1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 6 tuổi trong trường mầm non

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường Mầm Non
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Biên pháp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 251,51 KB

Nội dung

Từ những vụ tai nạn trên những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ như chúng ta có những suy nghĩ và cảm nhận gì khi mà những nguy cơ gây tai nạn thương tích vẫn luôn rình rập xung

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp:

Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ tử vong thương tâm ở trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để lại nổi đau vẫn còn mãi trong mỗi chúng ta

Đó là vụ 2 cháu bé 4 tuổi và 1 cháu bé 5 tuổi tử vong do đuối nước tại thôn Tân Lực, xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy vào tháng 5/2021 Vụ một trẻ mầm non 4 tuổi tử vong trong lúc ngủ trưa chưa rõ nguyên nhân tại trường MN Bắc Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình vào tháng 10/2022 Trên thực tế khắp đâu đó vẫn xảy

ra liên tiếp các vụ tai nạn thương tích đối với trẻ như: trẻ bị bạo hành, trẻ bị bỏng, trẻ bị điện giật, trẻ bị hóc do dị vật, trẻ bị ngộ độc Từ những vụ tai nạn trên những người làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ như chúng ta có những suy nghĩ

và cảm nhận gì khi mà những nguy cơ gây tai nạn thương tích vẫn luôn rình rập xung quanh chúng ta và đặc biệt là đối với trẻ nhỏ

Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt, chưa học được những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao Khi trẻ thiếu sự quan tâm của người lớn hoặc trẻ sống trong môi trường có các điều kiện cơ sở vật chất, chăm sóc giáo dục không đảm bảo an toàn thì khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc, đuối nước… để lại những hậu quả nghiêm trọng thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ Tuy nhiên phần lớn các tai nạn thương tích trên đều có thể phòng tránh được nếu gia đình, nhà trường và toàn xã hội cùng chung tay xây dựng môi trường sống,vui chơi, học tập an toàn cho trẻ

Từ những lý do trên tôi đã nhận thức được vai trò quan trọng của phòng

tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp an

toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non.

2 Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp:

* Mục đích:

- Nâng cao nhận thức, kỹ năng, trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh và trẻ,

từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích đối với trẻ 5-6 tuổi

- Trẻ đến trường mầm non được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần

- Xây dựng môi trường vui chơi, học tập “An toàn- xanh - sạch - đẹp”.

* Kết quả cần đạt của biện pháp:

Trang 2

- 92- 95 % trẻ nhận biết và có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng tránh tai nạn thương tích

- 90-95 % trẻ nhận biết những hành động gây nguy hiểm, những nơi không

an toàn, những vật dụng nguy hiểm gây tai nạn thương tích

- 92-97% trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.

PHẦN II NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1 Thực trạng:

Năm học 2022- 2023, được sự phân công của lãnh đạo nhà trường, bản thân tôi phụ trách lớp Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, với số lượng 26 trẻ Trong thời gian nghiên cứu biện pháp tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

a.Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng theo tiêu chuẩn trường mầm non nên cơ bản đã đạt được yêu cầu an toàn tuyệt đối cho trẻ

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, giáo viên, học sinh

- Có phòng y tế và nhân viên y tế, có tủ thuốc được trang bị đầy đủ cho công tác sơ cấp cứu ban đầu

- Hai giáo viên đứng lớp luôn có ý thức trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo

an toàn cho trẻ, luôn bao quát, quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi

b Khó khăn:

Là giáo viên phụ trách lớp 5-6 tuổi tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi này rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết nhưng chưa nhận thức được nguy cơ mất an toàn cho bản thân Ở độ tuổi này trẻ hay cào cấu, gây tổn thương cho nhau và thường xuyên xảy ra các tai nạn như rách da, chảy máu, trong giờ ăn trẻ vẫn bị nghẹn, bị sặc Tôi nhận thấy các nguy cơ xảy ra tai nạn nhiều nhất là khi trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài lớp vì thời điểm này trẻ sinh hoạt tự do hơn, mức độ hoạt động nhiều hơn, các trò chơi vận động trong một môi trường rộng rải hơn nên nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích nhiều hơn

Thực hiện kế hoạch của nhà trường tôi rà soát lại cơ sở vật chất của nhóm lớp nhận thấy một số nơi có thể gây tai nạn thương tích đối với trẻ như các tủ góc,

tủ để đồ chơi của trẻ không chắc chắn hay sàn nhà vệ sinh còn trơn trượt Các trang thiết bị điện của lớp tạm thời bị hỏng chưa kịp sữa chữa từ những khó khăn trên

Tôi tiến hành khảo sát và có kết quả như sau:

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Trang 3

Trẻ có kiến thức, kỹ năng phòng

tránh được những tai nạn thương

tích

7/26 trẻ 26,9% 19 trẻ 73,1%

2

Trẻ nhận biết được những hành

động nguy hiểm, những nơi không

an toàn, những vật dụng nguy hiểm

gây tai nạn thương tích

8/26 trẻ 30,8% 18 trẻ 69,2%

3 Trẻ nhận biết một số trường hợpkhẩn cấp và gọi người giúp đỡ. 6/26 trẻ 23,1% 20 trẻ 76,9%

Qua khảo sát tôi thấy kết quả trẻ đạt khá thấp Bên cạnh do đó đặc thù công việc của các bậc phụ huynh là công nhân cao su và buôn bán nên rất bận rộn, ít có thời gian để gặp gỡ và trao đổi với giáo viên vì vậy kiến thức, kỹ năng an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại gia đình chưa được phụ huynh quan tâm Qua đó tôi nhận thấy mình phải làm gì để thực hiện biện pháp an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

2 Biện pháp thực hiện:

2.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường an toàn về tâm lý cũng như môi trường an toàn trong và ngoài lớp học.

*Xây dựng môi trường an toàn về tâm lý:

Xây dựng tình yêu thương của cô giáo đối với trẻ sẽ tạo cảm giác gần gũi, an toàn, tin tưởng cho trẻ mỗi khi tới lớp, mỗi khi giao tiếp với trẻ thì tôi luôn phải vui vẻ, ân cần yêu thương trẻ Không mang những cảm xúc tiêu cực đổ lên đầu trẻ, luôn xem trẻ như con của mình Chính cảm giác này giúp trẻ tiếp thu kiến thức mà tôi truyền đạt nhanh nhất

* Môi trường trong lớp học:

Đối với môi trường trong lớp tôi cùng với trẻ thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi

dễ gây nguy hiểm cho trẻ: như đồ chơi quá nhỏ, sắc, nhọn, gãy bể Tôi luôn kiểm tra các tủ góc, tủ đồ dùng, các trang thiết bị điện xem có hỏng thì tham mưu với nhà trường để thay thế, sửa chữa

Đồng thời tôi luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới an toàn thân thiện phù hợp với lứa tuổi của trẻ mà vẫn đảm bảo tính khoa học của các hoạt động

Ví dụ: Hoạt động chơi ở góc phân vai ngoài những đồ chơi bằng nhựa thì tôi còn tự tạo ra các loại đồ chơi rau, củ, quả, đồ dùng nấu ăn, bán hàng… làm bằng vải, nỉ, nhồi bông, xốp màu, bìa cát tông…với màu sắc đa dạng an toàn đối với trẻ

Trang 4

Song song với việc loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm thì tôi luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn keo khi dùng xong phải cất trên cao, ngoài tầm với của trẻ

Sàn nhà vệ sinh luôn lau khô thoáng, đảm bảo cho trẻ khi đi vệ sinh không

bị trượt ngã, tôi thường để tấm thảm khô ở cửa nhà vệ sinh cho trẻ lau chân, các xô chứa nước phải có nắp đậy kín Các chất tẩy rửa bồn cầu, nước lau sàn phải để đúng nơi quy định cao hơn tầm với của trẻ

*Môi trường bên ngoài lớp:

Tôi trang trí góc thiên nhiên phù hợp ngang tầm với của trẻ Tôi bố trí sắp xếp các chậu hoa ở nơi đi lại dễ dàng, để trẻ tiện chăm sóc Tôi thường xuyên kiểm tra lan can, hành lang bên ngoài lớp đảm bảo khô thoáng, an toàn tuyệt đối không

để trẻ leo trèo, trơn trượt

2.2.Biện pháp 2: Lồng ghép nội dung an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi vào các hoạt động trong ngày

Tôi đã thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục an toàn phòng tránh tai nạn

thương tích thông qua các hoạt động trong ngày như sau:

- Giờ đón trẻ: Tôi quan sát xem trẻ có mang theo vật sắc nhọn, các loại hột, hạt có kính thước nhỏ đến lớp hay không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cần loại bỏ

- Trong các giờ hoạt động học như giờ học thể dục: Tôi nhắc trẻ khi xếp hàng thì bạn bé đứng trước, bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã

Các giờ hoạt động học tạo hình tôi giáo dục trẻ không được cho bút màu (đất nặn) vào mũi, tai, miệng, không chọc bút vào mắt bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy

Thông qua các lĩnh vực khám phá xã hội ở chủ đề giao thông tôi lồng ghép giáo dục trẻ biết đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi xe máy, xe đạp an toàn, biết chấp hành một số luật lệ giao thông Tôi thường xuyên cập nhật các bộ phim hoạt hình

về chủ đề phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ xem như các tập phim: Vui cùng giao thông Bi, Bo, Ben Qua đây giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài đường, khi đi

bộ phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có người lớn dắt…

Các tiết học kỹ năng sống tôi giáo dục trẻ tránh những tai nạn đuối nước như không chơi ở khu vực có ao, hồ, sông suối, hay các vật dụng đựng nước Động viên trẻ tham gia các lớp học bơi dưới sự hướng dẫn của người lớn Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân, đối với bé gái biết bảo vệ các vùng kín

Chủ đề “Gia đình” thông qua hoạt động khám phá khoa học “Một số đồ dùng trong gia đình” tôi lồng ghép giáo dục trẻ không tự ý dùng dao, kéo, ổ cắm điện và các thiết bị điện khi không có người lớn bên cạnh

Trang 5

- Trong giờ ăn: Tôi kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn đảm bảo không bị nóng, không quá nguội lạnh, không có xương nhỏ, không bị ôi thiu… Nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ không cười đùa trong khi ăn dễ gây sặc thức ăn, không ngậm thức ăn, không cho thức ăn vào mắt, mũi, vào tai

- Trong giờ ngủ: Tôi luôn chú ý tư thế nằm ngủ của trẻ, tôi nhắc nhở trẻ không nằm sấp, không úp mặt vào gối, không đắp chăn quá đầu dễ gây ngạt thở, không ngậm đồ ăn khi ngủ…

- Trong giờ trả trẻ tôi trò chuyện với trẻ, trò chuyện với phụ huynh về những nguy cơ dễ gây tai nạn thương tích khi trẻ về nhà nhằm giúp trẻ nhớ lâu hơn những

kỹ năng cô đã dạy và giúp bố mẹ quan sát bao quát trẻ tốt hơn khi về nhà

Trong tất cả các hoạt động tôi luôn luôn cố gắng ở bên cạnh trẻ, bao quát trẻ

để loại bỏ những nguy hiểm xảy ra đối với trẻ Hằng ngày tôi nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ tôi kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, kiểm tra để bao quát sĩ số trẻ khi cho trẻ ra ngoài trời Kiểm tra để biết thân nhiệt của trẻ, tình trạng sức khỏe của trẻ Tôi bao quát hết tất cả các hoạt động nên đã loại bỏ các nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ

2.3 Biện pháp3: Giáo viên tự học tập bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về

an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non.

Là một giáo viên mầm non tôi luôn tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, từ đó loại bỏ những nguy hiểm xảy ra với trẻ Tôi tham gia các lớp tập huấn, nghiên cứu thêm tài liệu, các kênh trên trang thông tin điện tử về kiến thức, kỹ năng thực hành xử lý những tai nạn thương tích như: kỹ năng băng bó vết thương, kỹ năng xử lý khi trẻ bị sốt, bị co giật, kỹ năng

xử lý hóc dị vật cho trẻ Khi đã trang bị thật tốt cho mình những kiến thức, kỹ năng trên thì bản thân tôi nếu gặp những tai nạn không mong muốn xảy ra có thể bình tĩnh để sơ cứu ban đầu Những trường hợp trẻ có triệu chứng bất thường về sức khỏe thì kịp thời báo cho y tế nhà trường đưa đến các cơ sở y tế gần nhất

Cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi

là việc làm quan trọng nhưng không hề dễ dàng đòi hỏi phải đúng lúc, đúng yêu cầu, dễ hiểu, dễ tiếp thu chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để tích hợp, lòng ghép, giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích một cách hiệu quả nhất

2.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ trẻ hoặc người chăm sóc trẻ để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại gia đình.

Tôi thường trao đổi với phụ huynh và người chăm sóc trẻ trong các buổi đón, trả trẻ, hoặc các buổi họp phụ huynh, trên các nhóm zalo, faboock về các

Trang 6

nguy cơ gây tai nạn thương tích khi trẻ ở nhà như nguy cơ tai nạn đuối nước, tai nạn do điện giật, tai nạn bỏng nước sôi, lửa, hóc dị vật, tai nạn giao thông….để phụ huynh kịp thời nắm bắt được và có biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi trẻ ở gia đình

Qua đây cha mẹ trẻ cũng như người chăm sóc trẻ nhận thức đúng đắn những nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất chính

là sự quan tâm, chú ý, quan sát của người lớn khi trông trẻ, người lớn luôn phải nhớ rằng “tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu” Chỉ một phút thiếu tập trung, có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ

PHẦN III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1.Đối với trẻ:

- Trẻ có kiến thức, kỹ năng an toàn phòng tránh tai nạn thương tích

- Trẻ nhận biết những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm gây tai nạn thương tích

- Trẻ nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ

Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đạt được như sau:

Trước khi áp dụng biện pháp

Thời điểm hiện tại áp dụng biện pháp Số

lượng trẻ đạt

Tỷ lệ% Số lượng

trẻ đạt Tỷ lệ%

1 Trẻ có kiến thức, kỹ năng an toàn phòngtránh tai nạn thương tích 7/26 trẻ 26,9% 24/26 trẻ 92,3%

2

Trẻ nhận biết được những hành động

nguy hiểm, những nơi không an toàn,

những vật dụng nguy hiểm

8/26 trẻ 30,8% 24/26 trẻ 92,3%

3 Trẻ biết một số trường hợp khẩn cấp vàgọi người giúp đỡ. 6/26 trẻ 23,1% 25/26 trẻ 96,1%

2 Đối với bản thân:

Sau khi thực hành áp dụng các biện pháp trên thì tôi cũng đã nâng cao hiểu biết, có nhiều kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao và tôi không gặp bất kì tai nạn thương tích nào

3 Đối với phụ huynh:

Công tác tuyên truyền phối kết hợp với giáo viên và gia đình rất tốt Phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường đảm bảo

Trang 7

an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non và gia đình là rất cần thiết Đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một hoạt động tổng hợp đòi hỏi gia đình, nhà trường, phụ huynh, giáo viên cùng tham gia để giúp trẻ hình thành những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình

Những biên pháp này tôi muốn gửi tới mọị người một thông điệp " An toàn của trẻ là hạnh phúc của mọi nhà"

Trên đây là biện pháp đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong thời gian vừa qua Rất mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo, BGK cùng bạn bè đồng nghiệp

để đề tài của tôi được nhân rộng tới các trường bạn trên địa bàn huyện Lệ Thủy cũng như các trường bạn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Xin chân thành cảm ơn!

HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI BÁO CÁO

Nguyễn Thị Tịnh Hoàng Thị Hằng

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN LỆ NINH

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w