1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi tại trường mầm non hoằng đông

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNGSỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 TUỔI A2 TẠI TRƯỜNG

MẦM NON HOẰNG ĐÔNG, HUYỆN HOẰNG HÓA

Người thực hiện: Lê Thị Thủy Thương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng ĐôngSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

NỘI DUNGTrang

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

pháp nêu gương - đánh giá 16

2.3.6 Giải pháp 6 Tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường với phụ

huynh trẻ để nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam và cũng là một nhàgiáo dục lớn của dân tộc Bác luôn đề cao vai trò giáo dục, đặc biệt là giáo dục

mầm non, nền tảng của những công trình tương lai Bác đã nói: “Giáo dục mầm

non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Giáo dục mầm non có vị trí rất

quan trọng được xem là quốc sách hàng đầu là bậc học đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Với mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triểntoàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầutiên của nhân cách trẻ thơ, trang bị những kiến thức cơ bản tạo tâm thế vữngvàng giúp trẻ tự tin vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chứcnăng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năngsống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năngtiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tậpsuốt đời Thấy rõ tầm quan trọng của bậc học mầm non, những năm qua ngànhgiáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng đã không ngừng cải thiện, đổimới về hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục nhằm giúp trẻ chủ động tiếpthu kiến thức, phát huy tư duy và óc sáng tạo, chủ động đạt các mục tiêu dạyhọc.

Năm học 2023 - 2024, với chủ đề năm học của toàn Ngành “Xây dựng

trường Mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm” lại càng không thể không kể

đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Giáo dục kỹ năng sống không phải làdạy trẻ những gì cao siêu mà là thông qua các hoạt động giáo dục tạo môitrường cho trẻ được thực hành, trải nghiệm dạy trẻ ý thức được những gì trẻ cầnlàm và thực hiện chúng đúng cách, đưa hành động vào ý thức bằng những hoạtđộng hàng ngày của một xã hội thu nhỏ, xuất phát từ hứng thú, nhu cầu, thếmạnh riêng của mỗi trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” Bầukhông khí lớp học thân thiện, trẻ là chủ thể của mọi hoạt động, chú trọng môitrường cho trẻ hoạt động và tương tác nhóm, tạo cơ hội cho trẻ phát triển tư duy,vận dụng vốn kiến thức của mình để giải quyết vấn đề một cách phù hợp, từngbước hoàn thiện nhân cách cho trẻ, trẻ biết sống tự lập, dễ dàng hòa nhập với xãhội, có ý thức tránh nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, trở thành công dâncó ích góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh trong tương lai

Với xã hội hiện đại ngày càng phát triển không ngừng, chất lượng cuộcsống ngày càng được nâng cao, trẻ em có nhiều cơ hội được học tập, vui chơinhưng song song đó thì những mối nguy hiểm từ bên ngoài hay chính trong giađình các em cũng không ngừng tăng theo mà trẻ mầm non vốn kinh nghiệmsống chưa có, trẻ chưa nhận thức được những mối nguy hiểm luôn rình rập xungquanh mình, trẻ càng không có kỹ năng để phòng tránh và xử lý chúng như thếnào và cũng không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác mà người lớnthì không phải lúc nào cũng bên cạnh trẻ mọi lúc mọi nơi để làm thay hay bảovệ trẻ được Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết giúp trẻcó nhận thức đúng đắn và hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non Vìlứa tuổi mầm non là“Thời kỳ vàng” mà trẻ học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giátrị sống để phát triển nhân cách nhanh nhất Mỗi độ tuổi trẻ phát triển rất khác

Trang 4

nhau, chính vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống phù hợp độ tuổi và đúng phươngpháp cho trẻ ngay từ bậc mầm non là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiếttrong công tác giáo dục trẻ hiện nay.

“Cách dạy trẻ: Cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào,yêu lao động, biết vệ sinh, giữ kỷ luật, học văn hóa Đồng thời phải giữ toàn vẹntính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ làm cho chúngtrở nên già cả” Thấm nhuần lời Bác dạy, bản thân tôi là một giáo viên mầm nonvà cũng là một người mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹnăng sống đối với sự phát triển của trẻ mầm non, tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩlàm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 3 - 4tuổi của lớp tôi phụ trách nói riêng đạt kết quả tốt nhất phù hợp với đặc điểmcủa địa phương và đơn vị nơi tôi công tác Để việc đổi mới phương pháp giáodục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không chỉ là phong trào mà còn được nhânrộng ra các trường, ở từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi giáo viên.

Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nângcao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi A2 tại trườngMầm non Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa” để làm sáng kiến kinh nghiệm

đồng thời áp dụng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dụctrẻ cho đơn vị tôi.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan nêu lên những ý kiến, giảipháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm rèn luyện và hình thành kỹnăng sống cho trẻ thông qua đó nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻmẫu giáo 3 tuổi A2 tại trường Mầm non Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp nâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo 3 tuổi A2 tại trường Mầm non Hoằng Đông, huyện Hoằng Hóa.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu và thu thập các tài liệu.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Phương pháp thực hành, trải nghiệm.

Phương pháp giáo dục bằng tình cảm, khích lệ; nêu gương - đánh giá.Phương pháp trực quan - minh họa; dùng lời nói. 

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Giáo dục kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình chămsóc và giáo dục trẻ mầm non Hiện nay việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào cáctrường học nhất là bậc học mầm non đã được thực hiện ở hầu hết các nước trênthế giới và ở mỗi nước đều có một phương thức giáo dục khác nhau

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong Chương trình giáo dục mầm non là“Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ em biết kính trọng, yêumến, lễ phép với ông bà, bố mẹ, thầy cô giáo, yêu quý anh chị em, bạn bè; Thậtthà, mạnh dạn, tự tin và yêu thiên nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thíchđi học” Có nhiều loại kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non, các kỹ năng

Trang 5

sống thường không tồn tại độc lập mà chúng thường có mối quan hệ mật thiết,đan xen và bổ trợ cho nhau.

Vậy làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả?Điều này quả không dễ dàng gì đối với tất cả giáo viên nói chung và giáoviên mầm non nói riêng Với đề tài này, tôi biết có rất nhiều đồng nghiệp đãnghiên cứu, nhưng với tôi nó có điểm mới là tôi xác định rõ kỹ năng cần có củamột trẻ 3 - 4 tuổi gồm: kỹ năng mạnh dạn tự tin, kỹ năng tự phục vụ bản thân,kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp.Giáo dục kỹ năng sống phù hợp độ tuổi giúp trẻ biến những kiến thức được họcthành thái độ, làm thay đổi hành vi của trẻ từ thói quen thụ động, có thể gâynguy hiểm, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành hành vi mang tính xây dựngtích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống giúp trẻ định hướngđúng đắn, biết việc nên làm và không nên làm, “đưa hành động vào trong ýthức” cho trẻ Giúp trẻ có được một cuộc sống an toàn, chất lượng và hạnh phúctrong một xã hội hiện đại với văn hóa đa dạng và nền kinh tế phát triển hội nhập.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Trong mọi việc nên hướng các em tự động.

Người lớn không nên cái gì cũng can thiệp, việc gì cũng bao biện; không nên gòép, bó buộc, không nên làm cho các em câu nệ, khúm núm, thành những nhiđồng “già”; phải giữ toàn vẹn tính vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên của chúng”,“Ngày nay chúng là thiếu nhi, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ” điềunày có nghĩa rằng hôm nay chúng ta giáo dục trẻ như thế nào, nay mai hệ quảgặt hái được sẽ như thế ấy.

Bản thân là một giáo viên mầm non, bằng tình yêu thương, sự tâm huyếtcủa người đi “Ươm mầm xanh tương lai cho đất nước”, người “Mẹ hiền thứ hai”của trẻ tôi hiểu rất rõ về vai trò và trách nhiệm của mình, thấy rõ tầm quan trọngcủa việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đúng nghĩa “Lấytrẻ làm trung tâm”, tôi đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu qua các tài liệu, mạnginternet, học hỏi qua các lớp chuyên đề do phòng tổ chức Dựa trên nhu cầu,hứng thú, khả năng của từng trẻ, tình hình trường lớp, địa phương để tìm ra cácphương pháp, giải pháp tốt nhất vận dụng vào thực tế của lớp tôi phụ trách đểnâng cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non đúng nghĩa “Lấy trẻlàm trung tâm”.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2023 - 2024, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớpmẫu giáo bé 3TuổiA2 với tổng số trẻ là 30 cháu với 13 cháu trai và 17 cháu gái.Trong thực tế, qua quá trình đứng lớp tôi nhận thấy tình hình ở lớp tôi có nhữngthuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợiVề nhà trường

Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiếtbị, khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo cho công tác dạy và học,đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ Nhận được sự quan tâm của cấptrên, lãnh đạo địa phương năm học 2022-2023, nhà trường được đầu tư xây thêm8 phòng học mới với đầy đủ công năng Trình độ chuyên môn của giáo viên đạtchuẩn 96%, trên chuẩn là 90% Số trẻ huy động ra lớp đúng độ tuổi đạt 100%.

Trang 6

Tôi thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề nhằm nângcao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên của phòng giáo dục, được tiếp cận vớichương trình mới, đặc biệt được tiếp cận với chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm”với hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non vào tháng 12 năm 2023.

Hoạt động dạy kỹ năng “Bé làm muối lạc”

2.2.2 Khó khănVề nhà trường

Nhà trường được đầu tư xây thêm 8 phòng học mới nhưng đến nay vẫnchưa được đưa vào hoạt động nên vẫn tồn tại nhiều bất cập, cơ sở vật chất trangthiết bị của nhà trường - nhóm lớp xuống cấp, sân trường ngập lụt vào mùa mưa.Diện tích lớp chật, trong khi số lượng các cháu trong nhóm lớp đông.

Về phía trẻ

Với đặc thù của địa phương tôi là ở vùng biển nên đa số bố mẹ trẻ đi biển,làm ăn xa hoặc đi làm công ty cả ngày, trẻ ở nhà với ông bà nên được cưngchiều không phải làm gì, kỹ năng sống kém phụ thuộc vào người lớn, 18/30 sốtrẻ mới đi học nên sợ đến trường khóc nhiều, không biết chào hỏi, nhút nhát, thụđộng, không hợp tác với cô, một số trẻ thì hiếu động, không tập trung chú ý,chưa biết xúc ăn, chưa biết đi vệ sinh đúng nơi quy định,…

Về phía phụ huynh

Nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, vẫncòn tồn tại quan niệm trẻ 3 - 4 tuổi còn nhỏ nên đến trường mầm non chủ yếu làchơi chứ chưa học hành gì nhiều, trẻ còn nhỏ chưa biết làm gì là bình thườngngười lớn phải làm cho trẻ.

Trang 7

Xác định đề tài nghiên cứu của mình nên từ đầu năm học sau khi tiếpnhận lớp, tôi thường xuyên quan tâm, dõi theo từng trẻ và tiến hành khảo sátthực tế chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng sống đầu năm học 2023 -2024với trẻ tại lớp tôi phụ trách Tổng số trẻ khảo sát: 30/30 trẻ = 100%

STTTiêu chíSố trẻĐạtTỉ lệ %Số trẻChưa đạtTỉ lệ %

1 Kỹ năng tự tin mạnh dạn 15/30 50% 15/30 50%2 Kỹ năng tự chăm sóc 14/30 47% 16/30 53%3 Kỹ năng hợp tác chia sẻ 14/30 47% 16/30 53%4 Kỹ năng tự bảo vệ 15/30 50% 15/30 50%5 Kỹ năng lao động 13/30 43% 17/30 57%6 Kỹ năng giao tiếp 14/30 47% 16/30 53%

Qua bảng khảo sát trên cho thấy kỹ năng sống của trẻ còn thấp, một số trẻthì có kỹ năng sống tốt nhưng lại thiếu tính chủ động chờ người lớn nhắc thì mớilàm Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất lo lắng, luôn trăn trở, suynghĩ làm sao để tìm ra giải pháp trang bị các kiến thức về kỹ năng sống cần thiếtcho trẻ Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn

tại, tôi đi sâu vào nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hoạt động giáo dụckỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi A2 tại trường Mầm non Hoằng Đông,huyện Hoằng Hóa” Qua một thời gian nghiên cứu, tôi đã tìm ra được những

giải pháp có hiệu quả giúp trẻ chủ động, hứng thú, tích cực tham gia các hoạtđộng như sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻtheo chủ đề

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc làm quantrọng và cấp thiết giúp giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ đầy đủ, có hệthống, giúp giáo viên dự kiến trước nội dung, thời gian để xây dựng kế hoạch cụthể từng tuần, từng chủ đề và thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng, tổ chứccác hoạt động giáo dục một cách chủ động hiệu quả.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải có thời gian và kiên trì Việc tổchức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạch cụ thể, được tiến hành thường xuyên,liên tục, mang tính bền vững và không ngừng đổi mới sáng tạo, phải đảm bảo antoàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạocủa trẻ, không gây áp lực cho trẻ, tất cả trẻ đều được tham gia không trẻ nào bịbỏ lại phía sau, đúng nghĩa “Lấy trẻ làm trung tâm” Chính vì vậy, ngay từ đầunăm học tôi đã căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2023-2024, tình hình thực tế củatrường lớp, địa phương, dựa vào khả năng, hứng thú, nhu cầu học tập, đặc điểmtâm sinh lý của từng độ tuổi, thực tế cuộc sống gần gũi với trẻ xác định mụctiêu, nội dung cụ thể để xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ đề,các hoạt động ở lớp tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội

Trang 8

dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp Nhằm giúp trẻ rèn luyện,hình thành thái độ, nề nếp, thói quen và những kỹ năng sống tích cực phù hợpvới lứa tuổi Khi xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi luôn chútrọng đảm bảo tính khoa học, vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễđến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáodục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bịtừng bước cho trẻ hòa nhập vào cuộc sống, cụ thể: Trình độ hiểu biết, tiếp thucủa trẻ như thế nào? Trẻ cần học gì tiếp theo? Cần làm gì để gây hứng thú giúptrẻ đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc, hoạt động cụ thểcho trẻ thực hành, trải nghiệm nhắm vào các mục tiêu đã đề ra tạo hứng thú chotrẻ

Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé3TA2 ở lớp tôi theo từng chủ đề cụ thể như sau:

- Nếu có người lạ đến cho quà bé sẽ làm gì?

Ngành nghề

Từ 24/11 đến 15/12/2023

- Kỹ năng tự phục vụ trong giờ ăn, ngủ, vệ sinh.- Bé làm nội trợ.

- Kỹ năng xử lý khi gặp hỏa hoạn.

- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.- Kỹ năng phòng tránh điện giật.

Thế giới động vật

Từ 18/12/2023 đến12/01/2024

- Biết tên một số món ăn, tôn trọng thức ăn.- Kỹ năng phòng tránh con vật nguy hiểm.

- Biết tránh những vật nguy hiểm, nơi không antoàn.

- Kỹ năng chăm sóc động vật- Kỹ năng ăn uống vệ sinh

Trang 9

Thế giới thực vật

Từ 15/01 đến 16/02/2024

- Kỹ năng xử lý khi bị bắt cóc- Kỹ năng chăm sóc cây cối

- Dạy trẻ vứt rác đúng nơi quy định

Phương tiện và luật lệgiao thông

Nước và Các hiện tượngtự nhiên

Từ 18/3 đến 12/4/2024

- Kỹ năng phòng chống đuối nước.- Biết mặc trang phục phù hợp thời tiết.- Kỹ năng sử dụng tiết kiệm điện - nước.

- Trẻ biết giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, vệ sinhnơi công cộng, biết bỏ rác vào thùng rác.

Quê hương Đất nước Bác Hồ

-Từ 15/4 đến 10/5/2024

- Biết tôn trọng sự khác biệt.

- Biết yêu quê hương - đất nước - Bác Hồ.- Lấy, cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.- Kỹ năng phòng tránh xâm hại.

- Kỹ năng thực hiện quy định nơi công cộng.

Bên cạnh đó, tôi còn lồng ghép những kỹ năng khác vào các hoạt độngtrong ngày của trẻ, mọi lúc mọi nơi cho phù hợp Dạy trẻ kỹ năng lao động, kỹnăng bảo vệ môi trường vào hoạt động chiều thứ 6 hàng tuần, điều đó giúp chocông việc của tôi luôn thuận lợi, không bị chồng chéo công việc.

2.3.2 Giải pháp 2 Giáo viên làm tấm gương mẫu mực cho trẻ

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cao nhất của nhà giáo là yêu nghề, yêungười Sinh thời Bác Hồ từng căn dặn giáo viên mầm non “Làm mẫu giáo tức làthay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy,phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu Dạy trẻ cũng như trồng câynon Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này cáccháu thành người tốt Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫuvề đạo đức để các cháu noi theo”.

Khắc sâu lời dạy của Người, tôi luôn phấn đấu học và tự học để nâng caotrình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức về mọi mặt, không ngừng tìm tòi,sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu giảng dạy Với đặc thù nghề mầm non, thờigian cả ngày trẻ ở với cô nên sự ảnh hưởng của cô giáo đối với trẻ là rất lớn màtrẻ 3-4 tuổi thích bắt chước và bắt chước rất nhanh Chính vì vậy không phươngpháp nào hiệu quả bằng phương pháp “Lấy nhân cách tác động nhân cách, dùngnhân cách người thầy để cảm hóa học trò” Cô giáo mầm non phải thực sự làtấm gương từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất để trẻ noi theo và để làm trònsứ mệnh cao cả “Trồng người” Tôi luôn chú trọng về tác phong sư phạm củamình từ việc trang phục lịch sự, sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi đến trường, đồdùng sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có hành vi, lời nói cử chỉ chuẩn mựcđể làm tấm gương cho trẻ noi theo vì đó là những gì mà trẻ sẽ cảm nhận đượcđầu tiên Đặc biệt là giáo dục trẻ ngoan ngoãn, lễ phép Tôi luôn đối xử côngbằng với trẻ “Lấy trẻ làm trung tâm” dành cả tình yêu để dạy trẻ, hạn chế không

Trang 10

quát mắng, doạ nạt hay phê bình trẻ trước mặt trẻ khác Tôi luôn tạo môi trườnggiao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môitrường xung quanh giúp trẻ hiểu nhau hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu bạn vàyêu cô giáo nhiều hơn

Giáo dục trẻ kỹ năng chào hỏi và nhận quà bằng hai tay

Ví dụ Khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn tôi luôn nói chuyện nhẹ

nhàng, lễ phép, không nói chuyện trống không Với trẻ thì xưng hô cô-cháu hoặccô - các con Khi trẻ đến lớp không chào cô, tôi sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng: “Bạn HàVy ngoan, hôm nay quên chưa chào cô giáo rồi!” hoặc là “Cô chào Hà Vy xinhgái, Hà Vy chào cô và các bạn đi nào” Từ đó, trẻ sẽ hình thành ý thức thói quenbiết cách xưng hô lễ phép với người lớn và mọi người xung quanh.

Việc giáo viên làm tấm gương mẫu mực cho trẻ tưởng như đơn giảnnhưng nếu không tự ý thức, rèn luyện mình thì khó có thể thực hiện được Bởigiáo viên mầm non với áp lực công việc ở trường lớp, áp lực gia đình… Nêncũng sẽ có những cảm xúc vui buồn của cá nhân nhưng ta phải biết kiềm chế giữbình tĩnh để khi bên trẻ đúng với nghĩa là “Người mẹ thứ hai của trẻ”, tôi luôndành tất cả tình yêu thương, sự dịu dàng cho trẻ, để với trẻ mãi là câu hát: “Lúcở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.

2.3.3 Giải pháp 3 Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thôngqua các hoạt động trong ngày

Giáo dục kỹ năng sống là một phạm trù rất rộng, với trẻ mầm non, kỹnăng sống chưa có một giáo trình nào cụ thể, chưa được đưa vào như một giờhọc chính khóa nên tôi đã khéo léo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào cáchoạt động trong ngày, vào các thời điểm trong ngày, mọi lúc mọi nơi và tận tâmhướng dẫn những kỹ năng sống đó cho trẻ ở lớp tôi phụ trách.

Thông qua giờ đón trẻ, trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

Hàng ngày vào giờ đón trẻ để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn tôi luôn đóntrẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở, chủ động chào trẻ và nhắc trẻ chào hỏi lễ phép,tạo cơ hội giao tiếp thân mật với trẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ, độngviên, khen ngợi trẻ để trẻ cảm thấy được ủng hộ và yêu thương, với những trẻchưa biết cất đồ dùng đúng tủ của mình, chưa biết tự đi đúng dép của mình tôi sẽnhẹ nhàng hướng dẫn từng trẻ cách nhận ra ký hiệu đồ dùng và tủ của riêngmình để trẻ tự cất đồ, tôi cho trẻ tự lấy ghế về chỗ ngồi của mình

Giờ trả trẻ tôi hướng dẫn trẻ tự chuẩn bị đồ dùng để ra về, cất giày dépngăn nắp Sau một thời gian, trẻ lớp tôi khi đến lớp có thể tự cất và lấy đồ dùngcá nhân của mình, biết tháo giầy dép sắp xếp gọn gàng, tự lấy ghế về chỗ ngồicủa mình hoặc tự cất ghế Những việc tưởng chừng như đơn giản này giúp chotrẻ rất nhiều trong ý thức thực hiện nội quy cũng như ý thức giữ gìn đồ dùng cánhân của mình không ỷ lại, phụ thuộc vào bố mẹ nữa

Trẻ trò chuyện cùng cô Trẻ tự lấy ghế về chỗ ngồi

Thông qua hoạt động học

Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình tức chơi Tôithường sẽ giao nhiệm vụ vừa sức trẻ, độ khó tăng dần khi trẻ đã thành thạo, trẻ

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w