1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giáo Dục Tính Tự Lập Cho Trẻ Mẫu Giáo 3-4 Tuổi Ở Trường Mầm Non
Tác giả Nguyễn Thị Huyền
Trường học Trường Mầm Non Đại Kim
Chuyên ngành Giáo dục mẫu giáo
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2016 - 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 3,84 MB

Nội dung

Muốn đạt đượcnhững mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấnđề giáo dục tính tự lập cho trẻ.Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Trang 2

MỤC LỤC

A.

ĐẶT VẤN ĐỀ 3

1 Lý do chọn đề tài………3

2 Mục đích của đề tài………4

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài……… 4

4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

5 Phạm vi ứng dụng ……….4

6 Thời gian nghiên cứu……….4

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

I Cơ sở lý luận 5

II Thực trạng vấn đề 6

1 Đặc điểm tình hình chung 6

2 Thuận lợi 6

3 Khó khăn 6

III Những biện pháp chính 7

1 Giáo viên nghiên cứu tài liệu và tự học 7

2 Xây dựng kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ để phát triển tính tự lập 7

3 Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức 10

4.Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ… 20

4.1 Tuyên truyền phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ 20

4.2 Phối hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ… 21

IV Kết quả đạt được 244 C KẾT THÚC VẤN ĐỀ 266

1 Kết luận: 266 1.1 Ý nghĩa:………26

1.2 Bài học kinh nghiệm……….26

2 Đề xuất kiến nghị: 266 PHỤ LỤC 27

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việcbảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội vàcủa mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Việc giáo dục trẻ ngay

từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành

và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này Bác Hồ nói: “Không có giáodục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa” Mục tiêu giáo dục của mầm non làgiúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tốđầu tiên của nhân cách Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâmsinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiếtphù hợp với lứa tuổi Chúng ta cần khơi dậy và phát triển tối đa những khả năngtiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo Muốn đạt đượcnhững mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn

Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiềusai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng Thứ nhất

là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tínhích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống Thứ hai là không tin vào khả năngcủa trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khóchịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độbướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỷ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ

Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn tronggiáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình

Trang 4

thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế Nguyên nhân là do người giáo viên chorằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập Bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáongại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về ) và

có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”

Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ giáo viên mầm noncần phối hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm pháthuy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này Tập cho trẻ có những kỹ năng sống, kĩ năng tự phục vụ bản thân, từng bướchình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm màtập thể giáo viên trường mầm non Đại Kim đặc biệt chú trọng Các cô không chỉcho trẻ học trên lý thuyết mà còn cho trẻ được thực hành và rèn luyện thườngxuyên những kĩ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi Đó cũng là lí

do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập

cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi ở trường mầm non”.

3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm

+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket

+ Phương pháp dùng lời nói

+ Phương pháp sử dụng toán thống kê

5 Phạm vi áp dụng:

Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp mẫu giáo bé trong năm học 2016 - 2017

6 Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017

Trang 5

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lý luận

Có lẽ nhiều cha mẹ vì nghĩ rằng làm giúp con là thể hiện tình yêu thương vớicon, vì muốn con chỉ cần chuyên tâm vào ăn, học và chơi, vì nghĩ rằng con chưabiết làm gì, và vì nhà có người giúp việc rồi, và vì ông bà chiều cháu không chocháu làm… Có muôn vàn lí do như thế nên cha mẹ đã vô tình cướp đi của contrẻ rất nhiều những việc mà lẽ ra nó phải là công việc và trách nhiệm của cánhân con trẻ

Lẽ ra ở thời điểm cần dạy trẻ tính tự lập để làm nền móng vững chắc chogiai đoạn thiếu niên và thanh niên thì cha mẹ lại không cho trẻ làm, rồi đột nhiênkhi trẻ lớn lên trẻ vẫn quen với thói quen được cung phụng như thế thì cha mẹlại bắt đầu ca thán và la mắng con rằng sao lại ỷ nại thế, dựa dẫm thế

Vậy thế nào là tự lập? Và làm thế nào để hình thành cho con thói quen tự lậpngay từ khi còn nhỏ để làm bước đệm vững chắc cho con trong tuổi trưởngthành? Tự lập nghĩa là sống dựa vào chính khả năng, sức lực của bản thânmình, mà không cần phải trông đợi, dựa dẫm vào người khác Để hình thànhtính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làmnhững công việc trong khả năng Chắc hẳn nhiều người cũng đã được nghe câu

nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày Nhưng nếu dạy con

bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời” Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên

dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ Với mỗi độ tuổikhác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về

tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”

Đối với trẻ mầm non, rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, đượcnuông chiều một cách thái quá; dẫn đến trẻ không biết làm một số việc đơn giảnnhư không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi màthích được người lớn bế ẵm….Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, khôngbiết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác Có rất nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng này Trong đó thiếu tính tự lập là một nguyênnhân trọng tâm nhất Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụngcàng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết Giáo viênmầm non cần rèn luyện cho trẻ tính tự lập trong mọi hoạt động: ăn, ngủ, họcchơi… Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo chobản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình Đó cũng là cáchgiúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin

Trang 6

II Thực trạng vấn đề:

1 Đặc điểm tình hình chung

Trường chúng tôi nằm trên địa bàn Hà Nội Nhiều năm liền trường đạt danhhiệu trường tiên tiến cấp quận Năm học này trường phấn đấu giữ vững danhhiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp quận Trường có khung cảnh sư phạm khá đẹp

và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

Năm 2016 – 2017 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫugiáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Nguyễn Thị Thu Mơ và cô Cung Hồng Vân

Trong lớp tôi, một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quáhiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơthể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo

Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rấtbăn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:

2 Thuận lợi

- Trường luôn được sự quan tâm về mọi mặt của các cấp và phòng giáo dục

Nên mặc dù trường có 3 cơ sở cách xa nhau nhưng nhà trường luôn cố gắngtrang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để tạo điều kiện tốt nhất

có thể cho việc dạy và học của cô và trò trong trường

- Bản thân là giáo viên lâu năm, nhiệt tình, yêu nghề, có kinh nghiệm khá nhiềunăm dạy lớp mẫu giáo bé, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè đồngnghiệp, có năng lực sư phạm

- Trẻ đi học chuyên cần khá cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và tròkhông bị gián đoạn

- Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trongcông tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

- Một số phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lậpcho trẻ nên đã bước đầu rèn cho trẻ một số kỹ năng tự lập cơ bản từ khi trẻchuẩn bị đi học

Trang 7

III Những biện pháp chính

1 Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và tự học:

- Giáo viên tự học, tự nghiên cứu tài liệu chương trình giáo dục mầm non,chuyên đề kỹ năng tự phục vụ

- Tham dự đầy đủ các buổi kiến tập của trường, của quận về giáo dục kỹ năng tựphục vụ cho trẻ mầm non

- Học hỏi từ đồng nghiệp về cách dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ để phát triển tính

tự lập cho trẻ

- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non dotrường, quận tổ chức

2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ

Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch dạy các kỹ năng tự phục vụ

để phát triển tính tự lập cho trẻ lớp mình như sau:

- Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự rửa mặt, rửa tay, tự đi và cất giày dép, tự lấycất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự xúc ăn, tự đi lênxuống cầu thang, tự lấy và cất gối, tự bê ghế, tự cài và cởi cúc áo, tự lấy cất đồchơi đúng nơi quy định, tự cởi và mặc quần áo…

- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, tự lau nước trênsàn, tự lau bụi trên bàn, tự xả nước sau khi đi vệ sinh, tự đi vệ sinh đúng nơi quiđịnh, tự rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, tự nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi quiđịnh, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, tự thay quần áo khi thấy bẩn, biết tự đi vệsinh khi thấy có nhu cầu, tự biết cách xử lý khi ho, khi hỉ mũi…

- Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giườngngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…

Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng đượcnhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đềtài nghiên cứu nói riêng

Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầunăm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo dụctính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM

Trang 8

2 Kỹ năng giữ gìn

3 Kỹ năng hỗ trợ

Qua khảo sát, tôi thấy trẻ lớp tôi đa số còn chưa biết cách tự phục vụ bản

thân, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt kỹ năng hỗ trợ người kháccòn rất ít trẻ đạt yêu cầu Nhiều trẻ còn ỷ lại, dựa dẫm vào cô giáo trong lớp,nếu không có cô giúp hoặc nhắc nhở thì trẻ không biết phải làm gì

Không những vậy tôi còn lấy phiếu trưng cầu ý kiến phụ huynh, tôi đã đặt

ra các câu hỏi có liên quan đến tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự lập chotrẻ và các phương pháp phụ huynh thường sử dụng để giáo dục tính tự lập chocon mình

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA PHỤ HUYNH:

Như vậy, đa số phụ huynh đều đã nhận thấy vai trò quan trọng của việc giáodục tính tự lập cho trẻ Bởi những phụ huynh đã thường xuyên rèn luyện tính tựlập cho con mình tại gia đình, họ đều thấy trẻ rất mạnh dạn, tự tin trong mọicông việc hàng ngày trong gia đình cũng như ở những nơi công cộng khác Tuynhiên, nhiều phụ huynh cho rằng đến khi trẻ lớn hơn ( 4-5 tuổi ) mới cần dạy trẻcác kỹ năng tự phục vụ để trẻ tự lập trong cuộc sống hàng ngày Một số phụhuynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là do thời gian dànhcho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì không thống nhất được quan điểmgiáo dục trẻ Bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa sức, nhưng ông,

bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính tự lập cho trẻchưa thành công Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hoàn toàn nhờ cô giáochủ nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ không nghe lời

Và tôi đã xây dựng cho lớp mình kế hoạch dạy kỹ năng tự phục vụ trong mọihoạt động ở lớp, để trẻ có kỹ năng tự phục vụ tốt, góp phần phát triển tính tự lậpcho trẻ Cụ thể:

Trang 9

KẾ HOẠCH DẠY KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ MẦM NON

Tháng 8

Cách cất ba lô Hoạt động đón, trả trẻ

Cách bê và cất ghế đúng cách Các hoạt động trong

ngày ( ăn, học, chơi )

Tháng 9

Cách đứng lên, ngồi xuống ghế Các hoạt động trong

ngày ( ăn, học, chơi )

Tự lấy nước, uống nước Hoạt động ăn

Tự xúc cơm Hoạt động ăn

Xúc miệng bằng nước muối Hoạt động vệ sinh

Tháng 10

Cách cới và cất giày dép đúng nơi qui định

Hoạt động đón, trả trẻ,các hoạt động kháctrong ngàyCách lau mặt Hoạt động ăn, vệ sinh

Cách rửa tay bằng xà phòng Hoạt động vệ sinh

Tháng 11

Cách xử lý khi ho, khi hỉ mũi Hoạt động góc kỹ năng,

các hoạt động khácCách lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi

Cách đóng, mở cửa Hoạt động chiều

Tự đi vệ sinh khi có nhu cầu Các hoạt động trong

ngàyNhặt cơm rơi vào đĩa Hoạt động ăn

Tháng 1

Cách cởi áo, mặc áo Hoạt động góc kỹ năng,

hoạt động chiềuCách gấp quần áo Hoạt động góc kỹ năng,

hoạt động chiều

Trang 10

Tháng 2

Cách cài khuy áo Hoạt động góc, hoạt

động chiềuCách cầm dao, kéo, dĩa Hoạt động góc

Chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô Hoạt động ăn, ngủ

Tưới cây Hoạt động ngoài trời

3 Biện pháp 3: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức.

Ở tuổi lên ba trẻ đã hình thành và phát triển ý thức “Cái tôi” của mình, trẻ

tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọiviệc để khẳng định mình Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trongngày của trẻ Vì vậy tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kếthợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ

VD: Tôi thấy khi tới lớp trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất lên giá

dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu Những lần như vậy tôi luôn đứng bên

cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ “ Đức Anh giỏi quá! Dây giày khó cởi thế

mà con làm được rồi” Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưng

rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn Nhưng tôikhông tỏ ra sốt ruột mà thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích

trẻ xúc cơm vào miệng khi nhai hết trong miệng “ Bảo Châu giỏi quá, đã tự xúc

được cơm ăn rồi Con xúc ít một thôi nhé và phải nhai luôn không nên ngậm cơm mà sâu răng đấy” Tôi thiết nghĩ nếu tôi thấy sốt ruột việc trẻ tự làm mà

làm hộ trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của

cô trong mỗi giờ ăn

Trang 11

Ảnh: Trẻ tự cất dép

Ảnh: Trẻ tự xúc cơm

Khi trẻ có nguyện vọng tự lập, mong muốn được làm việc có khi còn tỏ rabướng bỉnh Những lúc đó tôi rất thông cảm và hiểu được “bướng bỉnh” ở lứatuổi này và không kìm hãm ý muốn tự lập của trẻ Khi trẻ thực hiện công việc đómất rất nhiều thời gian, không theo mong muốn của tôi, đôi khi còn bừa bãithậm chí còn hỏng việc Song tôi vẫn luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệmcông việc

VD: Như lớp tôi có một số trẻ rất thích giúp cô chia thìa vào khay và đặt

vào các bàn, nhưng loay hoay mãi không biết chia như thế nào, có khi còn chiathiếu, rồi làm rơi hết thìa xuống sàn Mỗi lần như vậy tôi không tỏ ra khó chịu

mà nhẹ nhàng đến bên trẻ dẫn trẻ vào từng bàn làm mẫu cách đếm bạn trong bàn

và chia thìa tương ứng với số bạn trong bàn đó, sau đó tôi cho trẻ chia tiếp các

Trang 12

bàn tiếp theo Sau mỗi lần được tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rấtthành thạo và trẻ nào cũng muốn được giúp cô.

Ảnh: Trẻ chia thìa, chia khăn vào khay

Ảnh: Trẻ giúp cô chải chiếu Trong quá trình giáo dục cần hình thành ở trẻ những kỹ năng và thói quen tự

lập Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn giản.như thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen giúp đỡ người khác Những thói quen

đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ lâu dài, có hệ thống và nhất quán vì trẻ dễ nhớchóng quên Để trẻ đạt được việc tự lập hoàn toàn, tôi đã thực hiện các quá trình

“Cùng hành động” nghĩa là cho trẻ làm cùng cô Khi cùng làm với trẻ tôi

thường kết hợp giảng giải, giải thích cho trẻ biết lý do và cách thức hành động

Trang 13

VD: Khi trẻ mới đến trường phải cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ có kí

hiệu của mình, tôi đi cùng trẻ đến ngăn tủ đó và chỉ cho trẻ đây là ngăn tủ của

trẻ “Con sẽ cất ba lô, quần áo của con vào trong đó Trước khi cất con phải gấp

quần áo gọn gàng đã nhé” Tôi giải thích cho trẻ làm thế thì khi đến giờ về lấy

rất dễ dàng Ngày nào tôi cũng cho trẻ gấp quần áo gọn gàng rồi mới được cấtvào ngăn tủ Sau một, hai lần được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy

đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa

Ảnh: Trẻ tự cất ba lô vào tủ

Ảnh: Trẻ tập cài khuy áo

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w