1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3 4 tuổi trong trường mầm non

16 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Cho Trẻ 3-4 Tuổi Trong Trường Mầm Non
Tác giả Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Trường học Trường Mầm Non Tiên Thắng
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 22,66 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Sáng kiến giúp phụ huynh có cái nhìn mới về việc đảm bảo an toàn tuyệt đố

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phòng

chống tai nạn thương tích cho trẻ 3-4 tuổi trong

trường mầm non

- Sáng kiến giúp phụ huynh có cái nhìn mới về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, quan tâm và chú trọng việc đảm bảo an toàn cho trẻ, có kiến thức và kỹ năng khi xử lí tình huống trẻ gặp thương tích: Bỏng, ngã, hóc, đuối nước…

I Mô tả của giải pháp đã biết

1.Mô tả của giải pháp đã biết

Khi bé yêu của bạn đã ba tuổi, bé sẽ đáng yêu hơn, lém lỉnh hơn,

nhưng cũng vô cùng phức tạp, lắm đòi hỏi, nhiều yêu sách, thậm chí đôi lúc còn có những hành vi khiến bạn không thể chấp nhận được Khi nói đến tâm lý trẻ 3 tuổi, người ta thường quen với cụm từ “khủng hoảng tuổi lên ba”, bởi bé của bạn có lúc là một thiên thần đáng yêu, nhưng có lúc làm cho bạn có thể tức điên lên vì những đòi hỏi hay những phản ứng không thể ngờ được của bé

Trang 2

Để nuôi dạy con tốt, bố mẹ cần tìm hiểu những đặc trưng phát triển tâm

lý của con trong độ tuổi này, thông qua 5 lĩnh vực: nhận thức, ngôn ngữ, hoạt động chủ đạo, và ý thức bản thân

Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường

an toàn cho trẻ Phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng Phòng tránh tai nạn do ngộ độc Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong trường mầm non

2 Ưu điểm, khuyết điểm, đang áp dụng tại cơ quan đơn vị

* Ưu điểm:

Trang 3

- Cơ sở vật chất nhà trường đã được xây dựng theo tiêu chuẩn nên

cơ bản đã đạt

- Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu

cho cán bộ học sinh và giáo viên trong trường rất chú trọng tạo mọi điều kiện để công tác ý tể hoạt động tốt Có phòng y tế và nhân viên y tế, tủ thuốc được trang thiết bị y tế khá đầy đủ, công tác sơ cấp cứu ban đầu : bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc,sát,trùng…

- Nhà trường luôn làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ

- Giáo giáo viên có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề đảm bảo an toàn

cho trẻ Giáo viên luôn quan sát, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc

nhở trẻ về các hành động dễ gây ngã hoặc nguy cơ trong các tình huống xảy ra

hàng ngày

- Các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc

mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi và công tác

Trang 4

y tế

trường học

* Hạn chế:

- Nhận thức của một số giáo viên trong việc phòng tránh tai nạn thươngtích cho trẻ chưa cao

- Trong trường mầm non hầu hết là trẻ từ 18 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, nên nguycơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao

- Một số khu vực xây dựng khi thiết kế chưa phù hợp với độ tuổi như: sân

chơi nhỏ hẹp

* Đang áp dụng tại cơ quan đơn vị

- Trường mầm non Tiên Thắng đang áp dụng với mọi lứa tuổi trong trường nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ về tự bảo về mình ,phòng tránh những tai nạn gây thương tích

+ Dựa vảo khả năng nhận thức của nhóm trẻ mình đang dạy

+ Điều kiện của trường lớp, địa phương sau đó giáo dục cho phù hợp, cách thực hiện đó được tổ chức dưới dạng lồng ghép giờ học, giờ chơi, cách phòng tránh cụ thể, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động

Trang 5

II Nội dung giải pháp tác giả đề xuất.

* Giải pháp 1: Thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.

Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ

Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những

đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ.Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ

Những đồ chơi nhỏ như sâu hột hạt, đồ chơi nắp ghép, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, vào mũi Khi chơi xong cô cần nhắc nhở trẻ cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi

Trang 6

Những đồ chơi nguyên vật liệu phế thải được cô tận dụng làm đồ dùng đồ chơi, cũng được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng Ở góc hoạt động với đồ vật ngoài những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa, tôi sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề: Khâu quần áo, đan tết, ghép chữ, chơi với bóng, cài khuy, bện dây… bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải, thảm đục lỗ cho trẻ xâu

Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nến, nước lau sàn, xà phòng…khi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ

Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay, đảm bảo độ an toàn và số lượng đồ chơi trong góc chơi cho trẻ kịp thời

Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi mẫu giáo

bé và các độ tuổi khác, nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi lớp 3b2 của tôi luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy sước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ

Trang 7

*Giải pháp 2: Giáo viên luôn luôn giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

Giáo viên không nên để trẻ chơi một mình dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn nhất Trẻ lứa tuổi 3- 4 tuổi phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động

Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và… ngậm vào miệng để nếm thử Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật

Hàng ngày giáo viên đón trẻ tận tay phụ huynh, phụ huynh và giáo viên ký giao nhận trẻ, giáo viên đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan

Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát

triển của trẻ Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau, nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm

+ Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ

Trang 8

+ Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục Sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng minh họa

Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”: lồng ghép các câu hỏi Những đồ dùng nào

trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần ( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo…)

Giờ hoạt động ngoài trời: Chủ đề “Thực vật”: Giáo dục trẻ không được

leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương

+ Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm xốp để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi trượt xuống sân

+ Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay chơi các trò chơi ngoài sân trường để trẻ

có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi

Giờ ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ

nhà bếp lên còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ

Trang 9

+ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng

+ Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ

+ Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn

+ Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phối hợp với tổ nuôi, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ

Giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm

thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở

+ Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở

Trang 10

Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn

như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( sỏi, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn…) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây

dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi

+ Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ, cạnh giá đồ chơi…có thể gây chấn thương

+ Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh

Giải pháp 3: Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

*Cẩm nang xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn gây thương tích của nhà xuất bản khoa học và xã hôi

* Xây dựng trường học an toàn – Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

em Bộ Y tế, Phòng chống tai nạn thương tích 18/11/2018

Trang 11

* Một số biện pháp xây dụng trường học an toàn phòng tránh tai nạn gây thương tích cho trẻ em của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ) và một số bài tuyên truyền phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ em )

- Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức vế cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một

số tai nạn thường gặp như xặc, bỏng, gãy xương… Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địa phương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này

- Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ

- Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng, tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương…) củng cố và phát triển phòng Y tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích, phát hiện và xử lý kịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường

- Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp với ý thức tự học tự bồi dưỡng bản thân tôi đã tự nâng

Trang 12

cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biết cách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ.với các tài liệu

(Ảnh 5: Giải pháp 3: Sơ cứu ban đầu về phòng tránh gây thương tích cho

trẻ)

*Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh:

Ngoài công tác tuyên truyền trên loa đài, khẩu hiệu, tranh áp phích, tờ rơi…về công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh là một trong những biện pháp quan trọng Vì đa phần phụ huynh rất bận, nên giáo viên thường tranh thủ trao đổi vào giờ đón trả trẻ về cách phòng tránh tai nạn thương tích tại nhà như khuyến khích phụ huynh dán những cảnh báo nguy hiểm ở ổ điện, để những vật dụng gây nguy hiểm lên cao, đúng nơi quy định nhất là các

loại dao kéo, phích nước, các loại thuốc…

- Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên luôn luôn có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau đặc biệt là khi ở cùng với con chó Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy hiểm Nếu gia đình nào có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm để phòng tránh đuối nước

- Nhắc phụ huynh cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt, các loại thạch, kẹo cứng…

Trang 13

- Công tác tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích với phụ huynh là việc vừa dễ lại vừa khó, dễ vì đây là công việc hàng ngày của giáo viên, khó ở đây là giáo viên phải có những lời nói thuyết phục, biết chọn lọc những nội dung tuyên truyền thiết thực, thu hút được phụ huynh

để phụ huynh dễ hiểu và dễ thực hiện

- Biện pháp tuyên truyền kết hợp với phụ huynh tại lớp giúp giáo viên và phụ huynh hiểu nhau hơn, từ đó giúp giáo viên thuận lợi trong việc giáo dục trẻ tránh những nơi nguy hiểm, không an toàn với trẻ Giáo viên phối hợp với phụ huynh là việc làm rất cần thiết tạo cho trẻ một môi trường an toàn về sức khỏe và thân thể

II.Tính mới, tính sáng tạo.

*Tính mới, tính sáng tạo

- Tính mới

- Sáng kiến giúp phụ huynh có cái nhìn mới về việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, quan tâm và chú trọng việc đảm bảo an toàn cho trẻ, có kiến thức và kỹ năng khi xử lí tình huống trẻ gặp thương tích: Bỏng, ngã, hóc, đuối nước…

- Nhà trường tăng cường công tác, tham mưu vận động, chú trọng

tu sửa cơ sở, vật chất để trẻ khỏe mạnh, được đảm bảo an toàn cả về thể

Trang 14

chất và tinh thần, từ đó có những lớp tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên có kiến thức và kỹ năng xử lí tình huống bảo đảm an toàn cho trẻ

-Tính sáng tạo

- Thu hút được sự quan tâm và huy động các nguồn lực từ phụ huynh, cộng đồng xã hội tham gia vật chất, tinh thần và có các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ nhà trường, giáo viên và trẻ, để trẻ có môi trường học tập và vui chơi tuyệt đối an toàn

- Trẻ có kiến thức, khả năng nhận biết những đồ dùng, tình huống nguy hiểm, từ đó có khả năng xử lí và biết cách giữ gìn an toàn cho bản thân và những người xung quanh

III Khả năng áp dụng, nhân rộng

1.Khả năng Áp dụng

- Sáng kiến áp dụng tại lớp tôi,có thể các độ tuổi trong trường mầm non

- Khả năng vận dụng, thực hiện khi trẻ ở nhà dưới sự giúp đỡ và quan tâm của phụ huynh

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w