lệ học sinh tham gia các buổi bồi dưỡng học thêm được duytrì đạt khá cao, nhiều lớp đạt 100%

Trang 10

- BGH xây dựng quy định về thực hiện nền nếp của HS ngay đầu năm họctrong đó quy định rõ về những điều được làm, không được làm, những điều cấmtheo đúng điều lệ trường THCS và được xây dựng thành văn bản (nội quy, quychế…) triển khai trước hội đồng nhà trường, triển khai chi tiết tới GVCN vàthông báo trước phiên họp PH đầu năm để toàn thể phụ huynh nắm được, qua đócùng phối hợp để đảm bảo hiệu quả ngay đầu năm học Qua đây chúng ta cầnlàm đều tay, thường xuyên và giao cho các bộ phận từ ông bảo vệ đến GVBM,GVCN, GV Đoàn Đội, GV trực ban, các ban ngành đoàn thể… cùng vào cuộc

để thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá sau mỗi kì, cả năm

- BGH cần làm tốt việc duy trì và thực hiện nền nếp HS, đặc biệt làmnghiêm túc, chặt chẽ các đợt thi khảo sát để thấy rõ được kết quả thật của các

em, biết được các em đang ở vị trí và lực học thế nào? Từ đó có kết quả chínhxác để thông báo trước cờ, có sự phân tích, so sánh, xếp thứ hạng giữa các môn,các lớp, giữa các cá nhân để học sinh toàn trường nắm được Qua đây đề ra biệnpháp cho phù hợp

- Thông báo thường xuyên tình hình học tập cũng như ý thức đạo đức củahọc sinh về gia đình các em Đặc biệt những học sinh bỏ tiết, bỏ buổi sẽ thôngbáo ngay hôm đó bằng gọi điện trực tiếp hoặc hệ thống tin nhắn để gia đình họcsinh nắm được Từ đó có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, quathông tin từ nhà trường phụ huynh sẽ luôn cảm kích tới sự quan tâm của nhàtrường tới con em họ, phụ huynh biết được con em mình nói đúng hay nói dối

họ để họ đi tìm và dẫn con em mình trở lại trường, trở lại lớp học từ những quánđiện tử hay đua đòi từ những người bạn xấu

- Làm tốt công tác huy động các lực lượng ngoài nhà trường như: hội phụhuynh học sinh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức, đoàn thanh niên, …hỗ trợnhà trường làm tốt công tác giáo dục

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động chuyên môn trong nhà trường như:

+ Theo dõi quản lý chặt chẽ hoạt động giảng dạy của giáo viên, việc họctập của học sinh trong các buổi học chính khóa

+ Việc dạy thêm buổi chiều cần làm tốt các khâu như quản lý nền nếp ravào lớp, theo dõi sĩ số, kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên, ý thức họccủa học sinh…

+ Việc học phụ đạo HSY cần làm tốt các khâu như tuyển chọn đúng đốitượng học sinh, động viên giáo viên giảng dạy nhiệt tình, quản lý tốt về mặt thờigian, về chất lượng buổi dạy, kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy và học tậpcủa học sinh…

+ Thường xuyên họp chuyên môn để rút kinh nghiệm và bàn các giảipháp khắc phục những tồn tại

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ, gắn kết giữa: GVCN, GV trực ban, GVđoàn đội để duy trì và thực hiện tốt các nề nếp của học sinh đồng thời có nhiềugiải pháp xử lý nghiêm những học sinh vi phạm:

Trang 11

Với GVCN

+ Quan tâm và rèn HS thực hiện tốt nền nếp ngay đầu năm học như: giờtruy bài đầu giờ hàng ngày khi GVCN có giờ hôm đó BGH nhà trường yêu cầucác thầy cô thu xếp công việc đến sớm hơn để lên lớp theo dõi, uốn nắn HS lớpmình; hoạt động thể dục giữa giờ GVCN ra quan sát, theo dõi HS lớp mình xếphàng, tập các động tác Từ đó là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá

ý thức tu dưỡng đạo đức hàng tuần, hàng tháng

+ Tìm hiểu kỹ tất cả mọi mặt của học sinh lớp mình chủ nhiệm: Hoàncảnh gia đình, lực học, sở trường, tâm tư nguyện vọng…của học sinh lớp mình

+ Phối kết hợp với GVBM, để nắm được tình hình học sinh, thườngxuyên động viên và có những giải pháp sáng tạo giúp học sinh học tốt hơn

Với GVBM

+ Đối với các tiết dạy chính khóa

=> Yêu cầu học sinh trống vào phải vào lớp chuẩn bị sách vở, đồ dùng

học tập để trên bàn ( Tất cả việc cá nhân phải làm trước khi trống vào lớp )

=> Kiểm tra sĩ số, kiểm tra miệng thường xuyên vào đầu tiết học để nắmbắt được việc học bài ở nhà của học sinh

=> Trong suốt tiết học yêu cầu phải trật tự không làm việc riêng tập trunglắng nghe thày cô giảng bài và hăng hái phát biểu xây dựng bài và tuyệt đốikhông cho HS ra ngoài tự do, trừ trường hợp bất khả kháng

=> Trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên kiểm tra việc tiếp thukiến thức, việc ghi chép của học sinh

=> Điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng họcsinh trong lớp

=> Phối hợp tốt với GVCN và các GVBM khác để chất lượng giảng dạytốt hơn

+ Các buổi dạy thêm

=> Yêu cầu học sinh đi học đúng giờ ( xử lý nghiêm những học sinh đi học muộn )

=> GV dạy bổ sung kiến thức các em chưa nắm chắc ở buổi học chínhkhóa

=> Dạy sát chương trình, trọng tâm kiến thức hệ thống câu hỏi và bài tập

ở mức độ tương đương SGK và SBT sau đó mới dạy nâng cao

=> Hướng dẫn học sinh cách làm từng dạng bài tập ( từng bước làm từ tìm hiểu đề, cách làm, kỹ năng làm bài, trình bầy, kiểm tra )

+ Đối với công tác phụ đạo học sinh yếu

=> Động viên các em có tinh thần và thái độ học tập vươn lên ( phải “dỗ” các em vì những em này thường mặc cảm vì mình học yếu )

Với GV Đoàn Đội

+ Xây dựng quy chế chấm nền nếp khoa học, hợp lí và hoạt động chấmtheo dõi của đội cờ cần chính xác, chi tiết, cụ thể (ghi rõ lỗi của HS vi phạm,

Trang 12

điểm trừ cần ghi rõ lí do); nhập điểm trên web nhà trường cần chính xác, kháchquan, nhập cả lỗi vi phạm của HS trong sổ đầu bài và cờ đỏ

+ Đảm bảo đúng thời gian trực các buổi học chính để làm công tác đội vàtrong các buổi trực đội các GV phải thường xuyên đi kiểm tra để xử lý nghiêmnhững học sinh vi phạm nội quy

+ Tiết chào cờ phải được chuẩn bị kỹ trước với nội dung cô đọng, xúc tích

và tuyên dưỡng những cá nhân HS có thành tích học tập cũng như ý thức tốttrước cờ để khích lệ HS khác Bên cạnh đó phải phê bình và cho đứng trước cờnhững học sinh vi phạm trong tuần là răn đe những HS khác

+ Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh sau những ngày học căngthẳng

Với GV trực ban

+ Luôn đảm bảo đi đúng giờ và đánh trống theo đúng lịch và thời gianquy định Từ đó thuận lợi cho việc theo dõi việc chấp hành nội quy của nhàtrường như việc đội mũ bảo hiểm, việc thực hiền các nền nếp khác

+ Ngay trong giờ truy bài 15 phút đầu giờ việc duy trì, củng cố và ổn địnhnền nếp là rất quan trọng Do vậy GV trực ban sau khi đã đánh trống cho HSvào lớp để truy bài GV trực ban đi kiểm tra kĩ các lớp học về ý thức ngồi ôn lạibài của học sinh, kiểm tra kĩ về sĩ số lớp xem em nào nghỉ học có phép haykhông có phép, trường hợp có phép cũng cần kiểm tra kĩ xem có hợp lệ không?Kiểm tra về giờ giấc đi học của học sinh, HS nào đi muộn cần nhắc nhở ngay vàghi lại tên; kiểm tra và đôn đốc nhắc nhở HS các khối lớp về việc vệ sinh lớphọc, lau bảng viết GV; kiểm tra về cơ sở vật chất xem bàn ghế đã kê ngay ngắnchưa hoặc kê đã đúng quy định, đúng hàng lối chưa? Từ đó lớp học luôn khangtrang sạch đẹp, học sinh cũng tự tin và yên tâm hơn trong cả buổi học đó, thầy

cô vào lớp học cũng thấy thoải mái hơn và sẽ dạy bằng cả trái tim của mình đểtruyền lửa, kiến thức cho học sinh

+ Thời gian còn lại của buổi học ngày hôm đó GV trực ban vẫn luôn theodõi sát sao việc thực hiện mọi hoạt động nền nếp của HS Đặc biệt giờ thể dụcgiữa giờ và kết thúc tiết học cuối cùng

Sau khi đi kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, rút kinh nghiệm cho HS các khốilớp như vậy GV trực ban cập nhật đầy đủ thông tin vào sổ trực ban được niêmyết công khai trên bảng tin trong văn phòng nhà trường để ai cũng biết Đặc biệtBGH, GVCN, GV đoàn đội biết để có đầy đủ thông tin trong tiết sinh hoạt lớp

và tiết chào cờ đầu tuần có căn cử để động viên, tuyên dương với những em làmtốt; phê bình nhắc nhở, cảnh cáo với những em thường xuyên vi phạm

BẢNG THEO DÕI HỌC SINH VI PHẠM NỀ NẾP – TUẦN….NĂM HỌC….

Thứ/

Bỏ học chính, học thêm, phụ đạo yếu kém Đi học muộn Đánh nhau

Không đội

mũ BH

Bỏ lao động

Vi phạm khác

GV kí

……

……

Sáng

Chiều

Trang 13

3.2 Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại trà

3.2.1/ Xây dựng khối đoàn kết nội bộ

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, cũng như củng cố lại niềm tin từĐảng, chính quyền địa phương và phụ huynh, nhân dân trong toàn xã việc xâydựng mối đoàn kết nội bộ là vấn đề có tính mấu chốt tạo nên sức mạnh của tậpthể góp phần to lớn vào sự thắng lợi của nhiệm vụ năm học Bởi có đoàn kếtmới có thành công, như lời Bác đã dạy Để xây dựng được mối đoàn kết nội bộtheo tôi chúng ta cần có những việc làm như sau:

- Xây dựng khối đội ngũ đoàn kết thống nhất nội bộ từ trong chi bộ đảng,

từ Ban giám hiệu đến tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường

- Có sự đồng lòng, quyết tâm trên dưới như một, sự thấu hiểu và chia sẻcủa tập thể sư phạm nhà trường; nhà trường rất cần sự tham mưu, đóng góp ýkiến chân thành, chân tình của thầy cô có nhiều kinh nghiệm, thầy cô có tuổi chophong trào chung của nhà trường Đó chính là sự chia sẻ, giúp đỡ của nhữngngười anh, người chị lớn trong gia đình…để những thành viên trong hội đồng

Sư phạm nhà trường luôn coi trường là một mái ấm, một ngôi nhà chung, ai aicũng muốn đến trường mỗi ngày và mỗi ngày đến trường là một ngày vui, vì đếntrường được gặp đồng nghiệp, được gặp người anh, chị, em trong gia đình vàđược chia sẻ trong công việc, trong cuộc sống

- Mỗi CBGV phải có lập trường tư tưởng vững vàng, phải xác định chobản thân mình, phấn đấu là vì một mục đích chân chính – Đó là sự phấn đấukhông phải để đạt được danh vọng mà phấn đấu vì hiệu quả của lao động có nhưvậy thì thi đua trong lao động sẽ không trở thành ganh đua Khi đã có chung một

lí tưởng thì mọi người sẽ chung sức, chung lòng và thân ái với nhau hơn

- Đoàn kết là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động vì một mụcđích chung, dìu dắt nhau cùng tiến bộ Nhưng đoàn kết không có nghĩa là imlặng, làm ngơ, là bao che cho những khuyết điểm của đồng chí đồng nghiệpmình mà mỗi cá nhân luôn nêu cao tinh thần phê và tự phê Dám nhận ra nhữngthiếu sót của bản thân, của đồng chí đồng nghiệp và thẳng thắn góp ý xây dựng.Phê và tự phê để loại bỏ dần những yếu điểm, hạn chế, giúp nhau cùng tiến bộ.Tuy nhiên việc góp ý kiến phải chân thành, đúng lúc, đúng nơi để đồng chí đồngnghiệp mình lắng nghe và khắc phục

- Nếu mỗi người trong mỗi chúng ta đều biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợiích cá nhân, biết xem công việc của đồng nghiệp cũng như công việc của chínhmình, biết nhìn nhận cái đúng cái sai và biết lắng nghe để tự sửa chữa mình, biếtgóp ý chân tình cho đồng nghiệp Đó là cơ sở để xây dựng khối đoàn kết nội bộngày càng vững chắc hơn

- BGH, BCH Công đoàn có vai trò rất lớn trong việc xây dựng mối đoànkết nội bộ Nó được thể hiện ở mối quan hệ giữa BGH, BCH Công Đoàn và độingũ giáo viên, nhân viên Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự góp ý chân thành,cởi mở, không mang tính áp đặt trên - dưới Các đ/c làm công tác quản lí cầnbiết nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CBGV trong trường Khi phân công công

Trang 14

việc hay giải quyết những thắc mắc không để gây ức chế đối với giáo viên Sựthoải mái trong tư tưởng sẽ khiến con người ta nhiệt tình và yêu mến công việchơn.

- Một vấn đề hết sức quan trọng trong việc xây dựng mối đoàn kết nội bộ

là phát huy tinh thần dân chủ trong trường học, sự thải mái về tư tưởng, về tinhthần, về động lực Ngoài ra tạo sự công bằng đối với mỗi cá nhân trong tập thể

và sự minh bạch về tài chính

3.2.2 Đổi mới hoạt động công tác quản lí

BGH cùng đồng lòng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học đãđược xây dựng, trên hết BGH cần:

- Quyết đoán mọi công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệmtrước tập thể và cấp trên Đánh giá đúng thực trạng chất lượng và các điều kiệnđảm bảo chất lượng của nhà trường, phân tích tìm ra nguyên nhân của các điểmmạnh và những hạn chế để đề ra cách giải quyết hợp lí nhất nhằm đạt mục tiêu

trong từng giai đoạn cụ thể, biết chấp nhận "hi sinh" để đạt được cái lớn hơn Biết

lựa chọn và ưu tiên thực hiện các giải pháp có trọng tâm để đạt được mục tiêuchính Xây dựng chiến lược, sách lược và mục tiêu phấn đấu của nhà trường phùhợp và khả thi trong trong điều kiện hiện tại, có tầm nhìn cho tương lai

- Xây dựng một ngôi trường thân thiện mà ở đó mọi người biết thươngyêu và giúp đỡ lẫn nhau Để mỗi cán bộ giáo viên cảm được sự nhân ái, thânthiện, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Từ đó luôn yên tâm công tác vàluôn coi ngôi trường là mái nhà thứ hai, mà mỗi ngày đến trường là một ngàyvui vì khi đến trường được chia sẻ những tâm tư, tình cảm riêng tư và giúp đỡnhau, chia sẻ những kinh nghiệm về giảng dạy, về công tác chủ nhiệm, về côngtác quản lí giáo dục học sinh…

- Phân công giáo viên đúng chuyên môn nghiệp vụ

- Minh bạch thu chi tài chính của nhà trường

- Quy định chức năng và quyền hạn của mỗi thành viên trong nhà trường

- Không độc đoán, chuyên quyền, không trù dập, biết lắng nghe và tôntrọng những ý kiến đóng góp của mọi người Làm sao giáo viên xem trường như

là "ngôi nhà của chung" của mình thì họ mới an tâm công tác lâu dài Cố gắng tìm

cách cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên, nhân viên

- Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách, giải pháp giáodục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của các cấp các ngành để toàn thể cán bộgiáo viên thấy rõ thực trạng để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể cho hoạt độnggiáo dục của mình

- Xây dựng kế hoạch năm học cụ thể, linh hoạt, thông báo cho giáo viênbiết được nhiệm vụ và yêu cầu của năm học này là gì

- Phân tích cho giáo viên nhận thức rõ thực trạng của nhà trường các mặtmạnh, mặt yếu những tồn tại cần khắc phục, để tạo sự đồng thuận từ tập thể, từ

Trang 15

phù hợp với đối tượng học sinh, BGH và giáo viên cùng bàn giải pháp để tháo

gỡ những khó khăn

3.2.3/ Xây dựng quy chế thi đua – khen thưởng phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường Từ đó tạo động lực, khí thế, tinh thần phấn đấu, sự cống hiến, làm việc và dạy học bằng cả trái tim Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng

- Xây dựng quy chế nội bộ về việc đánh giá, xếp loại thi đua trong đơn vị

để từ đó mỗi thành viên trong nhà trường biết rõ từng tiêu chí Đặc biệt trongquy chế có những điểm thưởng cho những người làm tốt, hiệu quả công việccao; bên cạnh đó cũng có những điểm trừ cho những người vi phạm như đichậm, muộn, bỏ, làm việc hiệu quả công tác không cao Qua quy chế này mỗithành viên đều luôn cố gắng để đạt được những điểm thi đua cao nhất

- Xây dựng quy chế khen thưởng và chi tiêu nội bộ: minh bạch, rõ ràng

Từ đó kích thích được tinh thần làm việc nhiệt tình của anh chị em cán bộ giáoviên, nhân viên nhà trường

3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá

- Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề, trong đó hai vấn đề cơ

bản là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất lượng học của trò.Đánh giá thực chất sẽ tạo được động lực nâng cao chất lượng dạy và học

- Đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên: quan điểm đánh giá là hiệuquả công việc - đó là xếp hạng chất lượng học sinh lớp mình phụ trách trên sânchung là các đợt kiểm tra học kì và khảo sát chất lượng của toàn huyện, đánh giá

sự tiến bộ của cả lớp và của mỗi học sinh đợt sau so với đợt trước; chứ khôngcoi trọng kết quả thi giáo viên giỏi hay kết quả dự giờ Do vậy giáo viên phải tậptrung bằng mọi cách để có được chất lượng thật tốt nhất Qua kết quả của cácđợt thi khảo sát chung toàn huyện và kiểm tra chung toàn trường BGH lập bảngkết quả để so sánh, phân tích, đối chiếu giữa các lớp, các khối, giữa các cá nhân

HS và điều quan trọng nhất là chất lượng giảng dạy của từng thầy cô giáo

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, khảo sát chất lượng định kì học sinh: thựchiện theo đúng hướng dẫn của Phòng GD&ĐT là coi chấm chéo và nghiêm túc;đảm bảo đánh giá đúng thực chất chất lượng học sinh trường mình đang ở mứcnào, không vì thành tích xếp hạng trước mắt để rồi lớp cuối cấp ngã ngửa vì chấtlượng các lớp dưới là ảo Kết quả khảo sát được thông báo kịp thời về gia đình

và đăng trên trang web nhà trường và gửi tin nhắn đến cha mẹ học sinh nắmđược Nhờ làm tốt việc tổ chức coi chấm nghiêm túc, thông báo kịp thời đã cótác dụng thiết thực Từ đó giáo viên phải biết dạy như thế nào, học sinh phải cốgắng học ra sao, bố mẹ cần quan tâm động viên con như thế nào Năm học trướcphòng giáo dục tổ chức khảo sát chất lượng qua 05 lần khảo sát với 03 bộ môn(Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh) thì nhà trường tổ chức kiểm tra chung toàn trườngvới các bài kiểm tra từ 45’ còn lại của 03 môn Toán – Văn – Anh; ngoài ra kỳ 2tiến hành kiểm tra chung với hai môn nữa là Địa Lí và Sinh học với tinh thần

Trang 16

cũng nghiêm túc Đề khảo sát được nhà trường thuê giáo viên trường khác, thậmchí là huyện khác ra đề để đánh giá chất lượng khách quan hơn.

3.2.5 Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, điền kinh

3.2.5.1/ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng

Cùng với nâng cao nhận thức về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho cán

bộ, giáo viên, việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thiết thực với từng bước đithích hợp là vô cùng quan trọng Kế hoạch xây dựng phải thể hiện rõ mục tiêu,thời gian, chương trình, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, nội dung bồi dưỡng, cáclực lượng tham gia bồi dưỡng, chỉ tiêu, số lượng của đội tuyển Quản lý chươngtrình, kế hoạch giảng dạy tức là đưa ra các biện pháp quản lý, yêu cầu giáo viêncăn cứ vào kế hoạch đã đề ra để thực hiện nghiêm túc Ban giám hiệu (Phó hiệutrưởng phụ trách chuyên môn) dự thảo kế hoạch hoạt động bồi dưỡng học sinhgiỏi thông qua hội đồng nhà trường, trên cơ sở đó các giáo viên dạy đội tuyểnxây dựng kế hoạch cho từng môn học và hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạchcho bản thân giúp các em có hướng học tập tốt hơn

Đầu tư thỏa đáng

Để tăng hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường cần đầu tư thoảđáng cho việc mua sắm tài liệu; đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất, đồ dùng thiết

bị dạy học cốt yếu, cần thiết hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi Đặc biệtkinh phí chi trả cho mỗi buồi bồi dưỡng

Tìm kiếm đội ngũ bồi dưỡng học sinh giỏi

Tuyển chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi phải là giáo viên có phẩmchất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi.Đồng thời, phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình say mê với công việc, có kiếnthức và hiểu biết sâu rộng Có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù hợp bộmôn và là người biết tạo cho học sinh động cơ thái độ học tập đúng đắn, tạoniềm say mê yêu thích và niềm hứng thú trong học tập cho học sinh Bồi dưỡnggiáo viên theo các nội dung: Nhận thức về tư tưởng chính trị, phẩm chất nghềnghiệp; năng lực chuyên môn; năng lực sư phạm; kinh nghiệm thực tế và bồidưỡng các kiến thức hỗ trợ Với những nội dung trên, ngay từ đầu năm học căn

cứ vào điều kiện thực tế đội ngũ và năng lực tay nghề của mỗi giáo viên, Bangiám hiệu nhà trường nghiên cứu phân công giáo viên đã được công nhận làgiáo viên giỏi các cấp, có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ,tâm huyết với các công việc dạy bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi Tổ chứccác chuyên đề phục vụ cho nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng bồidưỡng học sinh giỏi giúp giáo viên học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn Tổchức các buổi trao đổi, tọa đàm nêu kinh nghiệm bồi đưỡng học sinh giỏi để đạtđược kết quả cao để giáo viên khác học tập Tạo điều kiện cho giáo viên đi họcnâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho công tác

Ngày đăng: 30/01/2019, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w