1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp chỉ đạo lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp chỉ đạo lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạtđộng cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Trang 2

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp chỉ đạo lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạtđộng cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Họ và tên: Hoàng Thị LàiChức vụ: BTCB - HTNT

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Trường Thủy

Trang 3

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

1 PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến:

Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi Đây là giaiđoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người Theo Nghịquyết TW2, khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về định hướng chiếnlược Giáo dục – Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và đề ramục tiêu giáo dục mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt đẹp nhất cả vềvật chất lẫn tinh thần một cách toàn diện Đứng trước tình hình đổi mới củađất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà,đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửanhững ảnh hưởng không nhỏ của nhiều nền văn hóa khác nhau, thì việc giữgìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa lànhiệm vụ cần và cập nhật nhất Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệkỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAMngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đápứng nhu cầu của xã hội Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người cóthể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sựthay đổi nên kinh tế đổi mới Không phải là những cách đào tạo, những bíquyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học,khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ đểchúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trườngcông nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.

Trang 4

Trong năm học 2022 – 2023, được sự quan tâm của Phòng GD&ĐTvà đặc biệt là cấp học Mầm non về việc chỉ đạo các mô hình cấp tỉnh và cấphuyện, Trường Mầm non chúng tôi được tiếp cận với phương pháp giáo dụcSTEAM Bản thân tôi là CBQL cũng được tham gia tập huấn và được đitham khảo các trường trong tỉnh và ngoài tỉnh để về triển khai kiến tập tớitoàn thể giáo viên trong trường STEAM là phương pháp học tập chủ yếudựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Giáo dục STEAMtập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học) Theo đó, Mô hìnhgiáo dục STEAM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹthuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng đượckết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việctrong thế giới công nghệ ngày nay Các kiến thức và kỹ năng này phải đượctích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết vềnguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trongcuộc sống hằng ngày Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua nhữnglời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thựclàm, thực học Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan Vì thếkhi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trungvào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻnhìn thấy và nghe thấy Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, màhãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến củahiện tượng Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếpcận ở các cấp học cao hơn Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữahàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cáchsáng tạo.

Là một CBQL, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những thay đổi trong giáodục, hàng ngày đến trường trực tiếp được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được

Trang 5

mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụngphương pháp học tập Giáo dục STEAM cho học sinh của mình giúp trẻ sángtạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trongnhững hoạt động đơn giản Với mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:

“Một số giải pháp chỉ đạo lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạtđộng cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”.

1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến:

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạolồng ghép phương pháp

STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” là đề tài

cũng ít người nghiên cứu ở độ tuổi này nên tôi mạnh dạn nghiên cứu ra nhữnggiải pháp thiết thực và có hiệu quả để giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Sáng kiến ra đời đã đưa ra được một số biện pháp lồng ghép phươngpháp steam vào các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non Giúp giáo viên cócác biện pháp mới trong giảng dạy, giúp trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm, tậpthể, nhằm kích thích tính tư duy và sáng tạo, khoa học và công nghệ, giúp trẻmạnh dạn tự tin đưa ra những thử thách cho bản thân cũng như tìm ra hướnggiải quyết tốt nhất khi trẻ thực hành trải nghiệm qua đó trẻ hứng thú, tự tin hơntrong các hoạt động ở trường Mầm non.

1.3 Phạm vi áp dụng đề tài:

Việc thực hiện đề tài này có lẽ là lần đầu tôi nghiên cứu, đã tìm đượccác giải pháp tối ưu và mang lại kết quả thiết thực trong công tác dạy họcgóp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ Tuynhiên, thực tế cho thấy điều kiện mỗi trường mỗi khác, mỗi độ tuổi mỗikhác Vì vậy, đề tài của tôi nghiên cứu được áp dụng ngay chính ở đơn vị tôicông tác và áp dụng độ tuổi 5-6 tuổi từ đầu năm học 2022-2023 để tìm ragiải pháp thiết thực sát với thực tiễn nhất, mong đưa lại những kết quả khảquan và tiếp tục áp dụng trong những năm học tiếp theo và đồng thời nhânrộng ra trong huyện và trong tỉnh.

Trang 6

2 PHẦN NỘI DUNG2.1 Thực trạng của đề tài, sáng kiến:

Sau khi có quyết định sát nhập trường, được sự quan tâm của UBNDhuyện và UBND xã đã đầu tư quy hoạch xây dựng trường có tổng diện tíchlà 6.730 m2 với tổng số 13 phòng học, đầy đủ các phòng chức năng, phòngnăng khiếu âm nhạc khang trang rộng rãi thoáng mát.

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBNDvà Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương, trường lớp được kiên cố hoá,được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trờiđảm bảo cho công tác chăm sóc - giáo dục của cô và trẻ.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường đến thờiđiểm hiện tại là 38 đồng chí, trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trênchuẩn là 92% Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 04 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 4/4 đạt 100%+ Giáo viên: 26 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 26/26 đạt 100%+ Nhân viên: 08 đ/c - Trình độ chuyên môn trên chuẩn là 5/8 đạt 62,5%Tổng số trẻ là 337 trẻ được phân chia theo độ tuổi, học theo đúng chươngtrình đã quy định với tổng số là 13 lớp Trong đó độ tuổi từ 18-24 tháng đến24 - 36 tháng: 03 lớp/70 trẻ; lớp mẫu giáo là 10 lớp (3 - 4 tuổi: 3 lớp/81 trẻ;4 – 5 tuổi: 3 lớp/84 trẻ; 5 – 6 tuổi: 4 lớp/102 trẻ).

Từ tình hình thực tế nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp nhữngkhó khăn và thuận lợi sau:

2.1.1 Thuận lợi

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòngGD&ĐT cùng với Ban giám hiệu năng động, sáng tạo có tinh thần trách

Trang 7

nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu mến trẻ, có tinh thầnđoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu.

- Môi trường sư phạm nhà trường khang trang và được đầu tư cơ sởvật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giáo viên.

- Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng thamgia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộnhững nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.

- Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập vàđặc biệt trẻ rất ham tìm tòi và khám phá.

- Bản thân được đi kiến tập các tiết dạy STEAM do Sở GD&ĐT vàPhòng GD&ĐT tổ chức, được đi tham quan học tập tại các trường tronghuyện và trong tỉnh, ngoài tỉnh, tôi đã nhận thức được sự quan trọng và tínhcấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học STEAM nên tôi cũng mạnhdạn áp dụng phương pháp STEAM vào chương trình giáo dục cho 04 lớpmẫu giáo 5-6 tuổi trong nhà trường.

- Trẻ chưa có nhiều kỹ năng sử dụng dồ dùng đồ chơi trong gờ họcSTEAM chưa biết phối hợp tập thể, nhóm để tạo ra sản phẩm, một số trẻ còn

nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia…

Trang 8

- Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ tronghoạt động, chưa thực sự tích cực trong việc tích cực tham gia vào hoạt độngtrải nghiệm, trẻ vẫn còn thụ động chưa sáng tạo trong suy nghĩ…

- Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:

Nội dung thực hiệnTổng số Số lượngTỷ lệ

1 Trẻ hứng thú tham gia các hoạt độngtrải nghiệm

50/102 49%2 Trẻ biết cách sử dụng các loại đồ

dùng, đồ chơi có hiệu quả

49/102 48%3 Trẻ tự tin mạnh dạn trả lời mạch lạc 50/102 49%4 Trẻ có tư duy, óc sáng tạo trong các

thực hành trải nghiệm

47/102 46%5 Trẻ thực hành trải nghiệm có hiệu

49/102 48%6 Trẻ phát triển được các kỹ năng cho

bản thân

49/102 48%7 Phụ huynh quan tâm và phối hợp với

giáo viên

50/102 49%

Qua bảng khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy còn rất nhiều trẻ chưahứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm, chưa biết cách sử dụng cácloại đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả, chưa tự tin mạnh dạn trả lời mạch lạc,chưa có tư duy, óc sáng tạo trong cách thực hành trải nghiệm, chưa pháttriển được các kỹ năng cho bản thân Kết quả khảo sát đầu năm các chỉ sốđạt chưa cao đây là điều băn khoăn trăn trở của bản thân Nên tôi đã mạnhdạn đưa ra một số biện pháp phù hợp với điều kiện, tình hình của trường về

“Một số giải pháp chỉ đạo lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạtđộng cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”, làm tốt vấn đề này, tôi thiết nghĩ,

Trang 9

sẽ giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu chăm sóc,giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là góp phần xây dựngtrường mầm non đạt chuẩn quốc gia sau khi sát nhập trường và đơn vị luônđạt lá cờ đầu cấp tỉnh và đặt mô hình điểm cấp tỉnh.

2.2 Các giải pháp và việc làm cụ thể:

Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu về phương pháp STEAM

Năm học 2022 – 2023 nhà trường cử một số giáo viên cốt cán đi thamgia lớp tập huấn “Dạy học theo phương pháp STEAM” do Sở giáo dục vàđào tạo tổ chức Cho Giáo viên sau khi đi dự ở một số trường trong tỉnh vàngoài tỉnh để về kiến tập toàn bộ những kiến thức đã học cho 100% giáoviên trong trường Thông qua lớp học tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụngphương pháp STEAM là cực kỳ cần thiết cho Giáo dục mầm non Sau đợttập huấn tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những ưu việt của phương phápnày trong giáo dục mầm non Ngoài việc tham gia tập huấn tôi còn đượcchuyên gia cung cấp các tài liệu về các kênh thông tin Từ đó tôi thông quacác kênh thông tin, báo mạng và các tài liệu để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn vềphương pháp giáo dục này Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia và giáoviên giảng dạy bằng cách vào nhóm zalo có cả chuyên gia giáo dục Singapovà các học viên của lớp Nhóm thường xuyên có những trao đổi về nhữnghoạt động ứng dụng phương pháp STEAM trong giảng dạy ở những cơ sởmầm non, những quốc gia khác nhau để tôi có thể cập nhật, mà còn hỗ trợcho sự lưu loát, logic khi truyền tải kiến thức cho trẻ Tôi luôn luôn học hỏi,tiếp cận với các tài liệu giáo dục chất lượng cao vừa cung cấp đủ kiến thức,vừa “thân thiện” và dễ hiểu đối với cả giáo viên và đối với cả trẻ.

Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn trao đổi và thống nhất buổi sinh

Trang 10

hoạt chuyên đề, buổi tọa đàm giúp cho giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻnhững vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép phương pháp STEAMvào giảng dạy.

Biện pháp 2: Khảo sát trẻ về khả năng nhận thức của trẻ về STEAM:

  Bên cạnh việc áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy, tôi đã dành nhiều nghiên cứu phương pháp giáo dục STEAM vào dạy trẻ

Đầu tiên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ về các lĩnh vực: khoa học, công nghệ,

kỹ thuật, nghệ thuật, toán học của phương pháp giáo dục Steam gắn liền với mục tiêu giáo dục trẻ ở 5 lĩnh vực phát triển.

* Cách thực hiện

-  Xây dựng phiếu khảo sát.

-  Xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GD&ĐT.

- Trao đổi kế hoạch, các tiêu chí khảo sát cùng với Ban giám hiệu và giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi.

- Trao đổi với giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi về hình thức, phương tiện khảo sát.- Tiến hành khảo sát trẻ ngay từ tháng 9/2022 để có căn cứ đưa ra các biện pháp phù hợp.

-  Ghi chép các biểu hiện của trẻ, tổng hợp kết quả, phiếu khảo sát.

Minh chứng 1:  Phiếu khảo sát học sinh đầu năm.

*Kết quả: Khảo sát đầu năm cho thấy: 15% trẻ có khả năng thể hiện sự hiểu

biết của mình về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói; 15% trẻ quan tâm, hứng thú của trẻ với các sự vật, hiện tượng và khả năng khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan; 10%  trẻ có khả năng thực hiện, phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt (cắt, vẽ, xếp chồng ); khả năng nghe và hiểu lời nói, khả năng sáng tạo, khả nănggiải quyết vấn đề đơn giản, thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động củatrẻ bằng việc trải nghiệm thực tế; 20% trẻ nhận biết và biểu lộ cảm xúc với

Trang 11

con người, sự vật gần gũi (mạnh dạn tham gia hoạt động, mạnh dạn trả lời câu hỏi, cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao, biểu lộ cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận ), khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (tạo ra các sản phẩm, đặt tên cho sản phẩm ); 20%  trẻ quan tâm đến số lượng và đếm, so sánh, sắp xếp, nhận biết hình dạng, vị trí trong không gian và định hướng thời gian so với bản thân.

 Minh chứng 2: Bảng tổng hợp khảo sát đánh giá trẻ đầu năm.

Qua điều tra khảo sát, lấy phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh, tôi thấy khả năngghi nhớ và nhắc lại những thông tin về các hình ảnh của trẻ chưa tốt, thể hiện sự hiểu biết của trẻ về hình ảnh bằng cử chỉ, lời nói còn lúng túng và thực hiện nhiệm vụ đơn giản còn thiếu tự tin.

       Sau khi khảo sát, tôi đã lên kế hoạch, chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi lựa chọn các phương pháp phù hợp để ứng dụng STEAM vào giảng dạy tại lớp Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ tự do sáng tạo, thỏa sức vừa học tập vừa vui chơi.

Biện pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

Môi trường hoạt động STEAM phải được xây dựng gắn liền với sựkiện để học sinh khám phá về sự kiện, có nội dung cho giáo viên đưa ra thửthách cho trẻ và có phần cho giáo viên trưng bày dự án đang làm dở hay đãhoàn thành

Tương tự như xây dựng môi trường hoạt động học qua chơi, gócchơi hoạt động STEAM phải chú ý đảm bảo 2 yếu tố: không gian và đồdùng Trong góc chơi cách sắp xếp bày đồ chơi phải đảm bảo khi trẻ chơixong trẻ cũng biết tự cất đi và lúc lấy ra dễ dàng Trẻ được lựa chọn gócchơi Đồ dùng cho góc STEAM mầm non bao gồm các vật liệu rời, đồ xâydựng, blocks, đất nặn giấy, bút chì, giấy màu, đồ tái chế, đồ dùng toán, dụngcụ đo lường, kính lúp, đồ khoa học Đồ dùng STEAM cũng có thể là cácđồ hiện đại như Robotics, Robot Dash , Lego Wedo Nhưng trong trường

Trang 12

mầm non hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên vật liệu đơn giản và gần gũihơn như: Các đoạn gỗ, bìa cattong, ống hút, các loại giấy màu, lá cây, túibóng, que kem, dây vải mà các nguyên vật liệu này có thể sưu tầm khôngmất tiền mua Trang trí theo hình thức mở có thể tháo ra lắp vào và gắn trêntường ở các góc để trẻ dễ dàng chơi, làm các đồ dùng đồ chơi qua các tiếthọc lòng ghép giáo dục STEAM.

Biện pháp 4: Lồng ghép các hoạt động STEAM vào các hoạt độnghọc:

Tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằmthực hiện được yêu cầu có ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt độngngoài trời Sau khi đã lựa chọn được những dự án phù hợp tôi sẽ đưa vàolồng ghép trong các tháng để tổ chức các hoạt động trong dự án đó Trongtừng hoạt động cụ thể cần linh hoạt ứng dụng phương pháp STEAM để đạtđược hiệu quả cao nhất Tùy theo những dự án khác nhau thì cách thức tiếpcận và tổ chức cho trẻ là hoàn toàn khác nhau Sau đây là một ví du cụ thểchúng tôi đã tiến hành

+ Trong hoạt động học:

Với nội dung kiến thức đã tìm hiểu tôi đã đưa vào kế hoạch năm họcđược triển khai thông qua những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong cáctháng một cách hiệu quả nhất, mỗi tháng có thể lồng ghép một hoặc hai dựán phù hợp Tháng 11 đưa dự án lọ hoa xinh, tháng 12 có dự án “noel”,tháng 1 có dự án “góc nhỏ đón tết” Bước đầu trẻ phát triển khả năng giảiquyết vấn đề, tư duy và sáng tạo Ngoài những tiết dạy STEAM riêng thì tôimạnh dạn chỉ đạo giáo viên lồng ghép Phương pháp dạy học tiên tiến nàyvào các môn học khác một cách linh hoạt và cụ thể

+ Hoạt động khám phá:

Bản chất của STEAM đã bao gồm có phần khám phá nên tích hợpSTEAM trong khám phá không có gì khó Tất cả các tiết học khám phá đều

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w