1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm non

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹnăng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục kỹ nă

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ

TRƯỜNG MẦM NON YÊN XÁ XÃ TÂN TRIỀU

NĂNG TỰ PHỤC VỤ

MẦM NON

Tên tác giả: Nguyễn Thị Trang

Đơn vị công tác: Trường mầm non Yên Xá xã TânTriều

Trang 2

4 BP4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ 10

5 BP5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo

Giáo dục mầm non là ngành giáo dục hết sức quan trọng, đặt nền móng chosự phát triển toàn diện nhân cách trẻ Đến trường trẻ được học, được chơi, đượctiếp xúc với nhiều bạn, được sống trong tình thương của cô giáo, được khám pháthế giới bí ẩn xung quanh, biết cách sống tự lập cao Nhờ quá trình giáo dụcgiúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫmmĩ, tâm lí, tình cảm

Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, rất non nớt, rất trong sáng và rất dễ tiếpthu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài Nếu như chúng ta khôngbiết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ đúng cách thì sẽ gây khó khăn cho các bậchọc sau.

Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện những thói quen tốtcho trẻ ngay từ nhỏ Nhưng trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nềnkinh tế hiện nay thì rất nhiều các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâmđến con Và cũng không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làmthay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác phục vụ Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến trẻ lười biếng, thụ động và sẽ

Trang 3

gặp khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể Vì vậy việc giáo dụckỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự phục vụ nói riêng là vô cùng cần thiết đốivới trẻ mầm non Như ông bà xưa thường nói “ dạy trẻ từ thưở lên ba”

Nếu các con không có kĩ năng tự phục vụ bản thân, các con sẽ không thể chủđộng và tự lập trong cuộc sống hiện đại.

Nếu trẻ biết tự phục vụ bản thân , trẻ sẽ thấy quý trọng bản thân, nuôi dưỡngnhững giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ,giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trítuệ và tinh thần, từ đó sẽ xây dựng những kỹ năng sống hòa nhập với môi trườngxung quanh Ở mỗi lứa tuổi, trẻ rất cần những tác động khác nhau đến kỹ năngsống của trẻ Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chínhlà cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đờicủa trẻ.

Chính vì vậy, tôi luôn quan tâm đến những biện pháp dạy trẻ kỹ năng tự phụcvụ của trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy 3 - 4 tuổi.Theo nghiên cứuthì trẻ ở lứa tuổi này não bộ vẫn rất dễ dàng tiếp thu và thay đổi, đặc biệt làtrong những tình huống kích thích cảm xúc của bé và sau khi trẻ chơi những tròchơi đòi hỏi sự hoạt động cơ thể Vì thế những kinh nghiệm tích cực mà trẻ thuđược trong thời kỳ này rất quan trọng đối với sự phát triển kỹ năng lâu dài vàtoàn diện của trẻ Nó giúp trẻ hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, trẻ cósự chủ động trong cuộc sống sau này Là giáo viên mầm non, làm thế nào đểgiáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi đạt hiệu quả tốt nhất là vấnđề khiến bản thân tôi hết sức bản khăn trăn trở.

Qua việc tìm tòi, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹnăng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:

“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi trong trườngMầm Non” làm đề tài nghiên cứu cho bản sáng kiến kinh nghiệm của mình.

II Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 9/2022- 3/2023

III Phạm vi nghiên cứu:

Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp tôi đang phụ trách.

Trang 4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI Cơ sở lý luận:

Trẻ ở giai đoạn 3- 4 tuổi đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển củatrẻ mầm non Ở độ tuổi này , trẻ bắt đầu hình thành khả năng suy nghĩ muốn tựlập, muốn làm cái này, cái kia một mình Tính tự lập là một biểu hiện tâm lý cóảnh hưởng trực tiếp đên quá trình phát triển và hình thành các phẩm chất nhâncách cho trẻ Một số dấu hiệu bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tựkhẳng định mình xuất hiện Trẻ muốn làm một số công việc đơn giản trong sinhhoạt hằng ngày Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ không nhữngtạo cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong nhữngđiều kiện quan trọng giúp trẻ hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo làm cơ sởhình thành các kỹ năng sống cho trẻ sau này.

Là giáo viên, tôi nhận thấy việc giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng tự phục vụ bảnthân mình là rất cần thiết, tự phục vụ là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻtăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọithử thách.

Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa sự sống còn, sự phát triển và sự thànhcông của mỗi con người,giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, và tư duy làmột việc làm vô cùng quan trọng.

Trang 5

Khi nhắc đến dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non, nhiều người cho rằngđó là một cái gì to tát, cao siêu, nhưng thực tế dạy trẻ tự phục vụ là dạy trẻnhững thói quen sinh hoạt hàng ngày trong giao tiếp, ứng xử của trẻ đối với bảnthân và mọi người xung quanh.

Trẻ em ở lứa tuổi này thường hiếu động và mải mê vui chơi nên việc tự phụcvụ như: vệ sinh cá nhân( rửa mặt, rửa tay, xịt khuẩn) mang lại hiệu quả đáng kểtrong việc phòng các bệnh cảm cúm và dịch tay chân miệng cho bản thân trẻcũng như hạn chế lây lan cho người khác Khi tôi dạy trẻ rằng: Con hãy lau mặtcho sạch, trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, đó là hành động, nhưng để hànhđộng đó trở thành kỹ năng thì cần phải có một quá trình giáo dục, Hành độngcủa trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy tay bẩn trẻ đi rửa, mặt bẩn trẻ đi lau mặt,ăn cơm xong đi đánh răng… chứ không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ýthức.

Như vậy: Bên cạnh việc dạy trẻ các hành động vệ sinh cá nhân: Rửa tay, laumặt, chải đầu tóc, gấp quần áo hay nói chung là giữ vệ sinh cá nhân… chúng tacần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó, và trẻ thực hiện các hành động đó vìý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năngsống của trẻ được hình thành và theo trẻ suốt cuộc đời Khi hiểu được bản chấtcủa việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: “Đưa hành động vào trong ý thức” thì việcdạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trở nên đơn giản Từ đó hình thành cho trẻ thóiquen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sốngthoải mái về thể chất và tinh thần - sống khỏe mạnh.

II Cơ sở thực tiễn:

1 Thuận lợi và khó khăn

Lớp còn đông, nhiều trẻ mới bắt đầu đi học nên chưa có nề nếp.

Trẻ còn bị ảnh hưởng do cuộc sống hiện đại như: internet, tivi, các trò chơiđiện tử,…

Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, thường làm giúp trẻ nên khảnăng tự phục vụ của trẻ trong hoạt động vệ sinh còn hạn chế.

Dựa trên những cơ sở thực tế, những thuận lợi, khó khăn đã nêu, bản thân

tôisau khi tìm tòi, nghiên cứu tôi mạnh dạn đưara:“Một số biện pháp giáo dục

Trang 6

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trường mầm non ” bằng các biện pháp

Biện pháp 1: Lập kế hoạch thực hiện rèn trẻ các kỹ năng trong 1 năm họcBiện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày.Biện pháp 3: Lồng ghép một số bài thơ khi dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻBiện pháp 4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ

Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹ năng

5 Cách sử dụng bát, thìa cốc đúngcách

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch rèn trẻ các kỹ năng trong 1 năm học

Đối với trẻ 3-4 tuổi thì nhận thức của trẻ còn hạn chế Vì vậy để trẻ hiểu rõhơn và để dễ đánh giá kết quả của trẻ Tôi đã định ra các kế hoạch và lồng ghépvào các hoạt động trong ngày theo từng tháng như sau:

Trang 7

TTKỹ năng

3 Cách lấy dép và đi dépx

4 Cách cất đồ dùng, đồ chơiđúng nơi quy đinh.

5 Cách sử dụng bát, thìa cốcđúng cách

2 Biệnpháp 2:Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày:

Việc đưa kỹ năng tự phục vụ thông qua các hoạt động hàng ngày giúp trẻ có thể làmnhững kỹ năng đó ở mọi lúc, mọi nơi

Đón trẻ: Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của mình khi trẻ đến lớp,

những ngày đầu năm học tôi hướng dẫn trẻ cách bỏ dép lên giá, nhận biết ngăntủ đựng đồ dùng cá nhân của mình qua ký hiệu riêng cho từng trẻ ; Khi trẻ quendần với các hoạt động, cô yêu cầu trẻ thực hiện, sau một thời gian thực hành vớisự giám sát của cô trẻ lớp tôi khi đến lớp, một số trẻ đã có thể tự cất và biết tháogiày dép và sắp xếp gọn gàng lên giá, biết cất đồ dùng vào ngăn tủ quy định.

( Hình ảnh 1, 2)

Hoạt động thể dục sáng: Dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ biết ra sân xếp hàng

tập thể dục Trẻ biết lấy và cất dụng cụ thể dục như gậy và vòng vào rổ.( Hìnhảnh 3, 4, 5)

Trong hoạt động học: Cũng như các hoạt động khác, hoạt động học cũng

góp phần rèn kỹ năng tự phục vụ một cách hiệu quả Trước đây trước khi vào

Trang 8

dạy một hoạt động nào đó thì giáo viên là người chuẩn bị và bày sẵn trước mặttrẻ các loại đồ dùng, trẻ chỉ việc lấy đồ dùng đó và học, điều này dẫn đến trẻ thụđộng không đáp ứng yêu cầu rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Với tôi khi cho trẻtham gia hoạt động tôi thường cho trẻ tham gia chuẩn bị học liệu cùng cô, khi đãchuẩn bị xong tôi để theo nhóm và trẻ tự đi lấy đồ dùng của mình, khi hoạt độngxong trẻ tự đi cất đồ dùng của mình vào đúng nới quy định, khi trẻ tham gia hoạtđộng này tôi luôn sát sao với trẻ, với những trẻ làm tốt tôi nêu gương để các bạnnoi theo, với những trẻ yếu, những trẻ chưa thực hiện được, tôi có thể giúp đỡ,nhằm giúp trẻ ý thức tự lập và rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

( Hình ảnh 6,7,8,9,10 )

Trong hoạt động chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất

giữ vai trò chủ đạo của trẻ mẫu giáo Thông qua chơi trẻ được thực hành trảinghiệm, tự lựa chọn làm các công việc trẻ thích trong thực tế không bị gò bó ápđặt mà lại gây được hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động Bởi nó đápứng được nhu cầu của trẻ, trẻ tự được sáng tạo Trong giờ chơi giáo viên cho trẻbiết sử dụng những đồ dùng sinh hoạt một cách gọn gàng khéo léo Cô cho trẻ tựlấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắpđúng nơi quy định Việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp trẻ hìnhthành khả năng mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để phát triển kỹ năng tự

phục vụ cho trẻ sau này.( Hình ảnh 11,12 )

Khi chơi tại các góc: Với hoạt động này tôi là người trò chuyện gợi ý cho

trẻ vào các góc chơi, để từ đó trẻ biết về các góc chơi của mình biết lấy đồ dùngđồ chơi cần thiết để chơi và khi chơi xong biết cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng,ngăn nắp Cô giáo là người hướng dẫn động viên khen ngợi trẻ kịp thời để trẻphát huy được tính tự giác và rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ một cách hiệu quả.

( Hình ảnh 13,14,15,16 )

Trong hoạt động ăn: Giờ ăn của trẻ nhiều phụ huynh cho rằng làm sao cho

trẻ ăn nhanh, ăn xong là được, điều này không đúng với nội dung giáo dục trẻmầm non, bản thân tôi rất coi trọng giờ ăn của trẻ bởi giờ ăn là một trong nhữnghoạt động tạo thói quen trong ăn uống, đây là lúc trẻ thực hiện hành vi văn minhnhiều nhất Trước giờ ăn tôi hướng dẫn và chuẩn bị giờ ăn cùng trẻ, kê bàn , lấykhăn, đến giờ ăn đối với những bữa ăn thường tôi chia cơm và cho trẻ lên chiacơm cho bạn, đối với những bữa ăn “gia đình” tôi cho trẻ tự lấy cơm, lấy thức ăndưới sự giám sát của cô, với hình thức này giáo dục cho trẻ tính tự phục vụ vàđoàn kết trong giờ ăn Trong khi ăn tôi rèn cho trẻ thói quen tự xúc ăn hết suất,biết xin thêm cơm khi muốn ăn nữa, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn rabàn Khi ăn xong trẻ biết tự cất bát, thìa, biết tự cất ghế gọn gàng, biết rửa tay,lau mặt sạch sẽ, biết lấy nước uống ,biết đi vệ sinh, biết lấy gối, chăn và về chỗ

ngủ của mình.( Hình ảnh 17,18,19,20,21,22 )

Trong hoạt động ngủ, vệ sinh: Trước khi đi ngủ, trẻ biết đi vệ sinh, giúp cô

kê vạt giường, cất vạt giường, cất gối gọn gàng đúng nơi quy định.

( Hình ảnh 23,24,25,26 ).

Trong hoạt động chiều: Dạy kỹ năng tự phục thông qua hoạt động học

chiều: Giờ giáo dục kỹ năng sống.

Trang 9

Tôi cho trẻ xem băng hình giáo dục các kỹ năng tự phục vụ hoặc giáo viênsẽ làm thao tác mẫu cho trẻ xem sau đó cho trẻ thự hiện cùng cô.

Việc rèn trẻ các kỹ năng tự phục vụ trong các hoạt động trong ngày như vậy,tôi thấy trẻ lớp tôi đã có thói quen, nề nếp trong việc tự phục vụ của bản thân, trẻcó ý thức tự lập hơn trong những công việc đơn giản, phù hợp với khả năng củatrẻ, từ đó hình thành kỹ năng tự phục vụ.

Ngoài ra vào hoạt động chiều tôi thường cho trẻ thực hành trải nghiệm, rènkỹ năng thực tế như rèn kỹ năng đi tất, mặc áo, kỹ năng đi vệ sinh đúng nơi quyđịnh…, thông các các bài thơ, bài hát, câu chuyện trong các hoạt động chiềunhư: Bé ơi, anh tý sún, Mèo con học chải răng, gấu con bị đau răng tôi đều đưanội dung giáo dục ý thức tự phục vụ cho trẻ.

Hay khi dạy kỹ năng rửa tay có rất nhiều kỹ năng khó và các bước Trẻ rấtkhó nhớ Thậm chí khi thực hiện trẻ sẽ sợ và làm không đứng yêu cầu kỹ năngcần đặt ra Vì vậy, để cho trẻ nhớ tôi sẽ vừa cho trẻ đọc bài thơ “ Rửa tay” và trẻthực hiện.

Và khi dạy kỹ năng lau mặt tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Bé tập rửa mặt”

Tiếp khi dạy đến kỹ năng xử lý khi ho tôi cũng tự sáng tác bài thơ “Cô dạy

bé” để cho trẻ dễ nhớ.

Nhờ có việc dậy trẻ kỹ năng tự phục vụ thông qua các bài thơ nên trẻ rấtnhớ, và thực hiện khá tốt các kỹ năng được học.

4 Biện pháp 4: Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ

Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãitừng thao tác một Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sangthao tác khác Tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc…hoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích chứ tôi không ép buộc phải tự lập đồngbộ.

Tôi cố gắng không tỏ ra sốt ruột khi trẻ thất bại nhiều lần bởi như vậy sẽgây áp lực và khiến trẻ mất hết tự tin Tùy vào khả năng của trẻ để rèn giũa,nhanh chậm không quan trọng mà vấn đề là trẻ làm được gì.

Tôi cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành kĩ năng,tạo cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn Ví dụ: Đối với trẻxúc ăn chưa thạo Ban đầu tôi chấp nhận việc cơm sẽ rơi vãi ra bàn, ra lớp Đểbé tự làm rồi quan sát để biết vướng mắc chỗ nào rồichỉ dẫn bé cách làm đúng.

( Hình ảnh 30, 19)

5 Biện pháp 5:Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ:

Trang 10

Tôi thường trò chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ,tính cách trẻ và đăc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ Dần dần tôi giúpphụ huynh hiểu được rằng việc để con tự phục vụ, không quá bao bọc, haykhông có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho consau này.Việc để cho con tự phục vụ bản thân của các bậc phụ huynh không chỉgiúp cho các bé tự tin, thể hiện bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với mọi khókhăn, thử thách trong cuộc sống mà còn giúp các bé trưởng thành hơn.

Thực tế, không phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngoài và mặc kệcon, mà luôn để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể nhưngđồng thời cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con cóthể bước đầu tự lập, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng vẫn không bị lệthuộc cha mẹ.Tôi cũng gợi ý cho phụ huynh một số giải pháp rèn kỹ năng tựphục vụ cho trẻ ở nhà:

Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bôi bẩn lung tung, thì trảimột tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng nhựa,được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm cũng luôncắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.

Trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn lau bàn và một chiếc lau tay để trẻ có thêhọc theo người lớn tự vệ sinh cho sạch Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì sẽthiết kế một chiếc ghế để con trèo lên Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thìsẽ thiết kế những loại khoá kéo hoặc cúc bấm đơn giản để con có thể tự mặcquần áo.

Về giày dép, luôn có một hình ngôi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để conbiết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân Ở nhà muốn con biết tự cất đồchơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơiđược phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.

Phụ huynh cần phải gần gũi trò chuyện với trẻ, là một bạn chơi của trẻ, hướngdẫn cho trẻ biết các kỹ năng đơn giản thông qua các trò chơi Hướng dẫn trẻ phụgiúp một số việc phù hợp: Gấp quần áo giúp mẹ, khi gấp quần áo cho trẻ cài cúcáo, quần, kéo xéc; xếp đồ chơi sau khi chơi xong; lau dọn bàn ghế, với hoạtđộng này giúp cho trẻ có các kỹ năng tự phục vụ và phát triển các kỹ năng vậnđộng (các cơ bàn tay, ngón tay…), hình thành các thói quen ngăn nắp gọn gàngvà giúp trẻ phát triển nhận thức

Trong sinh hoạt hằng ngày ở gia đình làm sao để trẻ có nề nếp thói quen tự giácthì phụ huynh cần phải chú ý giáo dục cho trẻ các kỹ năng trong vệ sinh, ăn,ngủ: Giờ ăn phụ huynh lên cho trẻ tự xúc ăn, ăn xong nhắc trẻ cất đồ dùng, đisúc miệng, đánh răng; Vệ sinh trước khi ăn, sau khi ăn; Vệ sinh trước khi đi ngủvà sau khi ngủ dậy, phụ huynh không nên làm hộ trẻ, nếu làm hộ trẻ tạo cho trẻthói quen ỉ lại, không biết tự phục vụ, vụng về, chậm chạp trong các hoạt động.

Hướng dẫn và rèn luyện trẻ kĩ năng rửa tay, thói quen rửa tay trước khi ăn.(Hìnhảnh 17)

IV KẾT QUẢ :

Đối với hoạt động giáo dục:

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w