1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Biện pháp giáo dục
Năm xuất bản 2022-2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 36,13 KB

Nội dung

Nhưng phụ huynh đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm này đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Như chúng ta đã biết: Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là mầm xanh của thế giới mai sau Bởi vậy việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm của một ai mà của toàn xã hội Trong những năm gần đây giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được các bậc học quan tâm hàng đầu nhất là đối với bậc học mầm non Việc chăm sóc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này

Việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non từ sớm là điều vô cùng cần thiết, giúp trẻ phát triển toàn diện Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ có thể phát triển những kỹ năng cơ bản, là phương tiện giúp trẻ hội nhập, sáng tạo, chủ động và

tự tin xử lý mọi tình huống trong cuộc sống

Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên rất nhiều bậc phụ huynh cứ mãi mê công việc mà lại vô tình quên đi sự quan tâm con cái, không biết con mình cần gì và thiếu gì Phụ huynh luôn trang bị cho con đầy đủ các thiết bị như máy tính, điện thoại…và làm giúp hết mọi công việc của con nhưng lại có rất ít thời gian bên con và chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho con Nhưng phụ huynh đâu biết rằng chính những suy nghĩ

và việc làm này đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhút nhát, ỷ lại và không thể tự phục vụ bản thân luôn chờ vào sự giúp đỡ của

Trang 2

người khác Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm, nhân cách của trẻ

Là một giáo viên mầm non tôi luôn suy nghĩ tìm cách hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng sống nhất là kỹ năng tự phục vụ ngay từ nhỏ Để hình thành kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống về thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cần phải rèn cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân để trẻ có thể để chủ động và tự lập trong cuộc sống Chính vì vậy

tôi đã mạnh dạn chọn “Biện pháp giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”

2 Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp

* Mục đích:

- Nhằm giúp trẻ có được những kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày, trẻ được thực hành trải nghiệm các kĩ năng tự phục vụ bản thân như: Cất đồ dùng đúng nơi quy định, trẻ biết tự lấy, cởi, mở, mặc, áo quần giày dép.Trẻ biết tự rửa tay, lau mặt, đánh răng Trẻ biết tự cầm chổi quét nhà khi nhà bẩn, biết đi vệ sinh đúng cách, đúng nơi quy định…

- Trẻ mạnh dạn, tự tin, cởi mở, hứng thú khi tham gia các hoạt động

- Trẻ chủ động, tự giác và có ý thức giúp đỡ mọi người, có khả năng tự làm

mà không cần sự nhắc nhở của người khác

* Kết quả cần đạt của biện pháp

- Từ 92-95% trẻ được thực hành trải nghiệm và có kỹ năng tự phục vụ bản thân Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi tham gia các hoạt động tự phục vụ bản thân

Trang 3

- Từ 90% trở lên trẻ chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động tự phục vụ mà không cần giáo viên nhắc nhở.Trẻ có ý thức giúp đỡ bạn bè và người khác

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

1 Đánh giá thực trạng:

Trường mầm non tôi đang công tác là một trong những điểm trường nằm ở xã vùng giữa, là nơi có nền kinh tế trên đà phát triển, phụ huynh có điều kiện về việc nuôi dưỡng, giáo dục con em mình

Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng việc chỉ đạo giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, vì đây là nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo Lớn Trong lớp có 2 giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn (ĐHSPMN), lớp có 27 trẻ Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện biện pháp này tôi thấy có một số thuận lợi

và khó khăn sau:

Trang 5

1.1 Thuận lợi:

Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ mầm non, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào các hoạt động hằng ngày

Đa số trẻ trong lớp đều đi học từ các lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên đã có những kỹ năng cơ bản

Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có kiến thức về việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ

Phụ huynh luôn quan tâm tới việc học và chơi của con mình, biết phối hợp chặt chẽ với giáo viên của lớp trong việc giáo dục rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ được tốt hơn

1.2 Khó khăn:

Nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, thụ động, ỷ lại, không tự biết phục vụ bản thân mà thích dựa dẫm vào người khác

Bản thân tuy có kiến thức về việc giáo dục rèn luyện các kỹ năng cho trẻ song chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự phục vụ, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực

Nhiều phụ huynh còn chưa hiểu, chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ, còn nuông chiều, không cho trẻ tự phục vụ mà luôn làm thay cho trẻ nên việc tuyên truyền, phối hợp với gia đình để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

Trang 6

Để nắm rõ hơn tình hình thực tế về các kỹ năng tự phục vụ của trẻ Vì vậy vào đầu năm học tôi đã tiến hành việc khảo sát trên trẻ chất lượng với kết quả đạt được như sau:

1.3 Khảo sát thực trạng

Tiêu chí

Đạt Chưa đạt

Số lượng

% Số

lượng

%

1 Trẻ được thực hành trải nghiệm và

có kỹ năng tự phục vụ bản thân

13/27 48,1% 14/27 51,9%

2 Trẻ mạnh dạn tự tin hứng thú khi

tham gia các hoạt động tự phục vụ

bản thân

14/27 51,9% 13/27 48,1%

3 Trẻ chủ động, tự giác thực hiện các

hoạt động tự phục vụ mà không cần

giáo viên nhắc nhở

15/27 55,6% 12/27 44,4%

4 Trẻ có ý thức giúp đỡ bạn bè và

người khác

12/27 44,4% 15/27 55,6%

Qua bảng khảo sát đầu năm tôi nhận thấy một số kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn nhiều hạn chế Đứng trước những thực trạng đó tôi băn khoăn, trăn trở cần phải làm gì? Làm như thế nào để nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:

2 Các biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là môi trường tự nhiên,

xã hội thân thiện mà trẻ cần để sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an

Trang 7

toàn giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực mà không thụ động chờ vào sự giúp đỡ của người khác Tạo cơ hội cho trẻ phát triển những tiềm năng sẵn có, hình thành được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi đã thực hiện như sau:

- Xây dựng môi trường xã hội: Bản thân luôn gần gũi, yêu thương, trò chuyện với trẻ, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái cho trẻ Từ đó giúp trẻ có lòng tin để trẻ có thể chia sẽ những cảm xúc, suy nghĩ và tự tin nói ra được ý kiến của mình trước mọi người Phải luôn tôn trọng trẻ: không nên chê bai, trách mắng mà luôn động viên và khuyến khích trẻ Ngoài ra hằng ngày tôi vui vẽ cởi mở với chị em đồng nghiệp, trò chuyện trao đổi và gần gũi với phụ huynh

- Xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp cụ thể:

Nhà vệ sinh tôi chuẩn bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng vệ sinh như xô, chậu, khăn lau tay, khăn lau mặt có kí hiệu riêng từng trẻ, xà phòng… đặt ở vị trí phù hợp với trẻ, sàn nhà luôn khô ráo, sạch sẽ nhằm hình thành cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân Ở gần bể rửa tay tôi dán hình ảnh quy trình các bước rửa tay, lau mặt, đánh răng để trẻ có thể thực hiện những kỹ năng tốt hơn Ở các phòng vệ sinh, tôi dán các ký hiệu để trẻ phân biệt phòng vệ sinh giành cho bạn trai, bạn gái để trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định

VD: Trẻ thực hiện thao tác vệ sinh rửa tay

Khu vực ngoài hiên: Ở tủ để đồ dùng cá nhân, giá đựng giày dép: Tôi làm những hình ảnh về cách mở tủ, cách cởi áo, mặc áo, gập áo, cất áo, cất ba lô đúng quy định

Trong lớp học bố trí góc chơi hợp lý, sắp xếp đồ dùng đồ chơi dễ lấy, dễ cất

Trang 8

Góc thiên nhiên tôi trồng hoa, cây cảnh…để các đồ dùng dụng cụ trẻ thực hành trải nghiệm, chăm sóc và bảo vệ cây

Ở ngoài sân trường trồng các bồn hoa, cây cảnh, vườn rau…tạo lối đi thuận tiện cho trẻ, có đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ như chổi, sọt rác, các đồ chơi như xẻng, cuốc để trẻ thực hiện một số công việc vừa sức

Ví dụ: Trẻ cầm chổi quét lá rụng, xúc rác bỏ vào sọt và đúng nơi quy định

Khi xây dựng được môi trường thân thiện với trẻ làm trẻ thích thú đến trường, chủ động tham gia các hoạt động và thực hiện các kỹ năng tự phục vụ đạt hiệu quả

Biện pháp 2: Lồng ghép kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động trong ngày kết hợp sử dụng tranh ảnh, video, truyện, bài hát để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

* Lồng ghép kỹ năng tự phục vụ vào các hoạt động trong ngày:

Có thể nói trường học như là ngôi nhà thứ 2 và cô giáo là người mẹ hiền của trẻ bởi thời gian cô dành cho trẻ rất nhiều, trẻ cùng cô học tập vui chơi sinh hoạt vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô, vừa là bạn của trẻ Cô hướng dẫn cụ thể từng kỹ năng, cho trẻ thực hành luyện tập nhiều, thực hiện vào mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động tăng dần mức độ phức tạp của kỹ năng để trẻ chủ động, tự tin thực hiện khi tham gia vào hoạt động Từ đó giúp cho trẻ có được những kỹ năng tự phục vụ và giữ gìn bản thân tốt hơn Thông qua hoạt động học, giờ chơi, hoạt động ngoài trời, đón và trả trẻ Cô luôn khuyến khích, động viên trẻ

để tích cực tham gia vào hoạt động từ đó tạo cơ hội cho trẻ thực hiện những công việc tự phục vụ bản thân

* Thông qua hoạt động đón, trả trẻ:

Trang 9

Trong hoạt động đón, trả trẻ đây là cơ hội để giáo viên trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ Đồng thời cũng là lúc mà giáo viên quan sát được những hành động, kỹ năng của trẻ như: cất đồ dùng đúng nơi quy định, tự cởi, mặc và cất giày dép, tự cởi áo, mặc áo và cài cúc áo, khi ra về trẻ tự lấy đồ dùng cá nhân của mình Từ đó có thể rèn cho trẻ cũng như tuyên truyền với phụ huynh rèn thêm cho trẻ tính tự lập, không làm thay trẻ

Ví dụ: Trong giờ đón trẻ: vào đầu năm học đa số các trẻ cất đồ dùng cá nhân lên giá không đúng quy định tôi đã lại gần trẻ nhắc nhở, hướng dẫn và chỉ cho trẻ cất bỏ ba lô đúng ký hiệu ở ngăn tủ và cất dép ngay ngắn lên giá đúng nơi quy định Khi làm xong cô nhắc lại các bước để trẻ nhớ và cho trẻ làm lại

* Thông qua hoạt động học:

Lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào các lĩnh vực

giáo dục

Ví dụ: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: Hoạt động tạo hình: Xé dán hoa dây Với hoạt động này trẻ tự mình tạo ra được sản phẩm như trẻ biết tự xé, phết hồ, và dán Sau khi học xong trẻ biết thu dọn đồ dùng như giấy màu, keo mình học về các góc gọn gàng còn giấy vụn thì bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định Đây là cơ hội để tôi rèn luyện cho trẻ một số công việc tự phục vụ bản thân như: tự lấy cất đồ dùng theo quy định

Ở hoạt động phát triển ngôn ngữ khi dạy trẻ bài thơ “ Rửa tay sạch” thông qua bài thơ tích hợp dạy cho trẻ biết rửa tay khi tay bẩn

* Thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời:

Trang 10

Là một hoạt động trẻ được tự do hòa mình với thiên nhiên, với môi trường xung quanh Thông qua hoạt động ngoài trời, tôi đã cung cấp cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ

Ví dụ: Tôi hướng dẫn trẻ phải tự mình nhặt lá vàng rơi ở sân trường sau đó làm các con vật từ lá cây mà mình nhặt được, nhặt rác bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham quan vườn rau, bồn hoa trong vườn trường hướng dẫn cho trẻ cách chăm sóc cây: biết bắt sâu, nhổ cỏ, tưới nước cho cây…Từ đó trẻ sẽ thấy yêu thiên nhiên và thích thú với những việc làm của mình hơn

* Thông qua hoạt động góc:

Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi là hoạt động vừa học vừa chơi Trò chơi phân vai là hoạt động phản ánh cuộc sống của một xã hội thu nhỏ Qua trò chơi này giúp trẻ hiểu rõ và bắt chước được những công việc hằng ngày của người lớn

Ví dụ: Khi trẻ chơi trò chơi nấu ăn: Trẻ biết lựa chọn thực phẩm, sơ chế và chế biến được các món ăn Sau đó trẻ biết loại bỏ những thực phẩm thừa, không cần thiết vào thùng rác hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ

*Sử dụng tranh ảnh, video, truyện, bài hát để rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ:

Sử dụng hình ảnh, video, bài thơ, bài hát, câu chuyện hình thành cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ rất hiệu quả Qua đó giúp trẻ học được những hành vi,

kỹ năng tự phục vụ một cách tự giác, thực hiện những công việc của mình một cách tốt hơn mà không cần người khác phải nhắc nhở

Trang 11

Để thực hiện tốt biện pháp này thì giáo viên cần phải tìm tòi lựa chọn các hình ảnh, các bài hát, bài video, câu chuyện phù hợp với độ tuổi, để thu hút lôi cuốn vào các hoạt động tự phục vụ cho trẻ

Ví dụ: Để giúp trẻ tự giác trong việc đánh răng, tôi kể và cho trẻ xem video chuyện “Gấu con bị đau răng”

Qua câu chuyện này trẻ hiểu được ý nghĩa của việc đánh răng đều đặn, có ý

thức tự giác đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy Ngoài ra tôi thường xuyên cho trẻ xem những video về quy trình rửa tay lau mặt, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm để trẻ thực hiện đúng thao tác và trở nên thuần thục hơn

Chúng ta biết rằng âm nhạc không đơn giản chỉ là những giai điệu những câu

từ mà còn giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt Chính điều đó mà tôi cũng đã sử dụng

âm nhạc trong việc phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ

VD: Tôi đã sử dụng một số bản nhạc để quy định giờ cất đồ chơi, giờ rửa tay, giờ đi ngủ, giờ thức dậy Khi trẻ nghe được giai điệu của bản nhạc đó trẻ sẽ hiểu đây là thời điểm trẻ cần và phải biết bản thân mình cần làm những công việc gì khi đến những thời điểm nêu trên Như bài hát “ Khám tay” cất lên là trẻ biết rằng giờ rửa tay lau mặt đã đến

Biện pháp 3: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ.

Việc phối kết hợp với cha mẹ trẻ để rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ là

việc làm vô cùng cần thiết Để giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt thì không thể thiếu

sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của các bậc cha mẹ Bởi cha mẹ có một vai trò rất

Trang 12

quan trọng trong việc giáo dục các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, là người tạo cơ hội cho trẻ được thực hành nhiều, khuyến khích và động viên trẻ làm những công việc vừa sức như: quét nhà, nhặt rau giúp mẹ, lấy đồ dùng cá nhân của mình

Ví dụ: Khi ở nhà bố mẹ hướng dẫn trẻ làm những công việc vừa sức như: Quét nhà, nhặt rau giúp mẹ

Vậy nên tôi đã lập nhóm zalo của lớp để có thể trực tiếp trao đổi với phụ huynh tình hình học tập của trẻ hằng ngày Đồng thời hướng dẫn một số kỹ năng tự phục vụ gửi qua nhóm lớp để phụ huynh có thể chỉ dẫn trẻ thực hiện đúng khi ở nhà

Bên cạnh đó tôi còn tuyên truyền với phụ huynh nên tham gia đầy đủ các buổi họp cha mẹ trẻ do nhà trường tổ chức, tham gia một số hoạt động trải nghiệm cùng với trẻ

Ngoài ra hằng ngày vào giờ đón trả trẻ, tôi thường trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ bản thân Từ đó đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ không nên làm hộ các công việc của con mình mà nên động viên khuyến khích trẻ làm

Mặt khác, bản thân luôn làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường

để thống nhất nội dung, phương pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ và nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình Giúp trẻ được sống trong môi trường lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ thực hành, ghi nhớ những điều đã được học và hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong cuộc sống

PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w