1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp steam trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

35 27 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Tác giả Đỗ Thị Hạnh
Trường học Trường Mầm Non Xã Nghĩa Trung
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại Hồ sơ sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghĩa Hưng
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 19,91 MB

Nội dung

Tôi ghi tên dưới đây: TT Họ và tên Ngày thángnăm sinh Nơi công tác Chứcdanh Trình độchuyênmôn Tỷ lệ %đóng gópvào việctạo ra sángkiến Đỗ Thị Hạnh 09/09/1984 Trườngmầm non xã NghĩaTrung Gi

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG

HỒ SƠ SÁNG KIẾNMột số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM

trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi

Lĩnh vực(mã)/cấp học: Giáo dục(03)/Mầm non.

Tác giả: Đỗ Thị Hạnh

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non

Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Nghĩa Hưng, ngày 28 tháng 5 năm 2024

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Nghĩa Hưng;

BGH trường mầm non xã Nghĩa Trung

Tôi ghi tên dưới đây:

TT Họ và tên

Ngày thángnăm sinh

Nơi công tác

Chứcdanh

Trình độchuyênmôn

Tỷ lệ (%)đóng gópvào việctạo ra sángkiến

Đỗ Thị Hạnh 09/09/1984

Trườngmầm non

xã NghĩaTrung

Giáoviên mầmnon hạngIII

Cao đẳng

sư phạmmầm non

100%

-Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ”

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục(03)/Mầm non

- Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:Từ ngày 06 tháng

09 năm 2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến:Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ” mà tôi đã và đang thực hiện.

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đối tượng áp dụng là trẻ 3tuổi, phụ huynh giáo viên lớp mẫu giáo độ tuổi 3 tuổi

-Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến của tác giả: Cung cấp kỹ năng nâng cao hiệu quả ứng dụng

Trang 3

Nơi công tác

Chứcdanh

Trình độchuyênmôn

Nộidungcôngviệc hỗtrợ

1 Phạm Thị Kiều 13/06/1987

Trườngmầm nonNghĩaTrung

Giáoviênlớp 3tuổi

Đại học

sư phạmmầm non

Ápdụngthử

2 Ngô Thị Yến 02/09/1991

Trườngmầm nonNghĩaTrung

Giáoviênlớp 3tuổi

Caođẳng sưphạmmầm non

Ápdụngthử

3 Vũ Thị Hà 20/05/1973

Trườngmầm nonNghĩaMinh

Giáoviênlớp 3tuổi

Đại học

sư phạmmầm non

Ápdụngthử

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nghĩa Trung, ngày 28 tháng 5 năm 2024

Người nộp đơn

Đỗ Thị Hạnh

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng

Trang 4

2.Lĩnh vực/cấp học:Giáo dục(03)/Mầm non

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày 06 tháng 09 năm 2023 đến ngày 28 tháng 05 năm 2024

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Điện thoại: 0855074448

Tỳ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

5 Đồng tác giả: Không có

6 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Địa chỉ: Đội 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng- Nam Định

Trang 5

I.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

I.1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, với những chuyển biến sâu và rộng của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 ở tất cả các lĩnh vực, điều này cũng tạo ra những vấn đề và tháchthức đối với người làm công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục mầmnon nói riêng

Sự phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế xã hội đặt ra yêu cầu ngành giáodục cần đổi mới thường xuyên, do đó để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhucầu xã hội, ngành giáo dục mầm non cũng không ngừng đổi mới và cập nhậtnhững phương pháp giáo dục tiên tiến vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Phương pháp giáo dục STEAM là phương pháp dạy học thực hành tiếntiến, phù hợp đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nền giáo dục tiên tiếnvào tổng thể các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non

Hoạt động tạo hình là hoạt động được trẻ mầm non yêu thích, là một hoạtđộng trọng tâm cơ bản để tiến hành giáo dục phát triển thẩm mĩ của trẻ Thamgia hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành các phẩm chất, kĩ năng ban đầucủa con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực, sáng tạo.Đối với trẻ 3 - 4tuổi, sự phát triển thể chất đang cho trẻ có một cơ thể hoàn thiệnvới sự phát triển của những nhóm cơ nhỏ, giúp bàn tay của trẻ linh hoạt, khéoléo hơn Đồng thời, trẻ đều đã được tham gia các hoạt động tạo hình ở những lứatưổi trước nên trẻ đã có các kĩ năng tạo hình như vẽ, nặn, xé dán, cắt, sắp xếpmột cách cơ bản

Với sự phát triển nhận thức trẻ có nhiều biểu tượng về con người, sự vậthiện tượng trong thế giới sinh động xung quanh, trẻ biết khám phá và cũng cónhững cảm xúc thẩm mĩ mạnh mẽ, biết cảm nhận thế nào là đẹp, bày tỏ ý kiếnriêng và sáng tạo theo nhiều ý tưởng độc đáo nếu được bồi dưỡng, tham gia cáchoạt động phát triển năng lực thẩm mĩ, sáng tạo phù hợp lứa tuổi

Năm học 2023 - 2024 với sự phát triển đổi mới không ngừng của ngànhhọc mầm non, phương pháp giáo dục STEAM được đưa vào ứng dụng đồng bộ

Trang 6

trong các môn học Đây là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên tạo điềukiện cho trẻ tự khám phá, tìm phương pháp, chủ động giải quyết và đánh giácách giải quyết của mình

Các hoạt động không còn để giảng dạy lý thuyết, những khuôn mẫu mà trẻđược trải nghiệm, thực hành, sáng tạo dựa trên những kiến thức kinh nghiệm của bảnthân để thực hiện các ý tưởng của mình và tích lũy được những kinh nghiệm, kiếnthức, kĩ năng mới giúp trẻ phát triển tự nhiên theo phương châm “chơi thông minh

và học vui vẻ” Đặc biệt, khi áp dụng phương pháp giáo dục dạy học STEAM Để ápdụng giáo dục STEAM trong việc dạy học chắc chắn không phải là nhiệm vụ dễdàng nhưng những lợi ích mà STEAM mang lại cho trẻ rất lớn Kích thích được tính

tò mò, sự sáng tạo cá nhân trẻ, do đó ứng dụng phương pháp dạy học STEAM tronghoạt động tạo hình là vô cùng phù hợp và cần thiết

Là giáo viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, mong muốn ứngdụng phương pháp STEAM để hoạt động tạo hình của trẻ đạt hiệu quả cao hơn,kích thích được hứng thú, phát triển tư duy sáng tạo, năng khiếu thẩm mĩ của

trẻ, năm học 2023 - 2024, tôi tích cực tìm hiểu áp dụng “Một số giải pháp nâng

cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”.

I.2 Giới hạn (phạm vi nghiên cứu): Sáng kiến tìm hiểu, áp dụng các giải

pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạohình cho trẻ mẫu 3 - 4tuổi

I.3 Thời gian nghiên cứu: Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo

3 - 4 tuổi” tại lớp MG 3TA3của tôi được tiến hành áp dụng và nghiên cứu trong

khoảng thời gian từ đầu tháng 9 năm học và được tiếp tục áp dụng, bổ sung vàhoàn thiện trong tháng 5 năm 2024

II Mô tả giải pháp kỹ thuật.

II.1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

* Thuận lợi

Nhà trường đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng nhà STEAM, đầu

Trang 7

tư trang thiết bị để cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, lồng ghép cácphương pháp giáo dục STEAM vào trong kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ củatừng chủ đề trong năm học

Hoạt động giáo dục trẻ luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu,thường xuyên chỉ đạo sát sao về chuyên môn, hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồdùng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục đầy đủ

Hoạt động tạo hình ứng dụng phương pháp STEAM được nhà trường độngviên, khích lệ giáo viên tích cực tìm tòi, áp dụng sáng tạo trong tổ chức hoạtđộng cho trẻ

Với bản thân, nắm vững phương pháp, nội dung, yêu cầu cần đạt của trẻluôn yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn luônhọc hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn

Giáo viên nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, vững chuyên môn, được nhà trườngtạo điều kiện cho học tập giao lưu với các trường bạn trong địa bàn huyện Đượctham dự các tiết chuyên đề cấp trường, huyện Luôn ứng dụng công nghệ thôngtin vào trong các hoạt động giảng dạy của mình

Trẻ đi học chuyên cần, mạnh dạn, ham học hỏi và thích khám phá nhữngđiều mới lạ, bước đầu có các kĩ năng tạo hình cơ bản

Phụ huynh giữ mối liên lạc với lớp, có sự quan tâm tới hoạt động củatrẻ tại lớp

* Khó khăn

Giáo viên chưa có nhiều kỹ năng và sáng tạo trong việc sử dụng nguyên vậtliệu tự nhiên thông qua hoạt động tạo hình cho trẻ

Trẻ còn bỡ ngỡ, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động Trẻ còn thiếu

kĩ năng chủ động thực hành hoạt động tạo hình

Lớp học sinh đông so với điều lệ trường mầm non, còn có một số trẻ cònnhút nhát chưa mạnh dạn trao đổi, thảo luận cùng các ban trong lớp Các kỹnăng của trẻ còn hạn chế

Nguyên vật liệu không được đa dạng màu nên không được đẹp và độ bềnkhông được cao

Trang 8

Phụ huynh chưa dành nhiều thời gian, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động.

sự quan tâm đến các kỹ năng, sự tưởng tưởng tư duy sáng tạo của trẻ từ đó

Để nắm được tình hình, khả năng sáng tạo của trẻ trong lớp tôi đã xây dựngcác tiêu chí để khảo sát tính sáng tạo khi trẻ tham gia các hoạt động nhằm pháttriển thẩm mỹ cho trẻ:

* Những giải pháp để khắc phục những hạn chế tồn tại.

* Khảo sát khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia hoạt động “Một số giải

pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạohình cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”

Trẻ còn yếu một số kĩ năng sử dụng nhiều trong hoạt động STEAM như: kĩnăng tưởng tưởng, sáng tạo, độc lập, kĩ năng hợp tác, kĩ năng phản biện, chia sẻ

* Số liệu điều tra trước khi tạo ra sáng kiến.

Bảng điều tra khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài này đối với lớp tôinhư sau:

Tổng số trẻ được điều tra: 38 trẻ

Trang 9

II.2 Mô tả gải pháp sau khi có sáng kiến.

II.2.1 Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp

STEAM, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ.

Để tổ chức tốt hoạt động giáo dục theo phương pháp STEAM, trước hếtbản thân người giáo viên phải hiểu rõ về bản chất, cách thức tổ chức, mụctiêu giáo dục của phương pháp STEAM, do đó bản thân tôi luôn suy nghĩ tìmtòi, nghiên cứu, tham khảo tài liệu để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyênmôn về phương pháp giáo dục STEAM và tìm ra những nội dung hoạt độngtạo hình có ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ Tôi tiến hành tựbồi dưỡng như sau:

Trước tiên tôi nghiên cứu chương trình, tài liệu “Hướng dẫn tổ chứchoạt động ứng dụng phương pháp STEAM cho trẻ 3 - 4 tuổi” Tìm hiểumột số kiến thức về STEAM, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụngđược phương pháp STEAM

Tích cực tham gia dự các hoạt động chuyên đề, tham khảo các hoạt độngSTEAM hay trên mạng xã hội Tiktok, youtube, facebook, từ đó, trên cơ sởnhững định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tậpcủa tài liệu, tôi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiệnđược yêu cầu có ứng dụng phương pháp STEAM trong hoạt động tạo hình Qua nghiên cứu thực tế trên trẻ, điều kiện tại địa phương nơi tôi công tác,đặc điểm và ý nghĩa của hoạt động tạo hình tôi đã đưa vào kế hoạch năm học,được triển khai thông qua việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM Tôi đã

Trang 10

lựa chọn thêm các đề tài và dự kiến các nguyên vật liệu cần cho đề tài theo từngchủ đề giúp bản thân giáo viên của lớp cùng nhau thực hiện hiệu quả kế hoạchtrong suốt năm học Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng dựkiến kế hoạch thực hiện như sau:

Phương tiện, đồ dùng

1 Tháng 9

- Làm đèn ông sao

- Hoạt động nặn sáng tạo: Bévui chơi

- Bức tường nghệ thuật

- Que gỗ,khuy, gỗ, bìa, hoakhô, hoa tươi, giấy bóng kính

- Đất nặn dầu, đất nặn khô,bột mỳ, màu thực phẩm

- Bìa cát tông, màu sáp, màunước, sơn 3D

- Giấy A4, vật liệu trang trí,bút sáp

3 Tháng 11 - Tạo hình từ lá cây.

- Trang trí bưu thiếp tặng cô

- Giấy, bìa cát tông, băngdính, lá cây Que gỗ,Khuy,

gỗ, bìa, hoa khô, hoa tươi,

4

Tháng 12 - Làm quà tặng chú bộ đội

- Làm mũ Ông già Noel

- Hộp giấy, hộp nhựa, Nắpchai, vỏ ngao, giấy màu, thìanhựa, Giấy, kéo, hồ dán,băng dính

5 Tháng 1

- Vẽ tranh theo cảm nhận

- Làm tranh con vật từnguyên vật liệu thiên nhiên

- Tranh bóng kính, khungbằng bia cát tông, bút dạ, cácnguyên vật liệu thiên nhiênsưu tầm

Trang 11

Vườn hoa của bé dầu, đất nặn khô, bột mỳ,

màu thực phẩm

8 Tháng 3

- Thiết kế ô tô

- Hoạt động nặn sáng tạo:

Thuyền trên biển

- Bìa cát tông, vỏ sữa chua,giấy, xốp, hộp nhựa

- Tranh bóng kính, đất nặndầu, đất nặn khô, bột mỳ,màu thực phẩm

10 Tháng 5

- Thiết kế chiếc nón

- Làm khung ảnh Bác Hồ

- Thiết kế đồ dùng học tậpcủa bé

- Que gạt lưỡi, giấy màu, bìa,keo nến,bút dạ, kim xa

- Giấy màu, bút chì, bút sáp,màu nước

Như vậy, việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học đã giúp cho bản thântôi chủ động trong viêc tìm kiếm nguyên vật liệu, chủ động lựa chọn các đề tài, các

kỹ năng tạo hình để có phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ hiệu quả hơn

II.2.2 Giải pháp 2: Tích cực bồi dưỡng kĩ năng tham gia hoạt động theo phương pháp STEAM cho trẻ.

Phương pháp giáo dục STEAM, mang đến sự thay đổi căn bản về cáchdạy và cách học, trong đó trẻ học thông qua thực hành trải nghiệm, trẻ cầntích cực chủ động hơn trong học tập, có một số kỹ năng cần thiết để tự khámphá, sáng tạo và giải quyết vấn đề Do đó tôi nhận thấy để thực hiện tốtphương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động cho trẻ, cần trang bị cho trẻnhững kiến thức kỹ năng mới phù hợp với yêu cầu độc lập chủ động tronghoạt động Tôi tiến hành bồi dưỡng các kỹ năng tham gia hoạt động theophương phápSTEAM cho trẻ như sau:

Trang 12

Xác định cụ thể các kỹ năng cần bồi dưỡng cho trẻ đó là: Khả năng tậptrung chú ý, mạnh dạn chủ động tham gia hoạt động; khả năng quan sát, miêu tả,phân tích được đối tượng, sự vật hiện tượng; sự liên tưởng, tư duy tưởng tưởng,sáng tạo giải quyết vẫn đề gắn với thực tiễn; các kĩ năng thực hành sử dụng thiết

bị, đồ dùng, đồ chơi để tiến hành hoạt động

Tôi thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng các kĩ năng thực hành theo phươngpháp STEAM cho trẻ trong mọi hoạt động

Ví dụ: Để bồi dưỡng kĩ năng quan sát, miêu tả: Trong các hoạt động học

khám phá, tôi trò chuyện với trẻ về các đối tượng cho trẻ quan sát bằng các câuhỏi mở như: Con thấy con vật/cây này có đặc điểm gì? Con chia sẻ với cô con

đã nhìn thấy gì? Nó như thế nào? Hoặc có thể khi trẻ tham gia chơi ngoài trời,tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Giải đố” Với những câu đố nói về những đồdùng, đồ chơi, cây cảnh xung quanh sân trường, cô miêu tả trẻ tìm như: Đố bạnnào tìm được một đồ chơi có 4 chân chắc chắn, một bên là bậc thang để trèo lên,một bên là ván trượt dài? (Cầu trượt) Ngược lại có thể cho trẻ miêu tả đồ vật để

đố cô, đố bạn, giúp trẻ hứng thú hơn và học cách nhìn khái quát, biết miêu tảtoàn diện về sự vật hiện tượng

Để khuyến khích sự sáng tạo của trẻ tôi cho trẻ quan sát nhiều hơn, xemnhiều những sản phẩm nghệ thuật phong phú đa dạng để trẻ có thể sáng tạonhiều ý tưởng đa dạng Khuyến khích trẻ mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mìnhtrong sản phẩm, tuyệt đối không khen chê, không có phân tách đúng sai trongtác phẩm sáng tạo Giúp trẻ chia sẻ cảm nhận khi hoàn thành tác phẩm và độngviên trẻ Khuyến khích trẻ nhìn nhận những gì con muốn thay đổi thêm ở tácphẩm để trẻ tự rút kinh nghiệm khi chưa hoàn thiện

Với kĩ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị đồ chơi, tôi quan tâm hướng dẫn chotrẻ tỉ mỉ, cẩn thận và giám sát thường xuyên để đảm bảo sẽ biết sự dụng đúngcách, thuận tiện và an toàn Với hoạt động tạo hình trẻ thường xuyên sử dụngcác đồ dùng như súng bắn keo, keo dán, băng dính, kéo, dùi nhọn…những đồdùng này cần được sử dụng đúng cách, để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Trang 13

Ví dụ: Băng dính chỉ có một mặt dán được, nếu không kéo căng vừa phảibăng dính sẽ bị dính nhăn lại khó sử dụng hoặc keo nến sử dụng bằng súng bắnkeo, nếu chạm vào đầu súng khi keo đang nóng chảy có thể bị bỏng Do đó,trước khi tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM, tôi dự tínhtrước hoạt động này trẻ cần sử dụng dụng cụ nào và dành thời gian luyện tập,hướng dẫn trẻ sử dụng dụng cụ trong hoạt động chơi tự chọn, để ngày hôm saukhi tham gia hoạt động không tốn nhiều thời gian hướng dẫn trẻ sử dụng đồdùng, cho trẻ có nhiều thời gian hơn để sáng tạo sản phẩm tạo hình.

Ảnh: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng đồ dùng cho trẻĐối với kĩ năng lựa chọn và sử dụng các loại vật liệu, tôi nhận thấy cần chotrẻ trực tiếp trải nghiệm thực hành để có được các kĩ năng sử dụng, do đó khichuẩn bị tổ chức một hoạt động có nhiều vật liệu khác nhau, tôi tìm hiểu để nămđược vật liệu nào là mới đối với trẻ để lồng ghép cho trẻ hoạt động làm quen vậtliệu phù hợp giúp rút ngắn thời gian lựa chọn vật liệu cho trẻ

Ví dụ: Với hoạt động làm tranh từ nguyên vật liệu thiên nhiên, tôi cùngtrẻ sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên như lá cây, cành cây, sỏi, hộthạt… trong đó trẻ đã biết lá cây có thể gắn được bằng băng dính, tôi cho trẻtìm hiểu các loại vật liệu khác như sỏi, cành cây… sử dụng chất liệu gì để gắn

Trang 14

kết được trong hoạt động ngoài trời Và qua hoạt động tìm hiểu trẻ cũng rút ramột số kinh nghiệm, những viên sỏi mỏng, phẳng sẽ dễ gắn hơn, nhẹ và chắcchắn hơn, điều đó rất hữu ích cho trẻ trong quá trình lựa chọn vật liệu khitham gia hoạt động.

II.2.3 Giải pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng

Hoạt động tạo hình theo phương pháp giáo dục STEAM về cơ bản vẫn lànhững hoạt động tạo ra sản phẩm, nhưng điều đặc biệt là các sản phẩm không còntheo mẫu cố định mà phong phù đa dạng theo ý tưởng của trẻ, bởi vậy để trẻ thỏasức sáng tạo thì tôi xác định việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơiphong phú chho trẻ trong các hoạt động là vô cùng quan trọng do vậy, trước mỗihoạt động tôi tiến hành xây dựng môi trường, sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơicho trẻ như sau:

Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp, lấy trẻ làm trung tâm:Mộtmôi trường gây hứng thú cho trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, sẽ phát huy được trítưởng tượng, sáng tạo cho trẻ sẽ kích thích được trẻ tư duy, lĩnh hội tri thức Vìvậy, tôi quan tâm sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xungquanh lớp Để trẻ hứng thú với lớp học, tiếp xúc nhiều với những đồ dùng, trangtrí thẩm mĩ, đa chiều mang lại cho trẻ cảm xúc thẩm mĩ tích cực

Các hình trang trí được quan tâm giảm màu sắc sặc sỡ, cho trẻ tiếp xúc vớinhiều màu sắc đa dạng, với những gam màu trung tính, nhẹ nhàng từ nhữngnguyên vật liệu thiên nhiên hoặc nguyên vật liệu sưu tầm có màu sắc gần gũi với

tự nhiên như màu giấy bìa, vỏ chai, túi bóng…, ví dụ: Để trang trí bảng chủ,trước đây lớp học được trang trí bằng những bông hoa, hình con vật cắt bằnggiấy dạ, nguyên vật liệu công nghiệp, nay tôi thay đổi trang trí bằng vải bônghoa được tạo ra từ vải bố, dây thừng, bìa cát tông, tạo nên bông hoa bắt mắt,màu sắc dễ chịu thuận lợi cho sự phát triển thẩm mĩ của trẻ

Để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình, tôi thường khuyếnkhích trẻ cùng cô chuẩn bị, trang trí các góc theo sở thích của trẻ nhưng phùhợp với chủ đề đang học Với sự định hướng giáo dục theo quan điểm giáodục lấy trẻ làm trung tâm Tôi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học

Trang 15

gần gũi phù hợp với trẻ

Ảnh:Cùng cô trang trí lớp học

Đồ dùng, đồ chơi phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi gọngàng, đảm bảo thuận tiện được sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể thay đổitheo các chủ đề cho phù hợp, sử dụng vào các môn học và các hoạt động khácnhau Các hoạt động cho trẻ chơi được thay đổi theo chủ đề và theo chươngtrình học của trẻ Sản phẩm của trẻ được trưng bày ngay tại góc tạo hình vừa tạohứng thú, giúp trẻ cố gắng hoàn thành sản phẩm đồng thời tạo sự phong phú, đadạng cho góc chơi

Với sự đòi hỏi cần đa dạng phong phú về nguyên vật liệu, đặc biệt là hướngtrẻ tới những nguyên vật liệu gần gũi, tôi tích cực sưu tầm nhiều nguyên vật liệuphế thải như: vỏ chai, vỏ thùng catong, vỏ lon, chai nhựa, hộp sữa, ống nhựa,ống hút, que kem, bông, vải vụn… và nguyên vật liệu thiên nhiên như: cànhcây, vỏ cây, lá cây, màu từ thực vật, các loại quả, hột hạt, hoa khô, sỏi, vỏ ngao,

…Từ các nguyên vật liệu này tôi sáng tạo ra nhiều đồ dùng mới cho trẻ hứng thúhoạt động

Ví dụ: Để trẻ làm tranh sáng tạo theo cảm nhận, bên cạnh vật liệu cũ là vẽtrên giấy A4, giấy bìa, tôi chuẩn bị một số vật liệu mới như: vẽ trên đá, sỏi, vẽ

Trang 16

trên đồ dùng như tà áo, nón lá, khung tranh bóng kính được làm từ bóng kínhtrong và có khung bằng bìa cát tông… nên thay vì chỉ sử dụng bút sáp để vẽthông thường, trẻ có thể lựa chọn sử dụng những nguyên liệu phù hợp với chấtliệu khác nhau như: Dùng sơn Acrylic để vẽ lên sỏi, vải; dùng bút dạ dầu để vẽlên bóng kính… Qua đó trẻ được thực hiện hoạt động với ý tưởng riêng củamình theo phương pháp giáo dục STEAM.

Ảnh:Sản phẩm của trẻ sơn màu trên đá sỏiCác nguyên vật liệu phong phú, đa dạng gây được hứng thú của trẻ với hoạtđộng tạo hình Trẻ tích cực khám phá đặc tính của nguyên vật liệu để lựa chọntạo ra sản phẩm theo nhiều cách khác nhau

II.2.4 Giải pháp 4 : Tổ chức đa dạng các hoạt động tạo hình lồng ghép phương pháp giáo dục STEAM giúp bồi dưỡng kĩ năng cho trẻ

Để tổ chức tốt hoạt động tạo hình ứng dụng phương pháp giáo dụcSTEAM, trước hết tôi tìm hiểu để nắm vững quy trình tổ chức và tìm ra sự khácbiệt giữa quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo phương phápphươngphápSTEAM so với quy trình tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháptruyền thống có sự khác biệt rõ nét như sau:

Tổ chức hoạt động tạo hình

theo phương pháp truyền thống

Tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM

Trang 17

- Bước 1: Gây hứng thú, giới thiệu

mẫu

- Bước 1: Hỏi+ Hỏi để xác định vấn đề

- Xác định giải pháp của mỗi thànhviên

- Bước 4: Trẻ thực hành

- Bước 4: Thiết kế + Thiết kế, bắt tay thực hiện+ Thử nghiệm mô hình

- Bước 5: Nhận xét đánh giá

- Bước 5: Cải tiến+ Tìm ra giải pháp tốt hơn+ Bắt đầu lại quy trìnhNhư vậy, trong khi phương pháp truyền thống tổ chức theo quy trình quansát mẫu, thực hành theo mẫu, trẻ sẽ không có sự tìm tòi, sáng tạo nhiều, mục tiêucủa trẻ là tạo sản phẩm thật đẹp theo mẫu của cô, việc đánh giá kết quả của trẻcũng được đối chiếu so sánh với các mẫu nhất định Trong khi đó, việc tổ chứctheo phương pháp STEAM trẻ tự có nhu cầu muốn tạo ra sản phẩm thỏa mãnmong muốn của mình Trẻ thỏa sức sáng tạo lựa chọn nguyên vật liệu, thiết kế

và sáng tạo sản phẩm Việc đánh giá sản phẩm của trẻ không theo mẫu cố định,không có đúng sai, trẻ chia sẻ cảm xúc về quá trình tạo ra sản phẩm và cảm nhậncủa trẻ về sản phẩm Trẻ có thể tự đánh giá hoặc cùng mọi người đánh giá giảipháp có thể cải tiến tốt hơn hay không Như vậy, sản phẩm tạo ra hoàn toàn làthành quả tư duy, sáng tạo của trẻ, giáo viên chỉ đưa cho trẻ những vấn đề, tìnhhuống cho trẻ tìm hiểu và cùng trẻ sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu,

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w