Thêm vào đó mục tiêu cần đạt ở độ tuổi 3 - 4 tuổi đòi hỏi mỗi cá nhân trẻ biết phải biết giao tiếp lịch sự lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi, biết cách xưng hô phù hợp với vai
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Hoạt động vui chơi ở các góc là một trong những hoạt động quan trọng trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, ở hoạt động này trẻ được đóng vai là một thành viên trong xã hội, là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm Thông qua đó trẻ được rèn luyện trí nhớ, óc quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, khả năng bắt chước Cũng qua hoạt động chơi trẻ được tự do thể hiện mình điều đó giúp phát triển ở trẻ khả năng mạnh dạn, tự tin, chủ động Từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ nãng xã hội
Lester và Russell đã nói rằng: “Vui chơi hỗ trợ cho sự phát triển kỹ năng tư duy và hiểu biết của trẻ Bằng những trải nghiệm khi vui chơi, trẻ biết kết hợp giữa cảm xúc và tư duy từ đó thúc đẩy bộ não hoạt động”
Để chơi được tốt, có sự giao lưu giữa các góc chơi thì không thể thiếu được
đó là kỹ năng giao tiếp với bạn bè (trực tiếp) hay giao tiếp với đồ chơi (gián tiếp) Nhưng không phải giờ vui chơi nào trẻ cũng hứng thú và tích cực như mong đợi, trẻ còn thụ động chưa tích cực giao tiếp với nhau, cách giao tiếp cũng đơn lẻ, chủ quan, chưa thật sự gắn liền với cuộc sống thực, thêm vào đó độ tuổi trẻ lên 3 có đặc điểm tâm - sinh - lý thật sự khác biệt với các độ tuổi khác mà những người làm cha, làm mẹ, nhất là cô giáo mầm non nuôi dạy các con qua nhiều năm đều biết được đó là: “Khủng hoảng trẻ lên 3” trẻ thích làm theo ý của mình, chơi theo cách riêng, hành động và lời nói không thể áp đặt trẻ Thêm vào đó mục tiêu cần đạt ở độ tuổi 3 - 4 tuổi đòi hỏi mỗi cá nhân trẻ biết phải biết giao tiếp lịch sự lễ phép với người lớn, biết cảm ơn, xin lỗi, biết cách xưng hô phù hợp với vai chơi như: Cô bán hàng, người mua hàng, đóng làm bố, mẹ, con, làm bác sĩ, bác xây dựng, làm cô giáo….Nhưng không phải ngày 1 ngày 2 để đạt được điều đó, cần
cả sự kiên trì, nỗ lực của giáo viên, cô giáo có tâm, có tầm và có mục tiêu đặt ra cho từng năm học với những giải pháp sáng tạo mới, sát thực, có hiệu quả Bởi
Trang 2thế, năm học này được phân công dạy lớp 3 tuổi tôi đã lựa chọn, nghiên cứu đề
tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi ở các góc cho trẻ
3 - 4 tuổi trong trường mầm non” để giải quyết những vấn đề nêu trên
2 Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui
chơi ở các góc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non”
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Giáo viên – Phùng Khánh Hương
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Với sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi
góc cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” được đưa vào áp dụng trong lĩnh
vực phát triển thẩm mỹ dành cho trẻ mầm non 3 - 4 tuổi
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày sáng kiến được áp dụng thử là ngày 06/9/2023
7 Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1 Cơ sở lý luận (Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp)
Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: “ Hoạt động vui chơi mà trung tâm
là trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Từ đó thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết
Trang 3định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo”
Trò chơi đóng vai còn gọi là trò chơi giả bộ, mô phỏng những sự việc diễn
ra trong cuộc sống Đây là một hoạt động vui chơi chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non, góp phần giải quyết nhu cầu bắt trước người lớn
Khi trẻ chơi đóng vai, trẻ sẽ tự tìm tòi cách dùng từ, cấu trúc câu cũng như các kỹ năng giao tiếp bằng lời khác cho phù hợp với vai đã chọn Do đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Khi chơi trẻ là người khởi xướng (Trẻ lựa chọn vai chơi và hành động chơi của mình)
Trẻ chơi một cách tự nguyện (Trẻ muốn tham gia mà không cần người lớn phải động viên, khích lệ)
Khi chơi trẻ thường xuyên có sự liên tưởng giữa thực tiễn và tưởng tượng,
ví dụ như trẻ chơi trò chơi bệnh viện, trẻ sẽ mang kiến thức về bệnh viện ra chơi (đây là thực tiễn) và trẻ có thể đóng vai bác sĩ hay bệnh nhân (đây là tưởng tượng) Trong khi chơi trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định, bởi vì khi chơi trẻ phải tập trung vào vai chơi và nội dung của chủ đề chơi Nếu trẻ không chú ý và không nhớ được điều kiện của trò chơi thì trẻ sẽ chơi theo
cá nhân mình mà không có sự kết hợp hợp tác qua lại với bạn cùng chơi chính vì thế mà không được bạn cùng chơi chấp nhận Cho nên để buổi chơi được thành công buộc trẻ phải tập trung chú ý ghi nhớ và biết liên kết với các bạn chơi cũng như các nhóm chơi khác
Khác với các bộ môn học khác trong hoạt động vui chơi của trẻ là trẻ học thông qua mô phỏng lại cuộc sống của con người, mô phỏng lại những mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội Trong khi chơi, trẻ có thể dùng đồ vật thật thay thế tượng trưng cho vật thật việc thật Trẻ nhận đóng các vai khác nhau (nhập vai chơi khác nhau), cũng từ đó mà trẻ giao tiếp với nhau thông qua đồ chơi, qua ánh mắt, cử chỉ, hành động thể hiện cuộc sống thực ở ngoài đời Khi tình huống chơi xảy ra đòi hỏi mọi trẻ tham gia vào trò chơi phải biết cách giao tiếp
Trang 4bằng ngôn ngữ nhất định Nếu trẻ không diễn đạt được mạch lạc nguyện vọng, ý kiến của mình lúc này giáo viên sẽ là người khơi gợi đưa ra hướng giải quyết phù hợp
Chính vì thế mà thông qua giờ hoạt động vui chơi góc giáo viên phải là người giúp trẻ thể hiện được mình qua việc nhập vai chơi và thể hiện kỹ năng chơi với
đồ chơi, kỹ năng giao tiếp với bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh, trong quá trình chơi trẻ còn thụ động chưa tích cực giao tiếp với nhau vì thế giáo viên phải là người trung gian kích thích trẻ giao tiếp và nhập vai chơi cùng trẻ qua đó uốn nắn kịp thời kỹ năng chơi cho trẻ Hoạt động này đòi hỏi giáo viên phải sát sao hơn với tất cả các trẻ, chú ý đến mọi cử chỉ, hành động, thái độ và ngôn ngữ giao tiếp của trẻ, luôn tuyên dương, khen thưởng và sửa sai cho trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và ngôn ngữ chưa đúng mực với trẻ khác
7.1.2 Cơ sở thực tiễn (Thực trạng của vấn đề nghiên cứu)
Tiến trình tổ chức hoạt động đầy đủ các bước cơ bản nhưng chưa có sự đổi mới, linh hoạt, sáng tạo làm cho trẻ nhàm chán vì cách tổ chức còn mang tính qua loa, chưa kích thích được sự mạnh dạn tư tin giao tiếp của trẻ trong các nhóm chơi
Môi trường hoạt động và đồ dùng trực quan chưa phong phú đa dạng, chưa thu hút trẻ vào hoạt động góc một cách tích cực, sáng tạo
Việc nắm bắt những nhu cầu, sở thích, thói quen của trẻ trong độ tuổi cũng như từng cá nhân trẻ còn hạn chế Chưa hiểu được trẻ cần gì? Thích gì? Muốn đạt được gì?
Các tình huống đưa ra chưa giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong khi chơi, trẻ chơi chưa có sự giao lưu giữa các bạn trong nhóm nhất là giao lưu giữa các góc chơi
Trẻ chơi với đồ chơi còn quăng ném, vứt đồ chơi, chưa biết cùng cô thu dọn
đồ dùng đồ chõi vào đúng nõi quy định
Đồ dùng đồ chơi trong lớp tuy nhiều nhưng đa số là đồ dùng mua sẵn
Trang 5Xác định mục đích yêu cầu, đưa ra các dự kiến về đồ dùng đồ chơi, không gian tổ chức trò chơi để kích thích trẻ giao tiếp và hứng thú khi tham gia vào vai chơi
Thường xuyên hướng dẫn, quan sát trẻ chơi để đưa ta các điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng giao tiếp và sử dụng đồ dùng đồ chơi khác nhau
Về phía trẻ ta không thể bắt trẻ đều có ngôn ngữ như nhau, mỗi trẻ đều có khả năng nói lên ý kiến của cá nhân, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp Nhưng cũng cần có sự phối hợp với giáo viên một cách ăn ý, tích cực tham gia vào các hoạt động, nhất là hoạt động phát triển ngôn ngữ trong giờ vui chơi, chơi với bạn, trò chuyện với bạn, với cô giáo bằng ngôn ngữ của vai chơi Đó là sự thành công bước đầu để đi đến các bước tiếp theo đúng với mục đích đặt ra của để tài
Về phía nhà trường, luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho giáo viên về cơ
sở vật chất để thực hiện đề tài, tạo động lực cho giáo viên thỏa mãn nhu cầu, mong muốn tốt đẹp với trẻ, xây dựng môi trường nhà trường như gia đình lớn
Phụ huynh việc tham gia của phụ huynh đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phối kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ ở trường và ở nhà qua đó sẽ giúp cho giáo viên chủ động hơn việc cung cấp đồ chơi mới tự làm cho trẻ, bời vì đồ chơi tạo nguốn hứng thú cho trẻ và tự đó phụ huynh sẽ thấy được ý nghĩa của hoạt động vui chơi cho trẻ là như thế nào
7.1.3 Các giải pháp khắc phục
Từ những thực trạng nêu trên và dựa vào những cơ sở tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo độ tuổi 3 - 4 tuổi tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó và hơn hết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi góc Một số giải pháp đó là:
Giải pháp 1: Nghiên cứu, tìm tòi cách làm đồ dùng, đồ chơi trong các góc chơi
Làm đồ dùng đồ chơi mục đích là cung cấp thêm cho trẻ những đồ chơi làm
từ các nguyên vật liệu mở, để bổ sung vào góc chơi, thay thế những đồ chơi cũ
Trang 6giúp trẻ hứng thú hơn, như vậy việc làm đồ chơi tự tạo sẽ luôn là nhiệm vụ quan trọng giúp cho góc chơi của trẻ thêm hấp dẫn và qua đó trẻ sẽ càng có hứng thú tham gia hoạt động góc
a Cô làm đồ dùng đồ chơi
Làm đồ dùng đồ chơi tuy không khó nhưng biết cách làm và làm sáng tạo
đồ dùng đồ chơi đó mới là điều quan trọng, chính vì vậy việc lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi là việc làm ngay từ đầu năm học giáo viên phải làm vì khi có kế hoạch làm đồ dùng sẽ giúp cho việc tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi được thuận lợi hơn, trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ yêu cầu giáo viên lên lớp phải có đồ dùng dạy học chính vì thế tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ đề, khi đến chủ đề nào tôi sẽ làm đồ dùng đồ chơi để bổ sung cho chủ đề đó
Làm đồ dùng đồ chơi giúp cho trẻ được chơi với những đồ chơi tự làm gần gũi với thiên nhiên qua đó giúp giáo viên và trẻ ý thức được đồ dùng đồ chơi rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ vì thông qua đồ dùng, đồ chơi trẻ phát huy tốt
kỹ năng chơi với đồ chơi, phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc sử dụng đồ chơi và khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ hoàn thiện, phát triển về mọi mặt
Để làm ra được các đồ dùng đồ chơi khác nhau thì giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi lựa chọn các nguyên vật liệu phế phẩm, phế liệu dễ kiếm, rẻ tiền, không sắc nhọn, đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn khi sử dụng và có độ bền cao để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, giáo viên cần tạo mối quan hệ gần gũi mật thiết giữa gia đình và nhà trường thông qua việc tuyên truyền sự đóng góp ủng hộ của các bậc phụ huynh
Việc tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng sẽ giúp giáo viên tiết kiệm kinh phí mua đồ dùng đồ chơi qua đó rèn cho trẻ biết tiết kiệm giữ gìn đồ dùng đồ chơi và giúp phụ huynh nâng cao nhận thức trong việc ủng hộ và làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các con học tập và vui chơi
Trang 7Ví dụ: Với chủ đề trường Mầm non (Góc xây dựng) tôi đã lên kế hoạch làm những ngôi nhà cao thấp khác nhau, các loại đồ chơi bập bênh, đu quay, cầu trượt, nhà bóng, các loại mũ âm nhạc, lô tô về đồ chơi trong trường mầm non
* Ví dụ: Góc học tập, sách truyện
Làm bảng học toán từ bìa cát tông, cắt các hình học bằng sốp, các mẩu gỗ, khâu các con rối bằng vải nhồi bông dùng cho trẻ khi đóng kịch, kể chuyện
b Cô hướng dẫn trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi
Đối với trẻ mẫu giáo nói đến việc trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi thì chúng ta nghĩ chỉ có trẻ lớn mới có thể tự làm đồ chơi được Nhưng đối với trẻ 3 - 4 tuổi lớp tôi, tôi đã hướng dẫn để trẻ tự làm ra các đồ chơi đơn giản gần gũi để trẻ chơi, khi trẻ tự làm ra dù nhỏ bé nhưng đều rất đáng chân trọng hơn thế nữa những sản phẩm ấy còn là đồ dùng đồ học tập rất cần thiết của trẻ
Ví dụ: Khi cho trẻ làm cái quạt bằng giấy tôi hướng dẫn các con theo các bước: Chuẩn bị: Bàn, giấy màu, hồ dán, que đè lưỡi
Tiến hành:
Bước 1: Gấp theo chiều dài tờ giấy ước lượng khoảng 1cm sau đó lật lại để gấp, cư như vậy hướng dẫn trẻ gấp cho đến hết chiều dài tờ giấy
Bước 2: Gấp đôi chiều dài tờ giấy để tạo thành cái quạt
Bước 3: Lấy hồ dán 2 mép giấy ở giữa quạt lại với nhau
Tương tự cô cho trẻ sáng tạo với chiếc quạt tròn có cán bằng que đè lưỡi Với sản phẩm là chiếc quạt trẻ làm ra có thể sử dụng để quạt và để dán trang trí ở các góc, để bán hàng hay ở góc học tập cho trẻ nhận biết đếm và so sánh số lượng ít nhiều qua đó trẻ được giao tiếp với nhau và trao đổi mua bán thông qua
đồ chơi mà trẻ tự làm ra được Các bạn nhỏ lớp tôi đã làm cái quạt như các bước
cô hướng dẫn và đã rất thành công
Tất cả những sản phẩm tự tạo đều mang lại kết qủa rất khích lệ, trẻ không chỉ tham gia vào quá trình chơi mà trẻ còn trân trọng những việc cô giáo đã làm, biết được mỗi sản phẩm đồ chơi của cô giáo và trẻ làm ra là cả một sự cố gắng, với mong muốn cho trẻ có một môi trường vui chơi tốt nhất Qua đó trẻ càng biết
Trang 8yêu quý và giữ gìn đồ chơi Việc tạo ra những đồ chơi mới sẽ làm cho trẻ luôn vui
vẻ phấn khởi và hứng thú tích cực hơn khi trẻ tham gia chơi tại góc
Giải pháp 2: Sắp xếp bố trí không gian các góc chơi khoa học, hấp dẫn
Việc sắp xếp bố trí không gian các góc chơi khoa học, hấp dẫn là việc làm rất cần thiết đối với mỗi giáo viên khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ Bởi vì không gian của các góc chơi là những khu hoạt động tương đối độc lập ở đó trẻ được tự
do trải nghiệm, tích cực khám phá được hòa mình vào thế giới của các góc chõi
và đó cũng là nõi trẻ nảy sinh nhu cầu giao lýu với các nhóm khác
Với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi không chỉ sắp xếp bố trí không gian lớp học khoa học cho trẻ hoạt động, mà tôi còn mang đến cho trẻ một không gian lớp học mới lạ nhất mà trẻ là “Trung tâm” nhất Tôi đã tận dụng một khoảng không gian của lớp để sắp xếp cho trẻ một sân khấu thu nhỏ làm góc âm nhạc, sân khấu được trang trí với những chi tiết lấp lánh, ánh đèn sáng hấp dẫn mới lạ với trẻ và trẻ cảm thấy vui thích
Hỉnh ảnh sân khấu trang trí tại lớp
Giữa các góc chơi có ranh giới và lối đi rộng thuận tiện, góc ồn ào xa góc yên tĩnh để tạo không gian riêng nhằm kích thích trẻ chơi và thể hiện tương lai của một xã hội thu nhỏ của chính trẻ sau này
Ví dụ: Góc bán hàng ở chủ đề gia đình tôi bố trí xa góc xây dựng để trẻ có khoảng không gian đi mua bán, nhưng lại gần góc nấu ăn để trẻ đóng vai đầu bếp
có thể dễ dàng nhìn thấy cửa hàng hôm nay có bán thứ gì và định hình sẽ chế biến món ãn phù hợp…
Trang trí các góc chơi đẹp mắt, sinh động, đặt tên góc sao cho trẻ dễ hiểu gần gũi nhưng rất hấp dẫn với trẻ và đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ an toàn, tạo điều kiện để hình thành những hành vi đúng cho trẻ đối với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu tranh ảnh và sản phẩm do cô và trẻ tự làm trong quá trình triển khai các hoạt động chơi trong chủ
đề như: hột hạt, đá sỏi
Trang 9Khi trang trí tôi treo các bức tranh, biểu bảng, hình ảnh ngang tầm mắt trẻ, phối hợp màu sắc hài hòa không quá rực rỡ
Dán nhãn các khu vực hoạt động, các đồ dùng, đồ chơi bằng chữ viết và hình ảnh dễ hiểu
Các hình ảnh tôi không vẽ cố định trên tường mà tôi cắt và dán bằng giấy, sốp, các loại lá cây hột hạt để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn đặc biệt là khi trang trí tôi không trang trí quá nhiều, không che khuất cửa sổ
Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm tôi sắp xếp bày biện đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở các góc thuận tiện cho trẻ dễ lấy, dễ cất dễ sử dụng tôi cũng đã tận dụng mặt sau các giá đựng để gắn các đồ chơi do trẻ và cô tự làm ra
Thông qua việc cho trẻ chọn góc chơi phù hợp sẽ giúp cho giáo viên nắm bắt được tâm lý, khả năng giao tiếp, cũng như ngôn ngữ của từng trẻ và sau mỗi chủ đề chơi tôi đều bổ sung đồ dùng đồ chơi, thay đổi cách bố trí sắp xếp các góc chơi khoa học để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ và phù hợp với chủ đề
Giải phái 3: Giáo viên thường xuyên cung cấp kiến thức và tạo cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm:
Ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động khác nhau, một trong các hoạt động mà trẻ rất thích đó là chơi đóng vai theo chủ đề ( Hoạt động góc) Qua trò chơi cái "tôi" của trẻ được hình thành, trẻ phân biệt được mình với người khác, biết vai chơi của người khác và biết hành động tương ứng với vai
chơi mà mình đảm nhận
Qua hoạt động vui chơi trẻ bộc lộ những hiểu biết và cảm nhận về đời sống xung quanh mình, giúp trẻ cảm thấy thích thú với môi trường xung quanh, trở lên gần gũi với con người trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là những đối tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày mà trẻ trẻ quan sát được Từ đó mở rộng vốn kiến thức, vốn từ và kỹ năng sống cho trẻ Vì vậy tôi thường xuyên cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm bằng hình ảnh và bằng trải nghiệm thực tế cụ thể như sau:
Cung cấp kiến thức, kỹ năng chơi và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm qua hình ảnh, video:
Hoạt động vui chơi góc tạo ra rất nhiều cơ hội cho trẻ học cách giao tiếp,
Trang 10học cách kiềm chế cảm xúc và cả thực hiện những công việc trong đời thường, có tính tượng trưng độc đáo Chính vì vậy để trẻ hiểu biết hơn về các hoạt động diễn
ra hàng ngày giúp trẻ dễ dàng nhập vai chơi hơn tôi đã tìm tòi những hình ảnh đẹp, vi deo hay và nghĩa gắn liền với cuộc sống hàng ngày để trẻ xem trước khi
tổ chức chơi
Ví dụ: Trẻ chơi đóng vai làm chú bộ đội, trẻ sẽ phải nghĩ xem chú bộ đội như thế nào công việc của chú ra sao, tôi giúp trẻ có được kiến thức đó bằng cách cho trẻ xem hình ảnh và video về hoạt động của chú bộ đội Qua đó trẻ sẽ nhập vai chơi một cách dễ dàng hơn
Hình ảnh trẻ đang quan sát vi deo về công việc của chú bộ đội
Ví dụ: Cho trẻ đóng vai bác thợ mộc
Khi chơi trẻ phải biết công việc của bác thợ mộc để nhập vai, để làm được điều đó thì giáo viên phải cung cấp kiến thức và kỹ năng chơi cho trẻ Để trẻ chơi được, tôi đã cho trẻ quan sát hình ảnh và video quay lại cộng việc của một xưởng mộc để trẻ xem Từ đó trẻ có kiến thức và kỹ năng vận dụng vào thực tế khi trẻ chơi tại các góc chơi
Hình ảnh trẻ đang quan sát vi deo về công việc của xưởng mộc
Một nhà giáo dục học người Nga đã nói “Sự phong phú của nhân cách phụ
thuộc vào sự phong phú của các mối quan hệ xã hội” Trong hoạt động vui chơi,
góc xây dựng cũng có mối quan hệ qua lại giữa các góc khác Chính vì vậy nếu giáo viên không biết tạo mối liên kết để trẻ phối kết hợp với các góc chơi khác thì góc chơi sẽ trở nên đơn điệu và nhàm chán
Để trẻ hiểu biết hơn về công việc của của các cô chú thợ xây phải làm những công việc gì và làm như thế nào ở ngoài thực tế Tôi đã cho trẻ xem hình ảnh công việc của nghề thợ xây
Hình ảnh trẻ đang quan sát video về công việc của các cô chú thợ xây
Cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thực tế:
Trang 11Tôi nhận thấy tính mới lạ luôn có sức hấp dẫn lớn nhất đối với bất cứ ai, đặc biệt là trẻ mầm non Mỗi một hoạt động trẻ đều chờ đợi sự thay đổi, sự mới mẻ từ tất cả mọi điều, hơn thế nữa hoạt động vui chơi là sự tổng hợp của mọi yếu tố Vì vậy nếu trẻ được trải nghiệm thực tế, trẻ sẽ được quan sát trực tiếp và ghi nhớ hơn rất nhiều Tuy nhiên với những khó khăn về số lượng học sinh của lớp khá đông, nhưng tôi luôn cố gắng tạo cơ hội để đưa trẻ được đi trải nghiệm thực tế:
Ví dụ: Cho trẻ chơi đóng vai chủ đề phòng khám:
Với chủ đề phòng khám thì có rất nhiều trẻ cần phải phập vào các vai chơi khác nhau: Như vai bác sĩ, vai y tá, bệnh nhân
Bác sĩ khám cho bệnh nhân thì y tá sẽ phụ giúp, làm theo các chỉ dẫn của bác
sĩ, còn bệnh nhân sẽ phục tùng các ý kiến của bác sĩ và y tá đưa ra
Vậy khi chơi các con sẽ phải làm gì? Và làm như thế nào? Lúc này giáo viên phải là người hướng dẫn các trẻ cụ thể, tỉ mỉ các thao tác, lời nói, hành động, cách dùng dụng cụ
Để trẻ hứng thú hơn, hiểu hơn và có kỹ năng chơi hơn về các vai chơi của phòng khám Thay bằng việc cô hướng dẫn tỉ mỉ thì tôi đã liên hệ với trạm y tế của thị trấn ngay gần trường học của tôi để tổ chức cho trẻ đi quan sát trải nghiệm thực tế các công việc của bác sĩ, y tá, bệnh nhân
Hình ảnh trẻ đi trải nghiệm tại trạm y tế thị trấn Yên Lạc
Ví dụ: Cho trẻ chơi đóng vai chủ đề cửa hàng thực phẩm:
Tôi liên hệ với chủ cửa hàng bách hóa ở gần trường để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thực tế sau đó trẻ sẽ về lớp chơi từ đó trẻ sẽ biết các vai chơi của mình như thế nào?
Cô bán hàng sẽ biết cách sắp xếp đồ cho gọn gàng khoa học, khi các bạn ở nhóm khác là khách đến mua hàng sẽ biết chào hỏi mặc cả mua bán ra làm sao, các thứ mua sẽ được cho vào giỏ và ra quầy tính tiền Sau khi khách hàng mua xong thì người bán sẽ phải biết nói lời cảm ơn và mời lần sau lại tới mua hàng
Ví dụ: Cho trẻ chơi đóng vai góc thực hành cuộc sống:
Tôi liên hệ với chủ của một tiệm cắt tóc ở gần cổng trường và tổ chức cho trẻ được đi trải nghiệm thực tế
Trò chơi này cũng rất thú vị để cho trẻ mầm non có thể đóng vai và thỏa sức sáng tạo, giúp trẻ nhận thức được mọi nghề nghiệp trong cuộc sống, biết yêu qúy
và trân trọng các nghề trong xã hội
Trang 12Tôi tổ chức cho trẻ đến tiệm cắt tóc để trẻ được quan sát trực tiếp các công việc của cô chú làm tóc Khi về lớp chơi tổ chuẩn bị cho trẻ một góc và các đồ dùng dụng cụ của nghề làm tóc để trẻ được thực hành
Kết thúc các chuyến đi trải nghiệm các con đã có những kiến thức bổ ích và vốn kinh nghiệm, kỹ năng về các vai chơi và tôi đã xây dựng giáo án, chuẩn bị môi trường, đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ở các góc
Với cách xây dựng và tổ chức hoạt động góc như vậy tôi nhận thấy, việc cung cấp kiến thức và tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thực tế là vô cùng cần thiết, học tập đổi mới phương pháp giáo dục trẻ bằng các hoạt động trải nghiệm
sẽ mang lại hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động vui chơi góc cho trẻ
Giải pháp 4: Xây dựng mối quan hệ chơi cho trẻ
“Trẻ lên 3 - cả nhà học nói” đó là câu nói dân gian đúc rút từ nhiều năm
kinh nghiệm nuôi dạy trẻ Hay nói cách khác để trẻ phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này thì những người chăm sóc, nuôi dạy trẻ phải nắm rõ nhu cầu, khả năng của từng trẻ để có những phương pháp phát huy tích cực ở trẻ, trẻ chủ động giao tiếp Với nhiều năm kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, với tư duy đa chiều và lòng yêu trẻ tôi muốn các con phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, tích cực, không áp đặt Bởi vậy trong giờ hoạt động góc trẻ được giao tiếp với nhau nhiều nhất, trẻ hứng
thú vì trẻ “Học bằng chơi - chơi mà học” tôi chủ động xây dụng các mối quan hệ
chơi, giải quyết tình huống chơi và tuyên dương khen thưởng trẻ một cách linh hoạt, khéo léo sẽ kích thích trẻ chơi, tôi đã thực hiện như sau:
+ Xây dựng mối quan hệ chơi giữa trẻ với trẻ: Đặc điểm của trẻ trong độ
tuổi này là thích được làm những gì mình thích, thích chơi những đồ chơi mình chọn, trò chuyện cũng muốn bắt chước người lớn Ta không ít lần bắt gặp trẻ đi dép của bố, mẹ thích tô son của mẹ và đeo dây lưng của bố…trẻ thích nói với các bạn bằng những gì trẻ hiểu, không muốn sự uốn nắn Lúc này đổi hỏi cô giáo nhập vai chơi, chơi với trẻ, sử dụng ngôn ngữ của trẻ để hướng dẫn
Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, ở góc nghệ thuật trẻ tô màu bông hoa, các
bạn đều tranh luận là tớ tô màu đẹp, tớ tô nhiều màu, tớ tô không lem ra ngoài Tôi đến bên các bạn nhỏ, nhập vai chơi và tạo cho trẻ mối quan hệ chơi bằng những câu hỏi và câu trả lời rõ ràng mạch lạc, lịch sự: Các bạn đang làm gì đấy?