skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các hoạt động tại lớp 5 6 tuổi c trường mầm non vân am huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các hoạt động tại lớp 5 6 tuổi c trường mầm non vân am huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON VÂN AM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHOTRẺ LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI THÔNG QUA CÁC HOẠT

ĐỘNG, TẠI LỚP 5-6 TUỔI C, TRƯỜNG MẦM NON VÂNAM, HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Huyền ThươngChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

VÂN AM, NĂM 2024

Trang 2

TTNội DungTrang

2Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với

chữ cái thông qua các hoạt động, tại lớp 5-6 tuổi C, trườngMầm Non Vân Am, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa”.

52.4 Hiệu quả sau khi đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao

chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các hoạtđộng, tại lớp 5-6 tuổi C, trường Mầm Non Vân Am, HuyệnNgọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa”.

17

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển của đất nước thì giáo dục được coi là quốc sáchhàng đầu trong hệ thống giáo dục Quốc dân và bậc học giáo dục Mầm non chínhlà điểm nhấn quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục Quốc dân nóichung và bậc học Mầm non nói riêng Ngày nay đất được ta đang trên đà pháttriển mạnh và hội nhập Quốc tế trong tình hình kinh tế thị trường, định hướng xãhội chủ nghĩa và thực hiện công cuộc xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước đang được Đảng và nhà nước ta đặt lên hàng đầu Trẻ em là niềm hạnhphúc của mỗi gia đình và toàn xã hội Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục có ýnghĩa hết sức quan trọng đến sự hình thành phát triển nhân cách ở mỗi trẻ.

Và điều đó có thể khẳng định rằng! Vào lớp một là một bước ngoặt lớn,đánh dấu sự hình thành và phát triển toàn diện về mọi mặt trong cuộc đời củamỗi trẻ thơ Và câu nói của Bác Hồ kính yêu luôn luôn gắn liền rõ quan điểm“Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Điều đó cho tathấy, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non là cốtlõi để đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và có tác động mạnh mẽ đến chấtlượng ở các bậc học tiếp theo, hơn thế nữa chất lượng giáo dục Mầm non hoàntoàn quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện về mọi mặt cho trẻ.

Ở mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chữ cái ở trường Mầm non không phải làđưa chương trình Tiếng Việt của lớp 1, mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sửdụng các yếu tố “Học bằng chơi, chơi mà học” và yếu tố bền vững cho trẻ họctốt chữ cái chúng ta cần nâng cao chất lượng toàn diện với phương châm “Chơimà học, học bằng trải nghiệm” trên cơ sở lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạtđộng, nhằm khơi gợi lòng say mê, hứng thú, tính tích cực, sáng tạo khắc ghikiến thức với chữ cái một cách có chiều sâu.

Thực tế năm học 2023-2024 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo5-6 tuổi C, trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc Từ đầu năm học, tôinhận thấy một số trẻ tính tự lập, trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin, tính kỷluật chưa cao, nhận biết chữ cái còn mờ nhạt, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp,nói tiếng địa phương, cách ngồi tô chữ viết, các hoạt động sinh hoạt hàng ngàytrẻ chưa chủ động mà còn ỷ lại, hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo và người lớn,nhận thức của trẻ không đồng đều, tiếp xúc môi trường văn hóa xã hội hạn hẹpnên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn Kiến thức cơ bản cung cấpcho trẻ lên lớp 1 còn chưa sâu, các tố chất về sức khỏe, tinh thần, tâm lý…thôngqua các hoạt động hàng ngày còn chưa chủ động để lĩnh hội những cái gì cầnthiết cho mình sẵn sàng bước vào lớp 1.

Bên cạnh đó, trong thực tế cho thấy một số phụ huynh vì quá lo lắng, quánóng vội nên đã sắm sửa cho trẻ những hành trang không cần thiết, không phùhợp với lứa tuổi của trẻ như: Cho trẻ vào lớp 1 chưa đúng tuổi Có phụ huynh vìquá nôn nóng, lo lắng nên đã cho con học trước chương trình như: Đánh vần, tậpviết…Ép con học quá sức từ những loại sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tàiliệu tham khảo, nâng cao Điều này cho thấy! Phụ huynh đã vô tình làm ảnhhưởng đến sự phát triển về các tố chất cũng như tâm lý của trẻ sau này.

Vậy làm thế nào để trẻ 5-6 tuổi C lớp tôi phụ trách có đủ kiến thức, đủ sức

Trang 4

khỏe, sử dụng biện pháp gì để truyền đạt kiến thức "29 chữ cái"có chiều sâu?Khả năng truyền thụ ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc? Cách phát âm chữ cái? Cáchtổ chức như thế nào giúp trẻ tiếp thu kiến thức bền vững? Làm thế nào để trẻphát huy tính mạnh dạn, tự tin với một môi trường mới mà không hụt hẫng vềkiến thức chữ cái lẫn tâm lý Công tác tuyên truyền cũng là một biện pháp quantrọng bản thân tôi tự đặt cho mình câu hỏi? Qua đó giáo dục tình cảm và pháttriển tư duy mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triểnnhân cách toàn diện Chuẩn bị cho trẻ một hành trang tốt về “Tiếng Việt” vữngchắc để trẻ bước vào lớp 1.

Bản thân nhận thức được tầm quan trọng năm học 2023-2024 tôi mạnh dạn

chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ

cái thông qua các hoạt động, tại lớp 5-6 tuổi C, trường Mầm Non Vân Am,Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trẻ nắm vững yêu cầu, nội dung, kiến thức "29 chữ cái" rèn kỹ năng phátâm, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc là kiến thức cơ bản cần thiết cho việc học tậptạo tâm thế vững vàng cho trẻ vào lớp 1.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn tại lớp Mẫu giáo 5-6tuổi C, tại trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc; Để tìm ra các biện pháphiệu quả giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn nắm chắc 29 chữ cái vững vàng, sẵn sàngbước vào lớp 1.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thôngqua các hoạt động, tại lớp 5-6 tuổi C, trường Mầm non Vân Am, huyện NgọcLặc, tỉnh Thanh Hóa”.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn về kiến thức 29 chữ cái cho trẻ chuẩn bịvào lớp 1, nhằm thu thập các cơ sở lý luận, phân tích tổng hợp tìm hiểu đặc điểmtâm sinh lý, sở thích, sự cần thiết của trẻ để giáo dục, trau dồi kiến thức cơ bảnvề chữ cái cho trẻ vào lớp 1 vững vàng.

- Phương pháp điều tra thực tiễn và thu thập thông tin:

Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn ở trẻ, các yếu tố về chủ quan, kháchquan tác động trên trẻ, những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại vànguyên nhân, từ đó sẽ lựa chọn các biện pháp phù hợp, chuẩn bị tâm thế tốt chotrẻ vào lớp 1.

- Phân tích, thống kê, thực nghiệm và sử lý số liệu:

Đánh giá kết quả, phân tích kết quả, sử lý số liệu phù hợp và so sách kếtquả trước và sau khi áp dụng biện pháp.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn:

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Như chúng ta đã biết! Làm quen với 29 chữ cái đối với trẻ 5-6 tuổi là hànhtrang cơ bản nhất của giáo dục Mầm non, là một trong những nội dung cốt lõicủa hệ thống giáo dục quốc dân, đây là giai đoạn đầu tiên quan trọng của việc

Trang 5

hình thành nhân cách, trí tuệ, nhận thức của trẻ Nếu chúng ta không chú trọngsẽ ảnh hưởng rất đến chất lượng giáo dục Trong những năm này thì việc giáodục lại hết sức khó khăn, phức tạp về sau Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảngcộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra, mục tiêu giáo dục Mầm non phải trangbị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàndiện” Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chứcnhững trò chơi đó sẽ nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái Do đómà tiết học Làm quen với chữ cái, cần tổ chức tiết học như thế nào cho sinhđộng, điều đó rất khó Bởi vì tiết học này rất cần thiết không thể thiếu được đốivới trẻ.Vì vậy cần tổ chức như thế nào để môn học đạt kết quả cao là một điềuvô cùng cần thiết. 

Ở giai đoạn giao thời giữa bậc học Mầm non với bậc tiểu học đang đặt racho chúng ta những vấn đề cần quan tâm đó là: Trong mỗi giai đoạn phát triểncủa đứa trẻ, thì việc chuyển giao giữa đoạn này (Bậc Mầm non), sang một giaiđoạn khác (Bậc tiểu học) là cả một quá trình có sự chuyển biến mang tính chấtnhảy vọt Đó là sự biến đổi về lượng và chất Sự phát triển ở một giai đoạn nàylà kết quả của giai đoạn trước, vừa là tiền đề cho sự phát triển tiếp theo ở giaiđoạn mới Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo đối với bậc học Mầm non nhằmđảm bảo việc chuyển giao giữa giáo dục Mầm non và giáo dục tiểu học.

Vậy chúng ta làm thế nào để thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo của các cấpvề nâng cao nhiệm vụ giáo dục cho trẻ 5 tuổi nắm vững 29 chữ cái tự tin, cóchiều sâu về kiến thức và hành trang vững vàng sẵn sàng bước vào lớp một màkhông bị hụt hẫng về tâm lý Đó là câu hỏi không chỉ khiến bản thân tôi và cácđồng nghiệp băn khoăn trăn trở mà đó là câu hỏi đang được cả gia đình, nhàtrường và toàn xã hội đặc biệt quan tâm đến.

Trong những năm gần đây Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành nhiều vănbản quan tâm đến trẻ 5 tuổi như; Nghị định 20/2014 của chính phủ; Thông tư07/2016 của chính phủ về chương trình phổ cập xóa mù…” [1]

Để thực hiện các Thông tư, Nghị định của các cấp về phát triển trẻ 5 tuổi.Trong những năm qua phòng giáo dục và đào tạo huyện Ngọc Lặc cũng đã banhành nhiều văn bản chỉ đạo các trường Mầm non trong toàn huyện về việckhông cho trẻ học trước chương trình, không dạy trẻ tập viết mà chỉ tập tô, đặcbiệt là giúp trẻ nhận biết đước 29 chữ cái và 10 chữ số đầu làm cơ sở để chuẩnbị cho trẻ bước vào học lớp 1 ở trường tiểu học.

Và điều đó cho thấy, muốn trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt thì vấn đềchăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi cần phải có hệ thống, khoa học, phù hợp với lứatuổi Đó là nhiệm vụ không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên Trẻ lứa tuổinày nếu được giáo dục, rèn luyện tốt thì sẽ tạo được niềm tin và là bước đệm trithức cho trẻ lên lớp 1 thêm vững chãi Ta có thể khẳng định thêm, một người cóđủ 5 yếu tố toàn diện chính là những tài năng cho đất nước mai sau.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.2.2.1 Thuận lợi.

Trường Mầm non Vân Am nằm ở trung tâm xã nên thuận tiện cho một sốgia đình đưa con em mình đến trường Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề

Trang 6

mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn luôn học tập để nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.Được sựquan tâm của nhà nước đối với các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, sự

quan tâm của các cấp chính quyền xã Vân Am nên sở vật chất, trang thiết bị

đảm bảo phục vụ cho công tác nâng cao chất lượng giáo dục.

Ban lãnh đạo nhà trường luôn bám sát sát sao chỉ đạo về chuyên môn,thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng, thăm lớp, đónggóp, bồi dưỡng chuyên môn tại chỗ và sắp xếp tạo điều kiện cho tôi được thamdự các buổi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn và các đợt thi đua trong trường nhưthi giáo viên giỏi trường, thi đua chào mừng 20/11 Đặc biệt chú trọng nâng caochất lượng làm quen với 29 chữ cái cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1.

Bản thân đã đạt nhiều thành tích: Đạt giáo viên giỏi cấp trường liên tiếptrong nhiều năm qua, đạt SKKN loại C cấp huyện năm 2017- 2018, B cấp huyệnnăm 2020-2021, dạy trẻ tham gia Hội thi “XDMTLTLTT” đạt giải ba cấp huyệnvà các thành tích trong các phong trào thi đua cấp huyện.

Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết nhất trí, yêu nghề mếntrẻ Bản thân có trình độ ĐHSP, hàng năm được tham gia các lớp chuyên đề, quacác buổi sinh hoạt chuyên môn nên bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinhnghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Học sinh hầu như nói tiếng địa phương, nói ngọng, hạn chế kỹ năng nói,viết, tô chậm, nhút nhát, rụt rè trong mọi hoạt động Dẫn đến nhận thức trẻkhông đồng đều dẫn đến hạn chế đến chất lượng tiếp kiến thức chữ cái.

Do điều kiện kinh tế gặp khó khăn, bố mẹ phải đi làm ăn xa, phụ huynhthường phó mặc cho cô giáo, cho ông bà Một số phụ huynh chưa thực sự quantâm đến việc học của con cho rằng rằng đi học Mầm non chỉ hát, múa, đọc thơ

Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã dạy trước, tậpviết trước nên dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ rakiêu căng vì mình đã biết rồi nên không chú ý đến bài giảng của cô giáo Điềunày đã dẫn đến chất lượng tiếp thu khiến thức chữ cái không đồng đều, có trẻcho rằng mẹ đã dạy biết rồi nên không còn chú ý đến cô dạy gì?

Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của côvà khả năng tiếp thu của trẻ, đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.

2.2.3 Kết quả khảo sát thực trạng trước khi nghiên cứu “Một số giảipháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua các hoạtđộng, tại lớp 5-6 tuổi C, trường Mầm non Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnhThanh Hóa”.

Đầu năm học 2023-2024 khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớpMẫu giáo 5-6 tuổi C Tôi đã tiến hành khảo sát số trẻ trên lớp thực tế như sau:

Trang 7

Nội dung khảo sátTổng số trẻSố trẻ Tỷ lệ %ĐạtSố trẻChưa đạtTỷ lệ %

Tâm thế của trẻ thích đi học,mong muốn trở thành người học sinh

Nhận biết đúng 29 chữ cái vàphát âm rõ ràng, mạch lạc sẵn sàng

Kỹ năng tô viết và tư thế ngồi,

Một số kỹ năng sống cần thiết

Tính chủ động, tự tin, tự lập vàkhả năng định hướng, tính kiên trì

Có một số nề nếp, thói quen cầnthiết trong sinh hoạt, học tập, lao

Nhìn vào bảng đánh giá trên từ số liệu thực tế đầu năm cho thấy Không cótâm thế của trẻ thích đi học còn mờ nhạt Nhận biết chữ cái và phát âm rõ ràng,mạch lạc còn mơ hồ, nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương, nhiều trẻ nhútnhát, thiếu tự tin Các kỹ năng thói quen Tính chủ động, tự tin, tự lập và khảnăng định hướng trong các hoạt động còn phụ thuộc vào cô giáo, kỹ năng sốngcần thiết của một số trẻ còn đơn điệu Đây chính là điều tôi cần quan tâm nhằmnâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ bước vào lớp một.

2.3 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái

thông qua các hoạt động, tại lớp 5-6 tuổi C, trường Mầm non Vân Am, huyệnNgọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa”.

2.3.1 Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều kiện, kỹ năng cần thiết giúp trẻnắm vững kiến thức về hoạt động làm quen với chữ cái.

* Chuẩn bị về tâm lý, tình cảm - xã hội

Ta có thể nói, tâm lý con người luôn luôn thay đổi, thì đối với trẻ từ khitrong bào thai thì người mẹ đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho con mình.Và khi đến tuổi bắt đầu đi học thì cô giáo Mầm non là người mẹ thứ 2 dành hếttình cảm cho con trẻ Đây chính là yếu tố cần chú trọng chuẩn bị tâm thế tốt nhấtthông qua việc giáo dục tình cảm - xã hội mà đối với trẻ 5-6 tuổi cần có để hìnhthành nhân cách toàn diện, đặc biệt là nắm vững 29 chữ cái cho trẻ trước khi vàolớp 1

Xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm, bản thân tôi luôn chú ý rèn cho trẻ mộtsố chuẩn mực về hành vi đạo đức, tình cảm, thói quen dựa trên đặc điểm tâm lý phùhợp trẻ, như hành vi đúng mực với bạn bè, cô giáo ở trường Mầm non, với bố mẹ,ông bà và những nguời thân trong gia đình và với môi trường, cuộc sống có tác độngcủa xã hội

Ví dụ: Những hành vi gần gũi ngay từ khi bước vào cuộc sống của trẻ đó là:

Có tính lễ phép, tính thân thiện qua những cử chỉ, lời nói: Chào hỏi, cảm ơn, xinlỗi Bên cạnh đó trẻ có cảm xúc tạo sự gần gũi, biết chia sẻ, phân biệt cảm xúc vềhành vi đẹp, hành vi nên làm hoặc không nên làm như ra vào lớp phải xin phép cô,

Trang 8

chào tạm biệt bố, mẹ, tự nhặt rác, bỏ rác đúng nơi quy định, khi đến một ngôi trườngmới như trường tiểu học.

Khi trẻ đã xác định được trách nhiệm của bản thân đối với bạn bè, anh chịlớn…thì trẻ sẽ có thể hình thành tính độc lập, khả năng tập trung, biết ý thứcchấp hành những qui định chung đối với tập thể lớp, quy định của người lớn mộtcách có trách nhiệm đến cùng.

Ví dụ: Khi trẻ chơi với bạn thì điều đầu tiên trẻ phải biết xác định tình cảm

của mình đối với người bạn đó.

Ở lớp tôi cháu Đông Trình khi được cô giáo giao nhiệm vụ “Hãy thể hiện

tình cảm của bé trong ngày 8/3”, qua quá trình tôi quan sát thấy bé có những cử

chỉ đối với bạn bè gần gũi, rất thân thiện, biết chia sẻ những cảm xúc, tình cảm,lòng nhân ái của mình đối với bạn như: Các bạn ơi ngày 8/3 bạn dành tình cảmcho mẹ bằng những món quà gì?; Thế cô giáo thì sao?

Điều đặc biệt quan tâm và chú trọng đó là cô giáo cần giúp trẻ có được ấntượng tình cảm đẹp khi vào lớp 1 Trẻ không cảm thấy xa lạ ở một cảm xúcriêng dành cho trường tiểu học Tình cảm đó là có bạn mới, cô giáo mới, môitrường mới… Mặc dù lên lớp 1 học ở trường mới, nhưng tình cảm của các convẫn yêu thích trường Mầm non thân yêu của mình. 

Ví dụ: Với chủ đề: "Trường tiểu học" Tôi cho trẻ trò chuyện về ngôi

trường mới mà trẻ chuẩn bị tâm thế vào trường tiểu học Các hoạt động, giờ học,giờ sinh hoạt, sự quan tâm chăm sóc của các cô giáo tiểu học nó sẽ khác hơn sovới ở trường Mầm non…

Thông qua việc giáo dục tình cảm tâm lý, xã hội ngoài việc giúp trẻ có cảmnhận sự gần gũi, tạo cảm xúc hình ảnh đẹp, sự tự tin, biết quan tâm chia sẻ đếnbạn bè, cô giáo và những người thân yêu của mình, hướng trẻ tới lòng nhân ái,tình cảm ân cần với mọi người, qua các trải nghiệm và hoạt động cụ thể trẻ đãthể thay đổi được bản thân để phù hợp với môi trường sống và là một biện pháphay, sinh động hấp dẫn Nhằm giúp trẻ khẳng định được tình cảm của mìnhtrước bạn bè, người thân và cuộc sống xung quanh trẻ.

* Chuẩn bị kỹ năng tự lập, tự giác, tính kiên định trong học tập.

Để hoạt động làm quen với chữ cái đến với trẻ đầy đủ về kiến thức thì tínhtự lập, tự giác, tính kiên định trong học tập Đây là kỹ năng hội tụ đầy đủ cácyếu tố cơ bản không thể thiếu đối với trẻ 5 tuổi nắm chắc chữ cái trước khi lênlớp 1 Mà ở Mầm non trẻ đang trong giai đoạn hoàn toàn phụ thuộc vào ngườilớn từ giấc ngủ, bữa ăn cho đến việc học tập sinh hoạt…Khả năng tự lập, tính tựgiác, tính kiên trì trong học tập chưa cao do đặc thù của bậc học Đây chính làviệc cần quan tâm nhằm giúp cho trẻ có kỹ năng tự lập trong học tập trước khivào lớp 1 Tôi đã chú trọng đến các vấn đề:

Cụ thể như: Rèn kỹ năng tập trung và tự giải quyết tình huống như: Tôithường đặt ra cho mình nguyên tắc đó là không quá tỏ ra chăm lo cho trẻ, ở độtuổi này hãy để các con tự lập trong một số tình huống cá nhân như mặc quầnáo, đội mũ, đi tất, đi giày, chuẩn bị đồ dùng học tập…hay có những tình huốngvô tình dây giày của bé bị tuột hoặc cúc áo bị bật Tôi không làm hộ trẻ mà đểtrẻ tự xử lý nhằm tạo cho trẻ khả năng tự chủ động giải quyết nhưng vẫn đề đơngiản nhất và khi làm được trẻ rất là thích thú, tự tin.

Trang 9

Cũng không quá phức tạp và khó khăn trong một số tình huống đơn giảnnhư: Trong giờ học các bạn trêu chọc, nghịch đồ dùng không tập trung vào học,tôi xử lý gọi đúng những trẻ ấy lên trả lời câu hỏi và kết hợp giáo dục, trẻ sẽnhận ra khuyết điểm của mình…

* Kỹ năng tự chuẩn bị và bảo quản đồ dùng học tập trước khi vào hoạtđộng học tập Đây là một kỹ năng và là một nhiệm vụ cần phải rèn cho trẻ thóiquen tự chuẩn bị như: Tôi thường trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề của hoạtđộng

Ví dụ: Vào giờ tô chữ cái các con cần những đồ dùng gì để đủ điều kiện

cho một giờ học Để hình thành thói quen, tính tự phục vụ trong các giờ học tôiđã rèn cho trẻ biết tự lấy đồ dùng cần thiết cho một buổi học là những gì? Tự cấtđồ dùng đúng nơi qui định nhằm thể hiện tính ngăn nắp, sạch sẽ gọn gàng…Vàviệc giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập rất quan trọng trẻ rất dễ làm mất mát đồdùng như sách vở, bút, tẩy, bút chì…Để dạy trẻ biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng họctập Tôi cho trẻ tập hình thành kỹ năng biết bảo quản đồ dùng như: Sách vởkhông làm nhàu, quăn mép, không làm gãy bút, tổ chức cho trẻ thi đua chơi tròchơi theo nhóm như: “Hãy tự sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng trong một thờigian ngắn nhất”, cô giáo sẽ là người kiểm tra nhận xét để từ đó hình thành kỹnăng tự chuẩn bị cũng như biết bảo quản đồ dùng cá nhân cũng như đồ dùngchung.

2.3.2 Giải pháp 2:Tạo môi trường làm quen với chữ cái ở trong vàngoài lớp học theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”.

Ta có thể khẳng định rằng! Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt độnglàm quen với chữ cái theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” đây là chuyên đềtrọng tâm mà trong những năm qua được nhà trường rất chú trọng không thể bỏqua Bởi, bất cứ mọi hoạt động nào chúng ta cần đặt trẻ ở thế “trọng tâm” củatoàn bộ hoạt động Đây cũng là một tiêu chí thi đua hàng năm đối với giáo viên.Chính vì vây, tôi luôn xác định rất rõ nhiệm vụ xây dựng môi trường giáo dục“Lấy trẻ làm trung tâm” cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái là rất quan trọng.Từ đầu năm học tôi đã cùng với đồng nghiệp tích cực, chủ động tham mưu đắclực cho Ban giám hiệu trong công tác xây dựng môi trường hoạt động giáo dụcđa dạng, phong phú phù hợp với nội dung của biện pháp mà tôi đã tâm huyết,nhằm thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, phát huy tối đakhả năng sáng tạo, tư duy, chủ động, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động làmquen chữ cái và là vai trò chủ thể, phù hợp với sự phát triển toàn diện của trẻ.

* Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái bên trong lớp học:

Từ những kinh nghiệm nhiều năm công tác, tôi cho rằng môi trường cho trẻlàm quen với chữ cái trong lớp là môi trường chủ đạo, truyền tải đầy đủ các kiếnthức, kỹ năng và hình thành các chức năng hoạt động ở trẻ, từ tâm sinh lý cho đếnkhả năng tiếp thu các kiến thức để đạt được mục đích của giáo dục đó là phát triểntoàn diện.

Các khu vực cho trẻ hoạt động từng góc chú trọng đến tính thân thiện, hìnhthức đẹp, tính thẫm mỹ và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt, dễ lấy, dễ thayđổi, thuận lợi có sự liên hoàn giữa động và tĩnh, đáp ứng được nhu cầu, hứng thúhoạt động làm quen với chữ cái "Học bằng chơi, chơi mà học" của trẻ Đồ dùng,

Trang 10

đồ chơi, trang thiết bị, nguyên vật liệu được lựa chọn và sử dụng đa dạng, phongphú, bền đẹp và tuyệt đối đảm bảo an toàn, kết cấu phù hợp với nội dung kiến thức,đặc điểm tâm sinh lý, linh hoạt, kích thích sự hưng phấn của trẻ Ngoài ra ở các gócchơi tôi chú trọng xây dựng có tính mở, nổi bật nội dung trọng về chữ cái đó, kíchthích hứng thú của trẻ và thường xuyên thay đổi, bổ sung, làm mới các đồ dùng, đồchơi phù hợp với mục tiêu, chủ đề, nội dung của từng hoạt động, nhằm tạo cho trẻsự mới mẻ, lạ lẫm, hấp dẫn kích thích trẻ vào hoạt động làm quen với chữ cái.

Ví dụ: Ở chủ đề “Trường Mầm non” cho trẻ làm quen với chữ cái "o, ô, ơ"

tôi tập trung trang trí góc học tập chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phù hợp nộidung, phong phú đẹp mắt và tạo điều kiện để trẻ được học tập, thực hành tô vẽ,ghép chữ, gọi tên, phát âm hầu hết thu hút trẻ say mê tích cực học tập.

Rồi trong góc học tập và góc sách truyện tôi luôn dành các mảng tường mởvới bài tập sáng tạo, để giúp trẻ được tự do tái tạo các bài tập theo khả năng, sởthích của mình, tự tin phát âm, tô vẽ các chữ trẻ đã học, được ghi tên mình, vẽcác câu truyện theo trí tưởng tượng sáng tạo….

Với chủ đề thế giới động vật: Tôi đã tạo môi trường như một khu rừng córất nhiều loại động vật là hổ, gấu, nai, khỉ…Đặt tên cho khu rừng như: Khu rừngcổ tích, khu rừng kỳ diệu, khu rừng kỳ lạ, khu rừng của những chú voi, chúchim, chú thỏ nâu… với nhiều cái tên ngộ nghĩnh như vậy kích thích sự hàohứng thu hút trẻ vào hoạt động, xây dựng vốn từ cho trẻ.

Ở các góc thiên nhiên Tôi cắt dán mảng chủ đề là một cái cây, trên cây tôigắn các hoa, quả có chứa các chữ cái Khi học đến nhóm chữ cái nào khi cho trẻtham gia vào hoạt động góc trẻ có thể ôn luyện nhận biết về các chữ cái…Từnhững nhóm chữ cái được tạo thành những hoa, quả trên cây, đã kích thích trẻghi nhớ nhóm chữ cái đó lâu hơn

Ảnh minh hoạ bé làm quen với các nhóm chữ cái.

Ngoài ra, khi trang trí tên gọi các góc, tôi thường chọn cỡ chữ cho phù hợpvới các góc, dán chữ ở độ cao vừa tầm nhìn của trẻ dễ nhìn thấy Đặc biệt chữcái phải đúng và phù hợp, màu sắc đẹp Ngoài ra tôi thường thay đổi tên gọihình ảnh và các góc phù hợp với từng chủ đề và tạo sự mới mẻ khoảng khônggian hấp dẫn mỗi khi trẻ đến lớp…

Ngoài ra ở bảng gắn "Bé đến lớp bé về nhà": Tôi cũng gắn ảnh kèm theotên của trẻ, không những trẻ biết tên của mình mà giúp trẻ hứng thú khi đến lớpvà điều quan trọng khi điểm danh trẻ có thể phát hiện ra bạn nào đến lớp, bạn

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:09