SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TRẺ 3 – 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC THÔNG QUA T
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TRẺ 3 – 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
THÔNG QUA TRUYỆN KỂ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON HOẰNG ĐỨC 1 – HUYỆN HOẰNG HÓA
Người thực hiện: Lê Thị Huệ Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Đức 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 2MỤC LỤC
2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.2
1 Đặc điểm tình hình chung của trường 3 2.2
2.2
2.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 3-4 tuổi làm
quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể. 5
2.3
1 Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học 5 2.3
2 Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầyđủ các đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể 7 2.3
3 Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học 8 2.3
4 Bồi dưỡng phương pháp và sử dụng đồ dùng trực quan đảm bảotính khoa học và hiệu quả 9 2.3
5 Dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua việc lồng ghéptích hợp giáo dục các môn học khác 11 2.3
6 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi 12 2.3
7 Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo mới lạ, hấp dẫn từ cácnguyên vật liệu, phế thải 14 2.3
8 Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 16 2.3
9 Phối kết hợp với phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng cho trẻlàm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể trong nhà
2.4
2.4
Trang 32.4.
Trang 41 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ - Vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều bài học quý giá và muôn vàn tình yêu cho nhân dân, đặc biệt cho các cháu thiếu niên nhi đồng Với người, người lúc nào cũng dành tình yêu thương, sự nồng
ấm, quan tâm và sự gần gũi cho các thế hệ trẻ nhỏ, muốn các cháu sau này ai cũng có một cuộc sống ấm no, ai cũng được học hành đầy đủ và hạnh phúc Đến nay khi Bác đã ra đi, nhưng những lời dạy của Bác vẫn luôn thấm nhuần trong
tư tưởng, trong tâm can của mỗi người dân đất việt, đặc biệt là trong công tác chỉ đạo tài tình của Đảng Vì thế, có thể khẳng định được rằng, giáo dục mầm non là bậc học giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
và được nhà nước chú trọng Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện cả về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ và hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người, tạo điều kiện cho trẻ lĩnh hội
và áp dụng kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống
Để thực hiện được mục tiêu và lời dạy của Bác, đòi hỏi mỗi người giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thông qua các hoạt động học cụ thể như hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình,… Trong các hoạt động học đó thì hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động Làm quen với tác phẩm văn học là một bộ phận của văn hóa tinh thần, gắn liền với nghệ thuật Thông qua hoạt động này đem đến cho trẻ
ấn tượng về cái đẹp và phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người
Ngoài ra, lứa tuổi mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi, với tâm hồn thơ ngây, trong trắng, chưa có nhiều trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ còn ở mức cảm tính,…thì việc cho trẻ tiếp xúc với cái đẹp lấp lánh của ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú trong tác phẩm văn học sẽ là cơ sở để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí Những câu chuyện cổ tích không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ óc sáng tạo nghệ thuật Thông qua nội dung các câu chuyện kể sẽ giáo dục các em biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ, biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai,…
Bên cạnh đó, trong thời kì lên ngôi của khoa học và công nghệ hiện nay, mọi thứ không ngừng chuyển biến, nền giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cần có những đổi mới không ngừng về phương pháp, nội dung dạy học để có thể đáp ứng nhu cầu của thời đại Từ những lí do trên tôi đã chọn
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể tại trường mầm non Hoằng Đức 1, huyện Hoằng Hóa” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp một phần nhỏ tri thức
của mình trong việc nâng cao hiệu quả cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Trong những năm gần đây phong trào đổi mới các biện pháp, phương pháp dạy học ở ngành giáo dục nói chung và ở bậc học mầm non nói riêng luôn
Trang 5được quan tâm, đẩy mạnh Vì thế, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể ở trường mầm non là việc làm thường xuyên, không thể thiếu Bởi văn học có tác dụng giáo dục trẻ về mọi mặt như: góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ sự hứng thú “đọc sách”, kỹ năng đọc và kể tác phẩm
Để kết hợp được yêu cầu đó là một việc làm khó, đòi hỏi tính khoa học và nhận thức tốt về cả nội dung lẫn phương pháp Qua một số năm giảng dạy ở lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Hoằng Đức 1, bản thân tôi đã đúc kết được một
số kinh nghiệm, từ đó đề xuất ra nhiều giải pháp giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể đạt hiệu quả cao
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non Hoằng Đức 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu qua mạng internet, học hỏi đồng nghiệp
Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng hè, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, các buổi chuyên đề, hội giảng và qua tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non
Phương pháp quan sát hoạt động của trẻ
Nhóm phương pháp trực quan, đàm thoại, giảng giải
Nhóm phương pháp dùng lời.
Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận:
Nhận thấy văn học chính là bộ môn nghệ thuật và mỗi người trong chúng
ta đều được tiếp xúc với nó Ngay từ khi còn bé, thưở lọt lòng nằm nôi chúng ta được được nghe những lời ru ầu ơ, những giai điệu, những bài thơ, những câu chuyện, những bài ca dao, đồng dao nuôi dưỡng tâm hồn ta khôn lớn Và đến nay khi ta dần một trưởng thành hơn thì những hình ảnh đó đến gần hơn với chúng ta, đặc biệt đối với trẻ thơ qua việc tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm văn học trong nhà trường
Có thể nhận thấy rằng các tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là lứa tuổi mẫu giáo Nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người của trẻ,
là hành trang cho các bé trong suốt đường đời Thông qua việc tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ sẽ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh, trẻ có thể tự tin đọc,
kể lại bài thơ, câu chuyện bằng chính suy nghĩ của mình, tự do quan sát, tự do tìm tòi, phát triển bộ óc và tư duy có chủ đích hơn
Bên cạnh đó, văn học còn giúp trẻ cảm nhận được cách diễn đạt hình tượng nghệ thuật, trao đổi những điều mà trẻ đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm văn học vào cuộc sống Thông qua hoạt động dạy trẻ
kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng
Trang 6tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chức năng tâm lý của chính bản thân, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn Kể chuyện giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lý của trẻ, là phương tiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy, nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá
Quả thật các nhà văn, nhà thơ chỉ là người viết lên và nêu lên cảm xúc Còn việc vẽ và tô đậm lên bức tranh đầy màu sắc ấy chính là do người giáo mầm non - người nghệ sĩ đa tài khơi lên và dẫn dắt Muốn văn học trở thành hoạt động hấp dẫn đối với trẻ thơ thì đòi hỏi mỗi người giáo viên phải tự học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những bí quyết riêng cho mình Từ đó biến mỗi trang sách thành những bài học đường đời đầu tiên, gần gũi với trẻ Xuất phát từ ý nghĩ trên tôi thấy mình cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình giảng dạy
và tiếp thu, đề xuất ra những giải pháp mới đáp ứng nhu cầu giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể đạt hiệu quả tốt nhất
2.2 Thực trạng:
Năm học 2023-2024, tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi với tổng số trẻ là 25 trẻ Qua tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể, tôi đã chọn lọc ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp với trẻ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Đặc điểm tình hình chung của trường:
Thuận lợi:
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, đến nay trường mầm non Hoằng Đức 1 đã đạt được những thành tích đáng tự hào Nhiều năm liền nhà trường được Uỷ ban nhân dân Tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc
gia mức độ I, chính vì thế cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ.
Đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất cần thiết cho lớp học, phòng học rộng rãi thoáng mát, sân trường sạch đẹp, an toàn, mỗi lớp đều có ti vi, điều hòa, giá góc Ngoài ra, nhà trường có môi trường cảnh quan sư phạm đẹp như có sân vận động, vườn rau cô trồng bé chăm, vườn hoa công đoàn,… góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, cung cấp biểu tượng để trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh
Ngoài ra, các cấp lãnh đạo, phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ Luôn mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Mỗi lớp được bố trí 2 cô giáo, các đồng chí giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, nắm chắc phương pháp dạy trẻ và luôn có ý thức sáng tạo
Phụ huynh nhiệt tình trao đổi và ủng hộ trong công tác xã hội hóa do trường, lớp phát động như lắp điều hòa, làm mái kéo, cung cấp các nguyên vật liệu, phế liệu làm đồ dùng, đồ chơi,
Khó khăn:
Đồ dùng trong khi dạy của giáo viên chưa sáng tạo và phong phú
Trang 7Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục nên giáo viên ít có thời gian làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
Mặc dù nhà trường đã mua sắm, trang bị về cơ sở vật chất cũng như đầu
tư về chuyên môn nhưng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập
Phụ huynh đến từ nhiều vùng miền, nghề nghiệp khác nhau nên phong tục, tiếng nói đa dạng, có thói quen sử dụng giọng nói và ngôn ngữ địa phương
Bên cạnh đó ở trường tôi không ít phụ huynh còn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện
2.2.2 Thực trạng của lớp:
Thuận lợi:
Cơ sở vật chất:
Nhà trường và gia đình luôn quan tâm và tạo điều kiện giúp cho cô và trẻ
có những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy Điều này rất quan trọng trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, cũng là điều kiện cần thiết để cho tôi thực hiện đề tài này đạt hiệu quả cao
Đối với giáo viên:
Ngay từ đầu năm học, tôi thường xuyên được Ban giám hiệu dự giờ, góp
ý kiến để nâng cao chất lượng giờ dạy Bên cạnh đó tôi còn được dự giờ nhiều tiết dạy chuyên đề, tiết dạy mẫu của các đồng chí giáo viên trong nhà trường
Xác định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nên bản thân tôi luôn có tinh thần trách nhiệm cao, lòng nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ, luôn cố gắng trau dồi kiến thức, học hỏi, trao đổi cùng đồng nghiệp, nắm vững các phương pháp, sử dụng công nghệ thông tin, đưa công nghệ thông tin vào các tiết dạy và làm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học của trẻ, từ đó giúp trẻ hoạt động tích cực hơn
Đối với trẻ:
Lớp tôi có 25 trẻ, đa số trẻ phát triển tốt về mặt thể chất và trí tuệ
Trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong học tập
Đối với phụ huynh:
Phụ huynh nhiệt tình, tích cực ủng hộ tôi trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ được giao
Khó khăn:
Tuy những thuận lợi là cơ bản nhưng trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lớp tôi vẫn còn gặp một số khó khăn sau:
Đây là năm đầu tiên tôi thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể tại trường mầm non Hoằng Đức 1”, nên bản thân tôi còn nhiều bỡ ngỡ trong việc
xây dựng kế hoạch và lựa chọn các nội dung phù hợp
Một số trẻ còn nhút nhát, phát âm còn ngọng, câu từ diễn đạt chưa mạch lạc, khả năng tiếp thu bài còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn
Khả năng chú ý cũng như cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ không đồng đều về chất lượng, một số trẻ chưa thực sự hứng thú tham gia vào hoạt động học
Trang 8Nhận thức của một số phụ huynh về hoạt động học chưa đúng Một số phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế, ít quan tâm đến việc học của trẻ nên khả năng tiếp cận nghệ thuật của trẻ còn hạn chế
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học một cách tốt nhất Chính vì vậy, tôi quyết tâm suy nghĩ, tìm tòi và cuối cùng đã tìm được hướng đi cho mình qua nội dung
đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể tại trường mầm non Hoằng Đức 1, huyện Hoằng Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2.2.3 Kết quả khảo sát:
Ngay từ đầu năm học 2023-2024, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ thông qua các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và đã thu được kết quả như sau:
TT Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ trong lớp
Đạt Chưa đạt
Số trẻ Tỷ lệ% Sốtrẻ Tỷ lệ%
1 Trẻ lắng nghe và nhớ tên câuchuyện, các nhân vật trong truyện.
25
15 60 10 40
2 Trẻ hiểu được nội dung câuchuyện. 13 52% 12 48%
3 Biết cách cầm sách, mở sách raxem và đọc đúng quy trình. 14 56% 11 44% 4
Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng
điệu trong kể chuyện, biết kể
chuyện sáng tạo và kể chuyện theo
trí nhớ
13 52% 12 48%
5 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vàohoạt động làm quen với tác phẩm
văn học thông qua truyện kể 18 56% 14 44%
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy khả năng trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện, biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu và kể chuyện sáng tạo, kể theo trí nhớ; trẻ biết cầm sách, mở sách đọc đúng quy trình và hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể của
trẻ ở mức đạt còn thấp Trước kết quả trên, tôi đã đề ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả giúp trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể tại trường mầm non Hoằng Đức 1”, tạo cơ hội cho trẻ
biết vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống
2.3 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể.
2.3.1 Xây dựng kế hoạch từ đầu năm học.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, nên ngay từ đầu năm học tôi đã cùng đồng nghiệp xây dựng kế hoạch, lựa chọn những tác phẩm hay đưa vào giảng dạy dựa trên các nguyên tắc như: tác phẩm
Trang 9phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 3-4 tuổi, phù hợp với chủ đề, sự kiện theo từng tháng phải mang tính giáo dục, nội dung của các tác phẩm hướng trẻ tới những vẻ đẹp đích thực của đời sống xã hội
Xây dựng kế hoạch cùng đồng nghiệp ngay từ đầu năm học.
Để hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể đạt kết quả cao, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch giảng dạy, dự kiến và luân phiên thực hiện bài dạy theo kế hoạch các chủ đề trong năm học cụ thể như sau:
Tháng
9 Trường mầm non Truyện: Gà tơ đi họcTruyện: Đôi bạn tốt
Tháng
10 Bản thân
Truyện: Vì sao gấu con bị đau răng
Truyện: Chú vịt xám Truyện: Thỏ trắng biết lỗi
Tháng
11 Gia đình
Truyện: Nhổ củ cải Truyện: Cô bé quàng khăn đỏ
Tháng
12 Nghề nghiệp
Truyện: Gà trống choai và hạt đậu
Truyện: Xe đạp con trên đường phố
Tháng
01 Thực vật
Truyện: Sự tích cây vú sữa Truyện: Chú đỗ con
Truyện: Củ cải trắng Truyện: Hoa mào gà Truyện: Hạt giống nhỏ Truyện: Nhổ củ cải
Tháng
02 Động vật
Truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ
Truyện: Gà trống và vịt bầu
Tháng
03 Phương tiện giao thông
Truyện: Xe lu và xe ca Truyện: Kiến con đi ô tô
Tháng
04 Hiện tượng tự nhiên Truyện: Cóc kiện trờiTruyện: Giọt nước tí xíu
Tháng
05 Quê hươmg - Đất nước - Bác Hồ
Truyện: Sự tịch bánh chưng, bánh dày
Truyện: Niềm vui bất ngờ
2.3.2 Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể.
Trang 10Nhận thấy, cơ sở vật chất là điều kiện, là phương tiện, là công cụ để trẻ lĩnh hội kiến thức và tiếp thu hoạt động giáo dục một cách tốt nhất Vì thể để cho các tiết dạy đạt hiệu quả cao về chất lượng, thì ngay đầu năm học tôi đã mạnh dạn tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm được một
số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động làm quen với tác phẩm văn học như con vật, cây xanh, các mô hình sân khấu, sa bàn ti vi, các bộ truyện, tranh truyện, bộ thơ, sách cho trẻ 3-4 tuổi, liên quan đến các câu chuyện phục
vụ cho quá trình dạy học
Mô hình sân khấu tiết kể chuyện “Chú đỗ con”
Nhờ được trang bị thêm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi mà các bạn nhỏ lớp tôi đã tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể một cách hăng say, tích cực Đa số trẻ đều tò mò, hào hứng muốn lắng nghe tiếp phần sau của nội dung câu chuyện Ngoài ra khi có mô hình, sa bàn, tôi như làm chủ được bài giảng của mình, luôn muốn thả hết mình vào nhân vật để bộc bạch, thổ lộ hết tình cảm, cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm đến các bạn nhỏ thân yêu qua những câu chuyện đó
2.3.3 Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể.
Một đứa trẻ thông minh một phần nhỏ là do bẩm sinh, phần còn lại là môi trường giáo dục. Việc mang đến cho trẻ sự tự do trong môi trường giáo dục sáng tạo ở trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng là rất cần thiết Nhận thức được tầm quan trọng của môi truờng giáo dục nên ngay từ đầu năm học, tôi đã sưu tầm rất nhiều hình ảnh, sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, các câu chuyện và làm được một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đạt kết quả cao Với những sản phẩm sưu tầm và tự tạo đó, tôi sử dụng để xây dựng thư viện, sân khấu, góc văn học, trang trí các góc xung quanh lớp học một cách đẹp mắt, hấp dẫn
Trẻ hoạt động tại góc thư viện.
Thông qua góc thư viện tôi hướng dẫn cho trẻ cách cầm sách, mở sách và đọc sách như thế nào là đúng Bên cạnh đó, khi trẻ quan sát tranh truyện, trẻ sẽ
tự đặt câu hỏi, tự trả lời về nội dung bức tranh, tự tư duy các bức tranh thành những câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình
Ngoài ra, tôi còn tạo môi trường văn học trong khuôn viên nhà trường như phối kết hợp với các đồng chí giáo viên trang trí, cải tạo, sơn, sửa lại: Vườn rau của bé, vườn cổ tích, Từ đó, tạo cơ hội giúp trẻ tìm hiểu khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, qua đó các kiến thức, kĩ năng của trẻ được củng cố và bổ sung
2.3.4 Bồi dưỡng phương pháp và sử dụng đồ dùng trực quan đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Phương pháp đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học.
Biện pháp đọc, kể tác phẩm là biện pháp đặc thù của việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua truyện kể Qua việc đọc,